Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Tranh Chấp Trường-Sa:
Việt-Nam " dos au mur "
Trước Liên Minh Phi Luật Tân Và Trung Cộng.

 

Trương Nhân Tuấn

   
 

Ngày 1 tháng 9 năm 2004 vừa qua, Tổng-Thống Phi-Luất-Tân bà Arroyo đã công-du Trung-Cộng 3 ngày\. Kết-quả chuyến đi nầy là Phi đã ký-kết một số kết-ước với Trung-Cộng, nội-dung một phần được tiết-lộ trước báo-chí là nhằm giải-quyết vài mâu-thuẫn liên-quan đến quần-đảo Trường-Sa\. Đó là sự hợp-tác giữa Trung-Hoa và Phi-Luật-Tân về mục-đích nghiên-cứu tiềm-năng dầu-khí ở thềm lục-địa và thỏa-thuận một số vấn-đề để giải-tỏa những xung-đột của dân đánh cá hai nước tại vùng quần-đảo Trường-Sa\. Điều trùng-hợp đáng lưu-ý là việc công-bố kết-quả trước công-chúng xãy ra vào ngày 2 tháng 9 năm 200 4, dưới sự hiện-diện của Hồ Cẩm Đào và bà Arroyo, cũng là ngày " quốc-khánh " của CSVN\.
Đứng trước sự việc nầy Việt-Nam cũng như các nước Mã-Lai, Đài-Loan và Brunei, là những nước có tranh-chấp chủ-quyền tại Trường-Sa (cũng như Trung-Cộng và Phi), đều giữ thái-độ yên-lặng và không có một lời tuyên-bố chính-thức nào (ít nhất cho đến ngày viết xong bài này, 9 tháng 9 năm 2004)\. Sự yên-lặng nầy được giải-thích là vì Trung-Cộng và Phi chưa cho biết chính-xác " vùng khai-thác " và " vùng đánh cá " của họ tại Trường-Sa là ở những nơi nào, vì thế không ai biết vùng nầy có chồng-lấn lên lãnh-hải của nước nào khác hay không\. Tuy-nhiên, thái-độ của Trung-Cộng đối với Việt-Nam trư ớc đây không lâu thì hoàn-toàn thù-nghịch\. Nước nầy đã chính-thức phản-đối mạnh-mẽ việc Việt-Nam tổ-chức du-lịch hay việc tuyên-bố sẽ làm lại phi-đạo đảo Trường-Sa, cho dầu các đảo tổ-chức du-lịch và đảo Trường-Sa đều thuộc kiểm-soát của Việt-Nam, trong khi Mã-Lai hay Phi-Luật-Tân trong quá-khứ cũng có tổ-chức du-lịch tương-tự trong vùng kiểm-soát của họ thì không thấy Tàu lên tiếng.
 
1/ Nghiên-cứu vùng tranh-chấp qua 3 bản đồ (1) và (2) và (3)\.
 
Hình 1: Vùng biển Việt-Nam màu tím ; Tàu màu trắng ; Phi xanh lợt ; Mã-Lai xanh lá cây ; Brunei màu vàng\.
 
Hinh 2:
 
Hình 3.
Dựa trên ba bản-đồ (1), (2) và (3) chúng ta sẽ thấy sau đây nội-dung việc thỏa-thuận khai-thác dầu-khí cũng như đánh cá chung vùng Trường-Sa giữa Phi và Trung-Cộng hết sức quan-trọng đối với Viêt-Nam\. Việc khai thác của hai nước nầy đương-nhiên sẽ xãy ra trong vùng biển chồng-lấn mà hai bên cùng dành chủ-quyền, nhưng ta sẽ thấy vùng chồng lấn nầy rất có thể thuộc về vùng kinh-tế độc-quyền của Việt-Nam, do hiệu-lực của một số đảo mà Việt-Nam hiện có chủ-quyền.
Khảo-sát tổng-quát 2 bản-đồ vùng tranh-chấp, chúng ta thấy Trung-Cộng đòi-hỏi vùng biển lớn nhất, chiếm hoàn-toàn biển Ưông, gồm luôn cả Hoàng-Sa và Trường-Sa\. Toàn vùng biển Ưông trở thành " nội-hải, mer interrieure " của Trung-Cộ.ng chiếu theo điều 2 của bộ luật-biển của nước nầy được quốc-hội thông qua ngày 25 tháng 2 năm 1992\. Ưường giới-hạn vùng biển nầy đi sát Phi-Luật-Tân, Mã-Lai và Việt-Nam\. Vùng đòi hỏi của Phi được xác-định qua đa-giác mà các đỉnh được xác-định qua tọa-độ:
- 7ổ 40 Bắc - 116ổ 00 Ưông
- 7ổ 40 Bắc - 112ổ 10 Ưông
- 9ổ 00 Bắc - 112ổ 10 Ưông
- 12ổ 00 Bắc - 118ổ 00 Ưông
- 10ổ 00 Bắc - 118ổ 00 Ưông.
Ta thấy vùng biển mà Phi tuyên-bố chủ-quyền nằm lọt gọn trong vùng biển Trung-Cộng và chồng lấn với Việt-Nam khoảng Ỏ diện-tích về phía Tây\. Giữa Phi và Mã-Lai thì vùng chồng lấn chỉ có một phần nhỏ về phía Nam của đa-giác\.
Như thế, vùng khai-thác chung của Trung-Cộng và Phi có thể sẽ là toàn vùng biển của Phi hiện đang đòi hỏi tại Trường-Sa, tức đa-giác vẽ trên bản-đồ\. Ưiều đáng lưu-ý là vùng nầy chống-lấn với Việt-Nam đến Ỏ diện-tích.
Sự im-lặng của Mã-Lai, Brunei và Ưài-Loan về sự thỏa-thuận Trung-Phi về Trường-Sa vì thế dễ hiểu\. Trường-hợp Mã-Lai và Brunei thì những đòi chủ-quyền các đảo và lãnh-hải của họ trong vùng Trường-Sa thì không " dẫm chân " nhiều lên vùng biển của Phi, hơn nữa vùng chồng-lấn nầy ở về phía Nam, cách xa lục-địa Trung-Cộng\. Ưài-Loan thì luôn đứng về phía Trung-Cộng trong mọi tranh-chấp lãnh-hải tại đây\. Nhưng sự im-lặng của Việt-Nam phải nói là bất-thường\. Vì đối với công-pháp quốc-tế, sự im-lặng đồng-nghĩa với ưng-thuâ.n\. Sự im-lặng của Việt-Nam có thể sau nầy được xem là mặc-nhiên đồng-ý về su +. hợp tác giữa Phi và Trung-Cộng để khai-thác Trường-Sa, tức gián-tiếp công-nhận chủ-quyền của hai nước nầy tại vùng biển mà họ khai-thác\. Ưây là một thái-độ không nên có vì vùng khai-thác có thể của hai nước nầy chồng-lấn với Việt-Nam đến Ỏ và một số vấn-đề pháp-lý tại đây vẫn chưa rõ-rê.t\. Những vấn-đề pháp-lý nầy nầy sẽ được khai-triển phần dưới của bài nầy.
Liên-minh Trung-Cộng&Phi về việc khai thác chung tài-nguyên tại Trường-Sa rất có thể trở thành một liên-minh kinh-tế và chiến-lược, có thể dồn Viẹt-Nam vào chân tường\. Việt-Nam sẽ đơn-độc trong việc giải-quyết chủ-quyền với Trung-Cộng và Phi những chồng-lấn tại Trường-Sa trong tương-lai.
 
