Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Mâu thuẫn của Lê Công Phụng về Nam Quan và thác Bản Giốc

   
 

Trương Nhân Tuấn

   
 

Trả lời một cuộc phỏng vấn gần đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Lê Công Phụng đă cho biết là biên giới Việt Trung đă được phân định lại và hai bên, nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa và nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đă kư Hiệp Định Trên Bộ vào ngày 30 tháng 12? năm 1999 và Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ đă kư vào ngày 25 tháng 12 năm 2000. Nhân dịp cuộc phỏng vấn nầy, ông Lê Công Phụng đă phủ nhận những tin cho rằng Việt Nam đă nhượng cho Trung Hoa trên 700 Km2 đất. Phụng nói rằng:

« Về biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, mọi người đều biết là thực dân Pháp và triều đ́nh nhà Thanh đă hoạch định và phân giới cắm mốc theo 2 thỏa ước cách đây hơn 100 năm, tức là vào các năm 1887 và 1895. Theo 2 công ước đó, biên giới Việt Nam và Trung Quốc đă được phân định toàn bộ từ Tây sang Đông trên chiều dài trên dưới 1.300 cây số, và đă cắm trên 300 cột mốc. Trong hơn 100 năm qua, đă diễn ra rất nhiều biến thiên về con người, của thiên nhiên, của các sự kiện chính trị, và v́ vậy đường biên giới không c̣n nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp phân định một thế kỷ trước. Trong t́nh h́nh như vậy, nước CHXHCN Việt Nam chúng ta và nước CHND Trung Hoa có nhu cầu cùng xác định lại đường biên giới, để làm sao mà thực hiện quản lư, làm sao mà duy tŕ được ổn định nhằm phát triển kinh tế và quan trọng hơn là nhằm xây dựng một mối quan hệ hữu nghị láng giềng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, v́ chúng ta ngày nay và v́ thế hệ sau này.

Đàm phán lại lần này th́ căn cứ để phân định đường biên giới là dựa chủ yếu vào các công ước đă được kư cách đây 100 năm. Và khi chúng ta và Trung Quốc đưa ra bản đồ chủ trương của ḿnh (có nghĩa là theo chúng ta đường biên giới chỗ nào là đúng, theo Trung Quốc đường biên giới chỗ nào là đúng), hai bên chênh nhau 227 km2 tại 164 điểm. Và 227 km2 đó nằm trên quăng 400 cây số. C̣n 900 cây số chiều dài c̣n lại th́ hai bên nhất trí với nhau theo phân định của bản đồ Pháp-Thanh.

Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến kư kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2. Như vậy có thể nói, qua cuộc đàm phán thương lượng đi đến kư kết Hiệp định trên bộ, chúng ta và Trung Quốc đă đạt kết quả được công bằng và thỏa đáng. »

Như vậy, theo Phụng, Hiệp ước phân định biên giới kư ngày 30 tháng 12 năm 1999? chủ yếu? là đă dựa theo Hiệp ước Thiên Tân. Hiệp ước nầy? kư giữa Pháp và Trung Hoa (dưới triều đại nhà Thanh) trong phần? Délimitation de la frontière...?, vào các năm 1887 và 1895. Tuy vậy, đă có những sai biệt tại 164 điểm trên khoảng 400 Km đường biên giới và việc nầy làm sinh ra một sự chênh lệch lănh thổ giữa hai nước là 227 cây số vuông. Nhưng theo Phụng, những chênh lệch đất đai nầy đă được hai bên đàm phán từ năm 1993. Kết quả của việc đàm phán là Việt Nam được 113 cây số vuông và Trung Hoa được 114 cây số vuông. Nếu thật sự đúng như vậy th́ về phần h́nh thức, các con số, ta có thể công nhận rằng đây là một sự thảo thuận công bằng và thỏa đáng.

