|
Đất Việt |
Bài
tâm t́nh khiến một số bộ đội chiến binh đang bàn tán xôn xao. |
|
Quân Đội Nhân Dân bị đàn áp |
|
Nhân tâm vị quốc vong thân cao thượng |
|
|
|
Trong cuộc chiến chống Pháp tái chiếm Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, bác hai của tôi đă bị mật vụ Pháp thủ tiêu trong chuyến công tác của biệt tổ Việt Minh ở ṿng đai Sài G̣n. Theo lời thuật lại của bằng hữu đồng chí tập kết ra Bắc trở về sau này th́ bác hai bị mật vụ Pháp bắt trong lúc thi hành nhiệm tại thành phố; bác có mang trong người cờ và mật tín cho nên bị tra tấn dă man rồi thủ tiêu mất xác. Khi nghe hung tin, ông nội tôi lặn lội đi t́m xác con th́ bị ‘té xe lửa chết’ mà không biết thân xác ở đâu. Sau này bà tôi từ vùng Liên Khu 5 vào t́m tông tích chồng có nghe phong phanh là ông nội được bạn bè chôn cất ở chùa Giác Viên (cạnh đầm sen bây giờ); thế là khi vào Sài G̣n gia đ́nh tôi trở thành Phật tử viếng chùa Giác Viên mỗi ngày rằm mặc dầu vẫn chưa t́m được mộ của ông tôi. Trong nội chiến quốc cộng sau đó, chú bảy của tôi cũng bị tử trận. Chú là lính tác chiến VNCH mất tích trong một cuộc đụng độ dữ dội giữa hai lực lượng quân sự. Bà nội tôi lặn lội đến tận chiến trường nhưng vẫn không t́m ra được tử thi của thằng con bất hạnh cho nên chỉ biết khóc lóc thảm thiết; sau đó bà trở thành người ăn chay trường cầu mong cho đất nước sớm thanh b́nh. Sau khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, gia đ́nh bên nội của tôi mất sáu người (ông nội và 5 người con trai); cha tôi là người sống sót duy nhất nhưng cũng bị đày đi tù cải tạo biệt tăm ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn nhiều năm trời. Trong nỗi đau khổ mất mát chia ly đó, nhà tôi được cấp các mảnh bằng gia đ́nh liệt sĩ, tổ quốc tri ân từ cả hai chính phủ cộng sản và quốc gia v́ đă hy sinh cống hiến cho đất nước sinh mệnh của chú bác tôi vị quốc vong thân suốt 30 năm qua. Suy ngẫm lại trong những ngày tháng đầu của tân thiên niên, tôi nghĩ có lẽ đó là số mạng chung của người dân Việt Nam đặc biệt là số mạng của những nông dân b́nh dị như gia đ́nh nội tôi sinh thành trong vùng tranh đấu triền miên Liên Khu 5, nơi sản xuất ra nhiều vị tướng nhất trong Quân Đội Nhân Dân ngày nay. Bác hai của tôi hôm nay nếu c̣n sống chắc cũng trở thành một nhân vật quan trọng trong Quân Đội Nhân Dân như các bằng hữu song hành của thời kỳ kháng Pháp. Những người nằm xuống như bác hai tôi cho lư tưởng độc lập tự do trong giai đoạn khó khăn v́ phải đối đầu với nanh vuốt thực dân đă lót đường xây dựng Quân Đội Nhân Dân của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (chính quyền dân chủ đầu tiên của Việt Nam) theo tiêu chuẩn của dân (nhân dân gầy dựng), do dân (nhân dân thống lănh qua những nhà lănh đạo được dân tính nhiệm) và v́ dân (bảo vệ quyền lợi nhân dân). Người Việt Nam không lấy thắng bại để luận anh hùng cho nên lịch sử Việt Nam có nhiều trang sử thất bại nhưng rất hào hùng từ Bà Trưng, Bà Triệu hy sinh mạng sống chống phong kiến Trung quốc cho đến anh hùng Trần B́nh Trọng lấy cái chết để dơng dạc tuyên bố trước sự chiêu dụ của giặc Tàu: ‘Ta thà làm quỷ nước Nam c̣n hơn làm vương đất Bắc.’ Có những kẻ chiến thắng đởm lược và thành đạt vẻ vang như Mạc Đăng Dung đă làm cách mạng triều chính ‘cướp’ ngai vàng hay Mạc Đăng Doanh dâng đất cho nhà Minh Trung quốc để được tiếp tục thống trị nhân dân vẫn bị sử sách nguyền rủa. Trong sự thành bại, chính cái tâm của con người là quan trọng nhất bởi v́ sự hy sinh phải trong sáng v́ quyền lợi của nhân dân - thay v́ quyền lợi cá nhân hay đảng phái - th́ dân tộc mới khắc ghi tưởng nhớ và trọng vọng. Do đó tôi rất kính trọng bác hai và các bằng hữu kháng chiến - những người tiên phong góp phần xây dựng Quân Đội Nhân Dân - cũng như bộ đội miền Bắc và chiến sĩ miền Nam đă hy sinh v́ lư tưởng phục vụ dân tộc trong cái tâm vị quốc vong thân cao thượng. Các chính trị gia của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) hay chính đảng quốc gia hoặc chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) có thể khoát lên sự hy sinh này những màu sắc chính trị bè phái hay đối nghịch nhưng lư tưởng cao cả vị quốc vong thân của họ không bao giờ có thể bị hoen ố lu mờ bởi v́ sự tranh giành bá quyền của đảng phái.
Nỗi Nhục của Quân Đội, Mối Nguy của Nhân Dân Bác hai của tôi và các bằng hữu kháng chiến - những người tiên phong góp phần xây dựng Quân Đội Nhân Dân - đă nằm xuống v́ lư tưởng phục vụ dân tộc trong cái tâm vị quốc vong thân cao thượng. May mắn cho họ là đă ra đi trong những giờ phút đẹp nhất của người chiến sĩ kháng Pháp bảo vệ quê hương để có thể mang măi trong tim h́nh ảnh hào hùng xă tắc hưng vong thất phu hữu trách bởi v́ nếu bây giờ họ c̣n sống th́ có lẽ họ phải cảm thấy hổ thẹn. Họ chắc chắn sẽ cảm thấy nhục nhă như những bằng hữu khác c̣n sống sót hôm nay như Trung Tướng Trần Độ, cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, Đại Tá Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự, Thiếu tá Vũ Khắc Kính, v.v, bởi v́ Quân Đội Nhân Dân của đất nước thống nhất với sức mạnh và kinh nghiệm do sự hy sinh của những người như họ gầy dựng lên chưa lên tiếng bảo vệ biên cương quốc gia khi Bắc Kinh nuốt trọn nửa tỉnh và biển cả bao la của Việt Nam vào cuối tháng 12-2001. Quân Đội Nhân Dân của dân, do dân và v́ dân sau thời kỳ kháng Pháp đă bị các chính trị gia đảng CSVN bắt cóc lănh đạo, cưỡng bức tư tưởng và đàn áp tướng sĩ tàn bạo nhằm bảo vệ quyền lợi của họ - những người làm chính trị theo ư thức hệ bè phái - thay v́ quyền lợi của nhân dân. Nỗi nhục bất lực do đảng CSVN chụp lên đầu Quân Đội Nhân Dân vào ngày 30-12-1999 và bị dấu kín cho đến những ngày cuối của năm 2001 mới được bạch hóa sau khi đảng đă bỏ gần hai năm trời bắt hàng ngũ đảng viên học tập kỹ thuật khống chế sự phản kháng đối với hành động đê hèn dâng đất nhượng biển cho Trung quốc. Hành vi dâng đất nhượng biển của đảng CSVN cho Bắc Kinh đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và di huấn Tổ Tiên [như Lư Thường Kiệt đă dơng dạt tuyên bố ‘Nam quốc sơn hà, Nam đế cư’ mà chính đảng sử nâng lên thành tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam] khiến nhân dân mất đi (i) 789 cây số vuông đất dọc theo Cao Bằng, Lạng Sơn tức là khoảng một nửa tỉnh Thái B́nh ngoài Bắc hay tỉnh Tiền Giang trong Nam hay 80 lần diện tích Thăng Long bao gồm cả Ải Nam Quan cùng (ii) 9% diện tích biển cả bao la tại vịnh Bắc bộ với các đảo mang tính cách chiến lược rất gần với thềm lục địa của trung châu Bắc bộ cũng như miền Trung và miền Nam. