Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Luật sư Trần Thanh Hiệp và việc Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

   
   
 

Ghi chú: Quốc Hội Việt Nam vừa phê chuẩn ngày 15-6-2004 Hiệp định về phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đài Á Châu Tự Do đă phỏng vấn ông Trần Thanh Hiệp - cựu luật sư thuộc hai luật sư đoàn Toà Thượng Thẩm Sài G̣n và Toà Thượng Thẩm Paris, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền - về việc phê chuẩn nói trên. Dưới đây là cuộc phỏng vấn luật sư Hiệp, qua đường dây viễn liên ngày 18-6-2004, do Việt Long thực hiện.

Đài ACTD: Hôm 15 tháng sáu vừa qua Quốc Hội Việt Nam vửa phê chuẩn Hiệp định về phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.  Điều đáng lưu ư là báo chí cũng như chính phủ trong nước không hề thông báo về tiến tŕnh thảo luận cũng như nội dung của cuộc thảo luận trong Quốc Hội về vấn đề này mà đến phiên bế mạc th́ chủ tịch Quốc Hội Nguyên Văn an mới thông báo việc phê chuẩn ấy.  Ông có nhận định ǵ về sự kiện đó, nh́n trên phương diện pháp  lư, và theo ông th́ nguyên do v́ sao?

Trần Thanh Hiệp: Trong quá tŕnh h́nh thành của một hiệp ước, phê chuẩn là giai doạn chót. Ngày 15-6-2004, cơ quan lập pháp đảng lập của Việt Nam xă hội chủ nghĩa, có tên gọi là Quốc Hội, đă phê chuẩn Hiệp định về phân định lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo tôi, bàn về “phê chuẩn” không phải chỉ cần t́m hiểu chữ “phê chuẩn” theo nghĩa thông thường của nó mà phải đặc biệt quan tâm đến những hậu quả pháp lư của thuật ngữ luật học này. Việc 424 đại biểu, của cái gọi là “cơ quan quyền lực cao nhất”, thông qua nội dung của Hiệp định Việt-Trung nói trên, đă mang lại cho văn bản này hiệu lực cưỡng hành phía Việt Nam phải tôn trọng tất cả những điều khoản văn bản ấy chứa đựng. Hiệu lực mà, nếu nó không được phê chuẩn, th́ nó sẽ không bao giờ có. Như mọi người đă biết, Hiệp định vừa được phê chuẩn là một văn bản qui định Việt Nam phải mất cho Trung Quốc mười mấy ngàn cây số vuông biển, với tất cả những tài nguyên tiềm ẩn trong nước và dưới thềm lục địa. Từ nay, v́ đă có việc phê chuẩn, việc mất biển và của cải này không c̣n là những lời tố cáo, tranh căi suông nữa mà đă biến thành sự thật. Theo tin của nhật báo Nhân Dân th́ không có tranh luận, chỉ có  Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại là ông Vũ Măo đọc tờ tŕnh về bản Hiêp dinh rồî biểu quyết để thông qua. Rơ ràng là một màn bi hài kịch thách đố cả nước. Thật không tưởng tượng được lại có thể có những người cầm quyền khinh dân, coi thường chủ quyền quốc gia đến mức độ như vậy. Hết dâng đất lại đến dâng biển, hồ sơ những việc làm mờ ám của tập đoàn cầm quyền cộng sản ngày càng dày.

Đài ACTD : Người phát ngôn của bộ ngọai giao Việt Nam trả lời báo chí có nói rằng đây là lần đầu tiên có một được biên giới có giá trị pháp lư để phân định rơ phạm vi và chế độ pháp lư lănh hải cùng những vấn đề liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982.  Ông có ư kiến ǵ về quan điểm đó của chính phủ Việt Nam?

Trần Thanh Hiệp: Luật quốc tế vốn là thứ mà chính quyền Hà Nội không ưa thích và nhất là không hề tỏ ra muốn tôn trọng. Điều này đă quá hiển nhiên suốt mấy thập niên qua, trên địa hạt nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng trong vụ Hiệp định về lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, kư kết với Trung Quốc, th́ Hà Nội lại trích dẫn luật ấy để tự biện minh và phô trương thành tích. Chúng ta đă biết các nhà lănh đạo cộng sản Việt Nam, từ thập niên 90, năm lần bảy lượt thay phiên kéo nhau qua Bắc Kinh “khấu đẩu”, như báo chí phương Tây đă nói bóng gió. Chúng ta cũng được nghe những giai thoại về việc cựu Tổng bí thư đảng cộng sản đàn em Lê Khả Phiêu, trong chuyến đi Bắc Kinh phó hội với đảng cộng sản đàn anh để thương thảo về vấn đề biên giới trên đất và trên biển đă rơi vào bẫy. Về phần người thuộc cấp thừa hành trong các cuộc thương thuyết trực tiếp, ông Lê Công Phụng, th́ đă phải mượn luật quốc tế, luật biển 1982 của LHQ làm bùa hộ mạng rồi trổ tài nguỵ biện để bao che cho cấp trên đồng thời huyễn hoặc dân chúng. Theo ông Phụng, về diện tích tổng thể “ta được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77%”.” Tức là “ta hơn Trung Quốc 6,46%” nghĩa là “khoảng 8205 cây số vuông”. Câu hỏi cần đặt ra là có đúng như ông Phụng khẳng định là Việt Nam đă giành được phần hơn không? Câu hỏi này đă được nhiều người ở trong nước cũng như ở ngoài nước giải đáp cặn kẽ. Tôi chỉ xin nhắc lại ở đây hai nhận định của cựu Trung tá Hải quân Vũ Hữu San, tác giả của quyển “Vịnh Bắc Việt” [xuất bản năm 2002, tái bản có sửa chữa tháng 3-2004] đầy ắp thông tin về lịch sử và cổ sử hàng hải Việt Nam, về địa lư nhân văn, đia lư sinh học, tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Tác giả họ Vũ đă nói về kết quả cuộc thương thuyết kể trên như sau: “Trong lịch sử nhân loại, chưa thấy nước nào khi bị quốc gia láng giềng chiếm đoạt lănh thổ và hải phận mà lại hoan hỉ như Việt Nam”. Và ông đă đưa ra một bản đồ vẽ theo luật biển 1982 của LHQ để kết luận rằng: “Vùng hải phận Việt Nam bị mất đi rất lớn, ước lượng vào khoảng 15.000 cây số vuông, chưa kể ưu thế về đáy biển Việt Nam chạy xuôi ra khơi, chiều dài bờ biển, dân cư Việt Nam duyên hải đông đảo v.v…(…) Việt Nam mất nhiều quá”.

