Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

QUẦN ĐẢO HOÀNG
LÀ CỦA VIỆT NAM

  NV, 16/4/04
   
 

LTS.- Báo chí trong nước hiện nay vẫn xác định chủ quyền của VN trên các hải đảo ngoài biển Đông. Tuy nhiên điều đáng buồn là trong thực tế quần đảo Hoàng Sa đă bị Trung Quốc lần lần chiếm giữ hết trong thời gian từ sau Thế Chiến 2 đến năm 1974. Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ dám công khai lên tiếng phản đối và đ̣i lạị Dưới đây là trích thuật một bài viết trên tờ báo
Tuổi Trẻ:
Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo (đá san hô và băi cạn) nằm ở khu vực biển Đông giữa vĩ độ 15045. B-17015. B và kinh độ 1110Đ-1130Đ trên vùng biển rộng 16,000 ki-lô-mét vuông, cách đảo Lư Sơn (tỉnh Quảng Ngăi -VN) khoảng 120 hải lư (1 hải lư = 1.852 ki-lô-mét), cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lư. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 ki-lô-mét vuông và đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất khoảng 1.2 ki-lô-mét vuông. Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngăi, tỉnh Quảng Nam; năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 Hoàng Sa được gọi là xă Định Hải, quận Ḥa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam. Sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Hoàng Sa trở thành huyện đảo của thành phố Đà Nẵng.
Vào đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức đội Hoàng Sa và lấy người từ xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, phủ Quảng Ngăi, ra Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp. Các hoạt động này được kéo dài liên tục kể từ đó cho đến thế kỷ XX và được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như: "Toàn tập thiên nam tứ lộ
đồ thư" của Đỗ Bá tự Công Đạo (năm 1686), "Phủ biên tạp lục" của Lê Quư Đôn (1776), "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Đại Nam thực lục tiền biên", "Đại Nam thực lục chính biên" (1844), "Đại Nam nhất thống chí" (1910), Dư địa chí "Khâm định Đại Nam Hội điền
sử lệ", "Quốc triều chính biên toán yếu"... Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên vùng đảo, nhà Nguyễn c̣n tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo... với các văn bản, sắc lệnh trực tiếp hoặc có liên quan của vua và các chính quyền địa phương liên tục trong các năm 1834, 1835 và 1836. Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lư, nhà Nguyễn đă thể hiện rất rơ quyền làm chủ hai quần đảo nàỵ Biến hai quần đảo thành bộ phận không thể tách rời của lănh thổ VN.
Trong khi đó, các bản đồ và sử liệu của Trung Quốc đều không thể hiện chủ quyền trên hai quần đảo này, thậm chí đến năm 1842 trong sách "Hải Lục" cũng c̣n ghi rằng: "Vạn lư trường sa gồm những băi cát nổi trên biển dài mấy ngàn dặm, làm phên dậu bên ngoài của nước An Nam..." Năm 1951, tại Hội Nghị San Francisco xác định lại lănh thổ của các quốc gia sau Thế Chiến Thứ Hai, Thủ tướng chính quyền của Vua Bảo Đại là ông Trần Văn Hữu đă ra tuyên bố chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa, lời tuyên bố này đă không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào từ hội nghi..
Theo quyết định của chính phủ VN hiện nay, Hoàng Sa là huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, chủ tịch huyện là ông Trần Thọ, văn pḥng đặt tại số 40 Yên Bái, thành phố Đà Nẵng.
Nhưng có điều quyết định không hề nói đến việc Hoàng Sa bị chiếm và việc đ̣i lại hải đảo quan trọng nàỵ

   
   
 

Bắc Kinh phản đối Hà Nội vi phạm
"lănh thổ Trung Quốc" ở Trường Sa

   

BẮC KINH 16-4 (TH).- Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc,Vương Nghị, hôm Thứ Sáu 16-4-2004 cho triệu đại sứ CSVN Trần văn Luật đến để "nghiêm trọng phản đối" chính quyền Hà Nội vi phạm chủ quyền lănh thổ của họ khi chuẩn bị tổ chức cuộc du lịch đến quần đảo Trường Sa mà họ gọi là quần đảo "Nam Sa".
Khổng Quan, phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Trung Quốc cho hay trước khi đưa ra sự phản đối chính thức nói trên, Bắc Kinh đă bày tỏ sự quan tâm nhiều lần cũng như đă chống vấn đề này nhiều lần.
Hồi đầu tháng, VN loan báo sẽ tổ chức chuyến du lịch đến quần đảo Trường Sa lần đầu tiên vào ngày 19-4-2004 tới đây với khỏang 100 ngườị Bắc Kinh tức khắc lên tiếng phản đối nhưng Phi Luật Tân lại cho hay phía VN không vi phạm thỏa hiệp đă kư trước đây về nguyên tắc ứng xử ở khu vực biển Đông, trong đó bao gồm (nhưng không nói rơ ràng) cả khu vực quần đảo Trường Sạ. Phát ngôn viên Khổng Quan nói Trung Quốc có chủ quyền "không thể tranh căi" đối với quần đảo "Nam Sa", một điều mà phía chính quyền VN cũng đă lập lại nhiều lần là VN có chủ quyền "không thể tranh căi" đối với quần đảo nàỵ
Theo lời phát ngôn viên này, Bắc Kinh hy vọng phiá VN tôn trọng các sự thỏa thuận giữa hai nứơc cũng như tôn trọng các nguyên tắc ứng xử ở biển Đông mà Trung Quốc đă kư kết với các nước ASEAN năm 2002 trong đó VN là hội viên. Quan nói rằng phía Hà Nội phải ngưng ngay các hành động có thể làm cho t́nh h́nh khu vực phức tạp thêm.
Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1974 khi hải quân và địa phương quân VNCH trấn thủ ở đâỵ Sau khi miền Nam VN rơi vào tay Cộng sản, Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa và ít ra hơn 80 lính hải quân CSVN thiệt mạng trong các trận giao tranh vào các năm 1988 và 1991.