Nhưng thực tế th́ ra sao? Lê Công Phụng có nói sự thật hay không? Toàn bộ nội dung các hiệp định đă kư từ cuối năm 1999 và cuối năm 2000 đến nay nhà nước CHXHCN VN vẫn chưa công bố. Ta có thể gọi đây là các mật ước. Ngoài những câu trả lời mơ hồ trong bài phỏng vấn của Lê Công Phụng, th́ toàn thể dân ta trong và ngoài nước thảy đều không hay biết thêm ǵ hơn về chuyện nầy. Đứng trước một sự bít bùng về tin tức như vậy, những người có ḷng với đất nước ở quốc nội cũng như tại hải ngoại, đă gióng lên những tiếng chuông qua các h́nh thức viết bài tố cáo hay làm tuyên cáo phản đối nhằm để cảnh tỉnh người dân trong nước v́ lo ngại trước việc CSVN có thể nhượng đất đai cho CHND Trung Hoa. Chúng tôi hôm nay, sau khi khảo cứu sơ lược bản chánh của Hiệp ước Thiên Tân về phần Phân Định Biên Giới tồn trữ tại Văn Khố Đông Dương tại Aix-En-Provence, xin ghi nhận vài điều mâu thuẫn trong bài trả lời phỏng vấn Lê Công Phụng. Nếu Ông Lê Công Phụng có đọc bài nầy th́ xin cho ư kiến. Nếu ông khôngtrả lời để làm sáng tỏ những chi tiết ghi sau đây, điều đó có nghĩa những ǵ chúng tôi nhận định là đúng.

I/ Thác Bản Giốc: Lê Công Phụng đă trả lời câu hỏi về thác Bản Giốc như sau:

« Về thác Bản Giốc, th́ đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. C̣n đối với chúng ta, thác này đă đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.

Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, th́ chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.

Tức là cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời Thanh?

Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc th́ thác được coi như 1 ḍng sông, 1 ḍng suối. Đă là sông suối th́ đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. C̣n đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, th́ đường biên giới phải đi theo rănh sâu nhất.

Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?

Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát th́ mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét. V́ vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.

Trước t́nh h́nh như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lư, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lư. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lư Thanh Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lănh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đ̣i hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được.

Lẽ ra theo thực tiễn th́ chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đă thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên ḿnh.

Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất th́ hoàn toàn vô lư. Pháp lư lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc».

Lê Công Phụng đă khẳng định với phóng viên rằng cột mốc cắm tại gần thác Bản Giốc? đă có từ đời nhà Thanh. Theo Phụng th́ cột mốc nầy nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối. Và dân địa phương cũng nói cột móc đó ở đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả.

Lê Công Phụng đă nói những chi tiết không phù hợp với những ǵ trên thực tế đă ghi trong các biên bản và bản đồ đính kèm trong Hiệp ước Thiên Tân.

Theo biên bản kư ngày 19 tháng sáu năm 1894 tại Long Châu giữa hai Ủy Ban Phân Định Biên Giới Pháp và Trung Hoa, th́ đă có 207 cột mốc đă được đặt từ Bi Nhi bên sông Ḱ Cùng cho tới biên giới Vân Nam. Đoạn 1 gồm từ Bi Nhi tới biên giới Quảng Đông. Đoạn 2 từ gồm từ biên giới Quảng Đông cho đến biên giới Vân Nam. Vùng có cột mốc Nam Quan thuộc đoạn 1. Vùng biên giới bao bọc thác Bản Giốc được nằm trong đoạn 2.

Trong đoạn 2 nầy gồm có 140 cột mốc. Và trong 140 cột nầy, không có cột nào được mô tả? được đặt trên một cồn nhỏ ở giữa suối cả?. Trong biên bản nói trên có ghi rơ:? Les bornes frontière, comme on vient de le voir, portent toutes un No, de 1 à 67 pour la 1ère? section et de 1 à 140 pour la seconde, ont été posées aux endroits indiqués ci dessus...?, dịch tiếng Việt: Những cột mốc biên giới, như ta vừa mới xem thấy, tất cả đều mang số, từ số 1 đến số 67 cho đoạn thứ nhứt và từ số 1 đến số 140 cho đoạn thứ hai, đă được đặt tại những địa điểm chỉ định? như trên?...

