Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Hiệp Định Đánh Cá Đă Có Hiệu Lực Thi Hành
Phê Duyệt Không Phê Chuẩn

   
 

L.S. Nguyễn Hữu Thống

 

 

L.S. Nguyễn Hữu Thống

 

Ngày 25-12-2000 tại Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc đă kư hai hiệp ước về Vịnh Bắc Bộ: Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ gọi tắt là Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Bộ gọi tắt là Hiệp Định Đánh Cá. 

Ngày 15-6 vừa qua Quốc Hội Việt Nam đă phê chuẩn Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ. Hiệp Định này đă được Chủ Tịch Nước ban hành để có hiệu lực thi hành từ 30-6-2004.

Cho đến nay Quốc Hội vẫn chưa thảo luận và biểu quyết phê chuẩn Hiệp Định Đánh Cá. Mặc dầu vậy, cuối tháng 6-2004, Bộ Ngoại Giao Việt Nam và Trung Quốc thông báo việc chính phủ hai nước đă hoàn thành các thủ tục pháp lư nội bộ đối với Hiệp Định Đánh Cá, và thỏa thuận rằng Hiệp Định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-6-2004 (đồng thời với Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ).

Trong lễ trao đổi Thư Phê Chuẩn Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ , Ngoại Trưởng Việt Nam tuyên bố Hiệp Định Đánh Cá kư đồng thời với Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ, sẽ có hiệu lực thi hành đồng thời. Nó không cần phải đưa ra Quốc Hội phê chuẩn và cũng không cần có sự ban hành của Chủ Tịch Nước. Nó có giá trị pháp lư và có hiệu lực thi hành sau khi được hai chính phủ “phê duyệt” hồi tháng 6 vừa qua.
Đây hiển nhiên là một vi phạm luật pháp.

Theo luật công pháp và thủ tục pháp lư, các hiệp định quốc tế phải được chính phủ (do các bộ trưởng đại diện) kư kết. Sau đó, Quốc Hội, đại diện quốc dân, sẽ họp khoáng đại để phê chuẩn (ratify). Và Chủ Tịch Nước, đại diện quốc gia,sẽ ban hành (promulgate) để có hiệu lực thi hành.

Trong khi đó, Hiệp Định Đánh Cá chỉ có sự phê duyệt của chính phủ (approve, confirm), mà không có sự phê chuẩn của Quốc Hội và sự ban hành của Chủ Tịch Nước. V́ không tôn trọng các thủ tục pháp lư, trên nguyên tắc, nó chưa phải là một hiệp định quốc tế có hiệu lực thi hành.
Vẫn biết trong chế độ độc tài đảng trị, Đảng Cộng Sản nắm quyền toàn trị, khai sanh ra nhà nước và lănh đạo nhà nước. Đối với Đảng Cộng Sản, chính phủ chỉ là tay sai (để thực thi các nghị quyết của Đảng), quốc hội chỉ là bù nh́n, ṭa án chỉ là công cụ, và chủ tịch nước chỉ ngồi làm v́. Dầu sao các cơ quan công quyền này đă được thiết lập trong hiến pháp. Do đó chính phủ vẫn phải tuân hành các thủ tục pháp lư. Và chính phủ không thể vừa lén lút kư kết, vừa âm thầm phê duyệt, vừa đột ngột công bố.
Nếu ngày nay Đảng Cộng Sản muốn cải tổ bộ máy chính quyền để thống nhất Đảng và Nhà Nước, họ có thể hủy băi hiến pháp, giải tán quốc hội và giải nhiệm chủ tịch nước.

Thay vào đó Bộ Chính Trị chỉ cần thiết lập 3 cơ quan trực thuộc:

1. Sở Lập Pháp để soạn thảo luật.
2. Sở Hành Pháp để chấp hành luật, và
3. Sở Tư Pháp để xử đoán và chế tài vi phạm luật.
Như vậy vừa giản tiện vừa trung thực.

TIỀN LỆ

Ai cũng biết, ngày 15-6 vừa qua, Quốc Hội có thể biểu quyết phê chuẩn đồng thời Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Đánh Cá. Tuy nhiên Đảng Cộng Sản chưa muốn công khai hóa Hiệp Định Đánh Cá. V́ họ e ngại phản ứng của đồng bào các giới (như trường hợp Hiệp Định Biên Giới Việt Trung). 

Hiệp Định Đánh Cá có liên hệ mật thiết đến đời sống của hơn 13 triệu dân miền duyên hải. Với sự thiết lập vùng đánh cá chung 60 hải lư tại biển khơi, trên thực tế Đảng Cộng Sản sẽ hiến dâng toàn thể tôm cá hải sản, các tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên cho Trung Cộng.

Ngoài ra họ c̣n có hậu ư muốn tạo một tiền lệ để áp dụng cho các hiệp ước tương lai, như hiệp định hợp tác khai thác dầu khí tại Vịnh Bắc Việt, và các hiệp định hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí tại miền duyên hải Trung và Nam Việt.

