Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Nhà Văn Hoàng Tiến Tố Cáo: Quyền Công Dân Bị Vi Phạm

 

Hoàng Tiến

   
 

Đây là một bằng chứng cho việc vi phạm quyền xuất dương ở nước ta.
Tôi có giấy mời đích danh đi dự hội thảo Văn học Châu Á -Thái B́nh Dương tổ chức tại Đài Loan vào tháng 11 năm nay (2004). Tôi làm đơn xin cấp hộ chiếu phổ thông từ đầu tháng 8 (4-8-04), giấy hẹn đến cuối tháng 8 trả lời (28-8-04).
Sau 24 ngày chờ đợi, đến hẹn được trả lời rằng, trường hợp của tôi c̣n phải có ư kiến cấp trên, xin chờ mấy ngày nữa.
Một tuần lễ nữa trôi qua, không thấy ǵ. Ngày 4-9-04 tôi phải viết thư cho Pḥng Quản lư xuất nhập cảnh (XNC), nói rơ lư do tôi xin hộ chiếu, kèm theo giấy mời cùng bản tham luận sẽ đọc trong hội thảo, mang tiêu đề "Chủ nghĩa thực dân và văn học tiếng mẹ đẻ", để công an tiện cứu xét. Tôi phải nộp hộ chiếu cho Ban Tổ chức hội thảo trước ngày 15-9-04 để họ làm visa cùng giấy tờ đi đường, nên tôi đề nghị Pḥng Quản lư XNC giải quyết hộ chiếu cho trước ngày 15-9-04.
Ngày 15-9 đă trôi qua. Không có hồi âm nào cả.
Tính đến hôm nay ngồi viết đơn thư gửi các vị lănh đạo là ngày 18-9-04, như vậy tổng cộng mất 45 ngày trời tức một tháng 15 ngày chờ đợi, đi lại, để xin một sổ hộ chiếu phổ thông mà chưa được.
Dù không cấp hộ chiếu th́ cũng phải trả lời cho người dân rơ lư dọ Đằng này cứ im lặng, lờ tịt. Lối làm việc rất coi thường dân chúng, lại trái pháp luật nữa, ở một cơ quan lớn như Pḥng Quản lư XNC, có đáng chê trách không?
Tôi là một công dân nhà văn, đă viết hàng chục đầu sách, tham gia cách mạng từ khởi nghĩa Tháng 8 (trong đoàn biểu t́nh chiếm Bắc Bộ Phủ), rồi bộ đội chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, có huân huy chương, cho đến tận hôm nay không mắc tiền án tiền sự ǵ, tại sao quyền làm dân của tôi bị tước đoạt?
Điều 68 Hiến pháp ghi rơ ràng: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật".
Có phải chúng ta thường nói một đằng, lại làm một nẻo hay không?
Chúng ta đă nhận ra dân chủ ở nước ta c̣n yếu kém. V́ thế Đại hội Đảng IX mới đưa hai chữ dân chủ vào nghị quyết. Có nghị quyết rồi th́ phải thi hành. Quyền xuất dương (quyền được ra nước ngoài) là quyền của mọi người dân, đă được Cụ Hồ Chí Minh nêu lên từ năm 1919 trong yêu sách 8 điều gửi hội nghị quốc tế Versailles sau Đại chiến II (Les revendications du peuple Annamite). Sau này trong 4 lần sửa đổi Hiến pháp, cũng không có bản Hiến pháp nào dám bỏ thứ quyền nàỵ
Vậy tại sao lại truất thứ quyền này của tôi đi?
Nếu cho rằng v́ tôi lên tiếng về dân chủ, viết những bài chê trách sự thiếu dân chủ ở nước ta, trả lời phỏng vấn nước ngoàị.vv.., mà gây khó khăn cho việc cấp hộ chiếu th́ lại càng saị
Thứ nhất, tôi lên tiếng về dân chủ th́ có trái ǵ với nghị quyết Đại hội Đảng IX đă nêu vấn đề dân chủ. Cứ tiếp tục vi phạm dân chủ, mà lại không cho ai phê phán chê trách, có nghĩa là chống lại nghị quyết Đại hội Đảng IX về dân chủ vậỵ
Thứ hai, việc trả lời phỏng vấn nước ngoài th́ có điều luật nào cấm người Việt Nam không được trả lời đài báo nước ngoài. Huống hồ tôi là một nhà văn. Chẳng lẽ nước ngoài phỏng vấn một nhà văn lại không dám trả lời, rằng để c̣n xin ư kiến của lănh đạo, hoặc c̣n xin ư kiến của công an..., th́ thử hỏi nhà văn nước ta c̣n ra cái thứ quái quỉ ǵ? Sinh sống ở một đất nước dân chủ gấp triệu lần tư bản như chúng ta thường vỗ ngực, thực chất nó là cái thứ xă hội ǵ vậy?
