Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Hồ cạn

 

Ngô Nhân Dụng

   
 

Ngày hôm qua mục này nói đến vụ đấu đá giữa hai ông tướng cộng sản về hưu ở Hà Nội. Ông Vơ Nguyên Giáp tấn công ông Lê Đức Anh về những vụ đánh lén, vu cáo, lạm quyền từ kiếp trước. Những người đứng bên ngoài hô hoán hỗ trợ như nhà báo Bùi Tín kêu gọi đảng Cộng Sản hăy giải quyết những lời tố cáo của ông Giáp; và trực tiếp kêu tên ông Nông Đức Mạnh hăy "khách quan, công bằng, quả đoán,... lánh xa kẻ nịnh thần,... dùng quyền uy tổng bí thư... th́ thật may cho đất nước." Ông Bùi Tín nói "Đất nước cần đến một nhóm Bao công ngay thẳng, trong sạch,..." đ ể đem xử cái vụ tướng nọ tố tướng kia trong nội bộ đảng Cộng Sản, làm cho ra nhẽ.

Khi trong nội bộ đảng Cộng Sản có những cuộc tranh chấp, nhiều người thấy đó là điềm tốt, cho thấy họ sẽ yếu đi, mà cái đảng độc quyền này yếu đi th́ cái thế của người dân sẽ mạnh lên, bắt họ phải thay đổi, trả tự do cho dân nhiều hơn. Nhưng điều đó chưa chắc đă xảy ra. Bởi v́ căn bản của độc quyền cai trị này là một chế độ công an trị chặt chẽ mà đảng Cộng Sản dùng để đối phó với bên ngoài, dù bên trong ai thay ai làm lănh tụ, trước sau chế độ công an vẫn không thay đổi. Nếu những người tranh đấu cho dân chủ ở trong nước mà để thời giờ và năng lực nhảy vào trong cuộc tranh chấp này, bênh ông Giáp đánh ông Anh th́ cũng chỉ giúp cho một phe trong đảng thắng phe kia, mà chưa chắc đă giúp được ǵ cho công cuộc xây dựng dân chủ. Sự tham dự của những người tranh đấu cho dân chủ ở trong nước vào cuộc đấm đá giữa hai tướng già này chỉ ích lợi nếu đồng thời nêu lên được các vấn đề lớn của đất nước mà từ đó tác đồng được ḷng người, tạo ư thức về nhu cầu tự do dân chủ của dân ta.Ông Bùi Tín đă bắt đầu bước về hướng này khi ông đặt câu hỏi rằng liệu cái ước mơ có những Bao công nghiêm chỉnh mà ông nêu ra có hy vọng thành sự thật hay không. Và ông đă trả lời rằng điều đó chỉ xảy ra được nếu ở Việt Nam có một chế độ dân chủ đích thực. Ông nhắc nhở những những nhà tranh đấu cho dân chủ phải dùng vụ tranh chấp này mà kích thích đồng bào cùng suy tư theo chiều hướng đó: Phải có dân chủ đích thực.

Như tŕnh bày trong mục này ngày hôm qua, cuộc tranh chấp của hai ông tướng cộng sản về hưu không được đồng bào trong nước chú ư v́ bà con thấy đó không phải chuyện ḿnh, nó là chuyện nội bộ của các người lănh đạo đảng Cộng Sản họ với nhau. Nếu bây giờ ông Nông Đức Mạnh được uống viên thuốc tiên bỗng trở thành một "đấng minh quân" biết nghe lời các trung thần, bỏ các lời sàm tấu ngoài tai, cho ông Giáp thắng, ông Anh thua, th́ rồi sao? Người dân chẳng thấy ảnh hưởng ǵ tới họ cả, họ chỉ được coi một màn tŕnh diễn như các màn đă diễn ra những vở kịch bi hài khi Bộ Chính trị đảng Cộng Sản hạ bệ những Nguyễn Hà Phan hay là cách chức Cao Sĩ Kiêm, Ngô Xuân Lộc. Rồi đâu vẫn vào đấy.