Kể từ 1958, qua văn thư của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, đă cam kết thừa nhận chủ quyền lănh hải của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Căn cứ vào sự thừa nhận này Trung Cộng sẽ kiếm cớ (dầu vô lư) đ̣i chủ quyền lănh hải tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa để yêu cầu hợïp tác đánh cá và khai thác dầu khí tại Trung và Nam Việt. Dầu rằng, theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tại vùng này, không có thềm lục địa chung hay vùng đặc quyền kinh tế chung giữa Việt Nam và Trung Quốc như tại Vịnh Bắc Bộ để hai nước có thể khai thác chung.

HẬU QUẢ.

Trong bản tường tŕnh tháng 2, 2001 của Đảng Cộng Sản Tạp Chí Cộng Sản tiết lộ rằng ngay từ đầu thập niên 70 (khi Chiến Tranh Việt Nam chưa kết thúc), Việt Nam và Trung Quốc đă tiến hành đàm phán về những vấn đề lănh thổ, lănh hải, và thiết lập vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Bộ. 

Hiệp Định Đánh Cá thiết lập vùng đánh cá chung rộng 60 hải lư, mỗi bên 30 hải lư, phía Nam đảo Bạch Long Vĩ,ï từ vĩ tuyến 20 (Ninh B́nh, Thanh Hóa) đến Cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 (Quảng B́nh, Quảng Trị).

Tại Quảng B́nh biển rộng chừng 120 hải lư, theo đường trung tuyến Việt Nam được 60 hải lư. Trừ 30 hải lư cho vùng đánh cá chung ngoài khơi, ngư dân chỉ c̣n 30 hải lư gần bờ.

Tại Ninh B́nh biển rộng chừng 170 hải lư, theo đường trung tuyến Việt Nam được 85 hải lư. Trừ 30 hải lư cho vùng đánh cá chung, ngư dân chỉ c̣n 55 hải lư gần bờ. Các bờ biển Thái B́nh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ cách vùng đánh cá chung từ 40 đến 50 hải lư.

Theo nguyên tắc hùn hiệp, căn cứ vào số vốn, số tầu, số chuyên viên kỹ thuật gia và ngư dân chuyên nghiệp, Trung Quốc sẽ là chủ nhân ông được toàn quyền đánh cá ở cả hai vùng, vùng đánh cá chung và vùng hải phận Trung Hoa. Như vậy tại vĩ tuyến 20, trong khi ngư dân Việt Nam chỉ c̣n 55 hải lư để đánh cá, th́ Đảo Hải Nam sẽ có 115 hải lư về phía Tây cộng thêm 200 hải lư vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá về phía Đông thông sang Thái B́nh Dương theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Đây là một sự bất công quá đáng!

Ngày nay Trung Quốc là quốc gia ngư nghiệp mạnh nhất thế giới. Trên mặt đại dương, trong số 10 tầu đánh cá viễn duyên trọng tải trên 100 tấn, ít nhất có 4 tầu mang hiệu kỳ Trung Quốc. Như vậy, trong cuộc hợp tác đánh cá với Trung Quốc, Việt Nam chỉ là cá rô, cá riếc sánh với cá mập, cá ḱnh:

a) Trong số 17 quốc gia ngư nghiệp phát triển trên thế giới có tầu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, một ḿnh Trung Quốc chiếm hơn 40 % số tầu, so với 5% của Hoa Kỳ, 3% của Nhật Bản và 2% của Đại Hàn, (Việt Nam không có mặt trong số 17 quốc gia này). 

b) Các tầu đánh cá lớn này có trang bị các lưới cá dài với tầm đánh bắt 50 hải lư. Do đó đoàn ngư thuyền Trung Quốc chỉ cần đậu trong khu vực đánh cá chung mà vẫn có thể chăng lưới về phía tây sát bờ biển Việt Nam để đánh bắt hết tôm cá, hải sản, từ Thái B́nh, Nam Định, Ninh B́nh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng B́nh, Quảng Trị. Chăng lưới đánh cá tại khu vực Việt Nam là vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên các đội tuần cảnh duyên hải sẽ ngoảnh mặt làm ngơ. Là cơ quan kinh tài của Đảng, họ sẽ triệt để thi hành chính sách thực dụng “làm giàu với bất cứ giá nào”, kể cả bằng sự đồng lơa vi phạm luật pháp và vi phạm hiệp ước. 

Trong cuộc hợp tác này không có b́nh đẳng và đồng đẳng. Việt Cộng chỉ là kẻ đánh ké, môi giới hay mại bản, giúp phương tiện cho Trung Cộng mặc sức vơ vét tôm cá hải sản của ngư dân để xin chia hoa hồng (giỏi lắm là 10%, v́ Trung Quốc có hầu hết các tầu lớn, lưới dài và các công nhân viên chuyên nghiệp).

c) Rồi đây Trung Cộng sẽ công nhiên vi phạm Hiệp Định Đánh Cá. Cũng như họ đă thường xuyên vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vi phạm nghĩa vụ bảo toàn ngư sinh cho biển cả và tương lai. Chính sách cố hữu của họ là tận thâu, vét sạch và cạn tầu ráo máng.

d) Với 25 năm kinh nghiệm trong nghề cá, Trung Quốc đă đào tạo được một đội ngũ công nhân viên đông đảo gồm các kỹ thuật gia giàu kinh nghiệm, các chuyên viên điện tử và các ngư dân chuyên nghiệp có tay nghề. Trong khi đó, về phía Việt Nam, chỉ có một số công nhân không chuyên môn để sai phái trong các công tác tạp dịch và công tác vệ sinh.

