|
5.- TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đă nhượng đất
cho CHNDTH một cách dễ dàng như vậy?
Theo lư luận của các đại diện CHNDTH trong cuộc thương thuyết về lănh hải, khi
Pháp kư hiệp ước với triều đ́nh Măn Thanh, Pháp đang ở thế mạnh, c̣n Trung Hoa đang
yếu thế và bị các cường quốc Âu Châu xâu xé, nên phải chấp nhận bản đồ lănh thổ
cũng như lănh hải do Pháp đưa ra. Thật ra, trước kia, các triều đại Trung Hoa
cho rằng vịnh Bắc Việt, mà họ gọi là "Giao Chỉ Dương" (Chiao-Chih Ocean), là của
Việt Nam, họ không lư tới. Thậm chí, các triều đ́nh Trung Hoa cũng chẳng mấy
quan tâm đến đảo Hải Nam. Cho đến thời nhà Thanh, ngoài các ḥn đảo nhỏ và ngành
đánh cá, người ta chưa biết ǵ về tiềm năng dưới ḷng biển, nên không thấy sự
quan trọng của vịnh Bắc Việt. Do đó, khi Pháp cắt một phần đất thuộc tỉnh Lai
Châu đền bù một cách bất hợp pháp cho Trung Hoa, nhà Thanh liền kư kết hiệp ước
năm 1887 với Pháp. Nhà Thanh đă nhập phần đất nầy vào tỉnh Vân Nam.(35) Nếu
CHNDTH đặt lại vấn đề lănh hải vịnh Bắc Việt, tại sao CHXHCNVN không đặt lại vấn
đề lănh thổ Lai Châu mà Pháp đă cắt đi một cách bất hợp pháp cho nhà Thanh ?
Trên đất liền, không nghe một giải thích nào cụ thể từ nhà cầm quyền hai nước
tại sao phải phân chia lại biên giới? Dư luận báo chí ở Trung Hoa cho rằng
CHXHCNVN nhượng vùng đất phía bắc sông Kỳ Cùng và Bằng Giang cho CHXHCNVN để đổi
lấy viện trợ xây dựng những dự án kỹ nghệ trong lănh vực thủy điện, hơi đốt,
khai thác quặng mỏ, đồng thời gia tăng việc giao dịch buôn bán giữa hai nước.
Câu hỏi đặt ra là những viện trợ kể trên có thật tối cần thiết, thúc bách đến độ
phải đem di sản thiêng liêng do tiền nhân để lại, ra trao đổi với các viện trợ
đó và nhượng bán cho bắc phương không? Hơn nữa, nếu những viện trợ kể trên thật
sự ích lợi cho toàn dân, tại sao đảng CSVN không công khai vấn đề và tham khảo ư
kiến của toàn dân qua một cuộc trưng cầu dân ư? Đất đai do tổ tiên để lại là tài
sản chung của toàn dân, chứ không phải của riêng đảng CS, do đó chỉ có toàn dân
Việt Nam mới có quyền quyết định về những vấn đề liên quan đến lănh thổ và lănh
hải bằng cuộc trưng cầu dân ư rộng răi, tự do và dân chủ.
Mới đây, trong khi trả lời Đài phát thanh Little Sài G̣n Radio ở Orange County,
California trong ngày thứ Năm 24-2-2002, ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà hoạt động
chính trị trong nước, cho rằng các lănh tụ đảng CSVN đă bị CHNDTH lừa khi kư
hiệp định về biên giới Việt Hoa. Ông Giang nói: "Trung Cộng xảo quyệt giả vờ đưa
ô dù cho Lê Khả Phiêu. V́ lợi riêng, ông nầy đă hiến đất cho Trung Cộng để được
bảo trợ."(36)
Vấn đề không đơn giản ở chỗ chỉ một ḿnh ông Lê Khả Phiêu (tổng bí thư
1998-2001) bị đánh lừa và hiến đất. Việc thương thuyết để kư kết hai hiệp ước
trên không phải chỉ diễn ra giữa hai người, hoặc chỉ diễn ra trong một vài giờ,
hay một vài ngày, mà nói rằng CHNDTH đă lừa được ông Phiêu? Đây là kết quả của
một quá tŕnh lâu dài bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Chính một
nhân vật cộng sản quan trọng, ông Vũ Khoan đă từng viết trên Tạp chí Cộng Sản,
số Tết Canh Th́n (2000) rằng ngay từ năm 1949, đă từng có "một số lần ... trao đổi
y kiến, đàm phán về vấn đề biên giới." (đă dẫn ở trên).