2/ Khai-thác Trường-Sa là một vấn-đề pháp-lý:
 
Câu hỏi đặt ra là thềm lục-địa các " đảo " thuộc Trường-Sa có thể khai-thác hay không\? Câu trả lời rất tương-đối, vì nó tùy-thuộc vào quyền chủ-quyền cũng như lãnh-hải (nếu có), vùng kinh-tế độc-quyền (nếu có), thềm lục-địa (nếu có) của đảo nầy\.
[Trong khuôn-khổ bài viết nầy tác-giả sẽ không đề-cập đến khía-cạnh lịch-sử chứng-minh chủ-quyền của quốc-gia tại các đảo, cũng như chủ-quyền ở một phần lãnh-thổ của một nước bị một nước khác chiếm như trường-hợp Hoàng-Sa và một số đảo Trường-Sa của Việt-Nam bi. Trung-Cộng xâm-lăng\. Ưộc-giả có thể đón đọc một bài khác\. Trong phạm-vi bài nầy người viết chỉ dựa lên Luật Quốc-Tế về Biển và tình-trạng địa-lý của các đảo họp thành quần-đảo Trường-Sa để thử tìm một thái-độ hợp-lý của Việt-Nam trước công-bố của Phi và Trung-Cộng trong vấn-đề khai-thác Trường-Sa vào tuần quạ]
Bỏ qua yếu-tố lịch-sử mà các nước trưng-bày nhằm chúng-minh chủ-quyền của nước mình tại Trường-Sa, cũng bỏ qua thái-độ ngang-ngược của Trung-Cộng qua điều 2 của bô. Luật Biển của Trung-Cộng năm 1992 nhằm xác-định nội-hải, hoàn-toàn đi ngược lại nội-dung Luật Quốc-Tế về Biển 1983 và không nước nào chấp-nhận việc nầy.
Vấn-đề phức-tạp, quần-đảo Trường-Sa là một tập-hợp các đảo rất nhỏ, cồn cát, bãi san-hô (chìm và nổi), bãi đá (chìm và nổi). Trong đó chỉ có vài đảo thực-sự có ý-nghĩa là " đảo " theo đúng ý-nghĩa của Luật về Biển 1982\. Như thế những hòn đá nhỏ tí-hon, những rạng san-hô chìm dưới hàng chục thước nước, những dãi cát khi chìm khi nổi. ở Trường-Sa có thể chiếm-hữu được không\?
Trên quan-điểm Quốc-Tế Công-Pháp, một đảo có thể được chiếm hữu hay không thì được nhắc tới qua án-lệ là vụ xử của Tòa-Án Quốc-Tế về các quần-đảo Minquiers và Ecréhous (1953)\. Theo đó thì một đảo chỉ có thể được chiếm-hữu nếu đảo nầy không bị nước phủ lúc thủy-triều cao và phần diện-tích đó đủ để cất nhà ở\. Nhiều tác-giả còn thêm vào điều-kiện là đảo đó phải được ghi lại trên một bản-đồ\.
Dựa trên quan-điểm nầy thì 80 đến 90% các đảo tại Trường-Sa không thể chiếm-hữu\. Những đá chìm hay nổi mà Trung-Hoa đánh chiếm của Việt-Nam trước đây (1988 và 1992) ở Trường-Sa thì không được chiếm-hữu vì chúng không có " đất " để cất nhà và chúng bị ngập khi nước thủy-triều lên cao\. Các đảo nầy nếu không thuộc chủ-quyền Việt-Nam chiếu theo tài-liệu lịch-sử, thì chúng là tài-sản của nhân-loại.
Ưiều thứ 121 của Công-Ước Montego Bay 10 tháng 12 năm 1982 làm cho việc chiếm-hữu thêm ý-nhị. Nguyên-văn điều 121 như sau:
1\. Une île est une étendue naturelle de terre entourée d'eau qui reste découverte à marée haute. (Ưảo là một dải đất tự-nhiên, có nước bao-bọc chung-quanh và không bị nước phủ lúc thủy-triều lên)
2\. Sous réserve du paragraphe 3, la mer territoriale, la zone contiguẽ, la zone économique exclusive et le plateau continental d'une île sont délimités conformément aux dispositions de la Convention applicables aux autres territoires terrestres\. (Một đảo có hải-phận, vùng tiếp-cận, vùng kinh-tế độc-quyền và thêm lục-địa riêng, ngoại trừ điều-kiện ghi dưới phần 3)
3\. Les rochers qui ne se prêtent pas à l'habitation humaine ou à une vie économique propre, n'ont pas de zone économique exclusive ni de plateau continental\. (Những bãi đá (cồn đá) mà người ta không thể sinh-sống, hoặc tạo một nền kinh-tế tự.-tại thì không có vùng kinh-tế độc quyền cũng như không có thềm lục-địa).
 
Như vậy luật Biển 1982 chấp-nhận chủ-quyền của quốc-gia trên một đảo theo định-nghĩa: " une étendue naturelle de terre ", một dãi đất tự-nhiên\. Ưiều nầy cho thấy các đảo " nhân-tạo " (xem hình 2) do Trung-Hoa dựng lên bằng cách đắp nền trên những rạng, đá, cồn, bãi. ngầm thì không được xem là đảo\. Nếu không phải là đảo thì vấn-đề lãnh-hải, vùng kinh-tế độc-quyền cũng như thềm lục-địa sẽ không đặt ra\. Các kiến-trúc nầy nếu Trung-Cộng gọi đó là đảo thì là đảo nhân-tạo\. Chúng không có lãnh-hải, vùng kinh-tế độc-quyền và thềm lục-địa. Vì vậy Trung-Cộng không thể khai-thác thềm lục-địa ở các đảo nhân-tạo nầy.

