Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Đấu tranh chống hiệp định biên giới Việt-Hoa

 

Một tấc không nhượng, một li không rời!

 

  Nguyễn Bặc

   
 

Hồi c̣n đi học, bạn bè chúng tôi không đứa nào là không căm phẫn trước vụ chính quyền Bắc Kinh lợi dụng t́nh trạng đục nước thả câu, cho không quân và hải quân hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974, lúc bấy giờ c̣n trong ṿng bảo vệ bởi quân đội miền Nam Việt Nam. Ai c̣n nhớ không, bối cảnh lúc đó? Mỹ đă Việt Nam hoá chiến tranh được một năm sau Hiệp định Paris 1973, nội bộ Hoa Kỳ lại đang bị rối rắm v́ vụ Watergate, cuộc chiến giữa người Việt hai miền đang lên cao khủng khiếp. Trung Cộng chiếm đất ngày 19, mà phải đợi đến hai ngày sau, ngày 21.1.74, bộ ngoại giao Hà Nội mới lên tiếng. Và phải đợi thêm một ngày nữa, ngày 22.1.74, phát ngôn viên của Mặt trận Giải phóng Miền Nam mới ra tuyên bố, lời lẽ hoàn toàn rập khuôn Hà Nội. Chúng tôi c̣n ghi lại: „Sự bảo toàn lănh thổ là một chính nghĩa thiêng liêng của mỗi dân tộc. Đôi khi có những tranh chấp mà lịch sử để lại, rất phức tạp và cần phải được nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Các quốc gia liên hệ phải giải quyết những vấn đề bằng phương pháp thương lượng trong tinh thần b́nh đẳng, tôn trọng lẫn nhau, thân hữu và láng giềng tốt“.

Từ ngày đó đến nay, 27 năm đă ṛng ră trôi qua với bao cuộc bể dâu: Cưỡng chiếm miền Nam, thần phục LX, gây hấn với TQ, đánh chiếm Cam Bốt, đuổi tay sai của Bắc Kinh là Khờ me Đỏ, bị TQ đánh qua biên giới dạy cho „một bài học“, CS LX và Đông Âu sụp đổ, Hà Nội đi t́m lại hậu thuẫn của Bắc Kinh trong trật tự thế giới mới,…

Măi cho đến đầu năm nay, đồng bào cả nước ta đă chứng kiến việc ĐCS Việt Nam đă „nghiên cứu thật kĩ lưỡng“ như thế nào và thực hiện „chính nghĩa thiêng liêng dân tộc“ ra sao, cũng như đă „giải quyết trong tinh thần b́nh đẳng, tôn trọng lẫn nhau, thân hữu và láng giềng tốt“ như thế nào đối với các vấn đề tranh chấp biên giới Việt-Hoa: Vừa qua chính quyền Hà Nội đă chính thức cắt đứt khoảng 720 km2 đất biên giới (ông Bùi Tín c̣n ước đoán đến 900 km2, trong khi tuần báo l’Express, Paris, cho là diện tích bị nhượng c̣n cao hơn rất nhiều nữa) cũng như nhường luôn khoảng 11.000 km2 lănh hải trong vịnh Bắc Bộ cho TQ.

Măi đến khi báo chí và truyền h́nh Việt Nam đưa tin và h́nh các viên chức đôi bên phối hợp cắm mốc quy định biên giới chính thức giữa hai nước vào ngày 27.12.2001, th́ dân chúng cả nước mới té ngửa. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc (tỉnh Cao Bằng), suối Phi Khanh (tỉnh Lạng Sơn),... toàn là những địa danh lịch sử, niềm hănh diện của người Việt Nam, nay tất cả thuộc về TQ! Lănh hải trong Vịnh Bắc Bộ, trước đây được chia theo tỉ lệ 62% thuộc Việt Nam và 38% thuộc TQ theo hiệp ước Patenôtre năm 1885, th́ nay bị ĐCS Việt Nam chính thức nhượng 47% cho TQ, c̣n lại 53% cho nước ta.

Điều nghiêm trọng trong hành động cắt đất nhượng biển này là ĐCS đă hoàn toàn giấu nhẹm vụ việc từ nhiều năm nay. Theo những tiết lộ gần đây, th́ hiệp định biên giới liên quan đến toàn vẹn lănh thổ quốc gia này đă được nhóm lănh đạo CSVN quyết định (trong ṿng tối mật) từ lâu trong thời Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, và đă đưa qua cho Quốc hội, (lúc bấy giờ do chính Nông Đức Mạnh làm Chủ tịch) thông qua -cũng trong ṿng lén lút- ngày 30.12.1999 rồi! Vậy mà trong Đại hội 9 hồ hởi bầu Nông Đức Mạnh hồi đầu năm ngoái, không một đảng viên cao cấp hay đại biểu nào đă đá động đến sự việc hệ trọng này cả.