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN đă hết lời ca ngợi quyết định ‘sáng suốt’ của các ủy viên Bộ Chính Trị khi Lê Khả Phiêu đại diện kư nhượng hải thổ cho Bắc Kinh nhưng cố t́nh dấu nhẹm sự mất mát biên thùy to tát của nhân dân kể cả địa danh Ải Nam Quan. Cùng với một vùng đất rộng lớn bằng nửa tỉnh Thái B́nh, Ải Nam Quan đă bị đảng CSVN âm thầm xóa tên trên bản đồ Việt Nam. Ngày trước chính Mao chủ tịch đă công nhận Ải Nam Quan là mốc trụ đánh dấu biên cương của hai quốc gia khi nói với Bác Hồ: ‘Cái tên Ải Nam Quan nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu t́nh hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam Quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung quốc luôn hướng mắt nh́n về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nh́n về Bắc với t́nh hữu nghị.’ Hà Nội chấp thuận nhưng vẫn tiếp tục dùng danh từ Ải Nam Quan hay Cửa Hữu Nghị; trong khi đó, Bắc Kinh thay đổi danh xưng thành Mục Nam Quan trên bản đồ theo chỉ định của Mao chủ tịch. Nhục thay là hôm nay Trung quốc lại nhận được phần đất này từ tay của các chính trị gia cầm đầu đảng CSVN mà không tốn một viên đạn. Chưa chiến đấu mà đảng CSVN đă cưỡng bức đàn áp Quân Đội Nhân Dân bắt phải đầu hàng! Về phần vịnh Bắc Việt, các ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN cố t́nh chà đạp lên lịch sử của dân tộc khi kư kết Hiệp định phân chia lănh hải Việt Nam, Trung quốc vào ngày 25-12-2000 để dâng cho Bắc Kinh 47% diện tích vùng biển rộng lớn có kho hải sản quan trọng cũng như mỏ dầu hỏa và hơi đốt. Trong quá tŕnh lịch sử đối kháng Bắc phương, Quảng Đông và Quảng Tây c̣n bị vua Quang Trung chuẩn bị dấy quân đ̣i lại từ Thanh triều do đó Bắc Kinh luôn luôn xem vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam. Bản đồ địa dư của Trung quốc ghi rơ là hải cảng của vùng đất cực Nam với địa danh Hợp Phố có tên là Bắc Hải. Hải cảng cực Nam của Trung quốc có tên ‘Bắc Hải’ (cửa biển phía Bắc) bởi v́ nó dẫn ra vùng biển thuộc lănh hải phía Bắc của Việt Nam; nếu Bắc Kinh không công nhận vịnh Bắc Việt của nhân dân Việt Nam th́ đă đặt tên cho hải cảng đó là Nam Hải như tên của đảo Hải Nam v́ nằm ở cực Nam nước Trung Hoa [điển h́nh như thành phố Nam Kinh được mang địa danh này là v́ nằm ở vùng đất phương Nam khác với Bắc Kinh]. Do đó khi đất nước bị rơi vào ṿng nô lệ thực dân Pháp, Ba Lê cấp cho Thanh triều 38% lănh hải vịnh Bắc Bộ qua Ḥa Ước 1887, Bắc Kinh nhanh chóng chấp thuận v́ họ biết vùng biển này không thuộc về Trung quốc. Cho đến hôm nay Bắc Kinh vẫn gọi vùng vịnh Bắc Việt (theo Ḥa Ước 1887) là vịnh Bắc Bộ mặc dầu nằm ở phía Nam Trung quốc; và điều này chứng tỏ tư duy cẩn trọng của họ về chủ quyền phía Bắc của chúng ta. Nhục thay là hôm nay Trung quốc lại nhận được thêm 9% phần lănh hải vịnh Bắc Bộ từ tay của các chính trị gia cầm đầu đảng CSVN mà không tốn một chiến thuyền nào. Chưa chiến đấu mà đảng CSVN đă cưỡng bức đàn áp Quân Đội Nhân Dân bắt phải đầu hàng!
