Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Về việc kư hiệp định phân định vịnh bắc bộ

 

và hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung quốc

   

Tạp chí Tư Tưởng Văn Hóa S.3, 2001

   
 

Ngày 25 tháng 12 năm 2000, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Chính phủ Cộng hoà Xă hội chủ nghia Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đă kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Theo yêu cầu của bạn đọc, Tạp chí (Tư Tưởng Văn Hóa S.3, 2001) tóm tắt sự kiện này như sau:

A. Về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ:

Vịnh Bắc Bộ có diện tích 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Khác với biên giới trên bộ, đuờng ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc từ trước đến nay chưa được xác định. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp và nhà Thanh mới thoả thuận lấy đuờng kinh tuyến Paris 105 độ 04 3 Đông (kinh tuyến Greenwich 108 độ 03 13” Đông) để quy thuộc chủ quyền của các đảo ở khu vực sát cửa sông Bắc Luân.

Do đặc thù của Vịnh chưa phân định, nên toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng luôn xảy ra các tranh chấp giữa ta và Trung Quốc, nhất là về thăm ḍ tài nguyên dầu khí và về đánh cá. Do đó, rất cần đàm phán để kư kết Hiệp định phân định giữa hai nước. Vào những năm 70, ta và Trung Quốc đă có hai cuộc đàm phán về vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ (vào năm 1974 và 1977 - 1978), nhưng chưa có kết quả.

   Sau khi hai nước b́nh thường hoá quan hệ, hai Đảng, hai nước đă quyết định giải quyết các vấn đề biên giới lănh thổ, trong đó có vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ. Với chủ trương đó, ngày 19-10-1993 hai bên đă kư “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ giữa nước Cộng hoà Xă hội chủ nghia Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, trong đó quy định về Vịnh Bắc Bộ là “Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Từ đó đến nay, vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ đă đuợc hai bên bàn bạc tại 7 ṿng đàm phán cấp Chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 ṿng đàm phán cấp chuyên viên và một số ṿng họp không chính thức giữa các chuyên viên phân định.

- Vào năm 1997, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trung Quốc và tháng 2-1999, nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Trung Quốc, lănh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đă thỏathuận tích cực thúc đẩy đàm phán để hoàn thành việc phân định và kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.

- Trong quá tŕnh đàm phán, hai bên đă căn cứ vào Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, các nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế đuợc công nhận, cũng như tính đến các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, thương lượng hữu nghị để giải quyết vấn đề một cách công bằng, hợp lư. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước, cuối năm 2000 hai bên đă hoàn thành việc phân định dẫn đến việc kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ vừa qua.

-  Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ là hiệp định phân định mang tính tổng hợp. Xác định rơ biên giới lănh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể, tính theo mực nước trung b́nh th́ ta đuợc 53,23%, Trung Quốc đuợc 46,77% diện tích Vịnh. Đuờng phân định cách đảo Bạch Long Vi 15 hải lư (về phía bờ đảo Hải Nam). Đuờng đóng cửa Vịnh nối mui Oanh Ca của Trung Quốc, qua đảo Cồn Cỏ đến bờ biển của Việt Nam. Hiệp định đă khẳng định nghia vụ của hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ḿnh theo đuờng phân định. Các trường hợp đuờng phân định đi qua các cấu tạo địa chất có khả năng có dầu khí th́ hai bên đă thoả thuận sau này nếu phát hiện thấy dầu khí sẽ hợp tác phân chia lợi ích một cách công bằng khi khai thác.

B. Về Hiệp định hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc:

Vào các năm 1957, 1961 và 1963, ta và Trung Quốc kư các thoả thuận cho phép tàu thuyền đánh cá của hai bên đuợc đánh cá chung trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lư, 6 hải lư và 12 hải lư tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá tŕnh đàm phán về phân định, phía Trung Quốc kiên tŕ đề nghị lập vùng đánh cá chung đồng thời với việc phân định Vịnh. Nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho việc giải quyết vấn đề phân định và trên cơ sở cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước, luật pháp và thực tiễn quốc tế (gần ta nhất là thực tiễn kư Hiệp định vùng đánh cá chung giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa úc và In-đô-nê-xi-a), ta đă đồng ư mở các cuộc đàm phán riêng về vấn đề hợp tác nghề cá giữa hai nước ở trong Vịnh Bắc Bộ từ tháng 2/2000. Tháng 9/2000, nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng ta tại Trung Quốc, lănh đạo cấp cao hai nước khẳng định kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ vào cuối năm 2000.

- Qua 6 ṿng đàm phán, hai bên đă thống nhất Hiệp định về hợp tác nghề cá, trong đó nội dung chính là lập vùng đánh cá chung noi tàu thuyền của cả hai bên đều đuợc đánh bắt theo quy định của Uỷ ban Liên hợp về nghề cá: Vùng đánh cá chung này nằm ở Nam vi tuyến 20 (phía Nam đảo Bạch Long Vi), có bề rộng là 30,5 hải lư kể từ đuờng phân định về mỗi phía và có tổng diện tích 33.500km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm. Sau đó, việc hợp tác tiếp tục như thế nào là tuỳ hai bên hiệp thương thoả thuận. Ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung là: vùng đặc quyền kinh tế của nước nào th́ nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá đuợc phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số tàu thuyền đuợc phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc b́nh đẳng căn cứ vào sản lượng đuợc phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp định kư; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với nước thứ ba theo các quy định cụ thể của Hiệp định.

- Xuất phát từ t́nh h́nh đánh bắt của ngư dân Trung Quốc, hai bên đă đồng ư về dàn xếp quá độ trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi bên nằm ở phía Bắc vi tuyến 20 cho phép tàu thuyền hai bên đuợc tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn là 4 năm tại khu vực này. C̣n ở phía biển sát cửa sông Bắc Luân, hai bên đồng ư lập một khu đệm dài 10 hải lư và rộng 6 hải lư (3 hải lư về mỗi phía kể từ đuờng biên giới lănh hải) nhằm tạo thuận lợi cho việc ra vào của tàu thuyền hai bên.

C. Việc kư Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung:

Với việc kư Hiệp định phân định, ta đă giải quyết dứt điểm đuợc vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới, lănh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông). Việc phân định một cách rơ ràng biên giới lănh hải phía ngoài cửa sông Bắc Luân, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh sẽ tạo thuận lợi cho vệc quản lư và duy tŕ ổn định ở trong Vịnh, góp phần tăng cuờng sự tin cậy giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước.

Tiếp theo việc kư Hiệp ước và giải quyết vấn đề biên giới với Lào, phân định vùng biển với Thái Lan, đang tích cực giải quyết một số vấn đề c̣n lại về biên giới trên đất liền và đi tới giải quyết vấn đề trên biển với Cam-pu-chia, giải quyết vùng chồng lấn với In-đô-nê-xi-a và đặc biệt là việc kư Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa ta và Trung Quốc năm 1999, việc kư các Hiệp định phân định và hợp tác nghề cá ở trong Vịnh Bắc Bộ là bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng môi trường hoà b́nh, ổn định xung quanh nước ta, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung sức lực vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Việc hai nước Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành giải quyết vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ góp phần tích cực vào việc củng cố hoà b́nh và ổn định ở khu vực.