Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Thương Ước Việt Mỹ và Công Cuộc
 Đấu Tranh Nhân Quyền Cho Việt Nam

 

Đầu Năm 2002 Phỏng Vấn G.S. Nguyễn Thanh Trang

   
 

Lời Ṭa Soạn: Nhân dịp đầu năm 2002, ông Chu Bá Yến, Chủ nhiệm Florida Việt Báo, phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Thanh Trang về vấn đề tương quan giữơa Thương Ước Việt Mỹ và công cuộc vận động Nhân Quyền cho Việt Nam. Trước 1975, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang là Phụï Tá Viện Trưởng Viện Đại Học Huế và Phó Khoa Trưởng Trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức tại Sài g̣n. Di tản sang Hoa Kỳ, ông đă tham gia hoạt động đấu tranh Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam. Từ 1992 đến 1996, ông là Chủ Tịch Ban Vận Động Thành Lập Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do và sau khi đài phát thanh nầy được ra đời, ông đă cùng với một số thân hữu bắt tay ngay vào công cuộc vận độäng thành lập Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ). Tổ chức nầy là một tập hợp gồm nhiều tổ chức và cá nhân hoạt động nhân quyền khắp nơi trên thế giới và ông đă được bầu làm Trưởng Ban Phối Hợp MLNQ liên tiếp trong 3 nhiệm kỳ từ ngày thành lập năm 1997 đến nay. Sau đây là cuộc phỏng vấn:

   
   
 