Đài ACTD:Giá trị pháp lư của hiệp uớc này ra sao?  Có phải đây là một văn kiện măi măi phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vịnh Bắc bộ không

Trần Thanh Hiệp: Giới lănh đạo cộng sản Việt Nam cũng như các chuyên gia của họ, hữu ư hoặc vô t́nh, coi thường dư luận dân chúng nên đă đưa ra những lời tuyên bố rất khó nghe về vụ họ nhường đất, nhường biển cho Trung Quốc. Họ lập tâm muốn tạo ra một luồng dư luận theo đó Hiệp định liên quan đến biên giới trên biển họ đă kư kết với nước đàn anh của họ là hợp lư, công bằng, trên cơ sở áp dụng luật biển 1982 của LHQ. Nhưng luật biển này đă chỉ được cả hai bên VN và TQ lấy làm bung xung để xoá bỏ thoả ước Thiên Tân 26-6-1887 với đường “ranh giới đỏ”, trong ư đồ toa rập với nhau giành lại phần hơn về đủ mặt cho Trung Quốc. Nguyên tằc phân chia lănh hải theo Trung tuyến của Luật biển 1982 đă không được áp dụng v́ nếu áp dụng th́ Trung Quốc sẽ mất những lợi thế họ cần có và muốn có. Cho nên, có thể nói trong thực chất, Hiệp định vừa được phê chuẩn chỉ là một bản văn pháp lư hợp thức hoá và hợp pháp hoá cho một hành vi lấn chiếm trá h́nh của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nó sẽ có hiệu lực vô hạn định cho đến khi nào có sửa đổi. Như vậy, đối ngoại nó có những giá trị nhất định v́ đă được kư kết giữa hai chính quyền cộng sản tại chức. Nhưng đối nội, nhân dân Việt Nam đương nhiên phủ nhận giá trị của Hiệp định này, bởi lẽ nó đă ngang ngược xâm phạm nguyên tắc thiêng liêng “toàn vẹn lănh thổ”. Nhân dân trong hiện t́nh đành chịu để mặc cho chính quyền đảng trị Hà Nội tự tung tự tác, nhưng không thể không đặt vấn đề trách nhiệm của chính quyền này.    

Đài ACTD: Theo kinh nghiệm của ông về pháp lư và bang giao quốc tế th́ trong tuơng lai có thể nào có cơ may để Việt Nam đặt lại vấn đề lănh hải và biên giới trên bộ với Trung Quốc, nói rơ hơn là những chính phủ sau này có thể thảo luận lại với Bắc Kinh để đ̣i lại những phần lănh thổ và lănh hải mà v́ lư do chính trị, kinh tế hay lư do nào khác, đă phải chịu thua thiệt và nhượng bộ phía Trung Quốc không

Trần Thanh Hiệp: Ngày nào mà chính quyền Hà Nội c̣n tại chức và vẫn theo đuổi đường lối hội chủ nghĩa hiện nay th́ không có hi vọng ǵ đặt lại vấn đề biên giới trên đất hay trên biển với Trung Quốc. Những chính phủ sau này, nếu vẫn đi theo vết xe xă hội chủ nghĩa, th́ cũng chẳng thể có cơ hội nào để xét lại. Theo tôi, đứng về mặt luật quốc tế, luật biển của LHQ mà xét, bất cứ lúc nào cũng có thể mở ra cuộc tái thương thuyết nếu cả hai bên kết ước đều muốn. Và nếu không t́m được giải pháp thoả hiệp bằng đường lối thương lượng th́ có thể nhờ Toà án về Luật biển hay các toà án Trọng tài phân giải. Tôi không mấy lạc quan khi liên tưởng đến triển vọng xét lại này. Các Hiệp định về biên giới mà Hà Nội đă kư kết với Bắc Kinh, mà các đảng biểu của Việt Nam xă hội chủ nghĩa đă phê chuẩn, chính là loại Hiệp ước bất b́nh đẳng mà kinh nghiêm cho thấy hàng trăm năm sau vẫn chưa thay đổi được. Trong hiện t́nh, dễ dàng lấy lại được những ǵ đă mất chỉ là một giấc mơ mà thôi .

Đài ACTD: Xin cảm ơn luật sư./