Sự im lặng của đảng CSVN về diện tích biên thùy đă dâng hiến cho
Trung quốc thể hiện bản chất dối trá nhân dân của hàng ngũ đảng viên lănh đạo,
nhưng chính sự im lặng của đảng CSVN về mối nguy hại cho nền an ninh quốc pḥng
do việc dâng đất nhượng biển đó gây ra chứng tỏ bản chất phản bội nhân dân của
các chính trị gia này. Vấn đề
pḥng thủ đất nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội hay Thăng Long, là vấn đề quan
trọng hàng đầu của dân tộc. Ngày xưa khi vua Lư Thái Tổ cho dời kinh đô từ Hoa
Lư về Thăng Long, ngài nhận xét trong chiếu thiên đô là nơi này ‘ở trung tâm
đất nước, có h́nh thế hiểm yếu như rồng ḅ hổ phục, bốn phương sum hợp, người và
vật nhiều đông, thực là chỗ kinh đô quư nhất của Đế
Vương.’ Các triều đại trước c̣n lo sợ dă tâm của phong kiến Trung Hoa cho
nên phải giữ thế thủ nhờ vào rừng núi đất Trường Yên, và do đó phải lấy Hoa Lư
làm kinh đô. Dưới tài lănh đạo của Lư Thái Tổ, dân tộc Việt Nam trở nên hùng cường
và mạnh dạn khuếch trương lực lượng quốc pḥng để đối đầu với Bắc phương. Một
quốc gia hùng cường phải có một kinh đô văn hóa chính trị sầm uất để giữ thể
diện cho dân tộc cũng như tŕnh bày với thế giới các điểm ưu việt của giống ṇi.
Hang hốc núi rừng là nơi của ‘mọi rợ’ yếu ớt; ngược lại, thành quách bao
la hùng vĩ ở đồng bằng trù phú là thánh địa của một dân tộc văn hiến và cần được
pḥng thủ cẩn thận song song với việc bảo vệ biên cương quốc gia. Như vậy nếu vẫn giữ t́nh trạng trước ngày đảng CSVN nhượng thêm cho Bắc Kinh 9% diện tích vịnh Bắc bộ với các hải đảo mang tính cách chiến lược rất gần với thềm lục địa của trung châu Bắc bộ cũng như miền Trung và miền Nam th́ Trung quốc khó có thể trực tiếp đe dọa nền an ninh Việt Nam. Nhưng sau khi đảng CSVN nhượng thêm lănh hải cùng các chiến đảo cho Bắc Kinh vào ngày 25-12-200 th́ t́nh thế chiến cục đă thay đổi hẳn. Trung quốc bây giờ có thể xây dựng các căn cứ quân sự và kho tiếp liệu cần thiết trên các hải đảo gần thềm lục địa Việt Nam để trực tiếp đe dọa không những Hà Nội mà c̣n cả miền Trung và Nam. Bản tuyên bố của Trung quốc về chủ quyền toàn vùng Biển Đông có khoảng 64 xác định quyền phong tỏa biển Đông Hải bao vây Việt Nam là Trung Quốc nếu muốn có thể bắt buộc Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào có chiến thuyền ra