Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Vấn đề CSVN dâng đất nhượng biển: Một Trần Bạch Ðằng Ngớ Ngẩn ?

   
 

Vũ Thạch

   
 

Trên báo Công An số thứ bảy, ngày 9 tháng 7 năm 2002, người ta thấy xuất hiện một bài báo nhan đề Ải Nam Quan và Những Kẻ "Ðốt Ðền" với nội dung chế diễu khá yếu ớt các lời cảnh báo của Giáo Sư Trần Khuê về việc Hà nội nhượng đất biên biới cho Bắc Kinh. Nhưng điều đáng chú ý là sự kiện đây là bài báo trên giấy in đầu tiên bàn về chủ đề biên giới cho người trong nước đọc, nếu không kể những đoạn tin rất vắn tắt về việc ký kết đã tung ra trước đâỵ Các bài phỏng vấn dài, cho đến nay, chỉ được một nhân vật đại diện cả

ÐCSVN trả lời là Thứ trưởng CS Lê Công Phụng và chỉ lên tiếng trên các trang báo điện tử nhắm vào độc giả hải ngoại mà thôi. Sự kiện này cho thấy sự thất bại của hàng chục ngàn buổi học tập chính trị của Ðảng cho cán bộ đảng viên và quân đội vẫn không đè bẹp được những bàn tán trong nội bộ và các biện pháp bưng bít thông tin ngặt nghèo vẫn không bịt được các xôn xao ngày một rộng trong quần chúng.

  Ðiều đáng chú ý kế tiếp về bài báo kể trên là tên của tác giả - Trần Bạch Ðằng. Dĩ nhiên không ai có thể chứng minh dứt khoát được tác giả này chính là nhân vật Trần Bạch Ðằng có thời làm tới Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn hay không, nhưng xét theo cách hành xử thông lệ trong các chế độ cộng sản xưa nay, người ta không thấy trên các phương tiện truyền thông của nhà nước có ai dám lấy bí danh của các cán bộ Ðảng cao cấp, dù là các "Ngài" đang được Ðảng ưu ái hay đã bị thất sủng. Thật vậy, chẳng ai được phép ký trùng tên với Trường Chinh, Nguyễn Ðức Bình, hay ngay cả Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan. Do đó có xác suất cao chỉ có một Trần Bạch Ðằng, một cây súng lớn được xem là biết rõ nhân quần tại Sài Gòn suốt từ thời chiến tranh, được đưa lên mặt báo lần này để chế diễu giáo sư Hán Việt Trần Khuê, cũng đang trú ngụ tại Sài Gòn, với hy vọng kéo được nhiều người tin.

  Khổ nỗi, các điểm lý luận trong bài báo không nói được gì về ông Trần Khuê mà chỉ toát lên một Trần Bạch Ðằng ngu ngơ ngớ ngẩn ... đến dại khờ. Trước hết ông nhập đề bằng một lời kết luận rất kẻ cả và đầy kiến thức rằng tất cả những ai đưa ra vấn đề nhượng đất biên giới, không chỉ riêng Trần Khuê mà còn từ "những cái tên vốn nhẵn mặt với dân VN như" Thích Tâm Châu đến "những tên lạ hoắc như" Trần Ðại Sĩ, đều là những kẻ bịa đặt. Nhưng vừa đến đoạn phải chứng minh họ bịa đặt điều gì và tại sao ÐCSVN vẫn dấu diếm chi tiết về các hiệp ước biên giới, đột nhiên Trần Bạch Ðằng trở thành con nai vàng ngơ ngác: "Có lẽ cơ quan thông tin của ta sơ sót khi không trình bày rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng về toàn bộ sự thật, chẳng phải bí mật quốc gia gì cả". Tưởng cần nhắc lại đây là một hiệp ước về lãnh thổ và lãnh hải không những ràng buộc nhiều thế hệ dân chúng Việt Nam mà còn ảnh hưởng lên nhiều nước chung quanh và các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam; riêng hiệp định biên giới trên đất liền được ký kết từ cuối năm 1999 và được quốc hội CSVN thông qua từ tháng 6 năm 2000 mà đến nay vẫn dấu nhẹm bất kể những đòi hỏi quyết liệt từ trong nước ra đến hải ngoại; thế mà "Có lẽ cơ quan thông tin của ta sơ sót" thì ai mà nuốt nổi ?! Thật khổ, nhìn một "Cụ" Cáo đã rụng gần hết lông còn ráng kiểng chân, chớp chớp mắt cố giả nai vàng với khách qua đường, người ta không biết nên cười hay tội nghiệp. Và từ điểm này đến cuối bài, người đọc chỉ còn thấy một Trần Bạch Ðằng cố nói theo Ðảng để kiếm ăn. Ông nhai lại nhiều điểm mà Lê Công Phụng đã nói rồi ... và đã bị đồng bào hải ngoại chửi rồi; chẳng hạn như ông nói: "Bình thường, không ít trường hợp, biên giới xê dịch về phía này, phía kia thuộc sinh hoạt của cư dân đôi bên biên giới, do các quan hệ thậm chí gia tộc". Chẳng có nước nào trên thế giới có chính sách "xê dịch biên giới" đất nước như thế cả. Chủ trương lùa dân qua biên giới để vẽ lại lằn ranh là những trò ma giáo của Bắc Kinh mà chính đảng của ông Trần Bạch Ðằng và ông Lê Công Phụng nguyền rủa không tiếc lời suốt thập niên 80 nay đã trở thành chuyện "bình thường" chăng? Và cứ bao lâu nữa thì ÐCSVN lại "xê dịch" biên giới tổ quốc một lần vì số dân Tàu tại biên giới chỉ có tăng chứ không giảm ?

