Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

"Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam:

 

Một vụ bê bối về biên giới"

   
 

Chú thích Toà Soạn G̣ Kén : Nguyễn Mạnh Cầm ( bên Trái ) đang cười khoe cây viết vừa kư xong ( Hiệp ước bán nước ( land bordr treaty ) với Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng : Đường Gia Truyền, Tang Jianxuan ( bên trái ) Vũ Khoan đứng giữa ( chemise xanh, thắt cà vạt vàng ) đang vui mừng và vổ tay .

 

  L'Express :

 

 

Chính quyền Hà Nội đă bán hàng ngàn kilômét vuông đất cho Trung Quốc

   
 

PARIS - Tờ L'Express, tuần báo lớn ở Pháp trong số phát hành sáng Thứ Năm 24-1-2002, đăng một bài của kư giả Sylviane Pasquier, nhan đề : "Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam : vụ bê bối về biên giới", đề cập đến việc chính quyền Hà Nội đă nhượng hàng ngàn kilômét vuông đất đai cho Trung Quốc, qua hai hiệp ước mà nội dung vẫn c̣n bí mật.
Bài báo mở đầu : "Mặc cả bỉ ổi, phản bội tột đỉnh (Marchandage odieuse - haute trahison), - sự giận dữ của công luận đang dâng lên ở Việt Nam đối với những người lănh đạo cộng sản bị lên án là đă bán nhượng những mảng đất đai cho Trung Quốc. Sự giận dữ từ những nhân vật phản kháng đang lan vào nội bộ đảng, bộ máy tuyên truyền không sao dập tắt nổi. Lư do của làn sóng nổi giận là hai bản hiệp định Việt - Trung, phân định ranh giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ, được kư cuối năm 1999 và 2000".
Tờ L'Express cho biết: "Ngày 20-12 vừa qua, nhật báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo tin lễ đặt cột mốc đầu tiên sẽ diễn ra tại Móng Cái ở Đông Bắc Hà Nội. Trước đó, các văn kiện chính thức không hề nói ǵ đến nội dung của hiệp định. Đó là một đề tài cấm kỵ, chứng tỏ đă có những sự nhượng bộ cần che giấu. Sự nhượng bộ ấy lên đến mức nào? Ở trong nước, dư luận ước tính là có đến chừng 900 kilômét vuông đất đai có thể đă bị mất. Nhà báo Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân, cho chúng tôi biết như vậy. Một số nhà đối lập ở trong nước cho biết mốc biên giới "số không" từ thời Pháp thuộc ở "Cửa Nam Quan" trong tỉnh Lạng Sơn đă bị di chuyển từ 4 đến 5 kilômét vào nội địa Việt Nam".
Bài báo viết tiếp : "Ở trong vịnh Bắc Bộ, một vùng nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ư nghĩa chiến lược, Hà Nội đă để mất 10.000 km2, thậm chí gấp đôi. Theo hiệp ước Patenôtre hồi 1885, Trung Quốc được chia 38% diện tích của toàn vịnh, th́ nay họ chiếm đến 47%! C̣n việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1974 và quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1988 - một vấn đề gai góc giữa hai nước - đă bị gác lại do chưa có giải pháp".
Bài báo đă nhắc đến thư ngỏ của cụ Đỗ Viết Sơn chất vấn những người lănh đạo đảng về vấn đề hệ trọng này, cũng như việc nhà luật học trẻ Lê Chí Quang đă truyền đi trên hệ thống Internet vấn đề mờ ám quanh hai bản hiệp định để báo động với dư luận trong và ngoài nước. Bài này cũng nhắc đến kiến nghị của 26 nhân vật tiêu biểu và kể tên : tuớng Trần Độ, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang, ông Hoàng Minh Chính, tướng Nguyễn Ngọc Diệp... đă yêu cầu quốc hội không thông qua các hiệp định nói trên.
Thế nhưng việc thông qua đă được thực hiện từ tháng 6-2001 như Hà Nội đă đưa tin ra nước ngoài! Khi tin đặt cột mốc được công bố, các nhà đối lập liền khẩn cấp yêu cầu đảng và nhà nước phải giải thích công khai cho toàn dân.
Bài báo nhận xét : "Dư luận cho rằng trong khi Việt Nam nhượng bộ trước sức ép của nước láng giềng lớn ở phía Bắc th́ Việt Nam cũng lại cưỡng ép nước láng giềng Cam-bốt và xâm lấn đất của họ".
Tờ Express đặt vấn đề : "Trong sự tranh chấp lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề rồi sẽ tiến triển và giải quyết ra sao? Chỉ biết rằng t́nh h́nh hiện đang đứng trước một khả năng bùng nổ. Sự giận dữ đang hướng tới Bộ Chính Trị của đảng cộng sản, là tổ chức có quyền lực tối cao hiện nay, bị ngày càng đông đảo công dân lên án. Dù cho ông Lê Khả Phiêu, nguyên tổng bí thư, người bị chỉ mặt đă khuất phục Trung Quốc, đă bị mất chức, th́ vấn đề vẫn c̣n y nguyên. Nhà báo Bùi Tín phân tích rằng : Đó là v́ các nhà lănh đạo bảo thủ nhất đang cầm quyền vẫn coi các vị đàn anh cùng chung ư thức hệ ở Bắc Kinh là những đồng minh thân thiết nhất, là chỗ dựa duy nhất có thể giúp cho họ duy tŕ quyền lực".
Kư giả Sylviane Pasquier kết luận : "Từ Hà Nội, một số viên chức ngoại giao tham dự cuộc đàm phán với Trung Quốc tiết lộ rằng họ "đă bị sức ép ghê gớm" của những nhà lănh đạo thân Trung Quốc. Bức tường im lặng của chính quyền cộng sản đang rạn nứt. Cả nước bàn tán về mối nhục quốc gia. Những dấu hiệu ấy báo trước một cuộc khủng hoảng chính trị".

   
 

  L'Express :