Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
    
 

Độc lập và tự do dân chủ

 

Luật sư Trần Thanh Hiệp

   
 

Cách đây 49 năm, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trong một cuộc mít tinh họp tại vườn hoa Ba Đ́nh ở Hà Nội, Chủ tịch của Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa là ông Hồ Chí Minh đă đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nội dung và ư nghĩa chính trị cũng như pháp lư của văn kiện lịch sử này được đánh giá nhiều cách khác nhau.   Việt-Long của Đài Á Châu Tự Do đă phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp về bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945. Luật sư Trần Thanh Hiệp, nguyên luật sư các Ṭa Thượng Thẩm Sài G̣n và Paris, lúc đó có mặt tại Hà Nội.  Dưới đây là cuôc trao đổi ư kiến giữa Việt Long và Ls Hiệp.  

H: Được biết vào thời điểm bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 được tuyên đọc tại vườn hoa Ba Đ́nh, luật sư là một thanh niên sống ở Hà Nội. Chắc luật sư c̣n giữ ít nhiều kỷ niệm về sự kiện ấy.

Đ: Vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, có hai biến cố khó có thể  quên, đó là việc ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp và việc ngày 19 tháng 8 cùng năm này, Việt Minh tổ chức cướp chính quyền ở Hà Nội. Hai biến cố ấy đă gây những xúc động tâm lư mạnh trong trong dân chúng và đều được ghi khắc trong kư ức tập thể. Nói chung, đó là hai biến cố mở đầu cho một loạt thay đổi đột ngột mang ư nghĩa đơn giản đoạn tuyệt với quá khứ. Nhưng đối với lớp tuổi thanh niên mới bước vào đời, vừa rời ghế trường trung học như tôi th́ ư nghĩa này phức tạp hơn. Tôi đă được nghe và được đọc những lời kêu gọi tranh đấu chính trị, liên quan tới hai biến cố nói trên, một của Liên minh các đảng quốc gia phổ biến ngay sau khi Nhật vừa đảo chính Pháp, và một của đảng cộng sản, nhân dịp đảng này xuất hiện công khai, dưới danh nghĩa Việt Minh ở vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội và cho tuyên đọc cái gọi là Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945. Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n giữ, gần như nguyên vẹn, những kỷ niệm cũ này. Thật t́nh mà nói, đối với tôi, sự xúc động chỉ đặc biệt mạnh khi thấy Pháp bị Nhật đảo chính và khi lần đầu tiên tôi nghe các đảng phái quốc gia cổ vơ cho nền độc lập của nước nhà. Cảm tưởng rơ nét của tôi vào lúc đó là lịch sử Việt Nam bắt dầu giở sang những trang mới. Tôi không tham dự cuộc mít tinh ở vườn hoa Ba Đ́nh v́ đằng sau cuộc biểu t́nh ngày 19 tháng 8 đă bắt đầu nhen nhúm cuộc đảng tranh quốc cộng, mà chỉ những người trong cuộc mới biết, c̣n dân chúng th́ chưa ai nh́n thấy. Và theo tôi, bản Tuyên Ngôn Độc lập 2-9-1945, v́ vậy, chỉ có giá trị biểu tượng vào thời điểm nó được tuyên đọc. Gía trị này đă bị hao ṃn rồi tàn lụi cùng với thời gian và trải qua hơn nửa thế kỷ cầm quyền của đảng Cộng sản, th́ nó chỉ c̣n là một chứng tích lịch sử của tiến tŕnh chiếm quyền và cầm quyền cho riêng đảng cộng sản Việt Nam.

H: Luật sư vui ḷng nói rơ thêm về giá trị của bản Tuyên Ngôn này về các phuơng diện chính trị và pháp lư.  Chẳng hạn, khá nhiều người Việt Nam ta ở  trong nước coi Bản tuyên ngôn này có giá trị giống như bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ ? Ư kiến của ông ra sao? 

Đ: Lịch sử đă được các sử gia chính thức của đảng cộng sản viết lại với dụng ư chỉ để ghi công cho Hồ Chí Minh mà họ nói là tác giả của văn kiện 2-9-1945 và cho đảng cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất, theo họ, đă giành được độc lập cho đất nước. Những sử gia này không biết, hoặc biết nhưng không chịu ghi lại, rằng các đảng phái quốc gia, trước viễn tượng có thể bị Pháp cai trị trở lại, đă đồng t́nh tự chế nhường cho những người cộng sản cầm quyền để tránh cuộc nội chiến trước mối đe doạ đất nước có thể bị Pháp tái chiếm. Thái độ tự chế này cũng đă được biểu hiện trong quyết định thoái vị của vua Bảo Đại. Quả thật vào thời điểm mùa thu năm 1945, người Việt Nam đều một ḷng muốn đoàn kết để giành lại độc lập  quốc gia, giữ cho nó được vẹn toàn và lâu bền, rửa được mối nhục gần một thế kỷ bị áp bức. Trong chiều hướng đó, bản Tuyên Ngôn Độc lập 2-9-1945 đă phản ánh trung thành nguyện vọng này của dân Việt Nam. Nhưng khi cầm được quyền rồi th́ đảng cộng sản lại lập tâm độc chiếm quyền hành, t́m đủ mọi cách tiêu diệt các đảng quốc gia, đưa đất nước vào một cuộc phiêu lưu tranh bá quyền cho một chính đảng, hao người tốn của, khiến cho đất nước lâm vào t́nh trạng nghèo túng, tụt hậu hiện nay. Dưới khía cạnh đó th́ tôi cho rằng bản Tuyên ngôn 2-9-1945 là bản Tuyên ngôn đảng trị, không thể sánh với bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.