Và điều cần nhấn mạnh, tất cả những cột mốc đều mang một cái tên là tên địa phương mà nó được đặt.

Thí dụ 1: Cột số 1 của đoạn 2 mang tên Keo Tsieu Linh tọa lạc trên một ngọn đồi phía Bắc Bi Nhi phía tả ngạn sông Ḱ Cùng.

Thí dụ 2: Cột số 5 mang tên Tsie Long Linh, ở cách 20 bước (pas) trước cửa Trung Hoa Nghi Tan Quan.

Thí dụ 3: Cột duy nhất được đóng làm hai cột là cột số 74 mang tên Pui Tung. Cột thứ nhất đóng 15 bước phía Nam, tả ngạn của Cửa (porte) và cột thứ hai 74 bis đóng đối xứng phía hữu ngạn.

Như vậy cột "được đặt trên một cồn nhỏ ở giữa suối" mà Lê Công Phụng mô tả là cột mang số mấy? Mang tên ǵ?

Tôi xin đính kèm một phần bản đồ đă kèm theo biên bản, mang số 3, có bao gồm vùng liên hệ. Tức là vùng thuộc Phủ Trùng Khánh, phía Bắc tỉnh Cao Bằng đồng thời ghi lại tại đây một đoạn biên bản làm tại Móng Cái ngày 29 tháng 3 năm 1887?:

..... 4/ Du point A de la 3e carte au point B de la 3e carte près du village annamite de Luong Bak Trai, la frontière suit le milieu du lit du Song Date Dang.

5/ Du point B de la 3e carte au annamite de Bao Khe la frontière décrit un arc dont la convexité est tournée vers l’Est, laissant en Chine le poste de Ban Thao Kha traversant la passe de Ko Ya Ai, laissant en Chine le poste militaire de Ko Ya Kha et de Kaing Han Kha ect... ect... en Annam le Song Date Dang entre B et C et les villages de Luong Bak Trai, de Loung Bo Xa et de Pham Khe ect... ect... 6/ Du point C de la 3e carte point où le Song Date Dang entre sur territoire annamite, la frontière suit une direction N O jusqu?à la passe de Keng Qui Ai, laissant en Chine la passe de Dinh Lang Ai, le poste de Nhiam Thiang Kha, de Dinh La Kha, de Lung Bang Ai ect... ect... en Annam les villages de Loung Tu Thon, de Linh Chiem, le territoire de Loung Trat Thon et de Pia Mé Thon ect... ect... 7/ De la passe de Keng Ki Ai jusqu?au point D de la 3e carte la frontière court directement au Sud Ouest puis se relève directement au Nord jusqu’au point E.

..... Tạm dịch:

...... 4/ Từ điểm A của bản đồ số 3 tới điểm B của bản đồ số 3 gần với làng An Nam tên Luong Pak Trai, đường biên giới theo đường giữa của ḍng sông Song Date Dang.

5/ Từ điểm B của bản đồ thứ 3 tại Bao Khe thuộc An Nam, đường biên giới vẽ một ṿng cung mà mặt lồi day về hướng Đông, để lại Trung Hoa trạm Ban Thao Kha, xuyên qua cửa ải Ko Ya Ai, để lại Trung Hoa trạm lính Ko Ya Kha và Kaing Han Kha ect... ect... thuộc An Nam sông Song Date Dang giữa hai điểm B và C đồng thời những làng Luong Bak Trai, Loung Bo Xa và Pham Khe ect... ect...

6/ Từ điểm C của bản đồ thứ 3, điểm mà con Song Date Dang chảy qua lănh thổ An Nam, đường biên giới theo hướng Tây Bắc cho đến ải Keng Qui Ai, để lại cho Trung Hoa ải Dinh Lang Ai, trạm Nhiam Thiang Kha, Dinh La Kha, Lung Bang Ai ect... ect... để cho An Nam những làng Loung Tu Thon, Linh Chiem, lănh địa vùng Lung Trat Thon, và Pia M?e Thon.