Cũng theo Luật Biển 1982, tính-chất của " dãi đất tự-nhiên " thì không nhất-thiết\. Một đảo có thể là " Vase (đầm-lầy), boue (bùn-lầy), corail (san-hô), cát, đá, madrépores (thạch-tâm) v.v. miễn là đảo nầy không bị thủy-triều lúc lên cao che-phủ\.
Một đảo bình-thường có thể không bị hiện-tượng " marée haute, thủy-triều cao " che lấp, nhưng rất có thể sẽ bị thủy-triều ngoại-lệ, gây ra do động đất, giông bão, ở một thời-điểm nào đó che lấp\. Ưiều thứ 121 không có phân-biệt hai loại thủy-triều nầy\. Việc nầy rất có thể xãy ra, nếu không gọi là thường-xuyên, tại Trường-Sa\. Vì các đảo tại đây đều do san-hô cấu tạo nên và hầu hết chỉ mấp mé mặt nước, một số có độ cao chỉ vài thước\. Hơn nữa đây là vùng có có bão khá nhiều\. Biển động sẽ làm cho các đảo nầy phủ nước\.
Một điều quan-trọng mà người viết nhấn mạnh ở đây vì có nhiều người viết bài đã lầm-lẫn, là không phải một đảo ở gần bờ của một quốc-gia nào đó thì đảo đó thuộc quốc-gia đó, kể cả khi đảo nầy nằm trong lãnh-hải của quốc-gia (dưới 12 hải-lý tính từ bờ)\. Trong các vụ tranh-tụng chủ-quyền hải-đảo thì lý-lẻ nầy không hề có một giá-trị pháp-lý nào\. Cũng vậy, chủ-quyền một vùng biển, thí du. Biển Ưông, chỉ đem lại do hiệu-quả các đảo chứ không phải do tuyên-bố " xàm ", theo lối Trung-Cộng xác-định nội-hải của họ và vì vậy mà Trường-Sa thuộc về nước họ.
 
Trước tình-trạng phúc-tạp như thế, việc tìm hiểu tình-trạng địa-lý các đảo ở Trường-Sa là một cần-thiết\.
 
3/ Nghiên-cứu tính-chất địa-lý các đảo tại Trường-Sa:
 
Quần-đảo Trường-Sa - Spratleys, ngoài tên Việt-Nam và tên quốc-tế, còn được gọi qua nhiều tên khác nhau: Nansha Gunto, tức Nam-Sa Quần-Ưảo (Trung-Hoa), Kalayaan (Phi-Luật-Tân), Sinnan Gunto, tức Tân-Nam Quần-Ưảo (Nhật-Bản). Trường-Sa cũng có một vài tên gọi ít người biết là South Sandy islands, Freedomland, Kingdom of Humanity\. Những nhà nghiên-cứu thềm lục-địa gọi vùng nầy là " The Reed bank Area ". 
Ưây là một tập-hợp nhiều đảo (île), hòn (îlot), đá san-hô (récif), bãi ngầm (haut-fond), dải cát (banc de sable), bãi san-hô (caye)... trải dài từ vĩ-tuyến 6ổ đến 12ổ vĩ-đô. Bắc và từ kinh-tuyến 111ổ đến 118ổ kinh-đô. Ưông\. Chưa có một cuộc nghiên-cứu sâu-rộng về quần-đảo Trường-Sa vì thế số-lượng chính-xác các bãi ngầm, bãi cạn, cồn nổi, cồn chìm, đá lớn, đá nhỏ, dải cát. chưa được xác-định rõ-rệt. Ưây là một quần-đảo tọa lạc trên một vùng biển có diện-tích rất lớn, chiều Bắc-Nam dài hơn 500 Km, chiều Ưông-Tây dài hơn 1.000 Km, chiếm khoảng 160.000 Km2\. Khoảng-cách giữa các đảo đôi khi khá lớn\. Tâm-điểm của quần đảo cách đều bờ biển hai nước Việt-Nam và Phi-Luật-Tân: cách Palawan 400 Km, cách Cam-Ranh 450 Km, cách Sabah 500 Km, cách Yu-lin (Hải-Nam) 1.100 Km, cách Hồng-Kông 1.400 Km, cách Tân-Gia-Ba 1.500 Km và cách Cao-Trung (Ưài-Loan) 1.700 Km\. Chỉ khoảng 15 đảo (iles) ở đây là có cây cỏ thực-vật và giếng nước ngọt, có thể cho loài người trú-ngụ\. Hầu hết các đảo nầy rất nhỏ, lớn nhất diện-tích không quá 43 hectares, phần lớn có diện-tích vài trăm mét vuông đến vài ngàn mét vuông\. Ưô. cao trung-bình so với mặt biển từ 2 đến 6 mét, đa-số không có cây lớn\. Quần-đảo nầy, cũng như quần-đảo Hoàng-Sa, đều do san-hô cấu-tạo thành.
 
3.1 Ưảo san-hô: Có nhiều lý-thuyết về sự thành-hình các đảo san-hô\. Vào thế-kỷ 19, giới khoa-học cũng như những nhà thám-hiểm ngạc-nhiên khi thấy ngoài đại-dương sâu-thẳm, cách xa đất liền cũng như những hải-đảo, sự có mặt của nhiều đảo thấp nhỏ, có cái chỉ lấp-ló mặt nước, kết lại thành vòng, ở giữa là một vùng nước không mấy sâu, gọi là " atoll "\. Ông Charles Darwin, sau một cuộc du-hành thực-nghiệm (1831-1836) đã thử đưa giả-thuyết để giải-thích về sự thành-hình các đảo nầy như sau: Giả-thuyết cho rằng có một đảo núi lửa được thành-hình, vùng biển chung-quanh tương-đối cạn\. Vì san-hô là lo ại sinh-vật chỉ có thể sống được ở những vùng biển cạn, do đó vùng chung-quanh núi lửa là nền để san-hô bám vào sinh-sống, tạo ra nơi đây một vòng san-hô\. Ưảo núi lửa bị bào mòn vì sóng biển và chìm dần xuống vì trọng-lượng của nó, san-hô muốn được tồn-tại phải sinh-sôi chồng-chất lên nhau để giữ mực nước cạn, do đó tạo ra một lớp đá vôi to lớn do xác san-hô hợp thành (recif)\. Lâu ngày, rạng đá vôi này vượt lên khỏi đảo, tạo thành một hàng rào san-hô (recif barrière), bao chung-quanh một đầm (lagon)\. Khi đảo chìm-lún cho đến khi mất-tích thì chỉ còn lại " atoll " trên mặt biển\.
Lý-thuyết của Darwin được kiểm-chứng vào năm 1952, sau vụ khoan sâu 1,5 Km ở Atoll Eniwetok, Thái-Bình-Dương\. Sau khi khoan đạt được độ sâu 1,5 Km thì người ta đụng đến bề mặt của núi lửa cũ\. Thời-gian thành-hình đảo nầy là 60 triệu năm, có nghĩa là san-hô sinh-sôi chồng-chất trong lúc núi lửa chìm lần xuống.
 
