Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
   
 

Trước Một Chế Độ Bán Nước Đàn Áp Những Người Yêu Nước

 

Việt Dương

 

. Ôi nhân dân ! Nhẫn nhục đến bao giờ
Xiềng xích nào trong đầu người trói buộc.
Nỗi nhẫn nhục nuôi béo bầy bạch tuộc,
Trăm ṿi đang hút kiệt nước non này.
Trăm ṿi quơ nhầy nhụa cả trời mây,
Phun khắp chốn chứng sida năo tủy.

   
 

Bùi Minh Quốc

   
 

Sự kiện chế độ Cộng Sản Việt Nam lén lút kư hiệp ước cắt lănh thổ, lănh hải dâng cho Trung Quốc đă là việc hiển nhiên. Đó là tội bán nước. Nhưng chính quyền Cộng SSản đă xử dụng truyền thông độc quyền để tiếp tục dối trá lấp liếm, và đă bắt những người trí thức trẻ và sẽ đưa họ ra ṭa, xử dụng những bản án nhà tù để hy vọng dập tắt những tiếng nói yêu nước của giới trẻ. Tất cả những việc đó chỉ nói lên một điều  là chế độ Cộng Sản Việt Nam đă trở thành một chế độ bán nước và đang xử dụng bạo lực công an và nhà tù để đàn áp những người yêu nước.
Vấn đề này sẽ được phân tích và nhận định như sau:
 
I. Từ độc tài tới bán nước.
Dưới chế độ độc tài toàn trị, đảng Cộng Sản Việt Nam đă coi dân và đất là sở hữu riêng của đảng, và đă hành xử theo ư riêng của tập đoàn lănh đạo. V́ thế đối với dân, đảng đă tạo ra nhiều tội lỗi khi đem dân ra làm vật thí nghiệm cho những kế hoạch kinh tế Xă Hội chủ Nghĩa Marx-Lenin, c̣n về mặt tương quan với khối Cộng Sản th́ đă đưa đất nước vào một t́nh thế lệ thuộc những nước đàn anh thời Cộng Sản c̣n thịnh, là vừa lệ thuộc Liên Sô vừa lệ thuộc Trung Cộng dưới một thứ danh nghiă cao cả là quốc tế vô sản. Nhưng sự thật là quốc tế vô sản không trong sáng cao cả như ngôn từ xưng tụng mà lại quá bẩn thỉu đen tối, nên từ tính chất phụ thuộc của một nước Cộng Sản chư hầu, Cộng Sản Việt Nam đă đi từ cực đoan này tới cực đoan kia. Khi chạy theo Liên Sô, thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Cộng Sản Việt Nam đă đào mồ cuốc mả Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh và đảng Cộng Sản Tàu, rồi tới khi tổ quốc vô sản Liên Sô sụp đổ, mất chỗ thần phục, th́ Đỗ Mười, Vơ Văn Kiệt ... lại kéo nhau sang Tàu (Cộng Sản Tàu bắt đi đường bộ tới Thành Đô, thủ phủ Vân Nam) khấu đầu tạ tội, xin thần phục trở lại. ( Không biết Bạch Thư kể tội Cộng Sản Trung Quốc và những cuốn sách đào mồ cuốc mả Cộng Sản Tàu như Từ Mao Trạch Đông Đến Đặng Tiểu B́nh nay đă đốt đi hay dấu ở đâu?).
Dân Việt, chắc hẳn có nhiều người đă cười, những tiếng cười ra nước mắt, trước những tin Đỗ Mười rồi Lê Khả Phiêu đă bày tỏ sự tha thiết làm chư hầu khi hai ông này xin đảng Cộng Sản Trung Quốc tái lập Quốc Tế Vô Sản thay Liên Sô. Khi đề nghị như thế, có lẽ họ hy vọng rằng nếu Cộng Sản Trung Quốc thuận làm Quốc Tế Vô Sản th́ Cộng Sản Việt Nam dễ dàng trở thành chư hầu có công của Trung Quốc dưới cái mặt nạ quốc tế vô sản cao cả. Nhưng điều mỉa mai cay đắng là Cộng Sản Trung Quốc đă lắc đầu. Chắc hẳn họ muốn nói: Muốn theo tao th́ theo, chứ làm Quốc Tế Vô Sản với mấy chú mày th́ được cái ǵ. Tao đang cần chôn cái tên đó đi để mời thế giới tư bản vào làm ăn mà chú mày lại xui dại.
Tất nhiên Cộng Sản Việt Nam hiểu cái thảm kịch của quốc tế vô sản, v́ họ đă phải lăn lộn trong đó với những đ̣n giáng thừa sống bán chết, nhưng họ phải làm như thế với một nước lớn c̣n đồng hội đồng thuyền (đảng theo tư bản, nhưng bắt dân xă hội chủ nghiă) để đi đến cùng con đường nô lệ hầu có thể bảo vệ đảng, và giữ được quyền lực độc tôn. Điều này đă được phản ảnh rất rơ qua những lời tuyên bố của tập đoàn lănh đạo, v́ khi họ nói chúng tôi đi theo mô h́nh chính trị và kinh tế của Trung Quốc, hay Lê Khả Phiêu nói: Trung Quốc thành công th́ chúng ta cũng thành công - là họ đă gắn liền số phận Việt Nam vào Trung Quốc với óc năo nô lệ.
Từ tính chất nguyện làm chư hầu để hy vọng cùng với đảng Cộng Sản Trung Quốc muôn năm trường trị như mấy điều tŕnh bày trên, chúng ta có thể hiểu việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam đă kư hiệp ước bán nước. Và họ đă làm điều này rất dễ dàng, v́ với quyền độc tài toàn trị, họ có thể làm bất cứ điều ǵ, như họ thường nói trong những trường hợp phải xử dụng bạo lực đàn áp là dùng vô sản chuyên chính là xong. Với thứ bạo lực gọi là chuyên chính vô sản đó, trước kia Cộng Sản Việt Nam đă hủy diệt sinh lực dân tộc, làm t́nh làm tội người dân trong những chương tŕnh kinh tế tập sản, làm rồi bỏ, c̣n ngày nay th́ đem nước bán cho Tàu để có thể duy tŕ quyền chuyên chính, tự do sinh sát trên đám dân nghèo bất hạnh, sống vô quyền trên đất nước ḿnh.
 
