Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
   
 

PHÂN ĐỊNH LĂNH THỔ VIỆT NAM

 

GIỮA PHÁP VÀ TRUNG HOA

 

Nguyễn văn Canh

 

11 tháng 2 năm 02

   
 

Tháng 6 năm 1884, Hiệp ước Patenôtre đặt Vương quốc Annam dưới quyền bảo hộ của Pháp, và từ đó toàn thể Việt nam được đặt dưới sự đô hộ của Pháp.

Một năm sau, tháng 6 năm 1885, Hiệp ước Thiên tân kưø giữa đại diện Pháp là Jules Patenôtre và đại diên Trung Hoa là Lư Hồng Chuơng tại Thiên tân, có tên là Hiệp Ước Hoà B́nh, Thân hữu và Thương Mại. Hiệp ước này ra đời có mục đích đặt nền tảng cho các mối liên hệ hoà b́nh, thân hữu và thương mại giữa Pháp và Trung Hoa như tên gọi cuả văn kiện.  Để thực hiện mục tiêu hoà b́nh này, hiệp ước giúp chấm dứt chiến tranh Pháp-Hoa, qui định sự rút quân đội chính qui Trung Hoa ra khỏi Bắc kỳ và Trung Hoa nh́n nhận Pháp quốc cai trị Việtnam. Điều này có nghĩa là Trung Hoa vĩnh viễn chấm dứt chế độ triều cống của Việt nam đối với dân tộc nàyï có từ thế kỷ thứ X.

Với Hiệp ước ấy, Pháp quốc thay thế Quốc gia Việtnam về phương diên pháp lư cũng như thực tế, phụ trách giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Trên căn bản này, Hiệp ước Patenôtre và các văn kiện trước đó buộc Pháp quốc phải có nghĩa vụ " từ nay bảo vệ sự vẹn ṭan lănh thổ" của Việt nam, nghĩa là chống lại mọi xâm lăng từ ngoài và các cuộc nổi loạn từ ở bên trong.

Hiệp ước Thiên Tân chỉ nêu các vấn đề tổng quát, nên về sau có kư 2 Công ước phụ đi vào chi tiếtï: một về thương mại giữa Pháp và Trung Hoa và một  về phân định lănh thổ.

Về lănh thổ, điều 3 Hiệp ước nói rằng:" Trong hạn 6 tháng, các ủy viên của 2 bên sẽ đến tận nơi để nhận diện biên giới.  Ở các nơi nào cần, họ sẽ đi đến các địa điểm ấy để lo việc cắm mốc..". Thực tế, việc cắm mốc phải mất 10 năm, từ 1885 đến 1995. Có cả thảy 300 mốc.

Nhu cầu thiết lập biên giới là hậu quả của đụng chạm giữa Pháp và Trung Hoa trên lănh thổ Bắc kỳ dựa v́ các lư do sau đây:

Trung hoa bành trướng đất đai vào vùng thượng du Bắc kỳ bắt đầu bằng âm mưu xấu xa về dân chúng (dành dân chiếm đất); cho phép các đám trộm cướp Trung Hoa chiếm đóng lâu dài; rút lui quân đội chính qui Thiên Triều và loại bỏ giặc Cờ Đen; duy tŕ tham vọng một quốc gia Trung Hoa trong một vùng đất càng lớn càng tốt trên vương quốc Annam như được chứng kiến sau 1885. Việc thiết lập biên giới có cắm mộc, loại hiện đại, không những chấm dứt đợt xâm nhập dân chúng quan trọng và mới đây, mà c̣n ngăn chặn tận gốc một trong những làn sóng người di dân trong vùng Đông Nam Á....

Để thi hành điều 3 của Hiệp ước Thiên tân, Pháp và Trung hoa đă kư 2 công ước để chi tiết hoá việc phân định biên giới: công ước 1887 và 1895.

CÔNG ƯỚC 1887:

 Công ước này được kư tại Bắc kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 do Đại diên của Pháp là Ernest Constans và đại diện Trung Hoa là Hoàng thân K' ing. Văn kiện này được đặt tên là "Công ước liên quan đến phân định lănh thổ giữa Trung Hoa và Bắc Ky"ø.

Công ước qui định ranh giới trên Vịnh Bắc Việt và dọc theo tỉnh Vân Nam.

a) Ranh giới Vịnh Bắc Việt.

Văn kiện này qui định đường ranh biên giới trên vịnh Bắc Việt: " Bắt đầu từ Quảng đông, th́ những điểm tranh chấp nằm phiá Đông và Đông Bắc Móng cái, phiá bên kia biên giới như Ủy Ban Phân Định Lănh thổ (UB) đă qui định, được giao cho Trung Hoa. Những đảo nằm phía đông đường kinh tuyến Paris 105o 43' của Kinh tuyến Đông, nghĩa là con đường Nam Bắc chạy qua mũi phía Đông của đảo trà cổ và lập thành biên giới ( formant la frontiere) cũng được giao cho Trung Hoa. Các đảo Go-Tho và các đảo khác ở về phiá Tây của kinh tuyến này thuộc về Annam".

b) Dọc theo tỉnh Vân Nam.

Sự phân định ranh giới theo tài liệu được qui định một cách chi tiết theo đường vẽ trên bản đồ tỉnh Vân nam để lập ranh giới giứa hai quốc gia. Căn cứ vào đó chính quyền Trung Hoa và Công sứ Pháp tại Annam và Bắc Kỳ sẽ lo tiến hành cắm mốc theo bản đồ đă qui định và UB đă kư. Có 3 bản đồ kèm theo. Trên bản đồ, biên giới mới (nouvelle frontiere) được vạch bằng đường mầu đỏ và trên bản đồ Vân Nam đưọc chỉ dẫn bằng mẫu tự ABC theo tiến Pháp và chữ Nho theo tiếng Tầu.

