Biển Đông Quá-khứ, Cái Nôi phát-nguyên Văn-Hoá của Dân-tộc.

 Ngày nay nh́n vào bản-đồ Đông-Nam-Á, chúng ta thấy Biển Đông là một vùng biển gần như nội-địa, diện-tích bằng 4 phần 5 Địa-trung-Hải. Trong quá-khứ cách nay vài chục ngàn năm cho tới vài trăm ngàn năm là thời-gian mà khoa-học có nhiều dữ-kiện tương-đối chính-xác, người ta biết h́nh-dạng Biển Đông hoàn-toàn khác hẳn. Lúc đó Biển Đo6ng nhỏ hẹp hơn bây giờ khá nhiều. Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay đổi về địa-lư Biển Đông không những chỉ làm thay đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dướ i biển trong vùng mà c̣n tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi lớn làm phát-sinh những nền văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến vào bậc nhất của nhân-loại.

> Đă có nhiều nhà khoa-học cố gắng giải-thích sự h́nh-thành nền văn-hóa hàng-hải của dân Việt nói riêng và của dân Đông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hóa hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa. Một số lư-thuyết được tóm tắt như sau:

> Trong lịch-sử trái đất, mực nước biển đă dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Đông chỉ bằng hơn phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan ră th́ nước biển dâng lên nhanh. Dân-cư vùng duyên-hải vốn sống bằng cách thu-lượm tôm cá, ṣ ốc phải dồn về những vùng cao hơn. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dặm vuông lục-địa đă bị ngập dưới Biển Đông. V́ diện-tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng . Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đă xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.

> - Chester Norman cho rằng nền Văn-minh Ḥa-B́nh được tạo-dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Khi đó vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước là hai vùng đồng-bằng trũng, nay cũng thành-h́nh hai vịnh biển.

> Từ nhiều ngàn năm trước, người dân thuộc nền văn-hóa Hoà-B́nh ở miền Tây Biển Đông chỉ sống bằng cách săn-bắn, hái-lượm và trồng trọt ruộng khô trong những vùng thung-lũng. Bỗng nhiên mật-độ dân-cư tăng lên nhanh, con người phải có phương-pháp mới để sản-xuất thêm thực-phẩm. Loài trâu, loài heo được gia-súc-hóa.

> Sau đó, người ta lại di-chuyển từ thung-lũng xuống khai-phá đồng-bằng khi vùng châu-thổ các sông Hồng, sông Mă, sông Cửu-Long ... thành h́nh. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hóa sau này thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa đă được trồng trọt. (The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods, báo World Archaeology 2, No. 3, 1971: 300-320)

> Lư-thuyết Norman cho rằng một số lớn dân Đông-Nam-Á khởi-sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên-hải, sau này hội-nhập với dân-cư vùng cao-nguyên nhưng rồi trở về lại vùng đồng-bằng gần biển, sau nữa ngườ dân này phát-triển về hàng-hải.

> - Wilheim G. Solheim cho rằng 6,000 năm trước, dân Đông-Nam-Á đă mạo-hiểm ra khơi v́ nhu-cầu di-chuyển. Gió băo và hải-lưu của Biển Đông và Thái-b́nh-Dương đă cuốn trôi một số người tới Nhật-Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Phi-luật-Tân, Nam-Dương và Melanesia. Tiếp theo, những toán dân-chúng di-chuyển tới các đảo ngoài khơi Thái-b́nh-Dương và sang Madagascar.

> Bàn rộng hơn thế nữa, cũng theo Solheim, Biển Đông của Đông-Nam-Á thời cổ c̣n là nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với các nơi ở dọc biển Á-châu, Âu-châu, Phi-châu, Đại-dương-châu và cả Mỹ-châu.

> Solheim lư-luận rằng chỉ có sự kiện Đông-Nam-Á giữ vai-tṛ trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe tỏa nan-hoa ra khắp nơi mới giải-thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc khác-biệt của loài người sống xa cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự tương-đồng về sinh-hoạt văn-hóa như vậy! ("World Ethnographic Sample..." A Possible Historical Explanation, báo American Anthropologist 70, 1968: 569.)

> Cùng nhận-định như Solheim nhưng đi trước ông tới 40 năm, nhà ngữ-học Pháp Paul Rivet đă làm nhiều cuộc nghiên-cứu và kết-luận rằng: "Từ vùng Đông-Nam Á-châu, một thứ ngôn-ngữ đă được truyền-bá đi bằng đường hàng-hải đến Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-hải, Phi-châu và Mỹ-châu". (Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929.