II. Tiếng cười của đảng.
Việc bán nước tất nhiên có lợi cho đảng Cộng Sản, cho tập đoàn lănh đạo, nhưng đối với dân tộc th́ đây là mối nhục, mối nguy. V́ thế khi sự việc vỡ lở, chúng ta đă nghe nhiều tiếng khóc của người dân trong và ngoài nước. Xin ghi lại một số tiếng khóc điển h́nh:
Tiếng khóc của người dân Hà Nội:
Qua bức thư trên net, trong Đối Thoại ngày 15-1-02, chủ đề: Vụ hiến đất dâng biển, ông P.T.T đă viết: Hôm 28-12-2001, nh́n bộ mặt nhăn nhở, và hàm răng trắng nhởn của ông Cung Phụng ( Tác giả đổi tên Công Phụng thành Cung Phụng với ư ông Phụng đă Cung Phụng bố Tàu) nói nói, cười cười trên Ti Vi khi chứng kiến lễ đóng cột mốc số 1369 đầu tiên của hiệp định bán nước này, ḷng tôi như nghẹn lại, không cầm được nước mắt, lấy một nén nhang thắp lên bàn thờ, và khóc cho một dân tộc anh hùng đang bị những kẻ vô liêm sỉ bán đứng.
 
Tiếng khóc của ông Hoàng Minh Chính:
Trong cuộc phỏng vấn do biên tập viên Đinh Quang Anh Thái trên đài Little Sai Gon Radio ngày 31-1-02, ông Hoàng Minh Chính, nguyên là viện trưởng viện triết học Marx Lenin, đă cho biết: Hiện nay theo thông tin mà chúng tôi được biết th́ đồng bào trong nước rất sôi sục và phẫn nộ. Nhiều người thậm chí khi nghe tin này đă khóc ngất đi - Ông Chính nói đến đây cũng khóc lặng đi một lúc - Tuy nhiên, đa số đồng bào chưa được biết rơ về hành động bán nước này. Người nào biết họ đều căm phẫn. Nhờ thông tin của đồng bào hải ngoại phát trên net, do đó đồng bào trong nước mới có điều kiện tiếp cận thông tin, và vui mừng phấn khởi v́ đồng bào hải ngoại nhất trí với đồng bào trong nước bảo vệ biên cương đất nước.
 
Tiếng khóc của một nữ cán bộ ngành kinh tế:
Xin ghi lại một đoạn thư của một ngựi bà con trong đoàn kinh tế của một xí nghiệp liên doanh ở Sài G̣n, đi tham quan những cơ sở trong mấy thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông: Đoàn dừng lại Long châu 2 ngày, nên em đă tranh thủ trở lại Cửa Hữu Nghị (cổng Nam Quan cũ) để nh́n cho rơ mấy địa danh ghi trong lịch. Khi đi qua chợ trời biên giới, em sợ hăi trước những thứ hàng hóa chế tạo của Trung Quốc chất như núi, c̣n hàng Việt Nam chỉ toàn là các loại thú rừng với một ít lâm sản, và nhủ thầm: Hàng hóa trao đổi như thế th́ kinh tế Việt nam sẽ tới đâu?
Đứng một ḿnh trên miền đất biên giới, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ mà heo hút, nghĩ đến chuyện hàng hóa khi nh́n về hướng Đồng Đăng mù mịt, em bật khóc và không cách nào ngăn lại được, nên em đă ngồi xuống dấu mặt bên một gốc cây lớn.
 