vào biển Đông Hải phải xin phép Bắc Kinh. Trong năm 1992, sự kiện Trung quốc đă chận bắt các tàu chở hàng Việt Nam cho thấy dă tâm bành trướng của Bắc Kinh. Gần đây hơn là vào tháng 2-2001 khi báo Sài G̣n Giải Phóng đăng bài về đơn vị hành chính Trường Sa của Việt Nam, bộ ngoại giao Trung quốc đă nhanh chóng phản đối: ‘Trung Quốc có chủ quyền toàn vẹn bất khả tranh chấp đối với quần đảo Trường Sa và toàn vùng lănh hải liên hệ. Bất cứ quốc gia nào có hoạt động ǵ trên quần đảo này đều xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, đều bất hợp pháp và vô giá trị.’ Thay v́ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng đảo Trường Sa như bài báo Sài G̣n Giải Phóng, Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Việt Nam Phan Thúy Thanh bị đảng CSVN chỉ thị phải hạ thấp tầm quan trọng chủ quyền đất nước bằng lối trả lời phớt lờ: ‘Đó chỉ là một tờ báo thành phố.’ Bằng hiệp định phân chia lănh hải Việt-Trung, đảng CSVN rơ ràng đă phản bội nhân dân và đặt sự an nguy của đất nước vào t́nh thế nguy hiểm bởi v́ Bắc Kinh có thể phong tỏa tấn công Việt Nam dễ dàng hơn vạn lần. Hành động cắt đất nhượng biển của đảng CSVN đă chụp lên đầu Quân Đội Nhân Dân nỗi nhục bất lực và gây ra mối nguy hại vô lường cho nhân dân Việt Nam.
Nhân dân và quân đội được ǵ khi đảng CSVN dâng đất nhượng
biển cho Trung quốc? Báo chí
Trung Quốc tiết lộ mập mờ về lời hứa suông của Bắc Kinh liên
quan đến việc tài trợ xây dựng dự án thủy lực, quặng mỏ và giao thương trị giá
‘hàng tỉ mỹ kim.’ Bánh vẻ ‘hàng tỉ mỹ kim’ thật sự quá nhỏ nhặt để
phải dâng đất nhượng biển nếu so với số tiền 3 tỉ mỹ kim mà Việt kiều tài trợ
hàng năm. Do đó thực chất th́ nhân dân Việt Nam mất đi
lănh thổ biên thùy của Tổ Tiên nhưng lại không được hưởng quyền lợi giá trị nào
từ phía Trung quốc. Ngay cả vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng vẫn bị Trung cộng
tranh đoạt sau khi đảng CSVN đă hèn hạ cắt đất chia biển của dân tộc cho Bắc
Kinh mà không dám đặt điều kiện. Không nhận được quyền lợi khả trọng nào mà nhân
dân Việt Nam c̣n lại bị đặt vào tŕnh trạng nguy hiểm v́ đảng CSVN đă dâng cho
Trung quốc những hải đảo mang tính cách chiến lược rất gần thềm lục địa Việt Nam;
sự an ninh của nhân dân từ nay luôn luôn bị đe dọa bởi nguy cơ bành trướng của
Bắc Kinh.