Các đảo do san-hô cấu-tạo nên gồm có ba loại: bãi viền (récif-frangeant), bãi hàng rào (récif-barrière) và bãi vành (atoll).
Bãi viền là loại bãi san-hô thường thấy nhất, do san-hô sống bám chung-quanh bờ triền của một hòn đảo lâu ngày tạo thành, ngoại trừ nơi có cửa sông đổ ra\. Ưây là trường-hợp các bãi san-hô các đảo nhỏ ở Florida.
Bãi hàng rào là loại bãi san-hô vừa xâm-xấp mặt biển, mọc trên những vùng đất bị chìm\. Loại nầy thấy được ở Úc-Ưại-Lợi, như bãi san-hô khổng-lồ, dài trên 1.600km, tạo thành một tường chắn sóng cho vùng bờ biển.
Bãi vành là một loại bãi san-hô mọc theo hình tròn, thỉnh-thoảng bị ngắt khoảng và nơi nầy gọi là " passe ", tạo thành một đầm (lagon) ở chính giữa có độ sâu thông-thường khoảng 30m (không quá 100m), đường kính thay đổi, đôi khi lớn hơn 60km\. Người ta cho rằng bãi vành nguyên-thủy là một đảo núi lửa hình tròn, bị lún dần hay bị ngập vì biển bào mòn\.
 
3.2 Ưặt tâm-điểm quần-đảo ở tại vị-trí (9ổ Bắc, 114ổ Ưông), ta có thể phân-chia quần-đảo làm 4 nhóm địa-lý\. Hình (3).
 
3.2.1 Nhóm Bắc, trải từ tâm quần-đảo hướng về dãi Macclesfields, Scarborough và Ưài-Loan, gồm có:
 
Nhóm Tizard, trải dài 30 dặm từ Ưông sang Tây và 8 dặm từ Bắc xuống Nam\. Ưây là một bãi do san-hô (récif) kết-tạo nên, làm nền-tảng cho nhiều đảo và cồn cát, có hình vành, giữa là một đầm (lagon)\. Những đảo chánh (cao hơn mặt biển) của Trường-Sa thì ở trên bãi nầy.
Ưá Tizard (10ổ Bắc, 114ổ 20 Ưông)
Ưảo Petley (10ổ 24 30 Bắc, 114ổ 34 30 Ưông), có chiều dài khoảng 1 dặm, là chặn cuối của một vùng san-hô rộng 1,25 dặm, cách 5 dặm về phía cực Bắc của bãi Tizard\. Cách 200 m ở hai bên của vùng san-hô nầy người ta không xác-định được chiều sâu đáy biển.
Ưảo Eldad ở vùng cực Ưông của bãi Tizard, chiều dài khoảng 4,5 dặm và bề ngang khoảng từ 0,1 đến 1 dặm, hai phía Bắc và Nam đảo nầy có triền sâu thẳng đứng\. Một chuổi đá san-hô cách khoảng 1 dặm ở phía Ưông-Bắc, chiều sâu từ 14 đến 80 m, thình-lình trụt xuống trên 200m, hoặc hơn nữa\. Một số đá ngầm nhỏ hơn thấy được khi thủy-triều thấp.
Hai đảo Gaven (10ổ 13 Bắc, 114ổ 13 Ưông) là vùng cực Tây-Nam của vùng Tizard\. Mỗi dãi có chiều dài khoảng 1 dặm, để lộ lúc thủy-triều thấp, cách nhau khoảng 2,5 dặm.
Ưảo Itu Aba (đảo Ba-Bình, 10ổ 23 Bắc, 114ổ 22 Ưông) cũng thuộc về nhóm Tizard, là một trong những phần nổi của nhóm nầy\. Ưảo nầy ở phía Tây-Bắc và là đảo lớn nhất ở Trường-Sa\. Ưảo Ba-Bình có chu-vi 2,8 Km, diện-tích 43,2 hectares và có một vòng đá san-hô bao chung quanh\. Chiều dài đảo là 1470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung-bình 2,8m\. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu-đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi râ.m\. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công-sự bỏ hoang ở phía Tây-Nam\. Có một phi-đạo dài 230m ở phía Nam Tây-Nam của các công-sự nói trên.
Ưảo Nam Yit (đảo Nam-Yết) cũng thuộc về vùng Tizard, cách đảo Ba-Bình 22Km về phía Nam, dài 700m, rộng 220m, diện-tích 75.900m, cao hơn mặt biển độ 6m là đảo có độ cao hơn hết trong quần-đảo Trường-Sa\. Ưảo có một vòng đai đá san-hô bao-quanh, có cây-cối nhỏ và bụi rậm.
  Cồn Sandy (10ổ 23 Bắc, 114ổ 29 Ưông), cũng thuộc về vùng Tizard, cách đảo Ba-Bình 11Km về phía Ưông\. Có dạng bầu dục, dài 400m rộng 250m.
 
