Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân !

 

Ư kiến người dân:

   
 

Báo Hà Nội mới số 11855 ngày 6-2-2002 đăng trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Phan Thúy Thanh về việc kư hiệp định biên giới Việt Nam-Trung Quốc là “thoả đáng và công bằng đối với cả hai bên”.

Chúng tôi là những người dân, lấy quyền làm chủ đất nước theo quy định của Hiến pháp, xin được nêu thắc mắc và chất vấn Bộ Ngoại giao mấy việc sau:

1). Từ lịch sử lâu đời chúng ta vẫn thường nói và viết: “Nước Việt Nam liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu”.
Ải Nam Quan là biên giới giữa ta và Trung Quốc. Nó có thể coi là một cột mốc khổng lồ phân định đất đai trong lịch sử giữa hai nước luôn luôn có những cuộc chiến tranh với nhau. Xa xưa nó có tên là Trấn Nam Quan, thời Mao Trạch Đông với cụ Hồ đổi là Mục Nam Quan cho có vẻ hoà mục thân ái giữa những người cộng sản. Rồi lại gọi là Hữu Nghị Quan cho ư nghĩa được rơ ràng hơn. Sau cuộc chiến biên giới năm 1979 các đồng chí cộng sản Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học” đến nay, không c̣n ai gọi Mục Nam Quan nữa mà trở lại tên trước đây là ải Nam Quan.

Ở đấy có câu chuyện Nguyễn Trăi tiễn Phi Khanh. Hai cha con ôm nhau khóc. Phi Khanh bảo con trở về rửa nhục cho nước. Nước mắt chảy thành một con suối nhỏ trên vạt đất lơm trước cửa ải.

Thời chống Mỹ giải phóng miền Nam ta có nhờ Trung Quốc sang giúp làm đường. Không biết thế nào mà cột mốc biên giới bị di chuyển, lấn sâu đến 5 kilômét về phía Đồng Đăng. Việc này làm xôn xao dư luận một thời. Đứng ở cái vạch trắng kẻ ngang đường của cây số 0 kilômét bây giờ, nh́n lên không thấy ải Nam Quan đâu cả. Nhà cửa Trung Quốc xây chắn mất. Vạt đất có suối Phi Khanh đă thuộc về Trung Quốc.

Để mất một khu vực mang tính lịch sử như vậy, mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao dám nói là “thoả đáng và công bằng” ư ?

2). Thác Bản Giốc trên Cao Bằng là cảnh đẹp có tiếng của ta. Đă được chụp ảnh, vẽ tranh, triển lăm trong nước và trên thế giới. Cảnh đẹp Bản Giốc đă in sâu vào trong tâm khảm mọi người Việt Nam. Sao bây giờ lại để mất về bên Trung Quốc ? Như thế th́ “thoả đáng và công bằng” ở chỗ nào ?

3). Hang Pắc Bó trước đây ở cách biên giới khá xa. Sao bây giờ lại bị sát vào biên giới ? Đất đai bị mất như vậy mà gọi là “thoả đáng và công bằng” ư ?

Tin ḍ rỉ từ bản hiệp định lộ ra, ta bị mất 720 kilômét vuông, một tin khác là 789 kilômét vuông. Rồi những lư do được tung ra nhằm xoa dịu: “Có chỗ họ lấn ta. Có chỗ ta lấn họ” hoặc “Ta yếu phải chịu lép với họ để đổi lấy hoà b́nh”, “Nếu không th́ đánh nhau ư ? Ta không đủ sức.” ....vv....

Chao ôi! Người cộng sản chúng ta lâu nay vẫn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lănh thổ, mà đến bây giờ lại để mất đất đai cho ngoại bang. Thế là chúng ta có tội với tổ tiên. Có tội với lịch sử. Có tội với hàng triệu triệu liệt sĩ đă ngă xuống cho công cuộc giải phóng tổ quốc bảo vệ non sông. Thế mà lại c̣n dám nói là “thoả đáng và công bằng” ư ? Thử hỏi, trong lịch sử Việt Nam, có triều đại nào để mất đất đai như chúng ta không?