Trước hết, như trên đă nói, ngay từ thời chiến tranh 1946-1954, Hồ Chí Minh và
lănh đạo đảng Lao Động Việt Nam đă làm ngơ cho quân CHNDTH tràn sang biên giới.
Sau đó, trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam (1954-1975), để được CHNDTH viện trợ
quân sự, nên khi Chu Ân Lai (Chou En-lai, 1898-1976) công bố ranh giới biển 12
hải lư từ bờ biển ngày 4-9-1958, th́ mười ngày sau, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc
Việt cộng sản, đương nhiên với sự đồng ư của Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng
Lao Động, tiền thân của đảng CSVN, đă kư quốc thư ngày 14-9 nh́n nhận ranh giới
biển nói trên của CHNDTH, nghĩa là gián tiếp công nhận chủ quyền của CHNDTH trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như thế Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng
CSVN đă chính thức dâng đất cho CHNDTH mà tổ tiên đă dày công xây dựng và bảo
vệ.
Khi cần dồn quân xuống đánh miền Nam, Bắc Việt cộng sản đă mời quân đội CHNDTH
vào bảo vệ an ninh từ khu Việt Bắc xuống tới Hà Nội, và giao cho CHNDTH in bản
đồ địa lư Việt Nam loại chi tiết với tỷ lệ 1/1000.(37) Đưa 300.000 quân đóng từ
Việt Bắc, nghĩa là từ biên giới Việt Hoa, xuống tới Hà Nội, CHNDTH đă hoàn toàn
kiểm soát vùng nầy, và chắc chắn họ đă thực hiện những động tác cần thiết để
chuẩn bị lấn biên, giành đất, ví dụ họ đưa thêm dân đến sinh sống dọc theo biên
giới,(38) hoặc có thể sửa đổi vài chi tiết trên bản đồ biên giới ...
Trong cuộc chiến Việt Hoa (1979), quân đội CHNDTH lại tiến thêm một bước nữa, di
dời các cột mốc vùng biên giới tiến sâu vào đất Việt Nam ở nhiều nơi.
Khi cầu thân trở lại với CHNDTH sau cuộc chiến, CSVN và nhà cầm quyền CHXHCNVN
đang ở trong thế yếu kém, phải xin liên minh với CHNDTH để tồn tại cũng như duy
tŕ và bảo vệ quyền lực, là cơ hội tốt cho nhà cầm quyền Bắc Kinh áp đặt việc
biên giới trên bộ và trên biển, bằng một hiệp ước công khai chính thức, và hiệp
ước đó ra đời cuối năm 1999 và cuối năm 2000.
Trong bài báo đă dẫn trên của ông Lê Công Phụng, đăng trên tạp chí Cộng Sản số
tháng 1-2001 và đă được chính cộng sản đưa lên mạng lưới thông tin quốc tế, th́:
" Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có kư các thỏa cho phép thuyền buồm
của hai bên được đánh bắt trong vịnh... Trong các năm 1974 và 1977-1978, hai
nước tiến hành 2 ṿng đàm phán về phân định... Hai nước đă kư "Thỏa thuận về các
nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới Ố lănh thổ giữa Việt Nam và Trung
Quốc" ngày 19-10-1993... Thực hiện thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bên
đă triển khai 7 ṿng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm
phán cấp chính phủ và 18 ṿng đàm phán cấp chuyên viên... Trong các chuyến thăm
Trung Quốc vào năm 1997 của đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười và tháng 2-1999 của
đồng chí tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lănh đạo cao cấp hai nước đạt được thỏa thuận
là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm
2000 và hoàn thành việc phân định để kư hiệp định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000..."