Người ta có thể mở ra tại đây một cuộc tranh căi về lí do tại sao nhóm lănh đạo Ba Đ́nh dám lộng quyền cắt đất nhượng biển cho người khác, khi mà giang sơn này không phải thuộc sở hữu riêng của họ. Việc này không bổ ích. Cũng vô bổ như câu hỏi về sự sáng dạ của nhóm lănh đạo CSVN về mặt viễn kiến chính trị cho một đảng muốn cai trị nước ta lâu dài, muốn nh́n thẳng vào mắt dân ta nhiều năm nữa.

Công việc phải làm cho chúng ta, và phải làm ngay, là dấy lên một phong trào Đối lập ngoài Quốc hội, một phong trào quần chúng từ Bắc ra Nam, từ trong nước tràn ra hải ngoại rồi từ hải ngoại xốc về lại trong nước, một phong trào đánh động ḷng yêu nước nồng cháy của tuổi trẻ Việt Nam, nhưng cũng động viên sự đóng góp quư báu của thế hệ cha anh, dù đă đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, dù đang đứng trong hay ngoài ĐCS Việt Nam.

Trễ nhất là từ vụ cắt đất nhượng biển của nhóm lănh đạo CSVN, th́ Đối lập ngoài Quốc hội là nhu cầu chính đáng và cấp thiết, v́ trong vụ này Quốc hội CS đă tự chứng minh không có ư chí, khả năng, can đảm hay tư cách để đại diện cho quyền lợi tối cao của nhân dân và tổ quốc. Nó đă đóng vai công cụ của Bộ Chính trị Hà Nội, chỉ đâu làm đó mà thôi.

Cho nên trước hành động mang tính phản quốc của ĐCS, Đối lập ngoài Quốc hội tự giành lấy quyền công dân của ḿnh, thực hiện bất tuân lệnh chính trị, đứng lên phản kháng bất bạo động, phất cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, kiên quyết tranh đấu cho sự toàn vẹn lănh thổ và lănh hải Việt Nam. Đối lập ngoài Quốc hội sẽ chất vấn đanh thép nhóm lănh đạo CSVN về toàn bộ các văn kiện, chi tiết rơ ràng trong 2 hiệp ước về lănh thổ và lănh hải Việt-Hoa, hỏi họ cho ra lẽ, buộc đưa ra tên tuổi các tội đồ chủ mưu bán nước, rốt ráo đặt vấn đề về tư cách và chính nghĩa của việc cầm quyền của họ.

Đối lập ngoài Quốc hội cũng tự giành quyền thông tin rộng khắp trong nước và trên thế giới, sẽ dùng mọi phương tiện thông tin có được trong tay, từ truyền miệng, rỉ tai, qua hàng triệu du khách Việt kiều và ngoại quốc, cho đến sử dụng một cách có hệ thống SMS trong điện thoại di động và mạng Internet, nhằm đâm thủng bức màn tre bưng bít thông tin của CS. Riêng tại hải ngoại, mọi tờ báo Việt ngữ, mọi trang báo điện tử, mọi hội đoàn chính trị, tôn giáo, ái hữu hay từ thiện của người Việt Nam,… được ân cần mời gọi tham gia cuộc vận động toàn cầu và bền bỉ này của nhân dân Việt Nam: truyền bá thông tin, thu góp sáng kiến, yểm trợ đấu tranh trong nước và trên thế giới cho một nước Việt Nam toàn vẹn lănh thổ: Một tấc không nhượng, một li không rời!