* Chu Bá Yến (CBY): Là một cường quốc lănh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ vẫn tự hào là một quốc gia dân chủ, tiến bộä, luôn luôn đề cao lư tưởng nhân quyền, lấy nhân quyền làm kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại. Vậy mà chỉ vài năm sau khi Bắc Kinh cho xe tăng nghiền nát hàng trăm người tại Thiên An Môn trong một cuộc biểu t́nh ôn ḥa đ̣i dân chủ của sinh viên và dân chúng Trung Quốc vào năm 1989, Hoa Kỳ đă cho Trung Cộng hưởng quy chế mậu dịch tối huệ quốc (nay đă được đổi thành quy chế mậu dịch b́nh thường). C̣n đối với nhà cầm quyền Hà Nội, th́ hàng năm bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn thường lên án CSVN đàn áp tôn giáo và vi phạm nhân quyền. Cho đến nay, t́nh trạng đó vẫn chưa có ǵ khả quan, thế mà vào cuối năm 2001, Hoa Kỳ đă kư kết hiệp ước mậu dịch song phương với Hà Nội, phải chăng Hoa Kỳ đă coi nhẹ Nhân Quyền v́ quyền lợi kinh tế?
Nguyễn Thanh Trang (NTT): Sau cuộc tàn sát đẫm máu tại Thiên An Môn, tất cả các quốc gia dân chủ khắp nơi trên thế giới đều đă
gay gắt lên án hành động dă man của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Riêng Hoa Kỳ, mối bang giao với Trung Quốc cũng đă trở nên tẻ nhạt trong nhiều năm sau đó. Mặc dầu Hoa Kỳ cũng như các nước Tây phương luôn luôn đề cao lư tưởng nhân quyền và lấy nhân quyền làm kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại của họ, nhưng cũng có những lúc v́ hoàn cảnh đặc biệt hoặc nhu cầu chiến lược, có thể họ phải linh động ứng xử, vừa giao dịch mua bán, vừa áp lực Nhân Quyền, theo sách lược "củ cà rốt và cây gậy". Có lẽ đó cũng là chính sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh và Hà Nội hiện nay.
CBY: Hiệp ước mậu dịch song phương Việt Mỹ đă được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Theo giáo sư, t́nh h́nh Việt Nam sẽ biến chuyển ra sao?
NTT: Trước hết, việc mua bán giữa Việt Nam và Hoa kỳ chắc chắn sẽ gia tăng gấp bội. Ngay trong năm 2002, theo ước tính của ngân hàng thế giơiá, hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ sẽ gia tăng tối thiểu là gấp đôi so với năm 2001. Những năm tiếp theo mức độ gia tăng sẽ c̣n cao hơn nhiều. Nhưng hầu hết hàng hóa bán sang Mỹ đều thuộc về thực phẩm như lúa gạo, cà phê, nước mắm, trái cây và hải sản đông lạnh. Các món hàng khác như áo quần, giày, dép và các sản phẩm tiểu công nghệ cũng sẽ được đưa vào Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ khó ḷng cạnh tranh nỗi với hàng hóa của Trung Cộng, Đài Loan, Thái Lan và Đại Hàn, v́ hầu hết hàng hóa của Việt Nam phẩm chất kém và giá thành lại cao hơn các nước khác tại Á Châu. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ ồ ạt đưa vào Mỹ nhiều sách báo, băng nhạc và video văn nghệ, với mục đích vừa thương măi vừa tuyên vận.
Về phía Hoa Kỳ, nhiều nhà tư bản cũng sẽ nhảy vào khai thác thị trường Việt Nam. Những lănh vực mà người Mỹ ưa chuộng v́ số vốn đầu tư tương đối thấp, ít rũi ro mà lại lời nhiều sẽ được ưu tiên hàng đầu như nước ngọt, thuốc lá, điện thoại, hàng không, ngân hàng, khách sạn, máy móc, và xe cộ, v.v. Nhưng người Mỹ cũng thừa biết dưới chế độ độc tài cộng sản, Việt Nam không có luật lệ rơ ràng, mà chỉ toàn là luật rừng, rất khó có thể cạnh tranh một cách công bằng, trong khi đó viên chức cộng sản tham nhũng từ trên xuống dưới, việc đầu tư, mua bán tại Việt Nam hết sức khó khăn và rất dễ bị thất bại. V́ thế họ sẽ từng bước áp lực nhà cầm quyền Hà Nội sửa lại luật lệ cho công bằng, không được bao che các công ty quốc doanh, và đồng thời họ cũng sẽ đ̣i hỏi CSVN dẹp bỏ bức tường lửa ngăn cản liên mạng điện toán. Vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do báo chí cũng sẽ được người Mỹ quan tâm theo dơi. Trong một cuộc điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ vào đầu tháng 12 năm 2001 trước khi sang Việt Nam nhậm chức, tân Đại Sứ Hoa Kỳ Raymond Burghardt cũng đă cho biết ông sẽ đề cao Nhân Quyền, áp lực Hà Nội trả tự do cho tất cả các vị tu sĩ và tín đồ các tôn giáo đang bị cầm tù hoặc quản chế v́ tranh đấu cho tự do tôn giáo, đồng thời sẽ đẩy mạnh việc thực thi một cách nghiêm chỉnh hiệp ước thương măi song phương Việt Mỹ. V́ thế, một mặt Hà Nội rất mong muốn được giao thương, mua bán với Mỹ, nhưng mặt khác họ cũng rất lo sợ ảnh hưởng của ư thức tự do, dân chủ, cái mà Hà Nội vẫn thường gọi là"diễn tiến ḥa b́nh".