Như thế, theo những ǵ các nhà lănh đạo đảng CSVN cho phép ông Lê Công Phụng
tiết lộ, th́ vấn đề thương thuyết biên giới tái tục từ năm 1993. Chúng ta đừng
quên câu viết ngoại giao rất mơ hồ của ông Lê Công Phụng: "... việc giải quyết
vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan
hệ giữa hai nước...". Thực trạng cũng như quan hệ giữa hai nước CHNDTH và
CHXHCNVN hiện nay như thế nào? Những người cộng sản thường hay dùng nhóm chữ
"các nước xă hội chủ nghĩa anh em ", nhưng thực chất quan hệ giữa CHNDTH và
CHXHCNVN hiện nay là quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, nếu không muốn nói là quan
liêu thực dân và thuộc địa kiểu mới, hay quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, trong đó
con nợ đă từng muốn vỗ nợ (xù nợ) khi theo Liên Xô năm 1978, nên phải nhận lănh
bài học của ông Đặng Tiểu B́nh (Deng Xiao-ping, 1904-1997), nhân vật quyền thế
nhất CSTH sau khi Mao Trạch Đông (Mao Zedong, 1893-1976) qua đời.
Có lẽ cần nhắc lại trong thời gian bang giao giữa hai bên căng thẳng, ngày
30-7-1979, một viên chức ngoại giao CHNDTH tiết lộ cho biết từ 1954 đến 1971,
300.000 binh sĩ CHNDTH đă chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt, trong đó hàng
ngàn người đă tử trận và hàng chục ngàn người đă bị thương. Ông ta c̣n xác định
số lượng vũ khí CHNDTH viện trợ cho cộng sản Việt Nam từ 1950 đến 1977 lên đến
2.000.000 súng hạng nhẹ, 27.000 đại pháo, 270 triệu băng đạn, 18 triệu đạn đại
pháo, 179 máy bay và 145 chiến hạm.(39) Người Trung Hoa tính rằng số viện trợ
nầy tương đương với khoảng 20 tỷ Mỹ kim theo thời giá lúc đó.
Như thế, việc nhượng đất và nhượng biển là một tiến tŕnh liên tục từ Hồ Chí
Minh qua Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, đến Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh
(tổng bí thư từ 2001), v́ quyền lợi và tham vọng riêng tư của đảng CSVN, hay của
những cá nhân lănh đạo đảng, có tính toán kỹ lưỡng lâu dài, chứ không phải dễ
dàng bị đánh lừa như ông Nguyễn Thanh Giang đă viết.
Đây chính là kết quả của chính sách do Hồ Chí Minh và tập đoàn lănh đạo đảng
CSVN theo đuổi, đi theo con đường cộng sản quốc tế, làm tay sai cho ngoại bang,
liên tục gây ra chiến tranh ư thức hệ,(40) khiến cho nhân dân lầm than, đói khổ,
bây giờ lại mất đất vào tay "người đồng chí cộng sản" phương bắc. Điều nầy cho
thấy chủ nghĩa quốc tế cộng sản chỉ là cái áo khoác bề ngoài của chủ nghĩa dân
tộc bá quyền mà thôi.
Đứng về phía Trung Hoa, chiếm được ngọn đèo chiến lược có ải Nam Quan, cửa ngơ
đi xuống phía nam, là kết quả một cuộc đầu tư lâu dài và bền bĩ của "t́nh đồng
chí chiến đấu" giữa hai đảng CS anh em. Những cuộc tấn công vũ bảo của vau chúa
Trung Hoa ngày trước cũng như của Đặng Tiểu B́nh năm 1979 không mấy thành công
bằng kế hoạch tàm thực (41) rất tinh vi, ẩn náu trong lớp vỏ bọc chủ nghĩa quốc
tế cộng sản. Kế hoạch tàm thực rất nguy hiểm, v́ sau ải Nam Quan, CHNDTH sẽ từ
từ lấn xuống đến một lúc nào đó sẽ nuốt trọn tỉnh Lạng Sơn rồi xuống châu thổ
Hồng Hà.
