Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Lấy Thúng Úp Voi !

   
 

Vừa qua trên mạng internet có xuất hiện bài viết của Văn Khoa (VK), một thương gia trong nước vừa đi du lịch Lạng Sơn và đặc biệt là Ải Nam Quan (ANQ). Bài viết của VK được mở đầu bằng những ưu tư về chuyện hiệp định biên giới Việt Trung trong đó chúng ta đă nhượng cho Trung Quốc (TQ) một phần đất - sau đó đă tả những điều mắt thấy tai nghe, và sau cùng đă kết luận rằng “đất nước chúng ta từ Ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mâu.”

    Cũng có cái may mắn được đi du lịch ở vùng địa đầu Tổ Quốc này, tôi lại có một kết luận hoàn toàn trái ngược. Kết luận này lại càng chính xác nếu kết hợp với một vài h́nh ảnh, một vài sự kiện thời sự gần đây.

    Trước tiên tôi xin tóm tắt lại vài ư chính trong bài viết trên. Tác giả VK đi cùng một nữ hướng dẫn viên tên T. mà theo anh th́ đây là một thiếu nữ có “phong cách của một hướng dẫn viên chuyên nghiệp và có thái độ bất khuất”. Tại biên giới Việt - Trung, VK đă nh́n thấy cột mốc ghi “0 km, HNQ” (Hữu Nghị Quan), đă thấy ANQ, một kiến trúc đồ sộ nằm bên kia biên giới. Đứng bên phía VN, ta không thể thấy được ANQ v́ nó bị che khuất bởi ṭa nhà Xuất Nhập Cảnh (XNC) TQ. Anh thở phào sung sướng khi thấy ANQ vẫn c̣n đấy. Rồi đến khi đem chuyện biên giới ra hỏi th́ cô T. phá lên cười và xác định rằng “làm ǵ có chuyện đó (...) chiếc ải này có từ thời xưa lắm rồi, có lẽ nhà Hán và đó là biên giới. C̣n cột mốc lùi lại phía dưới một tí, khoảng hơn 100m”.

    Đọc xong bài này tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhất là sau khi tác giả VK kết luận như đinh đóng cột rằng chủ quyền đất nước không hề bị xúc phạm, và “đất nước chúng ta từ Ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mâu”. Để dễ dàng tŕnh bày, tôi vẽ khái quát ra đây bố trí của khu biên giới để ai chưa hề đến cũng dễ dàng nh́n ra.

    H́nh vẽ này phản ánh 100% những ǵ tác giả VK nói và cũng chính xác là những ǵ tôi thấy. Không cần phải là một chuyên gia về địa lư, mọi người chúng ta đều thấy rằng ANQ nằm sâu trong lănh thổ TQ ít nhất 200m, kể từ cột mốc 0km-HNQ - là đường biên giới chính thức.

    Trong bài viết tác giả VK có viết “Bao giờ cũng có khu đệm giữa hai Ṭa nhà XNC (Xuất Nhập cảnh) của hai bên và biên giới là cột mốc số 0 nằm giữa hai Tồ nhà, trong khu đệm là hợp lư và giống với cái tơi thường thấy. Thường thường khoảng cách giữa hai Tồ nhà khoảng 200m. Cịn cái ải đĩ do Tàu làm, nĩ làm trên phần đất nĩ là chuyện của nĩ. Ḿnh làm sao địi là của ḿnh...”. Đọc đến đây, tôi thấy có ǵ không ổn trong lập luận của VK. Nếu cái ải đó do Tàu làm, th́ không dại ǵ họ làm sâu trong đất của họ, mà sẽ xây trên đường biên giới hay nếu ăn gian một chút, th́ xây lấn sang đất của nước ta. Đó là nguyên tắc “lấn đất giành dân” được thường được áp dụng ngày xưa. Do đó, ải Nam Quan chỉ có thể nằm ngang trên đường biên giới giữa hai nước hay nằm trên lănh thổ nước ta, chứ không thể nằm trên đất Tàu.

    Trong quyển “Phương Đ́nh Địa Dư Chí” của Nguyễn văn Siêu (bản dịch Ngô Mạnh Nghinh, Tự Do xuất bản, Sài G̣n, 1960) đă từng viết : “Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha Đữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này”. Điều đó cho thấy ải Nam Quan rơ ràng là nằm trên đường biên giới và ngày nay nó đă nằm sâu trong lănh thổ Trung Quốc.