Một điều ai cũng thấy là bên trong đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ vẫn có những tranh chấp như xưa nay thường xảy ra, nhưng đó vẫn chỉ là những vụ tranh đoạt quyền thế, không có một vụ bất đồng ư kiến nào cần dùng tới bộ óc con người cả. Ông Lê Duẩn ngày xưa đă tiêu diệt các đồng chí đi học ở Nga về, ít nhất ông ta cũng nêu lên một lư do là họ có tư tưởng "xét lại" chống đường lối vẫn trung thành với Stalin của ông Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Rồi sau đó, những vụ tranh chấp giữa Lê Duẩn với Hoàng Văn Hoan th́ do bất đồng qu an điểm về ngoại giao mà ra. C̣n các cuộc thư hùng trong nội bộ đảng Cộng Sản gần đây th́ khác. Họ biết không c̣n theo chính sách thời ông Stalin, ông Mao được nữa, sẵn sàng tư bản hóa vợ con, anh em, cháu chắt trong nhà, như nhau cả. Họ hoàn toàn chỉ tranh nhau giành lấy địa vị có quyền lợi lớn mà thôi. Không có một vận dụng trí năo nào đáng để cho người ngoài phải thấy bên trong họ cũng có chút trí thức, tư duy.

Nói chung, trong đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ, phần lư luận, suy tư đă hoàn toàn khô cạn. Nếu quư vị có thời giờ đọc các tạp chí chuyên về lư thuyết của đảng này, quư vị sẽ thấy t́nh trạng nghèo nàn rất rơ. Hầu hết các bài viết để các lư thuyết gia giữ chỗ làm việc và lănh tiền đều chỉ lặp đi lặp lại các khẩu hiệu trống rỗng, cũ ṃn. Những bài diễn văn của các lănh tụ đảng càng chán tai hơn nữa. Họ không c̣n sức sống.

Nhưng thực ra đó không phải là lỗi của những người làm công tác lư luận trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ đă được đào tạo như vậy cho nên cứ theo nền nếp đó là sản xuất theo nhu cầu của Bộ Chính trị. Cách đào tạo của các trường đảng là học thuộc ḷng các kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin rồi tập trích ra những câu nào thích hợp nhất để chứng minh các đường lối từng giai đoạn. Không khác ǵ cách người ta chơi ô chữ. Không cần tinh thần phê phán, không cần suy nghĩ độc đáo. Chỉ cần học thuộc ḷng các khẩu hiệu. Cái thói quen tha y thế suy nghĩ bằng việc hô khẩu hiệu này bắt đầu từ Hồ Chí Minh. Chính ông Hồ đă làm gương cho cả đảng Cộng Sản.

Ông Hồ Chí Minh vốn được đào tạo để làm cán bộ chứ không phải để suy nghĩ về lư thuyết. Trường đào tạo cán bộ của Stalin chỉ cốt sản xuất những người học tập đủ những thủ thuật trong hành động, những kỹ thuật đă được đảng Cộng Sản Liên xô sáng chế và đem dùng thử từ thời Lenin đến thời Stalin. Người cán bộ phải học thuộc các khẩu hiệu đă dùng có kết quả, phải nói giỏi nhưng không cần suy nghĩ thêm. Tất cả vốn liếng gọi là chủ nghĩa Mác Lênin đă được gói ghém trong những cuốn sách mN 87;ng kư tên Stalin nhưng chắc chắn do các cán bộ viết văn soạn, tựa đề là Lịch sử đảng Cộng Sản. Khi ở bên Trung Hoa về hang Pắc Bó, ông Hồ Chí Minh đă ngồi dịch mấy cuốn trong bộ này làm bài dạy các cán bộ đầu tiên.

Cái thói quen thiên về hành động, không cần suy nghĩ của thế hệ cán bộ đầu tiên đó được ông Hồ truyền cho, đến bây giờ vẫn c̣n. Đă trở thành nếp trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi người ta nói măi về "Tư tưởng Hồ Chí Minh" th́ ai cũng biết cả mớ tư tưởng đó chỉ là chắp vá các quy tắc hành động theo chủ nghĩa Mác Lênin nhưng nhiều khi được ông Hồ pha trộn với ngôn ngữ của các nhà Nho. Cũng nói đến Trung và Hiếu, nhưng ông Hồ đổi lại thành Trung với Đảng, Hiếu với Dân, chẳng hạn. Ông Hồ đă được thân phụ ông dạy cho nh&# 7919;ng quy tắc hành xử theo truyền thống cổ, và sau này ông đă dùng các khẩu hiệu của Nho gia cũng như các nhà tư tưởng và hành động khác ở Trung Hoa. V́ vậy có nhiều người gán cho ông là tác giả một ư tưởng của Quản Trọng (Bách niên chi kế mạc như thụ nhân,...) hoặc Phạm Trọng Yêm ("Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ." Nếu vét hết những khẩu hiệu nửa Trung Hoa nửa Mác xít đó đi th́ cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng c̣n ǵ cả. Như người Việt Nam có câu hát gọi là (Đồng khô) "Hồ cạn."

