Bí Mật Lịch Sử: Trận Chiến Tranh Biên Giới Trung-Việt Lần Thứ Hai Từ 1984-1989.  Chiến Dịch 852: Trung Quốc Lấn 1.5KM Vào Trong Nội Địa Việt Nam

 

( bài 7 )

 
 

Bản đồ chiến dịch 852 của Trung Quốc chiếm các mõm núi 156,

168, 167, 166 nằm sâu 1.5km bên trong Việt Nam.

Hình trích từ mạng của Zhanli - bài viết của Simonchan.

 

Hình chụp các mõm núi Trung Quốc chiếm của Việt Nam trong chiến dịch

852 ngày 8 tháng 03, 1985. So với bản đồ hành quân ỏ trên chúng ta

thấy rõ những mõm núi này thuộc chủ quyền của Việt Nam !

Hình trích từ mạng Zhangli

 

Các sĩ quan Trung Quốc đang bàn định kế họach 852 tiến chiếm

các mõm núi của Việt Nam. Hình tríc từ mạng Zhangli

 

Qua 6 bài nghiên cứu liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai bắt đầu bằng cuộc giao tranh tại Núi Đất (cứ điểm 1509 - nay là núi Lão Sơn của Trung Quốc), chúng tôi có thể phỏng chừng rằng CSVN đã mất ít nhất là 600km2 diện tích đất đai về tay Trung Quốc! Con số 600km2 là con số hãy còn khiêm nhường, và chúng tôi sẽ chứng minh làm thế nào để có con số này qua những tài liệu thâu lượm được từ phía Trung Quốc trong  loạt bài tới. Qua sáu loạt bài vừa qua, chúng ta thấy Trung Quốc tiến chiếm đất đai của Việt nam qua những trận giao tranh như sau:

 

- Trận giao tranh tiến chiếm núi Phát Cả (Faka shan) vào ngày 5 tháng 5, 1981. Hiện tại chúng tôi chưa định được vị trí ngọn núi này trước kia của Việt Nam là ngọn núi nào trên bản đồ.

- Trận giao tranh tiến chiếm Núi Đất (1509 - Lão Sơn), Núi Bạc (Giải Âm Dương) vào ngày 28 tháng 04, 1984. Có thể Núi Bạc là cứ điểm 722 dựa theo tài liệu hành quân của phía CSVN mà chúng tôi có được.

- Trận giao tranh tiến chiếm cứ điểm 211 (ký hiệu của Trung Quốc), tức là mõm núi A6B (ký hiệu của CSVN) vào ngày 31 tháng 05, 1985. Trong bài thứ 4 khi viết về trận giao tranh này, vị trí cũng như tên Việt Nam của cứ điểm trên bản đồ hành quân của CSVN vẫn chưa định được ; nhưng nay chúng tôi đã tìm thấy. Mõm A6B chính là Núi Không Tên, Mõm núi này nằm cách cột mốc biên giới phân định Trung-Việt 1.5km. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã lấn được ít nhất là 1.5km sâu trong nội địa Việt Nam. Đến nay phía CSVN không hề nhắc đến chủ quyền của ngọn núi này nữa. Xin xem hình đính kèm của núi Không Tên.

- Trận giao tranh tại núi Pha Hán vào ngày 23 tháng 08, 1985. Xin xem bản đồ ở trên

 

Một chi tiết mới rất quan trọng mà chúng tôi vừa tìm được đó là sự bỏ ngỏ Núi Đất (1509 - Lão Sơn) cho Trung Quốc chiếm đóng. Chi tiết này được tiết lộ qua lời của một cán binh CSVN có tham dự trong trận chiến biên giới lần thứ 2. Qua lời tiết lộ này chúng ta sẽ hiểu được thêm về thái độ thờ ơ và bán nước của CSVN trong cuộc chiến biên giới lần 2. Lời tiết lộ đó như sau:

Cán binh Trung Quốc chuẫn bị ra quân chiến dịch 852.

 

"Gửi ....: "Với lại B13 vốn là sư chủ lực thiện chiến của QK nhị"
 Tớ không nói cậu đâu, nhưng không biết cậu có nghe đến 982 không? Chính 313 của các cậu làm mất 1509, 982 (E thôi) họ lên lấy lại đưọc, cũng như trận tớ vừa tả đặc công ở trên, bàn giao lại cho 313, vòng được khác (đi sâu vào đất TQ) về đến nơi đã thấy lính đơn vị 313 nhận bàn giao ở TX rồi. Hình như Tâu nó lên lấy lại không thấy bóng một anh lính VN nào, mặc dù nó cũng sợ chần pháo gần 1 ngày trước khi lên. Từ đó 1509 bị chiếm cho đến lúc tớ ra quân. Thực ra cũng thông cảm cho lính 313 hồi đấy. Nhiều ông đi nghĩa vụ (3 năm) mà ở đã 7 năm trên đó rồi! (nhưng những ai xem thông tin ở đâu nói lính VN chết nhiều ở 1509 thì không có đâu - tớ khẳng định lại lần nữa, hồi ấy ta chẳng có đủ nhiều quân trên các điểm cao ấy để mà chết như vậy đâu - mà ở đây nói F hay E thì chỉ là đơn vị thuộc E hay F thôi, ai đã từng ở trên ấy mới thấy là chuẩn bị lực lượng, hậu cần ở cái khu vực ấy khó thế nào rồi, còn phía Tầu thì nó làm ngay đường xe ô tô ngầm lên thẳng trên 1509)."