    Điều ngạc nhiên khác khi đọc bài này là lập luận bất nhất của hai nhân vật trong bài phóng sự. Cô hướng dẫn th́ lúc đầu khẳng định rằng không có chuyện “Ải Nam Quan đă lùi sâu vào biên giới Trung Quốc”, nhưng sau đó lại “em muốn giá như ḿnh lấn thêm đến tận chân ải”, c̣n tác giả VK th́ bắt đầu ngờ vực nhưng sau khi mục kích được ANQ vẫn c̣n sờ sờ ra đó th́ kết luận rằng lănh thổ ḿnh vẫn c̣n toàn vẹn (cho dù ANQ nằm trong lănh thổ TQ).

    Với tâm tư của một người cũng đang bị dày xé bởi chuyện mất đất và sau khi so sánh, kết hợp với những ǵ mắt thấy tai nghe th́ tôi nghĩ rằng bài viết này được tung lên internet với dụng ư tạo một mối hoài nghi trong dư luận, đặc biệt là đồng bào hải ngoại, đang trăn trở về hiệp định này nhưng không có điều kiện quan sát tận nơi. Ngoài những nghi vấn tôi vừa tŕnh bày ở trên, c̣n nhiều chi tiết khác cần được nói đến :

    1) Cá nhân tôi đă không đến được biên giới dễ dàng như tác giả VK tŕnh bày. Công an biên pḥng VN đ̣i phải xuất tŕnh giấy giới thiệu của cơ quan, và phải nhờ vào một sự may mắn t́nh cờ tôi mới có cơ hội đến rờ vào cột mốc 0km-HNQ. Sang bên kia để chụp h́nh ANQ phải có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh. Tôi có để ư chung quanh phần lớn là xe ca du lịch mang biển số xanh (biển số ưu tiên), chứ không phải ai muốn sang cũng được. Mặt khác, khách tham quan được chụp h́nh nhưng cấm quay phim.

    2) Trong khi cùng bà con đứng ngóng sang bên kia, một phụ nữ đi tham quan đă nói với lính biên pḥng VN : “tôi nghĩ là biên giới ḿnh phải đằng sau cái ṭa nhà kia”, vừa nói người này vừa chỉ tay về phía ṭa nhà XNC TQ. Điều đó cho thấy có nhiều người thất vọng v́ không thấy được di tích lịch sử này và đă tỏ vẻ bất b́nh công khai. Chung quanh tôi lúc ấy lố nhố khoảng 50 người, ai nấy đều có vẻ tần ngần nh́n sang phía bên kia biên giới. Hôm ấy lính biên pḥng VN đă trả lời một phụ nữ về di tích Ải Nam Quan là : “đấy chỉ là những bịa đặt của các ông nhà văn”.

    3) Một chi tiết cũng tạo nên vài thắc mắc : nhân vật T. là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp mà không tin chuyện Nàng Tô Thị bị hư hại. Trong bài phóng sự, nhân vật này đă mỉa mai báo Tuổi Trẻ đưa tin vịt : “Thế anh tin là chuyện đĩ cĩ thật à. Anh cứ nh́n dăy núi vơi trùng điệp này, bao nhiêu là đá vơi tại sao lại cĩ chuyện phải leo lên núi cao đập cái biểu tượng Vọng Phu đem xuống nung vơi.”. Tượng Nàng Tô Thị cũng như Ḥn Vọng Phu ở Khánh Ḥa, Ḥn Phụ Tử ở Hà Tiên, Ḥn Con Cóc trong vịnh Hạ Long... là những thắng cảnh thiên nhiên được lồng vào một truyền thuyết. Ḥn Vọng Phu chỉ đơn thuần là vài tảng đá chồng lên nhau nh́n xa như mẹ bồng con, Ḥn Phụ Tử là hai cột đá lớn nhỏ mọc lên giữa biển. Nàng Tô Thị ngày xưa có lẽ cũng thế nhưng ngày nay đă trở nên một pho tượng hẳn hoi có đủ “mắt mũi miệng mồm”, chẳng qua là v́ đă bị sụp lở do dân lấy đá vôi và được phục chế lại. Chuyện này cả xứ Lạng Sơn ai cũng biết, cô T. . là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp lẽ nào lại không biết? Điều này cho tôi một nghi vấn là tác giả VK muốn dựa vào đấy để nhắc nhở bà con đừng tin vào những tin không do nhà nước quản lư (mặc dù chẳng có tờ báo nào vượt qua ṿng kiểm soát của nhà nước cả).