7/ Từ ải Keng Qui Ai cho đến điểm D của bản đồ thứ 3, đường biên giới chạy thẳng hướng Tây Nam, sau đó trở thẳng lên hướng Bắc cho tới điểm E.

.... Ta nhận thấy trong bản đồ mang tên số 3 đính kèm theo đây có ghi rơ các điểm chính yếu là các điểm A, B, C, D, E.... và trong Biên bản (không gởi) ta thấy có ghi rơ số thứ tự của và tên, tức địa danh của 140 cột mốc phân chia biên giới. Đường biên giới của đoạn 2 như vậy tương đối rơ rệt, khó mà tranh căi được.

Trong bản đồ ta không thấy ghi vị trí thác Bản Giốc. V́ đây chỉ là một chi tiết nhỏ. Nhưng theo những người thông thạo th́ biết rằng thác nầy thuộc xă Đàm Thủy, Phủ Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Thác Bản Giốc ở về hướng Đông Bắc Trùng Khánh Phủ, cách đây lối 20 Km. Hang Pac Pó cũng nằm trong phần bản đồ nầy, về hướng Bắc Trùng Khánh Phủ. Hai địa danh nầy nếu thông thạo về bản đồ th́ sẽ không gặp khó khăn ǵ để nhận diện. Nhất là những cửa ải có ghi tên khá rơ dọc theo đường biên giới. Dựa vào các phương danh nầy ta có thể suy ra vị trí của thác Bản Giốc. Tuy nhiên,? tôi cũng xin kèm theo đây bản đồ tổng quát của tỉnh Cao Bằng, do Pháp ấn hành trong lúc Việt Nam c̣n là thuộc địa. Theo bản đồ nầy th́ Bản Giốc thuộc Việt Nam, cách biên giới ít nhất là 5 cây số.

II/ Ải Nam Quan và cột mốc số O:

Tôi xin ghi lại câu hỏi và câu trả lời của Lê Công Phụng trong bài phỏng vấn:

« C̣n về mục Nam Quan. Đi bộ từ Hữu nghị quan tới cột mốc số 0 đến vài trăm mét. Thực tế sự sai lệch này là như thế nào?

Trong sử sách, trong văn thơ đều nói đất của chúng ta kéo dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Mục Nam Quan ở đây nếu nói là cái cổng th́ cũng là một cách, nhưng nếu nói là khu vực th́ cũng là một cách nói. Giống như đại đa số các cửa khẩu biên giới, ''cửa khẩu'' theo nghĩa rộng thường bao gồm hai cửa khẩu.

Và thường chúng thường cách nhau bao nhiêu mét?

Ví dụ như ở Bắc Luân th́ hai cửa khẩu cách nhau khoảng 100m. C̣n các khu vực trên đất liền, sát với sông suối, th́ tùy địa h́nh của từng bên. Chúng ta cũng biết là ải Nam Quan là cuối khúc sông. Nếu chúng ta bắt đầu tính biên giới từ chân tường hoặc chia đôi cửa mục Nam Quan th́ cũng không được. C̣n cột mốc số không nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già c̣n chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lư đă có, tôn trọng thực tiễn, nhất là v́ lâu nay quản lư đă như vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m. »

Theo Hiệp ước Thiên Tân th́ không có cột mốc nào mang số O. Cột mốc tại ải Nam Quan, theo biên bản kư ngày 19 tháng 6 năm 1894,? th́ cột mốc nầy mang số 18, mang tên Nam Quan, và theo biên bản kư ngày 15 tháng 12 năm 1890 th́ có ghi chú: 1er borne sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang (à 100 m au S de la porte) có nghĩa là cột thứ nhất trên đường từ Nam Quan về Đồng Đăng (cách 100 thước về phía Nam của Cửa ). Lê Công Phụng nói rằng đă thương lượng với Trung Hoa « là dựa chủ yếu vào các công ước đă được kư cách đây 100 năm ». Thực tế cho thấy Lê Công Phụng đă hoàn toàn nói không đúng sự thật.