Chúng tôi trả lời đài báo nước ngoài là quyền của người dân và quyền của con người, có điều ǵ vi phạm luật pháp hoặc tiết lộ bí mật Nhà nước, th́ cơ quan chức năng cứ việc khởi tố, đưa ra ṭa xét xử hẳn hoị Đáng phạt th́ phạt, đáng tù th́ tù. Chứ không nên tức tối cắt quyền đi lại của người ta, cắt điện thoại của người ta, lấy thư tín của người ta. Chẳng có nước nào cư xử với công dân như nước ta. Mà thật ra, làm sao các nhà văn lại nắm được bí mật Nhà nước? Mà bảo họ sẽ làm lộ ra ngoài hay vu khống họ làm gián điệp! Chuyện cứ như đùa.
Nhưng đó lại là những chuyện đă có xảy ra. Ngành công an, bộ phận tổng cục an ninh chính trị, nói rơ là Cục A25 (chuyên theo dơi trí thức văn nghệ sĩ) đă báo cáo sai sự thật, thổi phồng một số sự việc (hoặc v́ thành tích hoặc muốn hù doạ), tạo thành một chuỗi những vụ án gián điệp vừa qua ở nước tạ Thành ra đất nước chúng ta bước vào thế kỷ 21 rạng rỡ với hàng loạt những vụ án gián điệp động trời, gây rối loạn về tâm lư, rối loạn về dư luận, rối loạn về ổn định chính trị trong dân chúng. Làm sao bây giờ nước ta lại lắm gián điệp đến thế !!?? Có thể nêu tên tuổi một số vụ án:
-Vụ án luật gia trẻ tuổi Lê Chí Quang
-Vụ án cựu chiến binh nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn
-Vụ án bác sĩ Phạm Hồng Sơn
-Vụ án cựu phóng viên Tạp chí Cộng Sản Nguyễn Vũ B́nh
-Vụ án cựu đại tá nhà báo Phạm Quế Dương
-Vụ án nhà nghiên cứu văn hoá Trần Khuê ở Sài G̣n
-Vụ án bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Sài G̣n.
Tất cả đều bị kết tội làm gián điệp, nhận tiền của nước ngoài. Nực cười về vụ án bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhận tiền gián điệp như cáo trạng chỉ có 150 đôla. Trong khi đó lương hai vợ chồng bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Vũ Thúy Hà ở trong nước làm việc cho các công ty đầu tư nước ngoài tổng cộng cũng gần 10 vé/tháng (mỗi vé là 100 đôla). Họ cần ǵ phải nhận tiền gián điệp bèo bọt chỉ có 150 đôla để gây thành tṛ cười trong ngành xử án nước ta. Dư luận gọi là một sự vu khống đê tiện.
Bị dư luận trong nước phản đối mạnh mẽ và bị dư luận nước ngoài phản đối rộng khắp, những vụ án tiếp theo đă không dám xử với tội danh gián điệp cưỡng ép nữa, mà chuyển sang tội danh lợi dụng dân chủ, với mức án vừa đủ thời gian tạm giữ các bị cáọ Đó là các vụ đại tá nhà báo Phạm Quế Dương, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Khuê, bác sĩ Nguyến Đan Quế. Cho đỡ bẽ mặt nhau và đỡ phải đền bù. Riêng bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị mức án nâng đến 3 năm v́ thái độ phản đối cứng dắn bỏ ra ngoài, coi thường phiên toà. (Lạ nhỉ! Toà là xử theo luật pháp, ở đây nặng nhẹ lại xử theo thái độ. Có nước nào xét xử như nước ta không? Xin đặt một câu hỏi, vậy cứ phạm pháp rồi cứ khóc lóc van xin thảm thiết trước toà, sẽ được tha bổng chăng?)
Như thế là A25 công an đă làm tham mưu sai cho lănh đạo. Khiến Ban Tư tưởng-Văn hoá bây giờ rất khó ăn khó nói với dư luận, v́ đă chót nghe theo công an ra thông báo gửi xuống khắp các chi bộ trong toàn quốc, có nghĩa là cũng thông báo với toàn dân, kết tội các ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê là gián điệp trước khi toà xét xử. Nay toà án không có cơ sở để xử tội danh gián điệp, phải tạo một tội danh khác là lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm đến quyền lợi Nhà nước.