Lănh thổ và lănh hải Việt Nam là di sản do tổ tiên để lại cho toàn thể dân chúng
Việt Nam, và là tài sản của toàn dân Việt Nam, có tính cách thiêng liêng, bất
khả phân, bất khả nhượng. Ca dao chúng ta có câu: "Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,/Bao
nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu." Trong nông nghiệp, mỗi tấc đất là mỗi tấc
vàng, nhưng trong lịch sử dân tộc, mỗi tấc đất không phải là mỗi tấc vàng. Mỗi
tấc đất là mỗi di sản, là mỗi kỷ vật, mang h́nh ảnh bi hùng của bao nhiêu công
khó, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu xương máu, tim óc của tiền nhân qua
hàng ngàn năm, để chúng ta có được tấc đất nầy ngày hôm nay.
6.- KẾT LUậN
Tóm lại, câu chuyện ải Nam Quan lọt vào tay CHNDTH và sự kư kết Hiệp ước về biên
giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (30-12-1999) và Hiệp ước phân định lănh
hải (25-12-2000) cho thấy:
1) V́ tham vọng quyền lực cá nhân, Hồ Chí Minh và một số thuộc hạ du nhập chủ
nghĩa cộng sản vào Việt Nam, hoạt động cho quyền lợi của Đệ tam Quốc tế Cộng
sản, chẳng những gây chiến tranh, đói khổ cho đồng bào, mà c̣n làm tiêu hao tài
sản tổ tiên, nhượng đất cho ngoại bang để đổi lấy súng ống, vũ khí nhắm bành
trướng chủ nghĩa, và bám lấy địa vị lănh đạo độc tôn cá nhân.
2) Đảng CSVN cai trị đất nước một cách độc tài, xem thường pháp luật, thiếu tự
do dân chủ. Điều 4 hiến pháp Hà Nội năm 1992 cho phép đảng CSVN đứng trên pháp
luật, nên quyền hạn của thiểu số lănh đạo cộng sản quá lớn. Thiểu số nầy làm
việc ǵ cũng nhân danh đảng, lợi dụng chức vụ để hành động tùy tiện, không bị
hiến pháp hay luật pháp chế tài. V́ vậy, khi cần thực hiện một mưu đồ riêng tư,
họ tự ư hành động mà không cần tham khảo ư kiến của bất cứ ai. Họ đặt quyền lợi
và tham vọng cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước, mà trường hợp hai bản hiệp
ước trên đây là ví dụ điển h́nh nhất.
3) Từ trước đến nay, đảng CSVN luôn luôn tuyên truyền giành lấy chính nghĩa,
luôn luôn tự hào rằng họ là lực lượng dân tộc tiến bộ yêu nước, và kết tội tất
cả những thành phần đối lập từ năm 1945 cho đến nay là Việt gian, phản quốc, tay
sai ngoại bang, ngụy quyền, ngụy quân... Nay nhà cầm quyền cộng sản CHXHCNVN
nhượng đất và nhượng biển qua hai hiệp ước trên, là bằng chứng cụ thể không thể
biện minh và không thể chối căi được tội lỗi phản quốc bán nước của đảng CSVN và
nhà cầm quyền CHXHCNVN. Đây là tội lỗi lớn nhất trong lịch sử Việt Nam của tập
đoàn lănh đạo đảng CSVN, lớn hơn tất cả tội lỗi của những tên tuổi đă bị lịch sử
lên án phản quốc như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... Những nhà lănh
đạo đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước lịch sử hành vi
nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang, đă bị cấm ngặt theo điều 74 của bộ Quốc
triều h́nh luật đă được ban hành từ thời vua Lê Thánh Tông (trị v́
1460-1497).(42)
4) Từ lâu, đảng CSVN đă bị rạn nứt, nhiều đảng viên kỳ cựu đă bỏ đảng. Chắc
chắn, sự kiện ải Nam Quan lọt vào tay Trung Hoa sẽ làm rất nhiều đảng viên nữa
thức tỉnh để quay trở về với đại bộ phận dân tộc. Chắc chắn không ai muốn phục
vụ cho một đảng chính trị bán nước, chỉ trừ một thiểu số v́ muốn được hưởng một
chút quyền lợi, địa vị nhất thời mà quên đi lương tri dân tộc, mới chạy theo
đảng CSVN.