Cột mốc số Zéro không hiện hữu trong Hiệp ước Thiên Tân. Và con số Zéro cũng không có ư nghĩa đặc biệt ǵ trong việc phân định biên giới. Tôi nghĩ rằng Lê Công Phụng đă lầm lẫn cột cây số đầu tiên của Quốc Lộ 1 với cột mốc biên giới. Lầm lẫn nầy không ǵ quan trọng, v́ ở chỗ nầy ngoại lệ, v́ vừa là chỗ của đường biên giới vô h́nh hai nước đi qua, cũng là chỗ bắt đầu của một đường Quốc Lộ. Nhưng trầm trọng là cột mốc gọi là Zéro đó đă đặt không đúng vị trí của nó. Lê Công Phụng nói rằng nó cách Cửa Nam Quan hơn 200 m. Hơn 200 là bao nhiêu? 400 hoặc 500 cũng là hơn 200. Nhưng nhờ vậy, ít nhất, qua Lê Công Phụng ta biết nước ta đă mất đi hơn 100 thước đất tại Nam Quan.

III/ Nghi ngờ sự hiểu biết của Lê Công Phụng về Hiệp ước Thiên Tân:

Tôi nghĩ rằng Lê Công Phụng đă không có một kiến thức tối thiểu nào về nội dung của Hiệp ước Thiên Tân. Theo Phụng th́ cuộc thương lượng về biên giới giữa VN và TH đă bắt đầu từ năm 1993 và kư vào cuối năm 1999. Thời gian thương thảo tính gọn là 6 năm. Lúc Phụng trả lời phỏng vấn là năm 2002. Tức khoảng 9 năm từ ngày bắt đầu thương thảo cho tới ngày trả lời phỏng vấn. Vậy mà Phụng đă cho chúng ta thấy là ông ta không biết một chút nào về Hiệp ước nầy. Các câu trả lời liên quan đến các cột mốc của ông ta đă cho phép tôi kết luận như vậy. Ông ta không biết ǵ về Hiệp ước nầy th́ làm sao ông ta có thể thương lượng với các ủy viên đại diện cho Trung Hoa? Về cột mốc tại gần thác Bản Giốc, Ông Phụng nói rằng "khi chúng tôi khảo sát", có nghĩa là chính mắt Phụng trông thấy cột mốc ấy. Xin hỏi lại cột mốc ấy mang số mấy, có ghi những chữ ǵ? Xin ông Phụng v́ quyền lợi đất nước mà trả lời cho rơ rệt. Cột mốc ở Nam Quan cũng thế, Lê Công Phụng chỉ nói bừa. V́ làm ǵ có cột mốc O? Chưa hết, theo Hiệp ước Thiên Tân th́ đă có nhiều nơi biên giới giữa nước ta và Trung Hoa là một gịng sông. Và khi nào cũng thế, trong các biên bản đính kèm đều có ghi chủ quyền của hai nước về ḍng sông. Thí dụ trong đoạn từ Trúc Sơn (Móng Cái) đến Bắc Ải Cương, con sông Gia Long một đoạn là biên giới giữa hai nước. Theo Hiệp ước Thiên Tân th́ ĐƯỜNG GIỮA của gịng sông là đường biên giới. Thí dụ khác, Sông Hồng làm biên giới giữa hai nước đoạn phía Bắc của Lào Kai. Trong đoạn nầy Hiệp ước Thiên Tân cũng ghi rơ là đường giữa của ḍng sông là biên giới hai nước. Cù lao nào gần bờ nước ta th́ thuộc nước ta. Cù lao nào gần bờ Trung Hoa th́ thuộc Trung Hoa.

Lê Công Phụng nói rằng đàm phán về việc phân định lại biên giới dựa lên Hiệp ước Thiên Tân. Th́ nếu vậy cứ giở Hiệp ước nầy ra mà áp dụng. Hà cớ chi viện dẫn luật quốc tế: « Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc th́ thác được coi như 1 ḍng sông, 1 ḍng suối. Đă là sông suối th́ đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. C̣n đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, th́ đường biên giới phải đi theo rănh sâu nhất », thử hỏi có phải là Phụng không biết ǵ về Hiệp ước Thiên Tân hay không?