> Sau nhiều năm nghiên-cứu khả-năng thuyền buồm, Giáo-sư R. Buckminster Fuller cho ra mắt một tập tài-liệu nhan đề 'Fluid Geography' vào năm 1944. Theo đó, người Đo6ng-Nam-Á biết dùng thuyền buồm chạy vát có khả-năng đi ngược chiều gió để hải-hành đi khắp nơi. Rồi các loại thuyền hai thân hay có thân phụ outriggers ra đời. Ân-cư vùng Biển ông mở ra những hải-lộ đi các nơi trên hai đại-dương „n-Độ và Thái-B́nh. Trên „n-Độ-Dương, người Đông-Nam-Á đă đi hết con dường cho đến tận biển Ba-Tư và Địa-Trung-Hải. Lời dẫn -giải và bàn rộng thuyết này t́m thấy trong sách 'Geography' (Reprinted in James Meller (ed.), The Buckminster Fuller Reader, Pelican Books, London, 1972.) 

> - William Meacham khi nghiên-cứu bản-đồ địa-h́nh đáy biển, cho biết lúc xưa bờ Biển Đông tương-đối bằng phẳng. Khoảng 14,000 năm trước đây, bè tre đă xuất-hiện. Rồi nước biển cứ cao dần. Khi mực nước biển gần đạt đến mức-độ như hiện nay, chừng -25m, bờ biển đă lùi sâu vào lục-địa, gặp đúng chỗ địa-thế lởm chởm, lồi lơm. Nhiều nhóm người sống trên các hải-đảo. Sự liên lạc, di-chuyển bằng thuyền bè trở nên càng ngày càng cần-thiết hơn. Các trở ngại, khó khăn trên bi 875;n đă thúc-đẩy con người phải phát-minh ra những cánh buồm, những bánh lái, những loại thuyền nhiều thân và những cơ-phận điều-khiển khác để việc hải-hành được an-toàn hơn, tránh bị thổi ra ngoài khơi. (Origins and Development of the Yueh Coastal Neolithic trong The Origins of Chinese Civilisation, University of California Press, 1983: 147-175.)

> Meacham tin rằng 6,000 - 4,000 năm trước Tây-lịch, những nền văn-minh vùng châu-thổ sông Hồng bắt đầu nảy nở. Đồ gốm đă được nặn trên bàn xoay ở Đậu-Dương. Khoa khảo-cổ cũng t́m thấy dây câu, lưới bắt cá và thuyền độc-mộc. Nhiều dân-cư sống bằng ngư-nghiệp. (4,000 năm TTL..)

> - Carl Sauer duyệt-xét những biến-chuyển về địa-lư Biển Đông trong thời-khoảng mười mấy ngàn năm trước đây, đưa ra kết-luận về tinh-thần tiến-bộ của cư-dân người Việt (Yueh) thời cổ như sau: "Mực nước Biển Đông dâng cao làm tăng thêm nhịp bồi-đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi các vùng đất thấp tiếp-tục bị lụt. Dân-cư khi xưa sống rải rác th́ lúc này thu lại thành các vùng cư-trú dọc theo nguồn nước... Một thế-giới mới đă thành-h́nh, sự thay đổi môi-trường vật-lư địa-dư đ ă trở thành cơ-hội thuận-tiện tối đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí-óc ṭ-ṃ để t́m thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thời-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp (Environment and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society 92.1: 65-77.)

> Cùng với Meacham, Sauer ư-thức tầm quan-trọng của ngư-nghiệp và hàng-hải trong tiến-tŕnh văn-minh Đông-Á thời cổ. Khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới, Biển Đông và vùng đất chung-quanh có tới hai vụ gió mùa trong một năm, nên hoàn-cảnh rất thuận-lợi cho sự phát-triển các ngành nông-nghiệp, ngư-nghiệp và hàng-hải. (Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York 1952: 24-25.)

> - Charles F. Keyes viết trong cuốn sách "The Golden Peninsula" (New York, 1977) rằng Việt-Nam là nơi phát-khởi nền văn-minh Hoà-B́nh trải rộng khắp Đông-Nam-Á. Keyes đă xác-định hai điểm sau:

> - Quá-tŕnh văn-hóa thời tiền-sử của toàn vùng Đông-Nam-Á thường được chia ra làm những giai-đoạn mà chỉ-danh từng giai-đoạn lấy từ địa-danh các vị-trí khảo-cổ tiêu-biểu nhất như Ḥa-B́nh, Bắc-Sơn, Đông-Sơn; tất cả đều nằm trong Bắc-phần Việt-Nam (trang 182.)

> - Thời-đại Đồ Đồng xuất hiện vào khoảng 3,000 đến 2,500 năm TTL. ở Đông-Nam-Á, nghĩa là khởi-sự sớm hơn Trung-Hoa và „n-Độ. Biểu-tượng chính của nền văn-minh này là những Trống Đồng t́m thấy ở nhiều nơi xa xăm như Sulawesi thuộc Nam-Dương quần-đảo. Những trống đồng như vậy đều được đúc tại vùng đất Đông-Sơn nhỏ hẹp của Việt-Nam, từ đó trống được phân-phối đi khắp Đông-Nam-Á theo đường hải-thương (trang 16.)

   
 

Vũ Hữu San