5) Một trong những điều kiện giúp các đảng CS trên thế giới nói chung, và đảng
CSVN nói riêng có thể lộng hành, là họ luôn luôn bí mật hành động, giấu diếm
hành tung, lại dùng bộ máy thông tin tuyên truyền che đậy và ngụy trang một cách
kín đáo, rồi tự ư giải thích, tùy thích tung hỏa mù, gây nhiễu xạ, làm cho không
ai biết được sự thật ở đâu.
Cộng sản đă tận dụng một bí quyết tâm lư mà triết gia Sigmund Freud (1856-1939)
đă từng đề cập đến: nói láo được lập đi lập lại nhiều lần, lúc đầu có thể bị
nghi ngờ, sau người ta tưởng là "thật", và cuối cùng người ta tin rằng đó là "sự
thật", v́ có quá nhiều người nói, quá nhiều lần nói. Chẳng những thế, chính
người nói láo cũng nhập tâm và tin đó là sự thật.
Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc, nhất là ngành truyền thông viễn
liên, nên các đảng CS nói chung và đảng CSVN nói riêng không c̣n có thể che giấu
những hành động đen tối gian trá được nữa. Mọi sự thật được phơi bày nhanh chóng
trước công luận. Dân chúng không c̣n dễ bị lừa phỉnh như trước. Ví dụ việc CSVN
nhượng đất ải Nam Quan với những tin tức, h́nh ảnh cụ thể loan truyền nhanh
chóng và đầy đủ trên mạng lưới thông tin quốc tế, không c̣n có thể che giấu hay
chối căi.
Chính sự phát triển của ngành truyền thông giúp thế giới bên ngoài và cả dân
chúng trong các nước cộng sản biết rơ t́nh h́nh và diễn tiến chính trị tại các
nước Đông Âu, theo dơi, cổ vơ và hỗ trợ các cuộc biểu t́nh địa phương, đưa đến
sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại đây vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên
90.
Chắc chắn rồi đây điều đó sẽ tái diễn trên các nước CS c̣n lại, trong đó có Việt
Nam. Chỉ có sự giải thể chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, thay thế bằng một
chính quyền dân chủ, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mới có thể tạo sức mạnh dân
tộc tổng lực, để đặt lại và đ̣i lại vùng đất Nam Quan và hàng ngàn cây số trên
mặt biển Bắc Việt trở về với tổ quốc.
|
|
CHÚ THÍCH :
1. Gia Tĩnh: niên hiệu duy nhất của vua Minh Thế Tông (trị v́ 1522-1566).
2. Ung Chính (Yung-chen): niên hiệu duy nhất của vua Thanh Thế Tông (trị v́
1723-1735).
3. Theo Từ điển Việt Pháp của J.F.M. Genibrel, Nhà in Tân Định, Sài G̣n, 1898,
Nxb. Khai Trí, Sài G̣n, chụp in lại năm 1973, th́ 1 trượng = 10 xích; 1 xích =
0,487 m.; vậy 1 trượng = 4,87 m. Theo những dịch giả bộ Cương mục th́: 1 trượng
= 10 thước, 1 thước Tàu = 0,3333 thước tây, vậy 1 trượng = 3,33 m. (Quốc sử quán
triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, viết tắt là Cương mục, bản dịch Nxb.
Văn Sử Địa, Hà Nội 1957, , sđd. tr. 160.)
4. Càn Long (Ch'ien-lung): niên hiệu duy nhất của vua Thanh Cao Tông (trị v́
1736-1795).
5. Đại Nam nhất thống chí, viết tắt ĐNNTC, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh
hiệu đính, Nxb. Thuận Hóa, 1997, tập 4, tt. 384-385.
6. Cảnh Hưng: niên hiệu duy nhất của vua Lê Hiển Tông (trị v́ 1740-1786)
7. ĐNNTC, sđd. tr. 385.