 

 Tở đã nói rồi còn gì, không trách cậu, mà cũng không trách 313. Họ nói 313 đã được hứa sẽ được đổi, nhưng mãi không đổi, chắc vì vậy lính mới bỏ chốt. Đầu năm 85 họ cũng nói tháng 10 bọn tớ được xuống nhưng tớ ở trên đó đến gần hết tháng 12. Hồi mới lên, đến trận địa bắn thẳng (đầu tiên là 76 ly 2, sau là 82 (các cậu nói 85) gặp mấy cậu pháo thủ của 313 đã ở lính 7 năm (nghĩa vụ chỉ có 3 năm)!
 Những năm đó, trên hầm thì tiếng súng nổ ầm ầm, nhưng dưói TX thì xe cúp chạy ầm ầm và các quán cà phê mờ vẫn nhạc vàng, đèn mầu nhấp nháy. Sư tương phản quá lớn, không như thời đánh Mỹ, đâu đâu cũng đều đồng cam cộng khổ!

 

Qua lời tiết lộ của cán binh CSVN - mà tên của vị  này xin được miễn nêu ra - cho thấy chính quyền CSVN hoàn toàn không chú tâm đến việc bảo vệ biên giới trước sự xâm chiếm đất đai của Trung Quốc lần 2. Cán binh biên phòng không được thay thế, toàn dân không được CSVN huy động để chống xâm lăng như cuộc chiến biên giới Trung-Việt lần thứ nhất vào năm 1979. Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1979, CSVN đã huy động cả nước, cả tầng lớp thanh biên ra biên giới đánh Trung Quốc. Không biết bao nhiêu sách Trắng được CSVN tung ra tố cáo chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, vậy mà từ năm 1984 đến năm 1989 thì CSVN hoàn toàn giữ thái độ im lặng. Các bộ máy tuyên truyền chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc hoàn toàn im tiếng, lính không được thay thế  dù rằng họ đã mãn hạn nghĩa vụ. Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền CSVN không huy động cả nước như họ đã từng làm vào năm 1979 để bảo vệ biên giới VN? Phải chăng họ đã ngấm ngầm để Trung Quốc lấn chiếm những vùng đất đã được thoả thuận trên bàn thương lượng chính trị, và diện tích nhượng cho Trung Quốc có thể hơn 600km2? CSVN bắt buộc phải trả lời trước quốc dân VN về những phần đất đã mấy hoặc nhượng "miễn phí" cho Trung Quốc?. Chúng tôi thách thức CSVN hãy công bố văn bản hiệp ước biên giới đã ký với Trung Quốc vào năm 2000!

Trong bài thứ 7, chúng tôi đưa ra tài liệu từ phía Trung Quốc về kế hoạch 852 tiến chiếm một loại các mõm núi của Việt Nam vào ngày 8 tháng 03, 1985. Những mõm núi này nằm sâu bên trong nội địa Việt Nam ít nhất là 1.5km, và được Trung Quốc ghi bằng các ký hiệu: 156, 168, 167, 166, và 138.

Theo tài liệu củaTrung  Quốc thì họ đã chiếm được tất cả những ngọn núi này; dù rằng phía Việt Nam đã nhiều lần phản kích những vẫn không chiếm lại được. Bản đồ hành quân của TQ cho thấy rất rõ những ngọn núi thuộc chủ quyền của Việt Nam lúc bấy giờ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam còn chủ quyền những ngọn núi này nữa hay không? Và nếu không thì có phải biên giới Việt-Trung nay được cắm mốc 1.5km lấn vào phần đất của Việt Nam như bản đồ hành quân của TQ.

Chúng tôi chờ đợi sự trả lời từ phía CSVN.

Chiến dịch 852 của Trung Quốc vào ngày 8 tháng 3, 1985 được cán binh Trung Quốc ghi lại đầy đủ với tất cả chi tiết và hình ảnh, xin bấm vào các link dưới đây dể truy cứu. Link được trích từ mạng Zhangli.

 
Xin bấm vào đây để vào mạng chính của Trung Quồc viết về chiến dịch 852.