Tiếng khóc của Bác sĩ Trần Đại Sỹ:
Trong bài Bí Ẩn Về Việc Đảng Cộng Sản, Lănh Đạo Nhà Nước Việt Nam Nhượng Lănh Thổ, Lănh Hải Cho Trung Quốc (Viet Bao online, 1-15-2002), Bác sĩ Trần Đại Sỹ đă cho biết là tháng 8 năm 2001, ông đă lên Lạng Sơn, xin tới thăm Ải Nam Quan, nhưng công an không cho nên ông đă phải trở lại Sài G̣n đi theo lộ tŕnh Tân Sơn Nhất - Quảng Châu để tới Ải Nam Quan, và đă ghi lại xúc cảm của ông ở Ải Nam Quan như sau:
Từ Quảng Châu đi Nam Ninh. Từ Nam Ninh thuê xe đi Bằng Tường, là đất Trung Quốc Đối diện với Nam Quan. Rồi vào Nam Quan cũ. Đứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người, tự nhiên tôi bật khóc như trẻ con. Sau đó ông đă trở lại Bằng Tường thuê một cơ sở mai táng khắc 1 bài thơ chữ Hán, rồi tới Nam Quan gắn vào một vách núi cạnh đường. Xin ghi lại 4 câu đầu:

 

 

 

Thử địa cựu Nam Quan
Biên ải ngă cố hương
Kim thuộc Trung Quốc thổ
Khấp, khốc, kư đoạn trường.
(Đất này xưa gọi Nam Quan
Vốn là biên địa cố hương của ḿnh.
Hiện nay là đất Trung Nguyên,
Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay).

 

 

Trên đây là những gịng nước mắt thành tiếng, c̣n những gịng nước mắt âm thầm qua những bài văn, bài nghiên cứu về vấn đề mất đất,mất biển th́ quá nhiều. Ở đây xin ghi lại những gịng nước mắt ấy của một số vị:
 
Nước mắt của ông Trần B́nh Nam:
Ở hải ngoại, có lẽ ông Trần B́nh Nam là người đầu tiên đưa tin về việc mất ải Nam Quan và tạp chí Khởi hành số 57, 7/01 ghi lại lời ông như sau:
Qua Đồng Đăng, tôi nóng ḷng xem Aỉ Nam Quan. Sách sử địa lớp ba thời Pháp thuộc in h́nh Ải Nam Quan uy nghi như cửa Thượng Tứ hay cửa Đông Ba của kinh thành Huế. Trạm hải quan gồm một ngôi nhà trệt rộng thênh thang nằm bên trái quốc lộ 1, cách biên giới chừng trăm thước. Tận cùng của quốc lộ là cổng biên giới. Cổng đơn giản chỉ là một thanh gỗ dài vắt ngang quốc lộ, quay lên quay xuống được và một trạm gác nhỏ do một tiểu đổi công an canh giữ.
Phóng tầm mắt nh́n về phương Bắc sau trạm gác nhỏ, tôi không thấy h́nh bóng ǵ của Ải Nam Quan. Tôi hỏi một sĩ quan hải quan trong khi Tâm và Paul làm thủ tục nhập cảnh: Tôi muốn xem Hữu Nghị Quan có được không?. Anh sĩ quan trẻ tuổi chỉ chiếc cổng biên giới trả lời: Sau chiếc cổng kia 20 thước là hết biên giới nước ta. Hữu Nghị Quan nằm sâu trong đất Trung Quốc, ở đây không thấy được. C̣n thắc mắc nhưng tôi không hỏi thêm.
Hai năm trước, Việt Nam và Trung Quốc kư một thỏa ước về biên giới trên đất liền. Bản văn của thỏa ước không được phổ biến và có tin đồn là Việt Nam nhường cho Trung Quốc nhiều cao điểm biên giới... Nước ta cái ǵ cũng khác người. Một thỏa ước biên giới liên quan đến vận mệnh và an nguy của đất nước mà dân cũng không biết!
Làm sao nhỉ? Đất nước nào phải của ai? Nước Nam đă hết anh hùng. Ôi là ngậm ngùi. Hăy hỏi đảng Cộng Sản cho ra.
 
Nước mắt của nhà thơ Bùi Minh Quốc:
Tháng 1 năm 2002, ông Quốc đă lên vùng biên giới Việt Nam Trung Quốc để chụp h́nh và sưu tầm tài liệu về hiệp dịnh biên giới, kư tháng 12 năm 1999. Khi trở lại Hà Nội, ông đă bị bắt và bị công an tịch thu khoảng 300 tài liệu cùng với phim ảnh chụp vùng biên giới mà chính quyền gọi đó là những tài liệu phản động. Nhưng có lẽ công an không tịch thu nổi những bài thơ ông nhớ trong tim óc, nên chúng ta đă đọc được một số bài ông ghi lại cảm xúc trên hành tŕnh biên giới. Xin ghi lại đây bài Tiếng Máu Biên Cương:
Tổ quốc c̣n đau món nợ Tân Trào,
C̣n nghe buốt dọc biên cương tiếng máu.
Tiếng người xưa truyền muôn đời con cháu,
Một tấc giang sơn không được để hao ṃn.
 