    4) Tuy nhiên những chỉ dấu “do nhà nước kiểm soát” lại dấy lên trong tôi những nghi vấn về vụ biên giới c̣n to hơn : trong suốt tháng 12/2001, nhà nước đă cho truyền h́nh các cuộc hội thảo Quốc hội kỳ họp thứ 10, người dân đă chứng kiến việc các đại biểu chất vấn về Hiệp định thương mại Việt Mỹ trước khi phê chuẩn, báo chí cũng viết nhiều bài b́nh luận về vụ này, nhưng tuyệt nhiên mọi nơi đều lặng thinh về Hiệp định biên giới Việt Trung, chỉ nghe nói có bàn bạc ǵ đó, rồi người ta cử hành lễ cắm cột mốc đầu tiên ngày 27/12 tại Móng Cái, rồi sau đó Chủ tịch nhà nước TQ Giang Trạch Dân khen “hảo, hảo”, bà phát ngôn viên nước ḿnh nói “có lợi “, nhưng chẳng ai biết mặt mũi cái hiệp định này “hảo” ở chỗ nào? Rồi sau cùng cái ông Thứ trưởng Lê Công Phụng nhà ḿnh, lo việc thương thảo đă phán một câu làm xanh mặt người nghe “có những nơi ḿnh có lợi và có những nơi TQ có lợi”. Con lạy mấy ông, những nơi ḿnh có lợi ở đâu con không biết nhưng làm ơn chỉ giùm những nơi TQ có lợi để bà con biết, v́ cũng chính mấy ông dạy rằng “bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân”.

    Tóm lại, theo thiển ư của tôi, bài viết của VK chỉ có mục đích tạo ra một nghi vấn trong ḷng đồng bào đang ưu tư về chủ quyền lănh thổ, làm lá chắn cho nhà nước trước những tấn công của họ. Bài viết này mở đầu bằng những sự kiện chính xác về địa lư, về lo lắng cho phần đất Tổ Tiên, về sự bất khuất của người hướng dẫn viên, nhưng sau đó tác giả dẫn người đọc đi ḷng ṿng qua các lư luận về biên giới, các câu tranh luận không đầu đuôi, y như dẫn họ vào mê cung để cuối cùng bất chợt chỉ cửa ra : Đất nước chúng ta vẫn từ Ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mâu. Y như một phép mầu.

    Để đả kích một điều ǵ đó, người ta thường nêu lên những phi lư của điều này, nhưng khi không đủ chứng cớ để phản bác, người ta có thể đưa ra hoặc tạo ra những nghi vấn để giảm bớt tác động của nó. Đây là biện pháp chữa cháy tạm thời khi không c̣n cách nào khác, v́ quả thực không có cái thúng nào đủ lớn để úp nổi con voi khổng lồ kia.

    Riêng tôi, kém hiểu biết về địa lư, về công pháp, về địa h́nh địa tạng... tôi chỉ có một câu hỏi trực tiếp với tác giả VK : tác giả làm ơn xác định rơ là cái ANQ nằm sau ṭa nhà XNC TQ và cách cột mốc biên giới hơn 200 mét là của ai? của ta hay TQ? Nếu của TQ th́ Đất nước chúng ta vẫn từ Ải Nam Quan đến tận mũi Cà Mâu rơ ràng là sai và phải tiến hành sửa sách giáo khoa. C̣n nếu của ta th́ làm ơn đục bỏ cái ṭa nhà XNC mới toanh có ghi chữ “Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc” kia để cho nhân dân được tự do đến tham quan và chiêm ngưỡng một dấu tích dựng nước và giữ nước của cha ông.

   
 

Sài G̣n, ngày 27/3/2002.
Phạm Đ́nh Chương