Dải Loai-Ta (10ổ 50 Bắc, 114ổ 25 Ưông), phần lớn chìm dưới nước, có dạng trái tim, trải dài phía Bắc cũng như Nam khoảng 41Km và rộng 13Km\. Có hai đảo tọa-lạc trên dãi nầy.
Ưảo Loai-Ta (10ổ 50 Bắc, 114ổ 25 Ưông) là một cồn cát, đường kính trung-bình 300m, bụi rậm mọc đầy, phía ngoài được bao bọc bởi một vòng đá ngầm, có nơi vượt hơn 800m.
Ưảo Sin-Cow (3ổ 52 30 Bắc, 114ổ 19 10 Ưông), có diện-tích 62.700mỲ, hình bầu-dục, chiều dài 450m, chiều rộng 200m, hoàn-toàn do cát tại nên và được đá san-hô bao bọc\. Cao độ chỉ có 2m50, là đảo thấp nhất Trường-Sạ
Bãi Lankiam, cách đảo Loai-Ta 6,75 dặm về phía Tây-Bắc, là một bãi san-hô có đường kính 0,75 dặm.
Ưảo Thị-Tứ (11ổ 3 Bắc, 114ổ 17 Ưông), cách đảo Trường-Sa 180 dặm về phía Tây-Bắc và cách đảo Ba-Bình 42 dă.m\. Ưây là một đảo cát, thấp, có chiều dài khoảng 0,4 dặm, tọa-lạc trên một bãi san-hô và có hình tam-giác\. Diện-tích 32,6 hectares, cao độ 3,4m, có mọc các loại cây dừa, đu-đủ, chuối và cây cọ\. Trên đảo có một giếng nước.
Subi reef (10ổ 50 Bắc, 114ổ 6 Ưông), là một bãi san-hô cạn khô, dài 3,5 dặm, rộng 2 dặm.
Ưảo West York (11ổ 5 Bắc, 115ổ 03 Ưông) là một đảo lớn hàng thứ ba, dài 600m, rộng 300m, diện-tích 138.400mỲ.
Ưá Fiery Cross, hay North-West Investigator (9ổ 33 Bắc, 112ổ 52 Ưông), là một dãi đá ngầm dài 28Km, tạo thành một lagon\. Dãi nầy do một chuổi bãi san-hô bị nước phủ hoàn-toàn, ngoại trừ một hòn đá ở phía bìa Tây-Nam\. Những cồn san-hô nầy cách nhau khá xa, độ sâu từ 15m đến 40m.
Ưá Discovery, gồm có hai hòn, ở phía Ưông-Bắc Fiery Cross, cách 55 dă.m\. Ưá Discovery lớn (10ổ 4 30 Bắc, 113ổ 51 Ưông) là một dãi đá san-hô hẹp dài khoảng 7 dặm, phần lớn đã bị khô, gồm có nhiều hòn đá lớn không bị ngập nước, ở giữa là một lagon (đầm nước) không có lối ra\. Phía Bắc, cận bờ, biển sâu 200m\. Ưá Discovery nhỏ cách chỏm phía Nam đá lớn khoảng 10 dặm về phía Ưông\. Ưá nầy nhô lên, có hình khối tròn do san-hô cấu-thành, đường kính 0,3 dặm, chung-quanh biển có độ sâu rất lớn\.
Ưá Flora Temple (Ưá Tây), là một bãi đá rất nguy-hiểm vì phía Tây-Nam nước ngập không sâu lắm\. Ưây là một rạng đá hẹp, dài khoảng 1,5 dặm, trải ra theo hướng Ưông-Bắc - Tây-Nam, ở độ sâu từ 35 đến 130m.
Ưảo North Danger (2 đảo) (11ổ 27 Bắc, 114ổ 21 Ưông)\. Cách đảo Thị-Tứ 25 dặm về phía Ưông-Bắc\. Ưây là một vành san-hô, chính giữa là một đầm nước (lagon) có độ sâu nhiều nơi là 40m\. Phía Tây-Bắc của vành san-hô nầy có hai cồn cát mỗi cồn có chiều dài độ nửa dặm, cỏ mọc bao phủ\. Cồn phía Ưông-Bắc (caye de lAlerte) thì bằng-phẳng, cao 3m so với mặt biển, có một chòm cây cao 11m, một số bụi rậm và có một trụ đèn pha\. Cồn phía Tây-Nam độ cao khoảng 4,5m, có một giếng nước\. Hai đảo nầy cách nhau độ 2 dă.m\. Hai đảo nầy ở về phía cực Bắc Trường-Sa, cách đảo Ba-Bình (Itu Aba) 110 dặm, cách Palawan 730 dặm và cách đảo Tzu Yen (Ưài-Loan) 730 dă.m\. Trong vùng nầy mực sâu của biển tương-đối thấp (trung-bình 180m), khoảng giữa hai đảo là một eo biển từ lâu là hải-đạo của thuyền-bè, được quốc-tế biết đến như là " the light houses in the south China sea "\. Tất cả thuyền-bè từ Ưông-Nam-Á, từ Nhật-Bản, Hồng-Kông, Ưại-Hàn. đều đi qua eo biển nầy và xem những rặng dừa mọc trên đảo như là một tiêu-điểm để lái tàu.
Banc de Lys, dài độ 5 dặm, có dạng " Atoll ", cách North Danger 13 dặm về phía Ưông Ưông-Nam, là một cồn chìm, bao phủ từ 5 đến 9 m nước.
Banc de Trident là một bãi đá san-hô ngầm dài 14km, rộng 11km\. Có nhiều đá trồi lên, dưới mặt biển khoảng 18m, làm thành trụ chống của bãi nầy và tạo thành một đầm (lagon) có độ sâu từ 36 đến 62m\. Người ta không thấy độ sâu 180m của biển ở vùng cận bãi nầy.
 