Ư kiến của người dân chúng tôi là:

a). Yêu cầu Bộ Ngoại giao cho công bố nội dung hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc, kèm sơ đồ cụ thể trên thông tin báo chí cho toàn dân được biết (cả sơ đồ biên giới đă kư trước đây giữa Pháp và Măn Thanh năm 1887 và 1895). Đây không phải là điều ǵ bí mật quốc gia mà phải giấu giấu giếm giếm. Đất đai của tổ quốc cần được công khai. Mọi người cần phải được biết.

b). Việc kư kết hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc là việc quan trọng, cần phải được Quốc hội bàn bạc và thảo luận, nếu cần th́ trưng cầu dân ư. Hiệp định thương mại Việt — Mỹ c̣n đưa ra Quốc hội bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu thông qua, th́ hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc không thể chỉ có Thường vụ Quốc hội thông qua là được. Làm ăn kiểu đi đêm lén lút như thế thật đáng chê trách.

Chiểu theo các điều 12, 13, 14 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đă được ghi nhận trong Hiến pháp “phê chuẩn hoặc băi bỏ các điều ước quốc tế đă kư”, người dân chúng tôi yêu cầu Quốc hội hăy thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của ḿnh. Cho ngừng việc đóng cột mốc biên giới, buộc phải đưa hiệp định ra Quốc hội thảo luận và cần nữa th́ trưng cầu ư kiến của toàn dân.

c). Việc kư hiệp định về biển với Trung Quốc, nghe nói bên ta để thiệt 10% diện tích biển so với hiệp định Pháp đă kư với Măn Thanh (trước kia ta 64%, Trung Quốc 36% ; bây giờ ta 53%, Trung Quốc 47%). Việc thực hư như thế nào, yêu cầu phải công bố trên thông tin đại chúng cho toàn dân biết. Quốc hội phải được bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu về việc này.

Vua Lê Thánh tông nói: “Để mất một tấc đất là có trọng tội với tổ tiên”. Rất mong những người cộng sản cầm quyền ngày nay hăy noi gương các triều đại trước, không thể để mất đất như thế được.

Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đất này? Tất nhiên người kư là ông chủ tịch nước Trần Đức Lương, cùng ông cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu người đă chỉ đạo việc kư kết trong cuộc đi lén sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân do Tổng cục II bố trí mà Bộ Chính trị không được biết. Ông Phiêu đă bị mắc mỹ nhân kế Trung Quốc, v́ ông này vốn tính đa dâm. Thật đáng buồn cho đất nước!

Nhưng hai người nữa cũng phải chịu trách nhiệm về việc này, là ông Đỗ Mười tổng bí thư khoá VII và nửa nhiệm kỳ khoá VIII, cùng ông Lê Đức Anh chủ tịch nước phụ trách quốc pḥng an ninh đầy quyền lực trước đây. Ông Anh bị ốm sắp chết, bệnh viện 108 đă chịu bó tay, Trung Quốc cử chuyên gia sang cứu chữa, giữ lại mạng sống cho ông Lê Đức Anh. Ơn cao tày núi như vậy th́ ông Lê Đức Anh phải t́m cách báo đền. Hai ông này đă chỉ đạo vấn đề biên giới và là hai nhân vật phải chịu trách nhiệm về khâu thứ nhất của cái hiệp định mất đất đai đáng nhục nhă hổ thẹn này.

Lịch sử rất công minh. Lịch sử sẽ phán xét. Ai v́ dân v́ nước, ai chỉ v́ nồi cơm và chiếc ghế của ḿnh. Ca dao cũ có câu:
    Yêu dân, dân lập đền thờ
    Hại dân, dân đái ngập mồ thối thây.

Bộ Ngoại giao hăy trả lời minh bạch trước dân, hăy trung thực với sự thật, đừng có chơi tṛ chữ nghĩa xảo ngôn lừa bịp mọi người rằng: “Hiệp định biên giới Việt Nam —Trung Quốc là công bằng và thoả đáng đối với cả hai bên”. Ca dao mới đă lưu truyền câu:

        Hoan hô cộng sản Việt Nam
        Cuối đời bán cả giang san nước nhà !

Những người Việt Nam có lương tri không chua xót sao! Không phẫn nộ sao!

Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2002

 

Đoàn Nam Hải
( thay mặt một số các lăo thành cách mạng, các cựu chiến binh của TW và Hà Nội )

   
  Nơi gửi:
- Các vị lănh đạo Đảng và Nhà nước,
- Bộ ngoại giao,
- Các cơ quan truyền thông và báo chí