 Rồi cũng như Lê Công Phụng đã thử trước đây với đồng bào hải ngoại, Trần Bạch Ðằng cố đánh lạc hướng cuộc đối chất về những dấu giếm trong việc dâng đất tổ tiên dọc theo cả biên giới qua cuộc tranh luận về vị trí "Ải" Nam Quan. Nhưng dù vậy, những lý lẽ đưa ra càng lúc càng "kém" duyên và mất phương hướng. Chẳng hạn như ám chỉ cả dân tộc ta nhận vơ Ải Nam Quan là của mình chỉ vì một bài thơ của Hoàng Cầm. Có ai ngờ danh sĩ Hoàng Cầm đã ảnh hưởng lên nhiều thế hệ Việt Nam trước cả khi ông ra đời! Cũng theo Trần Bạch Ðằng, Ải Nam Quan có lần đã bị thực dân Pháp bắn nên nó phải là của Tàu vì nếu là của Việt Nam thì quân Pháp đã giữ gìn nọ Thật tội cho thực dân Pháp, họ nâng niu đất nước này đến thế mà có ai biết ơn họ đâu!

  Ðiều mà ông Trần Bạch Ðằng đắc thắng xem là một chứng minh hùng hồn nhất có thể làm cho giáo sư Trần Khuê "độn thổ" và cũng là lý lẽ ông mượn của một Việt Kiều tên Hoàng Nguyên Nhuận, đó là nội cái tên Ải "Nam" Quan đã cho thấy nó là của Tàu rồi. Vì nếu là của Việt Nam thì tên nó phải là Ải "Bắc" Quan mới đúng. Nói một cách tổng quát, theo lý lẽ này thì mọi vật tính từ vị trí địa lý của Trung Hoa ra thì đều thuộc về Trung Hoa cả. Nếu nói thế thì toàn bộ miền đất có tên An Nam Quốc Vương cũng là đất Tàu chăng? và còn bao nhiêu thứ trong lịch sử nước ta có chữ "Nam" trong đó, kể cả quốc hiệu Việt "Nam" của chúng ta ngày nay ? Có mấy ai không biết là từ thế kỷ 17 trở về trước, đại đa số dân Á Châu vẫn tin Thế Giơi chỉ bao gồm Trung Hoa ở giữa và một số nước nhỏ chung quanh. Mọi vị trí địa lý được định hướng và định tên từ trung tâm tính ra. Cha ông chúng ta đón nhận một phần lớn văn minh Trung Hoa và cũng chấp nhận cách đặt tên "Toàn Cầu Hóa" đó, nhưng ngừng lại ở điểm này chứ không vì tên đặt mà coi An Nam là đất Tàụ Ðiều rất mỉa mai mà chắc ông Trần Bạch Ðằng cũng biết rõ là có 2 quần đảo mang tên Việt Nam rât rõ, là Trường Sa và Hoàng Sa, và một vịnh mang tên Vịnh Bắc Bộ; thế mà Ðảng của ông đã dâng trọn cả 2 quần đảo này cho Tàu suốt từ năm 1958 với văn bản hẳn hoi và cắt hơn 11000 cây số vuông vịnh Bắc Bộ cho Tàu chỉ mới cuối năm 2000 đây thôi!

 Nói cho công bằng thì ít ai tin đây là những suy nghĩ thật của Trần Bạch Ðằng, một nhân vật từng chỉ huy hoạt động chìm tại Miền Nam trong thời chiến tranh và có lúc leo lên đến chính ủy Sài Gòn. Trong một số bài báo khác gần đây ông còn ký tên là "Nhà Nghiên Cứu Trần Bạch Ðằng" và thường viện dẫn dữ kiện từ đủ loại sách báo ngoại quốc về đủ loại quốc gia như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, v.v... Nhưng cũng chính vì biết được khả năng của Trần Bạch Ðằng, người ta mới càng thấy chán ngán cho bản chất quá tồi tàn "chịu nói càn để ăn xôi" của một Trần Bạch Ðằng đã thấm đòn. Tưởng cần nhắc lại, vào khoảng đầu thập niên 80, những phê bình thẳng thắn của Trần Bạch Ðằng đối với một số lãnh đạo cao cấp và đường lối Ðảng đã gây nhiều chú ý, thậm chí hy vọng, nơi nhiều người cả trong lẫn ngoài nước. Liền sau đó ông bị thất sủng 5 năm liền. Mãi đến năm 1985 ông mới được xuất hiện trở lại trên báo Nhân Dân, trong loạt bài kỷ niệm 40 năm Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng cũng từ đó trở đi người ta chỉ còn thấy một máy hát không hồn có tên Trần Bạch Ðằng mà bài báo kể trên là một thí du Thế mới biết không phải ai lớn tuổi đều dám trở về với lương tâm của mình. Và thế mới biết hiện tượng một Trần Ðộ dành những năm tháng cuối đời mình để nói lên sự thật và đấu tranh cho lẽ phải không phải là chuyện ngẫu nhiên nhưng đòi hỏi rất nhiều tiết tháo, tự trọng, và một lòng yêu nước chân thực.

Người đọc không biết những kẻ "Ðốt Ðền" trong tựa đề bài báo của ông Trần Bạch Ðằng nghĩa là gì và là những ai, nhưng có một người đã đốt rụi lương tâm của chính mình thì họ biết rất rõ.

   
 

Vũ Thạch