H: Nhưng thưa luật sư Hiệp, trong bản Tuyên Ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 có những đoạn trích dẫn hai văn kiện lịch sử là Tuyên Ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của nước Pháp. Cho nên có nhiều người trong nước cho rằng tác giả của tuyên ngôn độc lập 1945 cũng có ư nguyện xây dựng những chế độ dân chủ pháp trị cho Việt Nam? 

Đ: Chính là nhờ có việc trích dẫn hai văn kiện lịch sử vừa kể nên người ta mới có cơ sở để so sánh, và nhận thấy rằng, bản Tuyên ngôn ngày 2-9-1945 tuy có quy chiếu vào hai bản Tuyên Ngôn năm 1776 của Mỹ và năm 1789 của Pháp nhưng lại đi ngược chiều với hai văn kiện này. Thật vậy, bản Tuyên Ngôn Việt  2-9-1945 có mượn lời của bản Tuyên Ngôn Mỹ năm 1776 theo đó “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” . Nhưng những người cộng sản đă cố ư bỏ quên không chịu trích dẫn ư kiến quan trọng tiếp theo ngay sau là, khi nào những kẻ cầm quyền đi ngược lại nguyện vọng của dân muốn được sống, được tự do để mưu cầu hạnh phúc th́ dân được quyền đứng lên sửa đổi hay thay thế chính quyền sai trái này. Mặt khác, văn kiện 2-9-1945 có nhắc lại câu ghi trong bản Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của Pháp rằng “Người ta sinh ra tự do và b́nh đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và b́nh đẳng về quyền lợi”. Nhưng đọc hết bản Tuyên Ngôn 2-9-1945 người ta không t́m thấy được tinh thần ṇng cốt của bản tuyên ngôn của Cách mạng 1789 của Pháp là đầy đủ những quyền tự do của con người nói riêng, những quyền chính trị của người dân trong một chế độ dân chủ hiến trị, pháp trị, phân quyền, bảo đảm cho nó được hành sử các quyền tự do đă được bản tuyên ngôn này tuyên xưng và nhất là quyền được nổi  dậy chống áp bức. Tác giả hay những tác giả của bản Tuyên Ngôn 2-9-1945 chỉ nhằm mục đích dựa vào hai bản Tuyên Ngôn của Mỹ và của Pháp để suy rộng ra, và đề cao, không phải quyền cá nhân mà là quyền tập thể, quyền của một dân tộc. Trong tất cả 1050 chữ của Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 không có một chữ nào nói tới những quyền cơ bản của con người, của người dân như trong hai văn kiện Mỹ và Pháp là hai giấy khai sinh của nền dân chủ tự do phương Tây mà tuổi thọ đến nay đă hơn 200 năm và c̣n đang trở thành chế độ chính trị phổ quát của nhân loại vào thế kỷ này. Nói tóm lại, bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 là một văn kiện hoá trang dân chủ, mở đường cho một nền độc tài tập thể, với ư đồ toàn trị không thời hạn để tiến lên chủ nghĩa xă hội hoang tưởng. Như vậy không thể nói rằng bản Tuyên Ngôn này giống như hai Tuyên Ngôn Mỹ và Pháp.

H: Nhưng đến nay th́ luật sư có nghĩ là những người Cộng Sản Việt Nam thuần thành nhất cũng đă thực tâm thấy rơ chủ nghĩa Cộng Sản là hoang tưởng thật rồi, dù họ có dám nói ra điều đó hay không, phải không ông? 

Đ: Theo lẽ th́ phải như vậy. Vả chăng bài học của thực tế, một mặt ở Đông Âu và Liên Xô cũ, mặt khác, ở những nước tiền tiến đă phát triển nhờ dân chủ tự do, từ Âu qua Á, đă chứng minh một cách hiển nhiên rằng chủ nghĩa cộng sản không thể là một chủ nghĩa có khả năng tạo nên của cải, tự do, công lư, nói chung, hạnh phúc cho con người, cho xă hội, như không ít người người tưởng tượng, mơ ước. Chính v́ thế mà chủ nghĩa này đă bị vứt bỏ không tiếc thương ngay trên đất  nước đă khai sinh ra nó. Cả một phe cộng sản khổng lồ, với tuổi đời gần một thế kỷ, một thời hùng cứ tại nhiều vùng trên địa cầu, cách đây hơn một thập niên, đă tiêu tan trong khoảng khắc một vài năm, kéo theo nó cái thây ma chủ nghĩa cộng sản. Ta khó tưởng tượng rằng những người cộng sản Việt Nam lại không tiếp thu được bài học thực tế, thật ra là bài học lịch sử này, để rũ bỏ giấc mộng vô sản hoá toàn thế giới bằng bạo lực mà lên ngôi chủ nhân ông của loài người. Huống hồ chính trong hàng ngũ những người cộng sản này đă không thiếu những tiếng nói bộc trực, kêu gọi sự hồi tâm để dám nh́n thẳng vào thiên đường hoang tưởng đă mất. Nhưng tỉnh thức không thôi chưa đủ, c̣n cần phải thật sự thoát xác. Bản Tuyên Ngôn Độc lập 2-9-1945, với những quy chiếu vào hai bản Tuyên ngôn 1776 của Mỹ và 1789 của Pháp, vô h́nh trung có thể là một lời cảnh tỉnh những người cộng sản cầm quyền, nên kịp thời thay đổi đường lối cai trị coi khinh nhân quyền, dân quyền cố hữu của họ, nếu  muốn thoát sự đào thải tàn nhẫn của thời đại./.

H: Xin cảm ơn luật sư Hiệp

 

Luật sư Trần Thanh Hiệp