3.2.2 Nhóm Nam, từ trung-tâm Trường-Sa, theo hướng Nam Tây-Nam, về phía Bornéo, vùng biển Brunei và Sarawak\. Nhóm nầy cũng có nhiều chòm đảo.
Chòm nguy-hiểm phía Nam " Dangers du Sud ":
Banc Lydie là một bãi ngầm san-hô, hình khối tròn, phủ nước từ 25 đến 35 m, chung-quanh đáy biển có độ sâu 45 đến 50m, cách Tandjong Kindurong (Rarawak) 70 dặm về hướng Tây Tây-Bắc.
Ưảo James Shoal (4ổ Bắc, 112ổ 15 Ưông) là phần cực Nam của Trường-Sa\. Tọa-lạc ngoài khơi Bornéo, được cấu-tạo bằng hai rạng san-hô, cách bãi Lydie 16 dặm về ph1a Ưông Ưông-Bắc.
Banc Parson là một bãi ngầm, phủ 24m nước, ở phía Ưông bãi Lydie, cách 14 dặm.
Ưá Sierra Blanca được thông-báo cho biết ở về phía Tây Tangjung Barain (Sarawak), cách 89 dă.m\. Người ta nghi-ngờ sự hiện-dện của đá nầy\. Người ta cũng thông báo có một cồn cát, thấy được khi thủy-triều thấp, cách bãi đá nói trên 25 dặm về hướng Nam Tây-Nam.
Banc Acis là một bãi ngầm, gồm có hai nhóm\. Nhóm phía Bắc ngập dưới 16m nước, ở về phía Tây-Bắc Tandjong Kindurong (Sarawak), cách 39 dă.m\. Nhóm phía Nam ngập dưới 11 đến 15m nước, cách nhóm Bắc 7 dặm về phía Nam Ưông-Nam, bề dài 2 dặm.
Banc Marie cũng là một bãi ngầm (3ổ 41 Bắc, 112ổ 48 Ưông), phủ dưới 12m nước ; phía Ưông Ưông-Bắc của bãi nầy, kéo dài khoảng 6 đến 8 dặm, là bãi Ruth.
Bãi Isabel, là một bãi ngầm phủ dưới 11 đến 12,5m nước, ở về phía Tây-Bắc của bãi Marie ghi trên, và đá ngầm Madalene ở xa hơn về phía Nam, phủ dưới 10,4m nước.
Những đá ngầm Patrcia, Wilson và Christine, phủ lần-lượt dưới 9, 15 và 10m nước, ở cách 22, 30 và 34 dặm về phía Bắc của Tandjong Kindurong (Sarawak).
Bãi ngầm Cochrane (3ổ 47 Bắc, 113ổ 30 Ưông) phủ dưới 15 đến 18m nước, trải dài từ Nam lên Bắc 11 dặm.
Bãi ngầm Elizabeth (3ổ 55 Bắc, 113ổ 10 Ưông) do 4 bãi đá san-hô ngầm tạo nên và một trong các bãi đá nầy chỉ phủ ít hơn 10m nước.
Cồn Amboyna (7ổ 50 Bắc, 112ổ 55 Ưông), đây là một cồn cát, có một số cây-cối mọc ở đây, đảo nầy nhỏ nhất Trường-Sa, cao 3m, ở về phía Ưông của bãi Rifleman (dưới 3 đến 15m nước), cách 70 dă.m\. Một phần đảo bao phủ phân chim (guano), được đá san-hô bao bọc.
Những bãi Bắc Luconia, đây là một vùng được cấu-tạo do nhiều vành san-hô, được chiến thuyền Anh thám-hiểm từ năm 1866\. Không có hải-đạo chắc-chắn xuyên qua vùng nầy (vùng biển giữa bãi Luconia Bắc và Luconia Nam chưa được thám-hiểm)\. Bãi Luconia Bắc là một tập-hợp gồm đá ngầm và bãi ngầm, trải ra từ 92 dặm đến 120 dặm về phía Tây-Bắc Tandjong Baram và cách từ 15 dặm đến 52 dặm về phía Bắc của nhóm Nam Luconia.
Bãi Hayes, là bãi ở phía cực Nam của nhóm trên, do san-hô cấu tạo, đã khô và gẩy-vỡ dưới mọi thời-tiết\. Cách 10 dặm về phía Bắc là bãi đá ngầm Seahorse, phủ dưới 3m nước, phía Nam bãi đá nầy là một hòn đá san-hô đơn-độc, đã khô\. Bãi ngầm Freindship (5ổ 57 Bắc, 112ổ 33 Ưông) phủ dưới 10m nước, ở phía cực Bắc của vùng nguy-hiểm Bắc Luconia\. Bãi nầy được đánh dấu bằng một phao màu trắng xen băng đỏ\. Sâu khoảng 8 m, nhưng có thể sâu ít hơn.
 
Chòm nguy-hiểm phía Bắc " Les Dangers du Nord ":
Bãi đá san-hô ngầm Louisa (6ổ 20 Bắc, 113ổ 14 Ưông), phủ nước ít hơn 2m\. Một đá san-hô cao 1m, cách khoảng 46 dặm, phía Ưông Ưông-Bắc Freindship.
Bãi đá Royal Charlotte có dạng hình chử-nhật, cách khoảng 42 dặm phía Bắc Ưông-Bắc bãi Louisa, gồm có nhiều khối đá (1m)\. Về phía Ưông-Bắc có nhiều đá không ngập nước.
Bãi đá Swallow, cách Royal Charlotte khoảng 27 dặm về phía Bắc Ưông-Bắc, là một atoll dài 4 dặm, có một số đá cao từ 1,5m đến 3m.
Cồn Ardasier ở trong vùng nước có độ sâu 2 đến 18m nước, trải dài đến 35 dặm vế phía Ưông Ưông-Bắc\. Bãi đá Ardasier (7ổ 38 Bắc, 113ổ 56 Ưông), ở về phía cực Tây-Nam của cồn nầy.
Bãi đá Dallas, cách bãi đá Ardasier 5 dặm về phía Tây\.
 
Một số vùng nguy-hiểm ở ngoài khơi Tây-Bắc Bornéo (khoảng giữa đảo Usukan và mũi Sampanmangio)
 
Rạng Samarang (5ổ 24 Bắc, 115ổ 25).
Rạng Vernon.
Chòm Mackensie-Griève.
Chòm Gordon.
Nhóm nguy-hiểm Jahat: Chòm Jahat, chòm Winchester, chòm Growler, chòm Nosong, rạng Paisley.
Rạng Saracen (6ổ 11 Bắc, 115ổ 22 Ưông)
Hòn Mangalum (6ổ 12 Bắc, 115ổ 36)
Sunken barrier
Ưá Saint Joseph (6ổ 35 Bắc, 116ổ 5 Ưông)
Nhóm đảo Mantanani (từ 6ổ 37 đến 6ổ 43 Bắc, 116ổ 19 Ưông)
Chòm Furious du Nord et du Sud (7ổ 6 Bắc, 116ổ 25 Ưông)
Rạng Barton
Rạng Harrington
Rạng Big Bonanza
 
3.2.3 Nhóm Ưông-Bắc, từ tâm Trường-Sa theo hướng Ưông Ưông-Bắc, đến Luzon và theo bờ biển Palawan, gồm có:
Bãi ngầm Viper Bắc (Viper Nord) hay là Sea Hors (8ổ 2 Bắc, 115ổ 23 Ưông), cách Fairie Queen 14 dặm về phía Bắc Ưông-Bắc, do san-hô cấu-thành, trải dài 5 dă.m\. Ưô. sâu thấp nhất đo trên vành san-hô là 8m, ở phía Bắc của bãi nầy\. Phần còn lại của vành san-hô chiều sâu không ít hơn 11m\. Ở trong đầm (lagon) thì bề sâu khoảng 35 đến 58m.
Bãi đá Commodore trải theo hướng Ưông-Bắc Tây-Nam, dài 3 dặm, gồm có một số cồn cát và một số đá ngầm có độ sâu từ 6 đến 9m.
Bãi Glasgow (8ổ 29 Bắc, 115ổ 31 Ưông) có lẽ có sự lầm lẫn, vì tính-chất và vị-trí trùng-hợp với bãi Commodore.
Bãi Director, có thể hiện-hữu ở (8ổ 29 Bắc, 115ổ 56 Nam)
Bãi Half Moon (8ổ 52 Bắc, 116 18 Ưông), là một vành san-hô, cao độ vừa bằng mặt nước, có một số đá nhô lên cao 0,6m\. Ở phía Ưông của vành san-hô nầy người ta thấy đá Rocher Incliné (Ưá Nghiêng) (8ổ 52 Bắc, 116ổ 18 Ưông)\. Ưá nầy luôn luôn không bị nước phủ.
Bãi ngầm san-hô Royal Captain, là một vành san-hô, lúc thủy-triều thấp thì để lộ ra một số ghềnh đá\.
Ưá Observation, ở về phía cực Bắc của vành san-hô mô-tả ở trên, cao hơn mặt nước 0,6m\. Bìa ngoài của vành san-hô nầy thì biển có độ sâu trên 200m\. Trong đầm thì độ sâu 30m, không tìm thấy đường vô (pass), nhưng các thuyền đổ bộ có thể vượt qua lúc thủy-triều cao.
Bãi Bombay, cũng có cùng tính-chất vành san-hô ngầm như bãi trên nhưng trong đầm thì mực nước sâu 12m và người ta cũng thấy đá trồi lên ở vùng trên vành.
Ưá Madagascar (9ổ 26 Bắc, 116ổ 56 Ưông), cao 0,6m và thấy ở cực Ưông-Bắc của bãi Bombay.
Ưảo Nanshan (10ổ 46 Bắc, 115ổ 48 Ưông), cao 2,5m.
 