CBY: Từ nay CSVN sẽ gia tăng nỗ lực đưa văn công và cán bộ ra hải ngoại để tuyên truyền cho chế độä và đồng thời tiến hành nỗ lực đánh phá các tổ chức và cộng đồng người Việt hải ngoại. Theo giáo sư, chúng ta phải đối phó ra sao?
NTT: Vấn đề nầy rất phức tạp. Nó đ̣i hỏi chúng ta phải b́nh tĩnh và sáng suốt trước mọi âm mưu thâm độc của CSVN. Lâu nay những cán bộ cộng sản nằm vùng cũng đă thực hiện nhiều công tác đánh phá cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi một cách tinh vi, và từ nay họ sẽ đẩy mạnh hơn nữa. Các thủ đoạn của cộng sản rất khôn khéo, xảo quyệt, và chúng ta rất dễ bị mắc mưu họ. Ví dụ chính họ sẽ viết nhiều bài báo chỉ trích, lên án CSVN một cách thậm tệ làm cho ai nấy đều tin tưởng họ là những người đích thực chống cộng 100%. Thế nhưng, trong 10 điều họ viết ra, mặc dù có đến 8, 9 điều đều là sự thật mà hầu hết ai cũng đă biết, họ chỉ cần ngụy tạo một hay hai điều nhằm bôi bẩn và đánh phá một cá nhân hay tổ chức nào đó làm cho một số độc giả bị mắc mưu và tin họ, thế là họ thành công! Cái khó của chúng ta là làm sao phân biệt được đâu là sơ suất v́ vô t́nh, đâu là xuyên tạc v́ ác ư.
CSVN cũng sẽ dùng mọi chiêu bài để mua chuộc các đồng hương và văn nghệ sĩ hải ngoại. V́ ham lợi trước mắt mà không thấy mối nguy dài hạn, một số người sẽ hồ hởi mua bán và bắt tay thân thiện với Hà Nội, từ đó họ xa lánh dần các sinh hoạt của người Việt hải ngoại nhất là các công tác vận động Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam.
Trước t́nh trạng nầy, chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Sinh hoạt trong một xă hội dân chủ, chúng ta phải hành xử đúng theo tinh thần dân chủ. Chúng ta chỉ cần đồng ư với nhau về một mục tiêu chung như giải thể chế độ độc tài, tham nhũng, đem lại nhân quyền và dân chủ thực sự cho đồng bào tại quê nhà. Chỉ có độc tài đảng trị là kẻ thù của chúng ta. Ngoài ra, bất cứ ai có cùng mục tiêu giống như ta, dù họ có những đường lối đấu tranh khác biệt, cũng đều hoặc là đồng chí, đồng minh, hoặc thân hữu của ta, tùy theo trường hợp. Gặp những lúc bất đồng ư kiến, chúng ta nên cố gắng đối thoại và thảo luận trong tinh thần cởi mở và dân chủ. Nếu đồng ư th́ hợp tác, hỗ trợ nhau, c̣n nếu không đồng ư, mạnh ai nấy làm nhưng không nên v́ thế mà trở nên hiềm khích, đánh phá nhau, gây nên t́nh trạng chia rẽ, làm suy yếu tiềm năng đấu tranh chung và chỉ làm lợi cho CSVN.
CBY: Nhiều người cho rằng công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại chỉ có thể gây nhiều áp lực và khó khăn cho Hà Nội, nhưng rất khó có thể phá sập thành tŕ cộng sản. Chỉ có bộ phận quốc nội mới có khả năng đó. Ư kiến của giáo sư ra sao?
NTT: Tôi cũng nghĩ như thế. Công cuộc đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản chỉ có thể thành công khi nào chúng ta có được ít nhất là hai trong ba điều kiện sau đây: (1) Đa số dân chúng thấy rơ quyền làm người của họ đang bị chà đạp, họ căm hờn chế độ cộng sản độc tài, phản dân, hại nước. V́ quyền lợi của chính họ và gia đ́nh họ cũng như tương lai của dân tộc, họ phải can đảm đứng lên tranh đấu dẹïp bỏ độc tài, bất công và thối nát; (2) Có một tổ chức đối kháng có tầm vóc và khả năng huy động được hàng trăm ngàn người xuống đường biểu t́nh đ̣i dân chủ. Chỉ có sức mạnh vũ băo của quần chúng đông đảo như thế mới có khả năng thuyết phục được lực lượng an ninh và quân đội C.S. quay đầu về với nhân dân chống lại bọn lănh đạo độc tài tham quyền cố vị. Đó là sức mạnh quần chúng (peoples power) như đă xảy ra tại Phi Luật Tân, Nam Dương, Đông Đức, Nga Sô và Nam Tư; và (3) Cóù một số đông đúc tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, cựu quân nhân và đảng viên C.S. thức tỉnh và can đảm đứng lên chống lại bạo quyền Hà Nội theo gương những người như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Nguyễn Thanh Giang, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, các nhà văn Dương Thu Hương, Tiêu Dao Bảo Cự, cựu tướng Trần Độ, và các ông Nguyễn Hộ, Nguyễn Minh Cần, Hoàng Minh Chính, v.v.