Nước mắt của kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng:
Trong bài Nam Quan ngày xưa, hận Nam Quan bây giờ (Thông Luận - 155 - 1/02), ông Kiểng đă viết: Trong hơn tám thế kỷ qua, các chính quyền Việt nam chưa bao giờ để mất đất đai, không những thế, lănh thổ của chúng ta không ngừng mở mang. Nhưng từ 30 năm qua, chúng ta đă mất nhiều và mất về tay đồng minh thân thiết nhất của chính quyền Cộng Sản Việt Nam hiẹn nay: Trung Quốc.
720 km2 là một diện tích quan trọng, 0. 22% lănh thổ. Nhưng Việt Nam đồng thời cũng mất đi cả một phần lịch sử của ḿnh. Người Việt Nam nào lớn lên chẳng được nghe Đất nước ta chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Đó cũng là nơi Nguyễn Phi Khanh bảo con là Nguyễn Trăi hăy gác t́nh riêng mà trở về phấn đău giành lại đất nước. Biết bao văn thơ của ta đă lấy ải Nam Quan làm địa danh. Nam Quan nằm trong trái tim mọi người Việt, nay Nam Quan đă mất về tay Trung Quốc. Trái tim Việt Nam rướm máu. Cái hận Nam Quan ngày xưa là cái hận hùng tráng làm nức ḷng người, cái hận Nam Quan ngày nay là cái hận tê tái, tủi nhục, không biết bao giờ nguôi.
Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, bờ cơi chúng ta bị sứt mẻ do sự tự nguyện dâng hiến của một chính quyền từ trước tới nay rất huênh hoang về thành tích giữ nước.
 
Nước mắt của giáo sư Từ Mai:
Trong bài Một số sử liệu liên quan tới biên giới Việt Hoa (Thế Kỷ 21 - 158 - 6/02), ôngTừ Mai viết:
Không người Việt Nam nào không bàng hoàng, đau xót trước sự việc đất nước mất ít nhất trên 700 cây số vuông miền biên giới và trên 10.000 cây số vuông hải phận. Quan trọng hơn nữa, những vùng đất và biển bị mất có tầm chiến lược sinh tử, có ư nghiă lịch sử thiêng liêng đối với dân tộc và với nhiều tài nguyên phong phú..
Đảng Cộng Sản Việt Nam giải thích: Phải điều đ́nh lại về lănh hải và biên giới, v́ hiệp ước Thiên Tân là do thực dân Pháp kư với phong kiến nhà Thanh. Nhưng nếu thế th́ phải chữa lại những sai trái, bất công trong quá khứ. Như trên đă thấy (phần tác giả viết về những phần đất bị mất thời Pháp theo hiệp ước Pháp Thanh), trong việc phân định biên giới những năm 1886-1895, Việt Nam bị thiệt và đă mất rất nhiều lănh thổ. Nếu điều đ́nh lại th́ cần điều chỉnh những mất mát bất công ấy. Nay không chữa đưọc một chút thiệt hại của quá khứ mà c̣n mất thêm! Như thế th́ điều đ́nh và kư kết để làm ǵ? Phải chăng với mục đích bán nước?
Người viết những ḍng này góp tiếng nói với toàn thể quốc dân trong và ngoài nước, yêu cầu những người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam nghĩ đến trách nhiệm trước tiền nhân và hậu thế mà công bố những hiệp ước đă lỡ kư với Trung Hoa. Mối lo của đất nước là mối lo chung. Đáng lẽ nên mừng rỡ khi thấy có những trí thức lỗi lạc và tâm huyết như Trần Khuê, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang.. chung lo trước những khó khăn của đất nước, lại t́m cách đàn áp, giam hăm họ, những người Cộng Sản Việt Nam chỉ tự làm ḿnh cô lập và bất lực thêm.
 
Những tiếng khóc, tiếng than uất hận này của người dân đă phản lại cái vui của đảng Cộng Sản khi kư những hiệp ước cắt đất, nhượng biển. Thật sự là đảng Cộng Sản đă cười giữa tiếng khóc của dân. Điều này chúng ta có thể thấy được qua những bức ảnh ghi lại lễ kư hiệp ước biên giới Việt Nam Trung Quốc ngày 30-12-1999 tại Hà Nội. Trong đó, một bức ghi Nguyễn mạnh Cầm ôm Đường Gia Triền với nụ cười tươi, một bức ghi Lê Khả Phiêu ôm Đường Gia Triền với nét mặt hớn hở, và một bức ghi Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền nâng ly rượu chúc mừng cùng với những nụ cười của mấy chục người trong hai phái đoàn.
Về tiếng cười này này, chúng ta c̣n thấy nét mặt hớn hở của Lê Công Phụng trong mấy lần dự lễ cắm cột mốc biên giới ở Mống Cái, Lào Cai và Cao Bằng. Trong đó lần nào Phụng cũng ca ngợi sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước với những lời : Biên giới mới sẽ củng cố nền ḥa b́nh, hữu nghị và trường tồn. Ngược với thái độ của Phụng, lần nào trưởng đoàn Trung Quốc cũng chỉ đáp vắn tắt, nhắc nhở là việc cắm mốc phải được hoàn thành theo kế hoạch trong 3 năm.
Từ hành vi lét lút kư hiệp ước (bán nước chui) mà những tấm ảnh trong lễ kư kết chỉ là những biểu hiện dễ thấy, chúng ta có thể nói tập đoàn lănh đạo đảng Cộng Sản đă rất thỏa ư khi tạo được sự gắn bó với Trung Quốc bằng đất đai của tổ quốc, nhưng cũng hiểu đó là tội bán nước, nên đảng cũng đă sẵn sàng những biện pháp đàn áp để bảo vệ việc bán nước.
 