Các bị cáo trước toà đều phản đối, họ không lợi dụng tự do dân chủ, họ chỉ thực hiện quyền dân chủ của công dân ghi trong Hiến pháp và luật pháp lâu nay không được coi trọng.
Viết đến đây lại nhớ đến cựu chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, sau này chuyển sang phụ trách Mặt trận Tổ Quốc, đă nói một câu bất hủ: "Chúng ta đă có dân chủ đâu mà bảo mở rộng với lợi dụng."
Ngành công an, được coi là thanh bảo kiếm của chế độ, vài năm nay bị dư luận chê bai không phải là ít. Xin nêu vài ví dụ:
-Làm công việc chống ma túy th́ chính công an lại buôn lậu ma túỵ Vụ đại úy công an Vũ Xuân Trường.
-Vụ Năm Cam dính đến cả trung tướng công an Bùi Quốc Huy, thiếu tướng công an Hoàng Ngọc Nhất.
-Vụ biểu t́nh ở Tây Nguyên là lỗi của ngành công an.
-Một loạt vụ án gián điệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm mất ḷng tin trong dân, là lỗi ở ngành công an ....
Tôi có cảm nghĩ rằng, ngành công an được Đảng tin cậy, giao cho quyền hạn quá lớn, nên có phần lộng hành, nhiều việc làm vi phạm quyền công dân và quyền con người, v́ thế đă góp phần tạo chứng cớ cho thế giới lên án chúng tạ
Lấy như việc đối xử với trí thức văn nghệ sĩ, A25 (bộ phận chuyên theo dơi trí thức văn nghệ sĩ) được giao quyền hạn đă dùng quyền hạn quá phạm vi của ḿnh. Vài ví dụ:
-Có điều luật nào cho phép A25 được triệu tập văn nghệ sĩ lên để hỏi về bài viết này, góp ư kiến về cuốn sách kia,mang tính răn đe, hù doạ. Vậy ra công an chỉ đạo văn nghệ, chứ không phải Hội Nhà văn hoặc Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương?
-Công an c̣n dụ dỗ, ve vuốt, mớm văn nghệ sĩ nên viết cái này, nên viết cái kia, công an sẽ đảm bảo in cho hoặc đăng báo chọ Như thế là công an muốn trùm lên văn nghệ sĩ, biến văn nghệ sĩ thành tay sai cho ḿnh, dựa vào quyền lực công an nói đâu là đấy phải nghe ngại mếch ḷng công an.
Lấy một việc cụ thể gần đây nhất. Ngày 13-9-04, hai sĩ quan ở A25, một đại tá một đại úy, nói qua điện thoại mời tôi lên gặp làm việc. Tôi hỏi, các anh mời theo điều luật nào. Không trả lời được. Tôi nói: "Công an muốn gặp dân th́ phải đến với dân. Chứ không thể bắt dân đến chỗ công an được. Theo luật Tố tụng h́nh sự, công an chỉ được triệu tập người dân ở 3 trường hợp: a)người bị can, b)người bị hại, c) người làm chứng cho một vụ án đă khởi tố. V́ thế tôi không đến chỗ công an". Họ xuống thang, đồng ư đến chỗ tôi. Nhưng tôi không tiếp công an ở nhà bao giờ, trừ chú công an hộ khẩu, đó là nguyên tắc của tôi từ lâu. Tôi đề nghị đến Hội Nhà văn làm việc. Họ không muốn đến Hội Nhà văn. (Không rơ v́ sao?). Cuối cùng hai bên đồng ư một phương án, đến chỗ tôi, nhưng ra một quán cà phê vắng gần đấy.
Ba giờ chiều ngày 13-9-04 chúng tôi đến chỗ hẹn.
Sau vài lời chào hỏi xă giao và gọi bia uống, chúng tôi vào việc. Viên sĩ quan đại tá A25 nói với giọng hỏi cung: "Chúng tôi mời ông đến để phỏng vấn ông mấy việc sau: Một, từ đầu năm đến giờ, có nghĩa là từ tháng Giêng cho đến tháng 9 hiện nay, ông đă viết mấy bài gọi là tài liệu về dân chủ. Những bài ǵ và nội dung từng bài. Thứ hai, ông đă trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài nào? Mấy lần? Ông có biết rơ họ là ai không? Họ tốt hay xấu mà ông trả lời? Thứ ba, gần đây ông có viết một tài liệu "Sự thật ở đâu"? dính dáng đến nhà thơ Tố Hữu, ông đă dựa vào những tài liệu nào, hay chỉ dựa vào bài viết của Nhật Hoa Khanh. Thứ tư, ông xin hộ chiếu đi Đài Loan, ông cho biết rơ về việc này."