 
3.2.4 Nhóm Tây, từ trung-tâm Trường-Sa, theo hướng Tây Tây-Nam, về phía cửa vịnh Thái-Lan, đến bờ biển Việt-Nam, gồm có:
Ưảo Trường-Sa (8ổ 39 Bắc, 111ổ 55 Ưông), cách cực Nam Palawan 300 dă.m\. Ưây là đảo ở thuộc vùng cực Tây của quần-đảo Trường-Sa, diện-tích 14,8 hectares ; dài 500m và rộng 300m ; cao 2,5m\. Ưảo nầy tọa-lạc trên một bãi san-hô có chiều dài 1,3 dặm và rộng 0,7 dă.m\. Một phần bãi nầy đã khô và trải lan rộng về phía Ưông-Bắc\. Ưảo trần-trụi, bằng-phẳng, chung-quanh có cát trắng và san-hô\. Một cụm dừa mọc ở phía Tây-Nam và giữa đảo có một công-sự\.
Rạng Charlotte (Charlotte Bank) (7ổ 8 Bắc, 107ổ 35 Ưông), cách đảo Anambas 235 dặm, kích-thước 4 dặm theo chiều Ưông-Tây và 2 dặm theo chiều Bắc-Nam\. Mực nước phủ ở nơi thấp nhất 9m, độ sâu chung-quanh 58 đến 75m.
Rạng Scawfell (7ổ 18 Bắc, 106ổ 51Ưông), ở về phía Tây Tây-Bắc rạng Charlotte, dài 0,5 dặm theo chiều Ưông-Tây và ngang 0,25 dă.m\. Phủ nước, nơi cạn nhất ở gần trung-tâm là 9m.
Rạng Vanguard (Vanguard Bank) (7ổ 30 Bắc, 109ổ 40 Ưông), ở cực Tây-Nam của nhóm, có chiều dài trải theo hướng Ưông-Bắc Tây-Nam khoảng 30 dặm, phủ nước từ 20 đến 30 m, có hình-dáng trăng khuyết\. Nơi cạn nhất là 16m.
Dải Prince Consort cách 12 dặm về hướng Ưông-Bắc rạng Vanguard, phủ nước từ 55 đến 90m\. Nơi cạn nhất là đầu san-hô ở mé Tây, có độ sâu 18 đến 24m.
Dải san-hô Grainger, phủ dưới 18 đến 35m, có một số đá san-hô chìm dưới 11 đến 14m\.
Dải san-hô Alexandra, có một khối đá san-hô tròn ở phía Ưông, phủ 5m nước và một số đá khác phủ 11 đến 12m nước\. Dải nầy ngập trung-bình khoảng 27m\.
Dải Prince of Wales là một dải san-hô độ sâu không đồng-đều, một số đá phủ dưới 14 đến 18m nước, một đầu san-hô ngập 7m ở góc Tây-Bắc của dải nầy.
Dải Rifleman (7ổ 56Bắc, 11ổ 42 Ưông), dài 30 dặm, rộng 12 dặm, có dạng atoll, đá san-hô bao chung-quanh một đầm rất sâu ở giữa\. Nơi nước phủ ít nhất là 3m ở phía cực Bắc\. Phần lớn dải nầy, góc Tây-Bắc và Ưông-Nam, trải ra ở độ sâu từ 60 đến 80m\.
 
4/ Danh-sách các đảo, bải, đá, dãi... có chiếm-đóng hay dành chủ quyền:
4.1 Các đảo sau đây do Việt-Nam kiểm-soát:
 

Tên Việt-Nam
Tên quốc-tế (Anh)
Tên Trung-Hoa
 
Đá Lát
Lađ Reef
Riji Jiao
Đảo Trường-Sa
Spatley Island
Nanwei dao
Đá Tây
West London Reef
Xi jiao
Ưá Giữa
Central London Reef
Zheng jao
Đá Ưông
East London Reef
Dong jiao
Đảo An-Bang
Amboyna Cay
Anbo Shazhou
Thuyền Chài
Barque Canada Reef
Bai jiao
Đá Phan Vinh
Pearson Reef
Bisheng jiao
Bãi Tốc Gan
Alison Reef
Lisheng jiao
Đá Núi Le
Cornwallis south Reef
Hanhua jao
Đá Tiên-Nữ
Tennent Reef
Tianlan jiao
Đá Lớn
Great Discovery Reef
Daxien jiao
Đá Len Dao
Landsdowne Reef
Qiong jiao
Đá Hi Gen
 
Đảo Sinh-Tồn
Sin cowe island
Jinhong jiao
Đá Gri-San
 
 
Đảo Nam-Yết
Nam yit island
Hongxiu dao
Đảo Sơn-Ca
Sand cay
Dunquian shazhou
Đá Núi Thị
Petley Reef
Bolanjiao
Đảo Song Tử Tây
South west cay
Nanzi dao
Đá Nam
South Reef
Nan Jiao

4.2 Các đảo dưới kiểm-soát Trung-Hoa:
 
Tên Việt-Nam
Tên quốc-tế (Anh)
Tên Trung-Hoa
 
Đá chữ-thập
Fiery Cross Reef
Yongshu jiao
Đá Châu-Viên
Cuarteron Reef
Huajang jiao
Đá Gạc-Na
Johnson Reef
Chigua jiao
Đá Huy-gơ
Hugues Reef
 
Đá Gaven
Gaven Reef
Nanxun jiao
Đá Ên-đát
Eldad Reef
Anda jiao
Đá Su-bi
Subi Reef
Zhub jiao
Đá Lạc
Mishief Reef
Dongmon jiao