CÔNG ƯỚC 1895.

Công ước này được kư ngày 20 tháng 6 năm 1895 tại Bắc Kinh giữa đại diện Pháp là August Gerard và Hoàng thân K'ing, đượi gọi là "Công ước bổ túc cho Công ước phân định biên giới giứa Bắc Kỳ và Trung Hoa kư ngày 26 tháng 6 năm 1887".

Mục đích là điều chỉnh và bổ túc công ước 188, các biên bản và họa đồ đă được chấp thuận trước đó.

Nội dung văn kiện này là vẽ lại một số đường ranh biên giới giữa Vân Nam và Annam; giữa một địa điểm của Vân Nam là Long-Po-Tchai và Hắc giang; giữa Vân Nam và Hắc giang từ nhánh Nam-Nap và sông Mekong. Căn cứ vào đó, nhân viên của hai chính phủ sẽ thực hiện việc cắm mốc theo bản đồ đă được chấp thuận.

TRUNG HOA Đ̉I NHƯƠNG THÊM ĐẤT

Điều 3 Hiệp ước Thiên tân có nói rằng " ở nơi nào nếu cần, có thể điều chỉnh chi tiết 

( sửa lại chi tiết cho đúng) để đưa đến một biên giới thực sự cho Bắc kỳ". Phía Trung Hoa vin vào đó, giải thích dấu hiệu này như là giúp đưa đến những sắp xếp sâu rộng, coi như bồi thuờng về đất đai đối với những nhượng bộ chính trị mà Trung Hoa đă ưng thuận ở nơi khác. Lư hồng Chương giải thích cho Đô đốc Rieuner :"Nước Pháp đă được qúa nhiều khi chiếm được Bắc Kỳ, một xứ chư hầu của Turng Hoa từ 600 năm nay... Điều này lamø tôi rất đỗi ưu tư; cần có một đền bù dưới h́nh thức nhường một ít đất ở vùng biên giới của Annam đối với tôi như thế là đủ"

V́ t́nh h́nh địa phương rất phức tạp, họ Lư không thể giải quyết vấn đề biên giới được v́ chính quyền cấp tỉnh có thể đưa ra một đường lối khác. Phó vương Lưỡng Quảng Zhan Zhi dong, một đối thủ của Lư hồng Chương, lại là biểu tượng của lực lượng chống ngoại xâm, và các ủy ban phân định biên giới gập vô cùng khó khăn. Một thành viên người Pháp và một số nhân viên bị giết ở Hải ninh vào 25 tháng 11 năm 1886. Về vụ giết người này, phía Pháp cho là Zhan chủ mưu.  Rồi, nhân dịp giải quyết một vùng tranh chấp đặc biệt, "một  khu người Việt nằm trong đất Trung Hoa" ( enclave annamite: Nay tác giả bài này không biết nằm ở đâu) và mũi Packlung ( bên kia Móng cái, có lẽ độ 20 cây số đường chim bay), t́nh trạng căng thẳng gần đến đổ vỡ và chiến tranh đă gần kề.

Tuy nhiên, lại có thương thuyết tiếp theo và công ước về phân định biên giới được kư vào 26 tháng 6, 1887 tại Bắc kinh.

Trong khi các ủy viên phân định và các nhân viên trắc địa hoạt động, th́ Bộ trưởng đặc mệnh ṭan quyền, dân biểu Constans được gửi sang để thương thuyết và kư hai công ước phụ đính được trù liệu trong Hiệp ước Thiên tân: công ước về thương mại va công ước về biên giới.  Constans theo Charles Foruniau là một kẻ có thế lực theo chủ nghĩa cơ hội, thành công giải quyết quyền lợi thương mại. Và quyền lợi chính trị thôi thúc y kết thúc mau lẹ để y c̣n trở về hoạt động tại nghị trường. Do đó, có những nhượng bộ về đất đai.

Công ước phân định biên giới trong t́nh trạng này đă chấp thuận  nhượng một phần lănh thổ Việt nam cho Trung Hoa ở nới có tranh chấp giữa hai Ủy Ban. Có 2 địa điểm  tranh chấp chính được nhượng choTrung Hoa: 1) trên biên giới Vân Nam, là tổng Tụ long, ḥan toàn thuộc về đất của Vương quốc Annam và chừng 3/4 đất đai của tổng này  bằng 750 cây số vuông được nhượng cho Trung Hoa và 2) thuộc tỉnh Quảng Đông là mũi Packlung và "khu vực người Việt nằm trong lănh thổ Trung Hoa".  Việc nhượng đất này có hai hậu quả quan trọng : a) một mặt lấy mất đất cuả Việt nam và  b) c̣n xác định  lại biên giới hải phận và phần đất dọc theo duyên hải: "Các đảo về phiá Đông cuả đường kinh tuyến Paris 105o 43o của kinh tuyến đông, nghĩa là đường chạy theo hướng đông-bắc qua mũi phía đông đảo Trà cổ và lập thành đường ranh sẽ giao cho Trung Hoa...". Từ đó cho đến nay, không có một thỏa ước nào được kư kết giữa Pháp và Trung Hoa về mặt biển.

Cuối cùng, trên một đọan thuộc vùng Phong Thổ, phiá tây của Lào cai, giữa sông Hồng Hà và Hắc Giang chưa có công tác trắc địa nào được thực hiện./.

4 Charles Fourniau, đă trích dẫn tr. 90 .

 

Nguyễn văn Canh