Tôi nóng gáy nghĩ rằng, họ quen cái lối hỏi cung phạm nhân, giọng hách dịch quyền lực, nghe rất khó chịu. Tôi nói: "Các anh hỏi cung tôi hay trao đổi với tôi. Mà hỏi cung tôi th́ các anh theo điều luật nào"? Họ chối, không phải hỏi cung, chỉ là phỏng vấn. Tôi không tán thành phỏng vấn với cái giọng hỏi cung như vậy. Tôi nhắc họ số tuổi của tôi, và yêu cầu họ phải biết lễ phép kính trọng dân như Bác Hồ đă dạy công an. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam ghi rơ: dân là chủ. Bác Hồ c̣n dạy: cán bộ là đầy tớ của dân. Đầy tớ ǵ mà lại hách dịch hỏi cung ông chủ khi chưa có lệnh khởi tố điều tra. Tôi yêu cầu họ hăy làm đúng những điều đă ghi trong luật.
Không khí khá căng thẳng.
Tôi nói, việc tôi xin hộ chiếu là với Pḥng Quản lư XNC, đă làm đúng thủ tục. Có thế nào th́ Quản lư XNC trả lời tôi, chứ không phải các anh. C̣n nội t́nh công an muốn trao đổi cấp hộ chiếu hay không là việc của các anh với nhau. Tôi không phải trả lời. Tôi chỉ yêu cầu, nếu không cấp th́ phải nói rơ cho người dân lư do, và bằng văn bản hẳn hoi.
Việc các anh hỏi từ đầu năm đến giờ tôi đă viết những bài ǵ, đă trả lời đài báo nước ngoài nào, đă viết bài "Sự thật ở đâu"? nói về nhà thơ Tố Hữu dựa vào tài liệu nào,... là các anh đă lộng hành cái quyền của ḿnh được giao đối với văn nghệ sĩ, là các anh đă mở rộng quyền hạn của ḿnh đến mức vi phạm quyền công dân một cách ngang nhiên mà các anh cứ coi như không biết.
Người dân không được làm những điều luật pháp ghi cấm, ngoài ra họ được làm tất cả. C̣n quan chức nhà nước (trong đó có công an) th́ chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, làm quá những điều luật pháp cho phép là lộng hành, là vi phạm pháp luật.
Tôi viết những ǵ, tôi trả lời phỏng vấn thế nào, các anh theo dơi đă biết, đó là nghề nghiệp của các anh, tôi không phải khai với các anh. Các anh có biết ràng làm thế là các anh đă xúc phạm đến ḷng tự trọng của người dân không? Tôi chưa phải là tội phạm, chưa là bị can bị cáo ǵ của một vụ án đă được khởi tố điều tra. Các anh sai rồi. Dùng cách răn đe, dậm doạ, để quan hệ với trí thức văn nghệ sĩ là sai lầm to. Các anh về nói với lănh đạo ngành công an rơ ư kiến của tôi.
Bài "Sự thật ở đâu"? tôi viết về nhà thơ Tố Hữu, thuộc dạng bài nghiên cứu, phẩm b́nh, làm sao công an lại xen vào đấy. Nếu cần thiết phải giải tŕnh th́ Hội Nhà văn hoặc Ban Tư tưởng-Văn hoá trao đổi với tôi. Liên can ǵ đến công an? Các anh có thấy là công an đă làm quá quyền hạn của ḿnh không? Đă thọc sâu quá vào lĩnh vực văn chương nghệ thuật là những lĩnh vực công an ít hiểu. Về lĩnh vực này, muốn tham gia và đủ tŕnh độ tham gia, các anh có thể viết bài phản đối, phê phán, tranh luận, gửi đăng lên báo. Dư luận của công chúng sẽ là quan toà phán xét đúng sai. Lănh địa của tư tưởng hay lănh địa của văn chương không thể giải quyết bằng phương pháp hành chính hoặc bằng cách thức bạo lực.