 
4.3 Các đảo dưới kiểm-soát Phi-Luật-Tân

Tên Việt-Nam
Tên quốc-tế (Anh)
Tên Phi-Luật-Tân
 
Đảo Song-Tử-Ưông
Northest Cay
Parola
Đảo dừa (Bến Lạch)
West York sland
Likas
Đảo Thị-Tứ
Thitu Island
Pagasa
Đảo Bình-Nguyên
Flat Island
Patag
Đảo Vĩnh-Viễn
Nansham Island
Lawak
Đá Công-Ưo
Commodore Reed
Rizal
cồn san-hô Lan-Can
Lankian Cay
Panata
Đảo Loại-Ta
Loaita Island
Kota

 
4.4 Các đảo dưới kiểm-soát Mã-Lai
 

Tên Việt-Nam
Tên quốc-tế (Anh)
Tên Mã-Lai
 
Đá Kỳ-Vân
Mariveles Reef
Terumbu Mantanani
Đá Kiệu-Ngựa
Ardasiers Reef
Terumbu Ubi
Đá Hoa-Lau
Swallow Reef
Terumbu Layang Layang

 
4.5 Dưới kiểm-soát Ưài-Loan:

Tên Việt-Nam
Tên quốc-tế
Tên Trung-Hoa
 
Đảo Ba-Bình
Itu Aba Island
Taiping dao
 
5/ Kết-luận: Nhìn chung các " đảo " do Trung-Cộng kiểm-soát thực sự chỉ là những rạng san-hô nhỏ bé, có cái bị ngập nước, có cái lấp-ló trên mặt nước, không có cái nào có thể gọi là " đảo " theo như định-nghĩa của Luật Biển 1982\. Các " đảo " nầy được quyền chiếm-hữu không\? Các đảo nầy có lãnh-hải 12 dặm, có vùng kinh tế độc-quyền 200 dặm và thềm lục-địa hay không\? Một vài hòn đá mà Trung-Cộng chiếm, có thể có lãnh-hải 12 hải-lý, nhưng không có thềm lục-địa cũng như vùng kinh-tế độc-quyền\. Mặc khác, những " đảo " nầy đã bị thay-đổi do con người, mất hẵn tính chất thiên-nhiên, thì không thể gọi là đảo.
Một số đảo do Phi chiếm thì có thể gọi là đảo, có thể hưởng được qui-chế theo định-nghĩa của Luật Biển 1982, nhưng tất-cả những " đảo ", thực-sự là đảo nầy đều đang tranh chấp với Việt-Nam\. Nếu vấn-đề chủ-quyền chưa ngả-ngũ thì Phi-Luật-Tân không có quyền khai thác.
Nhận-xét khách-quan thì ta thấy việc hợp-tác giữa Trung-Cộng và Phi-Luật-Tân để khai-thác Trường-Sa thì bên có lợi là Tàu\. Bởi vì, trên thực-tế, các " đảo " do Trung-Cộng chiếm-đóng đều không đủ tiêu-chuẩn để có thềm lục-địa và vì vậy trên quan-điểm Công-Pháp Quốc-Tế, Trung-Cộng không được hưởng một tất biển nào\. Mục-tiêu của Trung-Cộng ở Trường-Sa khác với Hoàng-Sa\. Hoàng-Sa là một mục-tiêu chiến-lược quốc-phòng, phòng-thủ biển Ưông trong khi Trường-Sa là mục-tiêu khai-thác tài-nguyên, kinh-tế\. Trung-Cộng tuyên-bố bừa Trường-Sa, cũng như Hoàng-Sa, và toàn biển Đông thuộc về họ đồng thời cố gắng chiếm một số đảo ở Trường-Sa\. Sau đó Trung-Cộng đề-nghị với các nước liên-quan khai-thác chung vùng biển nầy\. Việc nầy cho thấy mục-tiêu của họ ở Trường-Sa là tài-nguyên chứ không phải quốc-phòng\. Nhưng không phải vì vậy mà mục tiêu này ít quan-trọng hơn mục-tiêu kia\. Nhìn công-cuộc canh-tân quân-đội của Tàu qua một số tài-liệu chính-thức cũng như không chính-thức, không người Việt-Nam nào mà không khỏi lạnh mình\. Quốc-phòng không bao giờ là một mục-tiêu mà nó luôn là một phương-tiê.n\. Vì thế không thể loại bỏ khả-năng Tàu dùng bạo-lực để đánh chiếm toàn vùng nếu Trường-Sa là túi dầu-khí quan-trọng\.
Thành-công việc ký-kết với Phi để cùng khai-thác là Trung-Cộng đã đạt được mục-tiêu của mình mà không tốn hơi sức hay phiền-phức tranh-tụng\. Chắc-chắn, một số " đảo " mà Trung-Cộng chiếm của Phi năm 1995 sẽ trả lại cho Phi để " đồng-minh " hài lòng\. Nhưng có hay không có mấy hòn đá khô-khan nầy đối với Tàu sẽ không còn quan-trọng\. Cái quan-trọng là cái nằm ở dưới và chung-quanh hòn đá\. Dân đánh cá Trung-Cộng chắc phải hả-hê\. Vùng nầy lắm cá, tôm, hải-sản đủ thứ\... tha-hồ mà bắt, mà cào\. Nếu việc khai-thác diễn ra tốt đẹp, nếu trữ-lượng dầu lớn-la o được khám-phá, Trung-Cộng sẽ như cọp thêm cánh, vì không còn lệ-thuộc năng-lượng ở Trung-Đông\. Ta không thể bỏ qua giả-thuyết về " đường mương dầu hỏa ", bát đầu chạy từ vùng biển cạn Nam-Dương, Mã-Lai, Brunei và đổ về vùng Trường-Sạ Nếu thế thì Phi phải ngậm bồ-hòn làm ngọt và bà tổng-thống Arroyo sẽ bị " ngàn năm bia miệng "\. Mã-Lai cũng như Brunei không có ý-kiến vì không phải vùng biển mà họ đòi-hỏi chủ-quyền\.
Vấn-đề là vùng khai-thác đó chồng-lấn với Việt-Nam khoảng Ỏ diện-tích\. Sự im-lặng của Việt-Nam hiện nay hoàn-toàn không thích-hợp với hoàn-cảnh\. Nhưng phải lên tiếng thế nào dê? không gây rạn-nứt trong khối ASEAN và phật lòng tên to đầu sừng sỏ\? Đây sẽ là một thử-thách ngoại-giao của CSVN hay là thêm một bằng-chứng về sự ngu-muội của tập-đoàn lãnh-đạo\? Thời-gian sẽ trả lời.

   
 

9/9/2004