Mặc khác, trả lời câu hỏi liên quan đến cột mốc gọi là cột mốc O, Phụng nói: «C̣n cột mốc số không nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già c̣n chưa ra đời. Chúng ta tôn trọng cơ sở pháp lư đă có, tôn trọng thực tiễn, nhất là v́ lâu nay quản lư đă như vậy. Cho nên hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc, cách cột mốc số 0 trên 200m. »

Như đă nói, cột mốc số không là do Lê Công Phụng đặt ra, thực tế trong Hiệp ước Thiên Tân không hề có cột nào mang số Zérô. Cột nầy không có vậy làm sao nó có đó từ khi những người già chưa ra đời? Phải chăng Phụng vừa không biết mà lại c̣n cố ư nói dối? Như trên Phụng có nói là dựa lên các Hiệp ước Pháp Thanh làm căn bản nào để thương lượng. Phụng không biết ǵ về các Hiệp ước nầy th́ lấy ǵ thương lượng. Ta mất đất là điều hiển nhiên. Cột mốc ở thác Bản Giốc cũng thế, dân ở đó có nói là từ xưa nay không ai thay đổi cả. Nếu thật vậy th́ người Tầu họ quên thác Bản Giốc hàng trăm năm nay. Chắc là gần đây, người Hoa nào đi chơi thác nầy mới "phát hiện" được cột mốc nên TH ngày hôm nay mới đ̣i chủ quyền. Lê Công Phụng coi thường trí thông minh của mọi người quá !

IV/ Kết Luận:

Các hiệp định phân định lại biên giới trên bộ Việt Trung đă được kư kết từ cuối năm 1999, nhưng chúng ta không ai biết được nội dung của nó ra sao. Nếu không có bài trả lời phỏng vấn nầy của Lê Công Phụng th́ chúng ta hoàn toàn không biết được một chi tiết chính thức nào về các Hiệp ước về biên giới. Hiệp ước về lănh hải th́ đă có nhiều người viết đến khá chính xác, tôi sẽ không đề cập tới. Hai chi tiết quan trọng mà Lê Công Phụng bộc lộ qua bài phỏng vấn là Nam Quan và thác Bản Giốc th́ ta nhận thấy rằng Lê Công Phụng vừa không hiểu biết về Hiệp ước Thiên Tân và lại vừa nói dối. Vấn đề là Phụng nói dối để làm chi? Và đó mới chỉ là HAI điểm trong tổng số 164 điểm sai biệt.

Tại Nam Quan nước ta mất đất hơn trăm thước. Chúng ta không đ̣i hỏi ǵ, chỉ yêu cầu nhà nước CSVN và nhà nước CHND Trung Hoa tôn trọng lănh thổ của Việt Nam. Cột mốc tại Nam Quan mang số 18, đề chữ Nam Quan, đặt về hướng Nam trên đường Nam Quan về Đồng Đăng, cách CỬA Nam Quan 100 m. Tại thác Bản Giốc nước ta mất vào trên 5 cây số. Nhưng tôi e ngại rằng vùng đất rộng lớn phía bắc ngạn sông Song Date Dang (tên Việt là ǵ tôi chưa tra ra được), có h́nh là một vành bán nguyệt? đă bị CSVN nhượng cho Trung Hoa. Hàng trăm cây số vuông đất nước đang thay chủ. Chúng ta cũng không đ̣i hỏi những người cầm quyền điều ǵ. Chỉ yêu cầu nhà nước CSVN và nhà nước CHND Trung Hoa tôn trọng tinh thần các biên bản và bản đồ của Hiệp ước Thiên Tân. Đây mới thực sự phản ảnh biên giới vững bền và ḥa b́nh của hai nước Việt Trung.

Cuối cùng, yêu cầu nhà nước CSVN trưng bầy 162 điểm phải thương lượng lại giữa hai nước. Hoặc ít nhất, trưng bầy một điểm cụ thể mà tại đó TH phải nhường đất lại cho ta.

   
 

Trương Nhân Tuấn