8. Nhạn Môn Quan, mang tên nầy v́ nơi đây có nhiều chim nhạn, ở tỉnh Tuy Viễn,
giáp Mông Cổ, cửa ải cực bắc Trung Hoa. Nhạn Môn Quan nổi tiếng với câu chuyện
"Chiêu Quân cống Hồ". Chiêu Quân, tên là Vương Tường, là cung phi của Hán Nguyên
Đế (48-33 TCN). Hán Nguyên Đế có nhiều cung phi, sai Mao Diên Thọ vẽ h́nh cung
phi cho vua tuyển chọn. Chiêu Quân tự tin ḿnh đẹp, không đút lót tiền bạc cho
Mao Diên Thọ. Khi Diên Thọ vẽ Chiêu Quân, y thêm một nốt ruồi lên khuôn mặt, rồi
nói với nhà vua rằng Chiêu Quân có nốt ruồi sát phu, vua không nên gần. Nguyên
Đế tin thật. Lúc đó, vua Hung Nô ở phía bắc đang thế mạnh, yêu cầu vua Hán phải
gởi cống phẩm cùng một cung phi đẹp. Diên Thọ mưu cùng các gian thần gởi Chiêu
Quân ra đi. Khi triều yết nhà vua để từ biệt, Hán Nguyên Đế mới biết Chiêu Quân
là tuyệt thế giai nhân, nhưng việc đă rồi, không thay người khác được, đành phải
để Chiêu Quân ra đi. Tương truyền rằng Chiêu Quân chẳng những đẹp mà có tài văn
thơ. Khi qua Nhạn Môn Quan, cửa ải cuối cùng phía bắc nước Trung Hoa, Chiêu Quân
xót xa cho thân thế, cảm tác nhiều bài thơ rất cảm động. "Chiêu Quân cống Hồ"
(Hồ tức là Hung Nô) trở thành đề tài cho văn nhân thi sĩ Trung Hoa cũng như Việt
Nam. (Câu 479 trong Truyện Kiều: "Quá quan nầy khúc Chiêu Quân".)
9. Bên Trung Hoa, Chu Toàn Trung lật đổ nhà Đường năm 907, lập ra nhà Hậu Lương
(907-923). Năm 908 (mậu th́n), nhà Hậu Lương đặt Lưu Ẩn là tiết độ sứ Thanh Hải
(Quảng Châu), kiêm tiết độ sứ Tĩnh Hải (Giao Châu) nhắm để lấy lại nước cổ Việt.
Lưu Ẩn qua đời năm 911 (tân mùi), em là Lưu Cung (hay Nham, Yêm) lên thay. Lưu
Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Nam Hán năm 917 (đinh sửu)
10. Lời "chua" của Cương mục, sđd tt. 166-167: " Bắt đầu từ sông Lục Đầu thuộc
địa hạt tỉnh Bắc Ninh phân lưu chảy vào địa hạt tỉnh Hải Dương: một chi theo Mỹ
Giang, một chi theo Châu Cốc Sơn, hai chi hợp lại ở xă Đoan Lễ. Khúc sông hợp
lại nầy gọi là sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng phía nam giáp giới huyện Thủy
Đường, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp giới huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên; chuyển
về phía nam 29 dặm, đổ ra cửa biển Nam Triệu. Theo sách Địa lư chí của Nguyễn
Trăi, sông Bạch Đằng c̣n có tên gọi nữa là sông Vân Cừ, rộng hơn 2 dặm, ở đó có
nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân
trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến, thực là một nơi hiểm yếu về đường biển."
Theo Nguyễn Khắc Ngữ trong Việt Nam, đất nước mến yêu, Văn Hóa, Montréal, 1984,
tr. 128, sông Bạch Đằng nay gọi là sông Đà Bạch, một thoát lưu của sông Thái
B́nh.
11. Jennifer Holmgren, Chinese Colonisation of Northern Vietnam, Australian
National University Press, Canberra, 1980, tr. 14.
12. Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hăn , Nxb. Giáo Dục, Hà
Nội, 1998, tr. 418.
13. Vùng sông Lục Nam gặp sông Thương, nay thuộc tỉnh Hải Dương.
14. Theo Cương mục, Nội Bàng ở Lạng Sơn (bản dịch, sđd. tr. 524), nhưng học giả
Đào Duy Anh, đi nghiên cứu tại chỗ, cho rằng Nội Bàng có thể ở xă Chú, tỉnh Bắc
Giang. (Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa, Huế, in lần
thứ 2, 1997, tr. 246.)
15. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, in lần thứ 7, Nxb. Tân Việt, Sài G̣n,
1964, tr. 207.
16. Đại Việt sử kư toàn thư, viết tắt là Toàn thư, bản dịch của Nxb. Khoa học Xă
hội, Hà Nội, 1993, tập 2, tt. 272, 276.
17. Toàn thư, bản dịch, tập 3, tt. 122-123.
18. Toàn thư, bản dịch tập 3, tr. 121. Cương mục, bản dịch, tr. 1338. Cương mục
đă dựa vào Quảng Yên sách, cho rằng động An Lương thuộc châu Vạn Ninh, vẫn c̣n
của nước ta, và cho rằng Toàn thư chép lầm.
19. Hoàng Xuân Hăn, "Việt Thanh chiến sử", đăng lại trong Hữu Ngọc, Nguyễn Đức
Hiền, sđd. tr. 1341.
20. Điều 4 chương 1 Hiến pháp năm 1992 của CHXHCNVN xác nhận vai tṛ lănh đạo
tối cao của đảng CSVN. Sau đây là nguyên văn điều nầy: "Đảng cộng sản Việt Nam,
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội. Mọi
tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật."
21. Theo lư thuyết chiến tranh du kích, du kích quân luôn luôn cần đến một hậu
cứ an toàn để lẫn tránh, bảo toàn lực lượng khi bị truy đuổi. Lănh thổ Trung Hoa
là hậu cứ an toàn cho Việt Minh cộng sản chạy trốn khi bị truy đuổi. Quân đội
Quốc Gia và quân đội Pháp không thể xâm phạm lănh thổ Trung Hoa.
22. Bài của ông Vũ Khoan được ông Ngô Nhân Dụng trích dẫn trong bài b́nh luận
"Mốc Mới", nhật báo Người Việt Online, California, ngày 27-01-2002.
23. Lúc đó, người viết bài nầy đang ở Đà Nẵng. Một diễn viên trong đoàn xiếc Hải
Pḥng, lên biên giới phía bắc tŕnh diễn giúp vui cho quân dân sau chiến tranh,
đă kể lại cho người viết rằng ít nhất 20 năm sau, Việt Nam chưa có thể xây dựng
lại Lạng Sơn như trước khi đánh nhau với Trung Hoa. Lời nói đó, bây giờ thấy
đúng.
24. Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn ngày 24-2-2002 của Đài Phát thanh
Little Sài G̣n, Orange County, California. Người Việt Online, ngày 25-1-2002,
mục "Tin Việt Nam".
25. Lê Công Phụng , "Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hợp tác nghề
cá giữa Việt Nam Ố Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ", tạp chí Cộng Sản, Hà Nội, số 2
tháng 1-2001.
26. Nguyễn Văn Canh, "Việc thi hành hiệp ước biên giới 1999", Việt Báo Online,
California ngày 22-1-2002.<Ông Nguyễn Văn Canh, tiến sĩ Luật, Giáo sư Đại học
Luật Khoa Sài G̣n trước năm 1975, hiện là thành viên Hoover Institude, Đại học
Stanford.>
27. Điều mỉa mai là ngày 4-1-2002, các sinh viên Việt Nam (dưới chế độ cộng sản)
du học ở nước ngoài, nhận được một tờ quảng cáo của Tổng cục Du lịch Trung Quốc,
mời sinh viên Việt Nam đi thăm các thắng cảnh vùng cực nam nước Trung Hoa như
Mục Nam Quan (Ải Nam Quan), Thác Bản Giốc, và tắm biển Hoàng Sa, câu cá Trường
Sa, đi du thuyền trên vịnh Bắc Việt.(Dương Thái Sơn, "Vấn đề Cộng Sản bán nước
và chiến lược đấu tranh", Việt Báo Online, số 2483 ngày 24-1-2002.)