Đáng ra các anh có thể trao đổi với tôi thế này. Bài viết nào, hoặc đoạn viết nào, hoặc nội dung trả lời cuộc phỏng vấn nào của tôi đă vi phạm luật pháp. Vi phạm luật pháp là tiêu chí để ta nói chuyện với nhau. C̣n suy nghĩ ǵ, t́nh cảm ǵ, nội dung ǵ, th́ các anh tự đọc và tự hiểu lấy. Không có một tác giả nào lại đi tŕnh bày những suy nghĩ ǵ, t́nh cảm ǵ, nội dung ǵ trong tác phẩm của ḿnh với công an cả. Làm thế nó thấp hèn con người, và các anh có thấy là các anh quá đáng không. Các anh có giỏi hăy chỉ ra những chỗ nào tôi vi phạm pháp luật.
Buổi nói chuyện nhiều lúc như căi nhau, không bên nào muốn nghe bên nào. Bỗng viên sĩ quan đại tá A25 tung ra một cái tin: nhà văn Bùi Ngọc Tấn chúng tôi vừa cho đi Pháp đấy, khi về có mang quà ǵ ở Pháp gửi cho ông không? Tôi trả lời lơ đăng, tôi không biết nhà văn Bùi Ngọc Tấn đi Pháp, tôi không có nhận quà cáp ǵ cả.
Tôi thoáng nghĩ, viên sĩ quan này có ngầm ư bảo ḿnh giá mềm đi một chút, giá chịu theo một vài đề nghị ǵ của A25, th́ có lẽ sẽ cho ḿnh đi Đài Loan. Bùi Ngọc Tấn c̣n đi Pháp kia mà, huống hồ là Đài Loan châu á.
Thôi, mỗi người một tính cách, xúc phạm đến tôi th́ tôi không chịu được
Tôi nói, các anh có muốn nghe ư kiến tôi thu nhận được từ các cựu chiến binh, các lăo thành cách mạng, về ngành công an các anh mấy năm nay không? Họ chê trách các anh nhiều lắm. Các anh đă làm họ mất niềm tin về vụ này..vụ này... th́ viên đại tá A25 khôn ngoan gạt đi, nói to, và đề nghị uống bia khỏi bia trào bọt.
Tôi cố nói, có những vụ vi phạm luật pháp tày trời như vụ T4... th́ viên đại tá cố nói to hơn, cố gạt đi, đến chỗ lại thành ra sai lầm: "Chúng tôi không cần nghe ai phản ánh, chúng tôi có quá nhiều phản ánh thu thập hàng ngày, nhất là phản ánh của ông Hoàng Tiến, của công dân Hoàng Tiến, của nhà văn Hoàng Tiến th́ chúng tôi không cần nghe ..." (!!!)
Tôi cũng cố nói: "Thế là các anh sợ sự thật. Một người dân thường phản ánh các anh cũng phải nghe, nhất là phản ánh những cái sai của các anh. Các anh hỏng về quan điểm lập trường rồi. Các anh hỏng về phương pháp làm việc rồi. Các anh không muốn nghe tôi nói th́ tại sao lại mời tôi đến đây?"
Ồn ào như căi nhau. Rồi th́ thôi. Uống nốt cốc bia. Rồi vờ vẫn thân mật bắt tay nhau, dẫn nhau xuống dưới nhà. Viên đại úy ngỏ ư đèo tôi về bằng xe máỵ Tôi từ chối v́ nhà ở gần. Tôi hỏi viên đại tá xe máy đâu. Một chiếc xe ôtô con bóng lộn màu cánh cam xanh đậm đỗ ở bên lề quán. A, ra anh ta mới được thăng chức, thủ trưởng Cục A25. Tôi nói: "Chúc mừng! Thăng chức!"
Anh ta toét miệng cười. Vẻ mặt sung sướng như trẻ con. Lúc này chắc viên đại tá thành thật nhất.
Tôi không ghen tỵ ǵ với anh ta. Tôi mừng cho anh ta thành thật. Cũng sắp về hưu rồi, tóc đă bạc rồi phải nhuộm lại để làm việc, c̣n vài năm nữa được ngồi xe cục trưởng, lên xe xuống ngựa lấy vài năm cho nó sướng cái thân đờ. Nghĩ cũng tội nghiệp.
C̣n tôi, bây giờ là một ông già khó tính, một phó thường dân hạng bét (bị cắt điện thoại, bao vây thư tín, truất quyền xuất dương) cố sống
.

   
 

Hoàng Tiến