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta coi thường tầm quan trọng của cộng đồng người Việt hải ngoại. Hải ngoại phải đóng vai tṛ như một hậu phương rộng lớn hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh đầy cam go của đồng bào ở quốc nội. Công cuộc vận động của chúng ta tại hải ngoại sẽ kích thích tinh thần các chiến sĩ dân chủ tại quê nhà và thúc đẩy dư luận thế giới áp lực nhà cầm quyền Hà Nội tôn trọng tự do, dân chủ và chấm dứt mọi vi phạm nhân quyền. Phải có sự liên kết và phối hợp nhịp nhàng các nỗ lực đấu tranh tại quốc nội và hải ngoại th́ công cuộc đấu tranh của chúng ta mới có thể nhanh chóng thành công.
CBY: Một trong ba điều kiện Giáo sư vừa nói ở trên là chúng ta cần phải có một lực lượng đối lập có tầm vóc và hậu thuẫn của quần chúng mới có đủ khả năng phá vỡ thành tŕ độc tài tham nhũng hiện nay tại Việt Nam, xin giáo sư vui ḷng cho biết đó là lực lượng nào?
NTT: Với kế hoạchï thẳng tay tàn sát và triệt hạ tất cả các đảng phái quốc gia của Cộng Sản Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua tại Miền Bắc và gần 30 năm tại Miền Nam, hầu hết lực lượng của các tổ chức đảng phái chống cộng tại Việt Nam c̣n lại rất yếu và tất cả phải hoạt động hoàn toàn trong bí mật, rất khó phát triển. V́ thế, theo thiển ư của chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam, chỉ có các tổ chức tôn giáo là có thực lực và có sức mạnh đáng kể hơn cả. Dù CSVN luôn luôn t́m mọi cách triệt hạ các tôn giáo, nhưng họ không thể công khai đánh phá các tôn giáo v́ sợ phản ứng của dân chúng và dư luận thế giới. Các tôn giáo đă tồn tại và phát triển trước bao khó khăn và nghịch cảnh v́ các tôn giáo có đầy đủ ba yếu tố quan trọng, đó là (1) Sứùc mạnh của đức tin tôn giáo; (2) Tổ chức chặt chẽ và có kỷ cương từ trên xuống dưới; và (3) Có tầng lớp lănh đạo được quần chúng tin tưởng, kính trọng với khối tín đồ đông đảo sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của các vị tu sĩ lănh đạo.
CBY: Tại Việt Nam hiện nay thành phần trẻ dưới 40 tuổi chiếm đa số. Suốt thời niên thiếu và trưởng thành, họ đều sống dưới chế độ cộng sản. Họ chưa hề có kinh nghiệm được sống trong môi trường tự do, dân chủ thật sự, trái lại họ c̣n bị cộng sản nhồi sọ trong mấy chục năm ṛng ră. Đa số cũng không quan tâm đến nhữơng tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đối với dân tộäc Việt Nam. Trong một xă hội công an trị và thiếu tự do thông tin, quảng đại quần chúng không thể nào ư thức được họ đang sống trong một đất nước thiếu tự do, dân chủ, tồi tệ và yếu kém nhất thế giới, thua xa cả những dân tộc láng giềng như Thái Lan, Phi Luật Tân và Mă Lai, thế th́ làm sao họ có thể căm phẫn chế độ đó một cách mănh liệt đến nỗi họ có thể coi thường hiểm nguy để sẵn sàng đứng lên đạp đổ chế độ độc tài, phản dân, hại nước?
NTT: Để giải quyết vấn nạn nầy, theo thiển ư của chúng tôi, một trong những công tác quan trọng hàng đầu là chúng ta phải t́m mọi cách phá vỡ sự bưng bít thông tin tại Việt Nam để nâng cao dân trí và ư thức về dân chủ và quyền làm người. Có những việc chúng ta phải đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội thực thi, ví dụ nhà nước phải hủy bỏ chế độ hộ khẩu, chấm dứt việc phá làn sóng của các đài phát thanh từ hải ngoại như đài Á Châu Tự Do, đài Chân Trời Mới, đài Việt Nam Hải Ngoại, v.v., hoặc đ̣i CSVN phải dẹp bỏ bức tường lửa trên mạng lưới điện toán toàn cầu, và để sách báo hải ngoại được tự do nhập cảng vào Việt Nam cũng như Hà Nộiï được quyền đưa các sản phẩm ấy ra hải ngoại.
Cũng có nhữơng việc đồng bào quốc nội phải tự động tiến hành mà không cần xin phép nhà nước v́ đă được hiến pháp hiện hành ghi nhận như quyền tự do thông tin. Sinh viên, học sinh, chuyên gia và thợ thuyền hăy phát hành các bản tin sinh hoạt nội bộ để thông tin và trao đổi kiến thức chuyên môn. Các tổ chức tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ và thánh thất hăy phát hành những bản tin sinh hoạt thuần túy tôn giáo. Lúc đầu chỉ cần in từ 2 đến 4 trang cũng được, và chỉ phát hành giới hạn. Đừng xin phép nhà nước, v́ nếu có xin th́ nhà nước cũng sẽ không cho (như trường hợp Ḥa Thượng Quảng Độ và cựu tướng Trần Độ đă thử), bấy giờ nếu chúng ta vẫn cứ ra bản tin là chúng ta mắc phải tội bất tuân! Vậy tốt nhất là hăy cứ âm thầm hành xử quyền hiến định của ḿnh, không cần xin phép ai cả. Hăy ra các bản tin nầy cùng lúc tại nhiều nơi để đặt chính quyền trước một sự đă rồi và sẵn sàng thách thức nhà nước nếu bị áp chế.