Tác giả bài này tha thiết ước mong các „mạng lưới Dân chủ“, các „Diễn đàn trí thức“,... sôi nổi lâu nay trên Internet, nên ư thức tầm hệ trọng của vấn đề cũng như cơ may có một không hai này trong cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, rồi chấm dứt các thảo luận thứ yếu -đại loại kiểu „Tản mạn về đề tài thời thượng, có hay không có một nền kinh tế tri thức“,v.v.- để bước một bước dấn thân, đem giọt nước của ḿnh hoà vào làn sóng mănh liệt của toàn dân, đấu tranh thực tiễn cho cách mạng dân chủ Việt Nam. Tác giả cũng vô cùng mong ước các trang chủ Việt Nam trên mạng Internet, dù là của người Việt tị nạn tại Mỹ, Úc, hay Pháp, Đức,... hoặc là của các anh chị em lưu học sinh và nghiên cứu sinh hiện đang du học tại Cuba, Ukraine, Hun-ga-ri, CH Nga, CH Séc… luôn ư thức sâu sắc rằng trang báo điện tử của ḿnh đang vượt thoát giới hạn không gian của nước sở tại và đang loan truyền thông điệp dân chủ khắp bốn bể năm châu, trong đó đă về và đang về tận hang cùng ngỏ hẹp ở Việt Nam, bất kể Bức tường Lửa hay không Bức tường Lửa. Internet với mạng thông tin nhanh như chớp qua báo điện tử và thư điện tử đă chứng tỏ tính hữu hiệu của nó trong sự công phá bức tường ô nhục bưng bít thông tin của công an CSVN. Các tin tức từ quốc nội được phổ biến len lỏi Email ra hải ngoại, tại đây chúng nổ tung dây chuyền qua từng trạm trên liên mạng, để rồi toả về lại quốc nội khắp cả ba miền đất nước. Internet hải ngoại không khác ǵ một trạm vệ tinh, nhận tin lẻ tẻ từ quê nhà lên, nhưng lại nhân rộng và phát sóng toả về bao khắp.

Đây là nhiệm vụ mà những người anh em của chúng ta, bị cô lập, quản chế, vây tủa ngày đêm, như Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Lư, v.v. đang giao phó cho chúng ta, đang mỏi ṃn chờ đợi chúng ta từng giây từng phút.

Việc truy nhập từ Việt Nam vào các trang báo điện tử hải ngoại ngày càng dễ thực hiện về mặt kĩ thuật. Và ngày càng dễ được đón nhận hơn, đồng t́nh và ủng hộ hơn, nếu nội dung của chúng ta sát với vụ việc khách quan và lời lẽ chúng ta dùng không mang cảm tính chủ quan. Cách tố cáo, chửi rủa cho sướng miệng kiểu „Việt cộng bán nước!“,... có lẽ sẽ khó thuyết phục được đa số đồng bào trong nước, mà cả một thế hệ lớn lên 26 năm qua chỉ biết có Bác và đảng, và càng không thể nào vận động được sự đóng góp vô cùng quan trọng của hàng triệu đảng viên CS các cấp, tuy đang đứng trong hàng ngũ đảng, nhưng hoàn toàn phản đối hiệp định biên giới Việt-Hoa. Chúng ta thử học hỏi văn phong và lí luận của một Phạm Quế Dương hay Hoàng Tiến ở trong nước, của một Ngô Nhân Dụng hay Nguyễn Gia Kiểng ở nước ngoài xem sao.

Suy nghĩ thêm một bước nữa, đấu tranh cho sự toàn vẹn lănh thổ Việt Nam thật ra không thể tách riêng rẽ, mà chính một khởi điểm vô cùng thuận lợi cho chiến lược lớn dân chủ hoá đất nước. Người CS, trước nay từng lừa bịp nhiều thế hệ bằng chiêu bài độc lập dân tộc và xă hội chủ nghĩa, ngày nay đang mất cả ch́ lẫn chài: Chủ nghĩa xă hội chỉ có giá trị của một chiếc lá nho Alibi che không hết hàng loạt tệ trạng nổi cộm của một xă hội tư bản đỏ của thời ḱ tiền kĩ nghệ. Chính v́ thế mà độc lập dân tộc cho tới lúc gần đây vẫn c̣n là chiêu bài mị dân của nhóm lănh đạo Hà Nội -đă không bao giờ quên sơn son thếp vàng cho công đánh đuổi ngoại xâm của „Bác cháu ta“. Nhưng sau khi hiệp định biên giới Việt-Hoa bị tiết lộ, th́ những câu nói của Hồ Chí Minh về độc lập, chủ quyền -được treo đầy đường và được các đời Tổng bí thư kế nhiệm nhái đi nhái lại như những con két trong các bài diễn văn- đang đem lại cho họ nhiều mỉa mai, châm biếm và chống đối công khai.

Với việc cắt đất nhượng biển cho TQ, nhóm lănh đạo Hà Nội ngày nay đang đứng trước thế kẹt vô cùng thảm hại về chính nghĩa cầm quyền. Cái uy của họ trong dân chúng Việt Nam đă thực sự cạn sạch.

C̣n lại chăng là cái bạo lực áp chế của bộ máy công an ch́m nổi, nhưng yếu tố này chưa bao giờ trong lịch sử loài người đă là một bảo đảm đáng tin cậy cho những tên độc tài cả.

   
 

  Nguyễn Bặc