III. Tội của những thanh niên yêu nước.
Cho tới nay, chúng ta thấy chế độ Cộng Sản đă xử dụng hai biện pháp đối với những ai dám lên tiếng chất vấn đảng và chính quyền về việc bán nước: Với những người có tuổi, là trí thức hoặc đảng viên, như các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Vũ Cao Quận ... th́ trấn áp bằng cô lập, xử dụng truyền thông để lên án những người này là bọn chính trị cơ hội, biến chất và mưu đồ đen tối. C̣n đối với những người trẻ th́ chắc là quá sợ tiếng nói trẻ, sợ những tia lửa kim cương, nên đă xử lư cấp kỳ là dùng nhà tù. V́ thế từ đầu năm đến nay, chính quyền Cộng Sản đă bắt Nguyễn Kế Toàn, Vũ Ngọc B́nh, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ B́nh. Theo chính quyền th́ những người này đă phạm tội Tích trữ và phát tán tài liệu chống chế độ Xă Hội Chủ Nghiă, nói xấu đảng và lănh đạo, nhưng đó là kiểu nói tránh theo ngôn ngữ độc đoán, nói lấy được để giành cái phải về phần ḿnh, c̣n nói cho xác thực th́ tội của những người này là dám chống bất công, đ̣i dân chủ và tố cáo đảng Cộng Sản cắt đất, nhượng biển cho Trung Quốc. Xin dẫn ít lời có nội dung phạm tội của các vị ấy:
Tội chống bất công và đ̣i dân chủ:
- Các anh Nguyễn Khắc Toàn và Vũ Ngọc B́nh chống bất công qua việc trợ giúp những nông dân lên Hà Nội khiếu kiện oan ức v́ đă bị chính quyền địa phương chiếm đoạt đất đai, và xử dụng e- mail loan tin việc biểu t́nh đấu tranh của những nhóm nông dân này.
- Anh Phạm Hồng Sơn đă phổ biến ư thức dân chủ qua việc dịch một số tài liệu về dân chủ trên Website của ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Từ tinh thần đó, trong tập tài liệu Thế Nào Là Dân Chủ, anh đă nói lên tâm nguyện của ḿnh với lời đề tặng chung: Xin kính tặng tất cả những người khao khát tự do,ḥa b́nh và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam.
Tiếp đến tập Dân chủ Cho Cuộc Sống, anh đă viết trong phần giới thiệu: Hy vọng những bài viết sẽ mang lại cho chúng ta những suy nghĩ, gợi mở cho vấn đề cấp thiết của đất nước Việt Nam. Làm thế nào để có được một cách quản lư xă hội tối ưu cho sự phát triển đất nước? Làm thế nào để dân tộc Việt Nam có thể được tận hưởng các thành tựu rực rỡ chung của nhân loại về vật chất và tinh thần như phần lớn các dân tộc văn minh khác trên thế giới hiện đă đạt được.
Rồi nhân dịp ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, trong hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương đảng khóa IX ngày 4-3-02, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xă hội chủ nghiă, là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế, xă hội, đất nước được xác định rơ ràng trong chủ trương đường lối hơn 72 năm qua của đảng, và nhắc nhở đảng viên là Lời nói phải đi đôi vớI việc làm, anh Sơn đă viết thư cho ông Mạnh, gọi đó là Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam. Nhưng anh cũng nhắc nhở ông Mạnh là Tôi đă nghe thấy từ dân chủ từ lâu, nhưng chưa bao giờ được nghe và được đọc để hiểu bản chất thực sự của nó là ǵ và nhiều cái hiện được gọi là dân chủ có thực sự là dân chủ không? V́ thế, dân chủ không phải chỉ ở nghị quyết mà đảng phải làm cho người dân hiểu và xác định được như thế nào là dân chủ và ngăn chặn các vi phạm dân chủ của những người khác, đặc biệt là những người lănh đạo.
 