28. Nguyên văn bản văn nầy được đưa lên liên mạng thông tin quốc
tế
29. Trần Đại Sỹ, "Bí mật vụ hiến đất dâng biển", Bản văn được chuyển qua Liberty
Flame, lưu trên Internet theo địa chỉ
http://groups.yahoo.com/group/HoiNghi/message/17582 (Viet Bao Online, ngày
14-1-2002 trích đăng lại). Địa chỉ của ông Trần Đại Sỹ: số 5, Place Félix Éboué,
75012 Paris, France. Theo ông Trần Đại Sỹ, khi được chia 38 % trên vịnh Bắc
Việt, nhà Thanh rất mừng v́ từ trước, người Trung Hoa coi vịnh Bắc Việt là của
Việt Nam.
30. Tạp chí Lướt Sóng, "Sau khi mất đất, Việt Nam mất tới biển: Hơn một nửa vịnh
Bắc Việt thuộc Trung Cộng", Việt Báo Online, California, đăng lại, ngày
28-1-2002. (Đường kinh tuyến 108 độ 03 phút 18 giây phân chia lănh hải Việt Hoa
c̣n được gọi là "Ligne rouge" tức "Red Line", hay "hồng tuyến" tức "đường thẳng
đỏ".
31. Luật biển Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea),
ban hành ngày 10-12-1982, theo đó những nước có bờ biển lởm chởm sẽ dùng những
"đường thẳng căn bản" (baseline) nối liền các mũi đất và hải đảo để phân chia.
32. CSTH chủ trương chia hai vịnh Bắc Việt, có nghĩa là tính từ đảo Hải Nam của
Trung Hoa đến bờ biển Bắc Việt.
33. Phía CSVN nói đến sự hiện diện của các đảo có nghĩa là phân chia giữa đảo
Bạch Long Vỹ của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Hoa.
34. Nguyễn Văn Tân, Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 81.
35. Tạp chí Lướt sóng, Việt Báo Online đăng lại ngày 28-1-2002.
36. Bản tin nhật báo Người Việt Online, California, ngày 25-01-2001.
37. Nguyễn Minh Cần, Công lư đ̣i hỏi, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 114.
38. * Theo nhà văn Hoàng Tiến (hiện c̣n sống trong nước), th́ vào năm 1954 hai
bên ải có quân đội hai nước canh gát, nhưng về sau, CHNDTH cho dân tràn lấn qua
xây cất nhà cửa phía bên lănh thổ Việt Nam. Viện lư do dân chúng mới tràn lấn
muốn thuộc quyền hành chánh của họ, CHNDTH xem đất đó là đất của họ.(Dương Thái
Sơn, "Vấn đề cộng sản bán nước và chiến lược đấu tranh", Việt Báo Online,
24-1-2002.)
* Ông Nguyễn Gia Kiểng, trong bài "Hận Nam Quan ngày xưa, hận Nam Quan ngày
nay", trên Thông Luận số 155, tháng 01-2002, kể rằng vào năm 1969, CHNDTH viện
lư do xây dựng nhà ga ở Nam Quan để tiếp liệu cho Bắc Việt, đă dời cột mốc số 0
vào phía trong lănh thổ Việt Nam 1 km, và chiếm ải Nam Quan từ đây. Sự kiện nầy
bị CSVN giấu nhẹm. Năm 1971, đại tá Hải Anh, Phó văn pḥng Tổng cục Chính trị,
được tin nầy lên Nam Quan quan sát, bị lính CHNDTH chận lại không cho đi. Ông đă
làm báo cáo lên thượng cấp nhưng không được giải quyết.
39. Jacques Massu, Jean-Julien Fonde, L'aventure Viêt-Minh, Nxb. Plon, Paris,
1980, tr. 293, phần chú thích.
40. Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động từ 1960 đến 1976, tổng bí thư đảng
CSVN từ 1976 đến 1986, đă từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho
Trung Quốc." (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi kư chính trị của một người
không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.)
41. Tàm thực: Tàm là dâu, thực là ăn. Kế hoạch tàm thực là kế hoạch thực hiện từ
từ, lan truyền dần dần như con tằm từ từ ăn hết lá dâu nầy đến lá dâu khác.
Nguyễn Ngọc Huy, Quốc triều h́nh luật (phiên âm, dịch nghĩa và chú thích), Việt
Publisher Thư Quán, Hoa Kỳ, 1989, tr. 189. |