Kẻ thủ lợi lớn nhất
trong cuộc chia đất nhượng biển này là Trung quốc với dă tâm bành trướng ảnh hưởng
khắp Á châu. Sự kiện Bắc Kinh
từ chối không bàn đến việc trao trả cho Việt Nam vùng đảo Trường Sa, Hoàng Sa
chứng minh đảng CS Trung quốc khinh bỉ đảng CSVN và gián tiếp phỉ báng thái độ
im lặng ‘Nước mất, Dân nguy, Quân khổ nhục’
của Quân Đội Nhân Dân. Kẻ thủ lợi
thứ hai là nhóm chính trị gia đảng CSVN bán nước cầu vinh. TBT đảng CS Trung
Quốc Đặng Tiểu B́nh khi c̣n sống đă đánh giá bè nhóm chính trị gia đảng CSVN là
‘lũ man trá’ quên ân nghĩa trợ giúp của Bắc Kinh trong cuộc chiến 30 năm;
chắc chắn lối đánh giá thấp hèn này chưa thay đổi trong tư duy của hàng ngủ lănh
đạo Bắc Kinh. Nhóm chính trị gia đảng CSVN đối với dân tộc Việt Nam và Quân Đội
Nhân Dân không chỉ là ‘lũ man trá’ mà c̣n là thành phần phản bội đặt đất
nước vào ṿng hiểm nguy khi kư kết bán nước cầu vinh. Đối đầu với bài toán xây
dựng đất nước, v́ tham nhũng và thiếu khả năng, đảng CSVN đă đẩy đất nước vào
ngục tù nghèo đói nhưng lại sợ nhân dân và Quân Đội Nhân Dân trổi dậy cho nên
bám chặc vào chiếc phao Bắc Kinh bằng cách dâng đất nhượng biển; và Trung Quốc
đă biết lợi dụng cơ hội này để đặt điều kiện như đă thành công đối với đảng CSVN
vào đầu thập niên 1970 về vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa (văn thư nhượng
đảo và nhượng biển của Phạm Văn Đồng, kư ngày 14-9-58, gởi Chu Ân Lai ‘.. ghi
nhận và tán thành.. quyết định về hải phận của Trung quốc’ trong khi chính quyền
VNCH ở Sài G̣n mặc dầu bị xem là ngụy quyền đă dám hải chiến với Bắc Kinh và ra
bạch thư xác định chủ quyền Việt Nam trên lănh hải Hoàng Sa, Trường Sa.)
‘Nước mất, Dân nguy, Quân khổ nhục. Đời sống quân ngũ là cận kề cái chết nay chiến binh bộ đội lại mang thêm nỗi nhục bất lực do đảng CSVN tạo ra; khi ra khỏi quân đội hay về hưu, chiến binh bộ đội lại phải đối đầu với đói rách triền miên trong khi các tướng lănh tham nhũng và nhóm chính trị gia đảng CSVN sống phè phởn trên sự hy sinh của nhân dân chiến binh. Đối đầu với bài toán xây dựng đất nước, v́ tham nhũng và thiếu khả năng, đảng CSVN đă đẩy đất nước vào ngục tù nghèo đói. Ban đầu đảng CSVN c̣n đổ lỗi cho hậu quả chiến tranh tác hại để ngụy biện cho t́nh trạng nghèo nàn của nhân dân và cán binh; nhưng đă hơn một phần tư thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất và dân tộc đă đào tạo được một thế hệ thanh thiếu niên hoàn toàn mới mà đất nước vẫn ch́m đắm trong ngục tù nghèo hèn do chính sự tham nhũng và thiếu khả năng của đảng CSVN dẫn đến. Nay nhóm tướng lănh tham nhũng và chính trị gia đảng CSVN lại bán đứng luôn cả đất nước của nhân dân cùng danh dự của Quân Đội Nhân Dân để có thể tiếp tục nắm quyền sinh sát; họ đă dâng đất nhượng biển cho Trung cộng mà không đếm xỉa ǵ đến quyền lợi của Nhân Dân cũng như khinh thường khả năng phản kháng của Quân Đội Nhân Dân. Nhóm tướng lănh tham nhũng và chính trị gia đảng CSVN sống vinh hoa phú quư đang lo sợ nhân dân và cán binh trổi dậy cho nên một mặt bám chặc vào chiếc phao Bắc Kinh bằng cách dâng đất nhượng biển, một mặt lại xiết chặt ṿng đai cưỡng bức tư tưởng và đàn áp Quân Đội và Nhân Dân. Nhằm bảo vệ quyền lợi bè phái, họ sẳn sàng sử dụng bạo lực để cưỡng bức tư tưởng và đàn áp tướng sĩ dám nói lên sự thật ‘bán nước cầu vinh’ của đảng CSVN như đă làm trong quá khứ đối với các thành phần khác điển h́nh như (i) Vụ án xét lại năm 1964 nhằm hạ uy tín của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp vốn bị nghi theo đường hướng cởi mở của Liên Sô, (ii) Vụ giải thể Trần Văn Trà, Huỳnh Tấn Phát và lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1975, (iii) Vụ đàn áp Nguyễn Hộ, Tạ Bá Ṭng, Hồ Hiếu và Câu Lạc Bộ Kháng Chiến năm 1987, (iv) Vụ 1000 chiến binh bộ đội bị bức tử hoặc khai trừ năm 1986 v́ ủng hộ Đại tướng Vơ Nguyên Giáp.