Sau khi các bản tin sinh hoạt nội bộ đă được xuất hiện thường xuyên một thời gian, chúng ta sẽ từng bước tiến lên đ̣i cho tư nhân có quyền ra báo để rồi chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng là thực hiện quyền tự do báo chí.
Đây là một cuộc đấu tranh đầy cam go, nhưng nếu chúng ta cương quyết và kiên tŕ đẩy mạnh mọi nỗ lực, chắc chắn chế độ độc tài đảng trị phải nhường bước trước sức mạnh của Nhân Quyền và Tự Do Dân Chủ, theo đúng xu thế của thời đại.
CBY: Và sau đây là câu hỏi cuối cùng. Xin Giáo sư vui ḷng cho biết hết sức vắn tắt một số thành quảû đáng kể nhất mà Mạng Lưới Nhân Quyền đă thực hiện được trong bốn năm qua, và đặc biệt trong năm 2002, MLNQ sẽ có những công tác ǵ quan trọng?
NTT: Sau hơn bốn năm hoạt động và cố gắng không ngừng, MLNQ đă càng ngày càng lớn mạnh và thiết lập được nhiều liên hệ mật thiết với các tổ chức nhân quyền quốc tế như Cao Uûy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Aân Xá Quốc Tế và Human Rights Watch. Các thành viện và thân hữu của MLNQ tại Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Uùc, Tân Tây Lan, Pháp, Anh, Bỉ, Ḥa Lan và Đức đă hoạt động rất hăng hái và hữu hiệu, nhờ đó nhiều giơiù lập pháp và chính quyền tại những quốc gia đó đă sốt sắng hỗ trợ công cuộc đấu tranh đ̣i nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. MLNQ cũng đă hiện diện trên các diễn đàn quốc tế của Liên Hiệp Quốc, và tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra MLNQ cũng đă có những liên hệ làm việc thân t́nh với một số các nhân vật đấu tranh tại Việt Nam. Những sự hợp tác nầy càng ngày càng được gia tăng và mở rộng.
Vào mùa Xuân năm 2000, MLNQ đă cùng với Liên Đoàn Cử Tri Người Mỹ gốc Việt soạn thảo Nghị Quyết 295 và nhờ 3 vị Dân Biểu Dana Rohrabacher (California), Edward Royce (California) và Ileana Ros-Lehtinen (Florida) cùng đứng ra bảo trợ. Nghị Quyết nầy đ̣i Hà Nội tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí và bỏ điều 4 hiến pháp, v́ điều đó dành độc quyền lănh đạo đất nước cho đảng CSVN là cội nguồn của mọi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Nghị Quyết nầy đă được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 11-5-2000 với 415 phiếu thuận trên 3 phiếu chống.
Trong năm 2001, MLNQ đă cùng với nhiều tổ chức người Việt khắp nơi trên thế giới đẩy mạnh công cuộc vận động dư luận thế giới yễm trợ công cuộc đấu tranh cho tự do tín ngưỡng của Phật Giáo, Công Giáo, Ḥa Hảo, Cao đài, và Tin Lành. Riêng tại Hoa Kỳ, MLNQ đă cùng với các Uûy Ban Tự Do Tôn Giáo và nhiều đoàn thể bạn tham gia vận động Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Kết quả Hạ Viện đă thông qua ngày 6-9-2001 với 410 thuận trên 1 phiếu chống.
Sang năm 2002, MLNQ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh đ̣i Tư Do Tôn Giáo và ưu tiên dồn mọi nỗ lực vận động Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam v́ dư luật nầy đă được Hạ Viện thông qua, nhưng cần phải được Thượng Viện chấp thuận mới có thể trở thành luật. Qua thương ước, Hoa Kỳ sẽ gia tăng việc mua bán và viện trợ cho Việt Nam, nếu không có đạo luật nhân quyền ràng buộc, nó chỉ giúp cho nhà nước cộng sản Việt Nam củng cố sức mạnh để tiếp tục đàn áp dân chúng và làm giàu một số quan chức cộng sản và các thương gia mánh mung, sẵn sàng thỏa hiệp với bọn cán bộ tham nhũng để làm giàu một cách bất chính mặc cho đại đa số, nhất là giới lao động, thợ thuyền và nông dân tiếp tục bị bóc lột và túng thiếu.
Trước thềm năm mới, chúng tôi xin kính chúc quư độc giả một năm mới an lành và thịnh vượng, và nhân dịp nầy, tha thiết kêu gọi toàn thểù đồng hương và tổ chức người Việt khắp nơi tại Hoa Kỳ tích cực vận động các thượng nghị sĩ nơi ḿnh đang cư ngụ sốt sắng hỗ trợ và thúc đẩy Thượng Viện sớm thông qua dự luật nầy để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và phú cường.

   
 

( Xuân 2002 )