T́nh trạng khô cạn trong tư duy làm cho trong đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ chẳng có một vụ bất đồng ư kiến nào đáng nói về mặt lư luận, tư tưởng làm căn bản cho các chính sách, đường lối. Họ không làm được ǵ hơn là lại hô khẩu hiệu, dùng khẩu hiệu thay thế cho suy nghĩ. Thí dụ như khi họ hô "Kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa" th́ cả khẩu hiệu đó chẳng có nội dung nào cả. Thế nào th́ gọi là thị trường? Thị trường ra sao th́ coi là theo định hướng đó? Cuối cùng cả cái khẩu hiệu đó chỉ để làm ô dù, che đắp cho một chủ trương là phải bảo vệ các quyền lợi của đảng và của các đảng viên cao cấp, càng lâu càng tốt. Họ coi thị trường chỉ là một "dụng cụ kinh tế" để làm ra nhiều tiền của, c̣n chuyện chính trị không dính dáng ǵ đến thị trường cả. Gần đây c̣n những người theo đóm ăn tàn hô theo khẩu hiệu của cộng sản, nói rằng hăy phát triển kinh tế trước đă, bao giờ kinh tế khá, có một lớp trung lưu th́ sẽ có dân chủ tự do sau. Nói như vậy th́ những xứ độc tài chuyên chế như Á rập Sau đi, Kuwait chắc phải dân chủ tự do từ lâu rồi, v́ kinh tế họ cao lắm, lợi tức theo đầu người cao không thua ǵ Mỹ cả.

Nhưng thực ra, thị trường không phải chỉ là một "dụng cụ kinh tế." Friedrich Hayek, một nhà tư tưởng lỗi lạc, đă vạch cho loài người thấy mối nguy hiểm của chế độ kinh tế hoạch định tập trung trong cuốn The Road to Serfdom, Con đường Nô lệ, xuất bản năm 1944. Đúng 60 năm sau, có những điều ông viết vẫn đáng chiêm nghiệm. Một điều Hayek nhấn mạnh là thị trường tự do không phải chỉ nhắm phát triển kinh tế mà c̣n có công dụng phát huy ư chí dân chủ, tự do nữa. Khi dùng cơ chế thị trường mà vẫn ḱm hăm tự do th́ cơ chế đó không thi triển được hết các khả năng của nó.

Người ta có thể bắt chước những cơ chế của thị trường, cho buôn bán, sản xuất tự do trong một số phạm vi nào đó. Nhưng nếu cơ chế đó không kèm theo các quyền tự do dân sự, tự do chính trị, th́ nó sẽ đến chỗ bế tắc. Hayek phản bác kịch liệt lối tổ chức kinh tế theo lối tập trung kiểm soát, v́ tự căn bản cơ cấu này sẽ làm ung thối cả xă hội, về kinh tế cũng như về đạo lư. Con người sẽ trở về thời nô lệ. Nhưng ông cũng không đồng ư với chủ trương coi thị trường là phương thuốc vạn năng giúp cho xă h ội được lành mạnh. Khi biết thị trường không phải chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, tối đa hóa doanh lợi, mà c̣n có trách nhiệm xă hội, th́ chúng ta hiểu rằng thị trường phải bị giới hạn bởi các định chế khác trong xă hội. Các định chế nào? Đây là một câu hỏi đáng lẽ các nhà trí thức của nước ta đang phải bàn căi một cách nghiêm trang và thành khẩn. Một cuộc thảo luận về các vấn đề đó sẽ có thể gây ra các tranh chấp v́ bất đồng ư kiến. Nhưng đó là những vụ tranh căi lành mạnh, hữu ích. Cả thế giới người ta đă bàn những chuyện đó từ thế kỷ nay.

Rất tiếc dân Việt Nam không được tham dự vào cuộc thảo luận này. Các nhà trí thức mẫn tiệp nhất của chúng ta không có mặt trên những diễn đàn đó. Những tranh luận sôi nổi nhất vẫn quanh quẩn là coi ông nào cắn ông nào được mấy miếng. Như những con cua tranh giành trèo lên lưng nhau trong một cái rọ. Những người trí thức Việt Nam nên bàn nhau chấm dứt t́nh trạng đó. Đó là một nỗi tủi nhục chung.

 

 

 

Ngô Nhân Dụng