Mặc dầu trực diện với sự
đàn áp khủng bố của đảng CSVN, nhân dân đă trổi dậy và cuộc tranh đấu do chính
các cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân và gia đ́nh liệt sĩ khởi xướng đă xảy ra ở
nhiều nơi. Những cuộc biểu t́nh của nông dân tại Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam Định, Thanh hóa, Bắc Ninh.. đ̣i đất và chống tham nhũng lan rộng nhưng bị
đảng CSVN ém nhẹm. Đặc biệt là ở Thái B́nh vào năm 1997, các cựu chiến binh đă
tổ chức nhiều cuộc xuống đường chống tham ô giành lại ruộng nương. Nhân dân của
158 làng xă tích cực tham gia cuộc đấu tranh cùng với các chiến binh ṛng ră 2
tháng trời cho đến khi bị đảng CSVN đàn áp dă man. Từ năm 1995 măi cho đến hôm
nay, nhiều cựu chiến binh tướng lănh cùng các thành phần nhân dân đă lên tiếng
phê phán đảng CSVN qua Hội Chống Tham Nhũng và các bài viết phổ biến rộng răi
khắp nơi. Công cuộc đấu tranh của nhân dân và các cựu chiến chưa thành
công v́ đảng CSVN
bắt cóc lănh đạo, cưỡng bức tư tưởng và đàn áp tướng sĩ của
Quân Đội Nhân Dân khiến lực lượng chủ yếu này chưa chính thức
can thiệp bảo vệ nhân dân và quyền lợi đất nước chống lại sự đàn áp của đảng.
Hàng triệu người đă nằm xuống để xây dựng lực
lượng Quân Đội
Nhân Dân hùng mạnh với niềm tin là Quân Đội
Nhân Dân sẽ hoàn thành sứ mạng bảo vệ quyền lợi của nhân dân và biên thùy đất
nước với bất cứ giá nào. Rất tiếc là hôm nay những anh hùng trong Quân
Đội
Nhân Dân với vũ khí hiện đại và kinh nghiệm chiến trường trong tay chưa
lên tiếng bảo vệ danh dự cũng như quyền lợi dân tộc và cởi bỏ gông cùm đàn áp
của đảng CSVN nhằm phục vụ quyền lợi chánh đáng của nhân dân. Tuy vậy
tôi vẫn tin rằng hồn thiêng của sông núi và tiền
nhân cũng như anh hùng liệt nữ vô danh nằm xuống v́ lư tưởng độc lập tự do như
bác hai và các bằng hữu sẽ sớm làm thức tỉnh cái tâm vị quốc vong thân
cao thượng trong chiến binh Quân
Đội
Nhân Dân các cấp - vốn là
tinh hoa và hy vọng của đồng bào -
để họ chính thức can thiệp bảo vệ nhân dân cùng quyền lợi đất nước chống lại sự
đàn áp của đảng CSVN bởi v́ phục vụ tổ quốc chính là phục vụ nhân dân, phục vụ
nhà nước dân chủ của dân do dân và v́ dân, chứ không phải đảng CSVN bán
nước cầu vinh. |
|