Tội tố cáo chính quyền cắt đất, nhượng biển:
Việc chế độ Cộng Sản Việt Nam kư hiệp ước cắt đất cho Trung Quốc là chuyện bí mật. Nhưng qua tin tức có được ở hải ngoại, có lẽ nhà văn Dương Thu Hương là người đầu tiên nói đến việc Việt Nam mất đất biên giới cho Tàu. V́ trong một bài viết vào khoảng đầu năm 2000, bà đă mỉa mai chuyện những người Cộng Sản Việt Nam xin t́nh nguyện sang chiến đấu ở Nam Tư để bảo vệ chính quyền độc tài, diệt chủng Milosevic, nhưng lại im lặng quay mặt trước việc quân Trung Quốc đuổi dân Việt, lấn chiếm vùng biên giới.
Sau bà Dương Thu Hương, anh Lê Chí Quang trong bài Đối Thoại Tháng 6 năm 2000, đă tố cáo Lê Khả Phiêu đă kư hiệp định biên giới, mất cho Tàu hàng trăm ki lô mét vuông đất đai và hiệp định về vịnh Bắc Bộ đă nhượng cho Tàu thêm 10% diện tích vịnh với tỷ lệ 54/46 thay v́ 62/38 theo hiệp ước Pháp Thanh. Từ sự tiết lộ đó, trong nước đă bùng lên dư luận đảng Cộng Sản bán nước với nhiều bài viết của những nhà tranh đấu dân chủ cùng những kiến nghị, và chất vấn đảng và nhà nước của nhiều đảng viên kỳ cựu.
Sau đó, với bài Hăy Cảnh Giác Với Bắc Triều (11-2001), Lê Chí Quang đă tŕnh bày mối họa Trung Quốc qua 3 điểm:
Thứ nhất là Trung Quốc đang nỗ lực phát triển kinh tế, ngoại giao và quốc pḥng, thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thay thế Nga, để trở thành một cực của thế giới và sẵn sàng đối đầu với Mỹ.
Thứ nh́ là Trung Quốc, qua sự chế ngự kinh tế cùng với hậu thuẫn của thế lực tay sai, bảo thủ trong bộ máy đảng và nhà nước Việt Nam, đă âm mưu biến Việt Nam thành một bang hay tỉnh của Tàu.
Thứ ba là đảng Cộng Sản Việt Nam v́ quyền lợi của đảng đă sẵn sàng làm tay sai cho sự thôn tính của Bắc triều. Về vấn đề này, Lê Chí Quang đă viết:
Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung qùy gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cơng rắn cắn gà nhà, cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đă văn minh hơn cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa th́ ai đó lại cam tâm cúi đầu xin dâng phần lănh thổ, lănh hải cho Trung Quốc để mong bán nước cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lănh đạo độc tôn của ḿnh.
Sau anh Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh trong bài Về Vấn Đề Biên Giới Việt Trung đă nhận định về nguyên nhân việc kư kết hiệp ước cắt đất và đă phê phán những người lănh đạo đảng Cộng Sản như sau:
Quá tŕnh đất đai, lănh thổ bị Trung Quốc lấn chiếm có thể coi là hệ quả của sự mất cảnh giác, của cái giá phải trả, đổi lấy sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh và sau cùng là của những kẻ dùng đất đai của tổ tiên, cha ông để đổi lấy quyền lực của cá nhân và tập đoàn cầm quyền....
Lư do Ban lănh đạo hiện nay giải quyết vấn đề tranh chấp lănh thổ, lănh hải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định về thời gian và không gian cũng không có ǵ khó hiểu. B́nh thường ra Ban lănh đạo quốc gia phải nhân danh sự liên tục của quốc gia hay chí ít là sự liên tục của chế độ để giải quyết vấn đề biên giới, theo đó bảo đảm chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Nếu những người đi trước có sai lầm, phải t́m cách sửa chữa và tuyệt đối không để thiệt hại thêm một tấc đất vào tay ngoại bang.
Song, đối với giới lănh đạo hiện nay, một tâm lư và phong cách ứng xử phổ biến là chỉ quan tâm tới phạm vi, lĩnh vực và đơn vị ḿnh quản lư để làm sao không xảy ra sự cố nào có thể ảnh hưởng tới chiếc ghế quyền lực hiện tại và khả năng thăng tiến trong tương lai. Ngoài ra, người ta không hề quan tâm tới những ǵ xảy ra trước khi tiếp nhận và sau khi thay đổi đối tượng quản lư. Hay nói cách khác, với sự tha hóa nhân cách và cảm nhận sự bế tắc của tương lai, thực chất giới lănh đạo hiện nay không có trách nhiệm ǵ trước vận mệnh dân tộc cũng như không hề đại diện quyền lợi của nhân dân. Chính lối suy nghĩ như vậy về trách nhiệm mà Ban lănh đạo đảng Cộng Sản đă kư kết hiệp định biên giới vừa qua.
Từ những điều tóm lược trên đây, chúng ta thấy những người trẻ đă nói lên 2 nguyện vọng của dân Việt là công lư và dân chủ và nói về mối nguy của đất nước trước chính sách đưa nước vào ṿng lệ thuộc Trung Quốc của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tội của những người thanh niên ấy chỉ có thế, nhưng họ đă bị bắt và sẽ bị đưa ra Ṭa Án Nhân Dân. Tất nhiên, họ sẽ bị kết án 3 năm, 5 năm hay nhiều năm hơn theo ư muốn của tập đoàn lănh đạo đảng Cộng Sản. Nhưng những bản án ấy sẽ nói lên điều ǵ?
 