Sau 1/4 thế kỷ theo kinh tế thị trường, với sự phát triển vượt bực về công kỹ nghệ, thương mại, đánh cá và khai thác dầu khí, ngày nay tại miền duyên hải Trung Hoa, các nguồn lợi thiên nhiên như tôm cá, dầu khí đă cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu canh tân kỹ nghệ hóa và nạn nhân măn (của 1 tỷ 300 triệu người) đ̣i hỏi Trung Quốc phải mở rộng khu vực đánh cá và khai thác dầu khí về phía Nam. 
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là thôn tính Biển Đông về kinh tế, bằng cách đ̣i khai thác chung nghề cá và dầu khí tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mă Lai, Nam Dương v...v...

Việt Nam là nạn nhân tự nguyện đầu tiên. Với sự thi hành Hiệp Định Đánh Cá, Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu đánh cá tự do cho đội ḱnh ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch và cạn tầu ráo máng.
Từ đánh cá đến khai thác dầu khí chỉ c̣n một bước.
Trong Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác.

Hiện nay Trung Quốc đă có sẵn nhiều dự án thăm ḍ và khai thác dầu khí, như Dự Án Quỳnh Hải phía Tây đảo Hải Nam và Dự Án Vịnh Bắc Bộ phía Bắc vĩ tuyến 20. Ngoài ra từ 1992 Trung Quốc đă nhượng quyền khai thác dầu khí tại băi Vạn An cho một hăng dầu Hoa Kỳ, kế bên băi Tứ Chính của Việt Nam, về phía Đông Nam Cà Mau.

Với chính sách vết dầu loang, sau kế hoạch hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí tại Vịnh Bắc Việt là kế hoạch hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí tại duyên hải Trung và Nam Việt.

Điều đáng lưu ư là vùng lănh hải này thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đánh cá 200 hải lư của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam. Ở đây không có sự trùng điệp hay chồng lấn hải phận như tại Vịnh Bắc Việt.

Mặc dầu vậy, Trung Cộng sẽ viện dẫn chủ quyền lănh hải tại vùng biển Hoàng Sa Trường sa để đ̣i có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chung với Việt Nam. Nhằm tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt.

Bằng kế hoạch thôn tính Biển Đông về kinh tế, đế quốc Bắc Kinh buộc Hà Nội phải hiến dâng hải sản và lănh hải từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh năm 1958. (Qua năm sau, 1959,với sự yểm trợ của Trung Quốc, Việt Cộng công khai phát động chiến tranh xâm chiếm Miền Nam). 

Với sự thi hành Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Việt, không cần đến 15 năm như thời hạn quy định trong hiệp ước, chỉ năm ba năm sau, toàn thể hải sản, tôm cá Vịnh Bắc Việt sẽ khánh kiệt và không thể phục sinh trong vài ba thế hệ. Và hàng triệu ngư dân từ Thái B́nh, Nam Định, Ninh B́nh, Thanh Nghệ Tĩnh đến Quảng B́nh, Quảng Trị sẽ lâm vào cảnh lầm than, đói khổ. 

Để tranh giành quyền lực và củng cố địa vị, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă táng tận lương tâm nhượng đất biên giới và bán nước Biển Đông cho Trung Cộng. Khi kư Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Ước Đánh Cá, họ đă nhẫn tâm tước đoạt mọi phương tiện sinh sống của người dân. Và đội ngũ tha phương khất thực tại các trung tâm đô thị sẽ ngày càng đông đảo.

Đại tội của Đảng Cộng Sản Việt Nam là không theo kinh tế thị trường để phát triển miền duyên hải như trường hợp Trung Quốc. Từ trước Thế chiến 2, và cho đến 1975, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia giàu thịnh nhất Đông Nam Á. Saigon là ḥn ngọc Viễn Đông và Việt Nam là bao lơn của Thái B́nh Dương. Vậy mà ngày nay với sự thôn tính Biển Đông về kinh tế của đế quốc Bắc Phương và chính sách kinh tế lạc hậu của Đảng Cộng Sản Viêt Nam, các ngư dân và nông dân từ duyên hải đến cao nguyên vẫn lầm than đói khổ. 
Do các hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền lănh thổ và lănh hải của Tổ Quốc, và xâm phạm quyền của người dân được sử dụng đầy đủ những tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của Đất Nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị quốc dân kết án về tội phản bội tổ quốc trước Ṭa Án Lịch Sử. 

   
 

L.S. Nguyễn Hữu Thống

 

Tháng 5-8, 2004