IV. Giá trị những bản án.
Dưới chế độ độc tài toàn trị ở miền Bắc, đảng Cộng Sản đă hủy diệt nhiều tầng lớp dân chúng mà không có chuyện xét xử ở ṭa án (không kể những toà án nhân dân của những Đội Cải Cách trong giai đoạn cải cách điền địa). Nhưng chúng ta biết có hai vụ đàn áp lớn: Thứ nhất là vụ đàn áp những nhà trí thức, văn nghệ sĩ đ̣i tự do, dân chủ trong Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956-57, và thứ nh́ là vụ đàn áp hàng trăm đảng viên, cán bộ, gọi là vụ án xét lại chống đảng năm 1967. Phải kể thêm một người đă bị tù 27 năm v́ đă làm thơ chống chế độ Cộng Sản là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Tới năm 1975, sau khi chiếm miền Nam, chế độ Cộng Sản cũng đă bắt, đem bắn và bỏ tù nhiều người không xét xử. Nhưng từ thập niên 1980 trở đi, th́ chính quyền Cộng Sản đă phải đem ra ṭa án xử những vụ án chính trị, và tất cả những người bị đem ra xử đều mang tội danh là tuyên truyền chống chế độ xă hội chủ nghiă và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Từ đó, chúng ta biết được nhiều vụ xử án mà điển h́nh có thể kể:
Vụ xử giáo sư Đoàn Viết Hoạt và nhóm Diễn Đàn Tự Do.
Vụ xử Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và nhóm Cao Trào Nhân Bản.
Vụ xử các nhà sư Trí Siêu và Tuệ Sỹ cùng những thành viên trong Lực Lượng Việt Nam Tự Do.
Vụ xử các ông Nguyễn Đ́nh Huy, Phạm Thái thuộc Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân chủ.
Vụ xử ông Hà Sĩ Phu.
Tới nay, đến lượt các nhà trí thức trẻ Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn và Vũ Ngọc B́nh sẽ phải ra ṭa để nhận những bản án.
Từ những bản án trong thập niên 1980-1990, và những bản án mà chính quyền Cộng Sản sắp tuyên án trước những cái tội của những người trẻ, chúng tôi có vài nhận định như sau:
Thứ nhất là những bản án này đều mang một tội duy nhất là chống chế độ độc tài, đ̣i dân chủ, dân quyền. Do đó, những bản án đă phản ảnh một cuộc đấu tranh lâu dài giữa độc tài -dân chủ, giữa đảng quyền - dân quyền. Như trước đây, năm 1988, sau khi bị ṭa án Cộng Sản tuyên án tử h́nh, thầy Trí Siêu đă tuyên bố: Trước một chính thể độc tài, áp bức, mang lại bần cùng đói rách cho dân tộc, chúng tôi không tiếc thân mạng hy sinh để tranh đấu. Chúng tôi tranh đấu cho tự do, nhân quyền, cho cơm no áo ấm của đồng bào. Chúng tôi không cần xin một sự khoan hồng nào cả. C̣n ngày nay th́ những người trẻ tranh đấu cũng đă cùng một tâm nguyện hy sinh cho đại nghiă dân chủ tự do, như Nguyễn Vũ B́nh, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15-6-02, đă nói: Tôi hiểu rằng khi ḿnh tham gia đấu tranh cho tự do và dân chủ th́ ḿnh phải trả cái giá nhất định. Tôi hiểu rất rơ cái giá đó. Có thể tôi phải trả giá bằng chính mạng sống của ḿnh.
Như thế, những bản án chính trị dưới chế độ cộng sản đă nói lên một sự thực là dân tộc Việt Nam đă thất bại trước sự chiến thắng của đảng Cộng Sản. V́ trong thế kỷ 20, cả dân tộc đă đi vào tranh đấu cho những mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cho dân chủ tự do, dân quyền (Cương lĩnh của đảng Cộng Sản cũng ghi những điều này), nhưng khi đoạt được chính quyền th́ chỉ có đảng Cộng Sản đă được tất cả, được độc quyền tự do để d́m dân tộc vào một chế độ độc tài toàn trị. V́ thế, dân Việt lại phải tiếp tục cuộc tranh đấu cho giải phóng con người, cho dân chủ, dân quyền, và đă bị bắn, bị tù đày v́ việc đấu tranh này. Thảm kịch đó cho thấy chế độ Cộng Sản Việt Nam chỉ là sự duỗi dài của chế độ thực dân Pháp, trong đó những tên thống trị da trắng đă được thay thế bằng những tên thống trị da vàng mà tính chất nham hiểm, tàn bạo cùng những thủ đoạn đàn áp c̣n tinh vi hơn thực đân Pháp.
Thứ nh́ là những bản án đă làm lớn mạnh tầm vóc lịch sử đấu tranh của dân tộc. Có thể nói như thế, v́ trong 80 năm thuộc Pháp, lịch sử Việt Nam đă lớn lên theo với những cuộc đàn áp cùng những bản án của chế độ thực dân, th́ ngày nay, dưới chế độ Cộng Sản cũng thế, lịch sử đấu tranh dân chủ chống độc tài đảng trị sẽ lớn và sáng lên theo với những bản án đàn áp của chế độ Cộng Sản. V́ dù chế độ độc tài toàn trị có tàn bạo, nham hiểm đến mấy th́ đảng Cộng Sản cũng đă thấy là họ đă phải đới diện với một chiến tuyến đấu tranh thường trực giữa dân với đảng, giữa tự do và bạo trị, mà chắc chắn sớm hay muộn th́ đảng cũng phải trả lại món nợ Tự Do, Dân Quyền mà họ đă tước đoạt, để kết thúc một giai đọan lịch sử đen tối bẩn thỉu là đă giành độc quyền tự do để toàn quyền ăn cắp, ăn cướp, bán tài nguyên và bán nước.
V́ thế, giá trị của những bản án trong thập niên 1980-90 của các nhà tranh đấu dân chủ Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Trí Siêu, Tuệ Sỹ, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đ́nh Huy, Phạm Thái...đă tạo thành ḍng lịch sử đấu tranh chống độc tài Cộng Sản, th́ ngày nay, những bản án của Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn và Vũ Ngọc B́nh sẽ tạo thành ḍng lịch sử đấu tranh chống chế độ độc tài bán nước.
 
Kết luận
Trong năm qua, chúng ta đă chứng kiến thêm một thảm kịch của dân tộc Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản là tập đoàn lănh đạo Cộng Sản đă cười vui trong việc kư hiệp ước bán nước giữa tiếng khóc của dân. Trước tiếng khóc và tiếng cười này, có thể thấy tinh thần và thái độ của những người lănh đạo Cộng Sản đă khác hẳn với mấy ông vua ngày xưa khi phải cắt đất cho ngoại bang. V́ thế để kết luận bài này, xin ghi lại đây hai vụ cắt đất thời nhà Mạc và nhà Nguyễn để thấy cái khác giữa người xưa và những người Cộng Sản ngày nay.
1. Dưới thời nhà Nguyễn, vua Tự Đức đă phải ra lệnh cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp kư ḥa ước Nhâm Tuất (1862) nhượng cho Pháp 3 tỉnh Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường và Côn đảo. Việc cắt đất này là do t́nh thế suy yếu của triều đ́nh nhà Nguyễn trước sức mạnh của thực dân Pháp. Nhưng trước sự phẫn nộ và oán trách triều đ́nh của giới sĩ phu và dân chúng, với những lời kết án như Phan, Lâm măi quốc, triều đ́nh khí dân (Phan, Lâm bán nước, triều đ́nh bỏ dân), vua Tự Đức cũng đă làm một bài thơ nói lên nỗi ḷng ḿnh trước sự việc nhục nhă đau ḷng đó:
Khứ dân triều trữ cữu
Măi quốc thế gian b́nh
Sử ngă chung thân điếm
Hà nhan nhập miếu đền.
(Tội lũ bay: bán nước
Tội triều đ́nh: bỏ dân
Khiến đời ta mang nhục
Mặt nào gặp tiền nhân?)
Trần Khuê dịch.
2.Trước thời Nguyễn th́ nhà Mạc, Mạc Đăng Dung, năm 1541, cũng đă phải cắt đất biên giới dâng cho nhà Minh gồm 2 đô Như Tích, Chiêm Lăng và 4 động Tư Phiêu, La Phù, Cổ Lâm và Liễu Cát. Sử ghi lại rằng: Trong lễ dâng đất này, Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng 40 người, đều tự quấn tua sợi vào cổ, bỏ giày, qùy gối trước Mạc Phủ (Phía bên đất Trung Quốc và trước cổng Nam Quan) dâng tờ hàng biểu cho quan nhà Minh.
Trước cảnh tượng lễ dâng đất này, có thể h́nh dung là một đám tang của những người sẵn sàng chịu chết, và người Việt xưa nay vẫn phê phán Mạc Đăng là một tên vua quá hèn. Hèn th́ tất nhiên rồi, nhưng theo thiển ư th́ như thế vẫn c̣n hay. Hay ở chỗ họ Mạc hèn mà vẫn c̣n biết đau buồn, biết nhục. V́ tự quấn dây vào cổ, đi chân đất, qùy gối, cúi lạy dâng đất th́ phải mang bộ mặt của người chết trước tên quan nhà Minh.
3. C̣n ngày nay, đảng Cộng Sản Việt Nam hành động không khác Mạc Đăng Dung, mà mối nguy cho nước th́ vô cùng, nhưng hành vi của những người lănh đạo Cộng Sản lại khác hẳn. Họ tươi cười hănh diện nâng ly mừng trong ngày lễ dâng đất trước ông quan của triều đ́nh Cộng Sản Bắc Kinh. Điều đặc biệt hơn là với ngoại nhân th́ tập đoàn lănh đặo Cộng Sản vui như thế, nhưng với dân th́ họ lại đang dùng bạo lực công an nhà tù để đàn áp những con dân Việt nào dám khóc than trước mối nhục và mối nguy này.
Từ ba vụ cắt đất trên đây, có thể nhận định là ngày xưa vua Tự Đức đă biết nhục khi phải cắt đất và Mạc Đăng Dung cũng đă biết nhục trước cái hèn cắt đất. Như thế những con người ấy vẫn c̣n biết liêm sỉ. C̣n ngày nay, tập đoàn lănh đạo Cộng Sản không những vô liêm sỉ mà c̣n tàn bạo, ngang ngược trên nỗi thống khổ của một dân tộc đă phải chịu quá nhiều bất hạnh do chế độ Cộng Sản tạo ra.

   
 

Việt Dương