Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
   
 

Không người Việt Nam nào c̣n có thể im lặng ! 

 

Bùi Tín

   
 

* Cách thông qua khuất tất, mờ ám * Kẻ đàm phán kém hiểu biết, vô trách nhiệm hay bị mua chuộc ? * Hăy nghe ư kiến của chuyên gia hàng đầu về luật biển * Hoan hô : một phiếu chống và 8 phiếu trắng * Im lặng là vô cảm với hồn thiêng sông núi tổ quốc Việt Nam * 

     Thế là Hiệp ước Việt-Trung về Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư về hợp tác đánh cá trong Vịnh Bắc Bộ đă được Quốc hội Việt Nam thông qua chớp nhống trong phiên họp bế mạc.

     Tin tức chính thức thật là bôi bác : không biết có ai thay mặt chính phủ tŕnh bày về nội dung và quá tŕnh đàm phán về hai văn kiện này hay không ? Các đại biểu quốc hội có thảo luận, có ai chất vấn ǵ không ? Chỉ biết chủ nhiệm Ban đối ngoại của Quốc hội tŕnh bày sô lược rồi quốc hội biểu quyết : 424 thuận, 1 chống và 8 ngưới không có ư kiến. Tin tức không cho biết biểu quyết bằng dơ tay hay phiếu kín. Trong thời đổi mới, mọi việc vẫn cứ mờ mờ ảo ảo, tranh tối tranh sáng, như đánh đố thiên hạ! Nội dung các văn kiện vẫn chưa được công bố !

     Trong khi ông thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng thú nhận rằng so với Hiệp ước Pháp-Hoa năm 1897, phía Việt Nam mất hơn 10.000 cây số vuông trong Vịnh Bắc Bộ, th́ báo Nhân Dân ca ngợi : đây là một hiệp ước công bằng, rất công bằng !

     Nhân đây, tôi xin chuyển đến đồng bào trong và ngồi nước một vài ư kiến của mấy chuyên gia hàng đầu về luật biển, có nhiều kinh nghiệm về các vụ tranh chấp liên quan đến các vịnh, mà tôi có dịp tiếp nhận tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ tháng 4 năm 2002. Các chuyên gia Mỹ và Nhật này rất quan tâm đến các tranh chấp ở Thái B́nh Dương, đặc biệt là cuộc đàm phán Việt-Trung về Vịnh Bắc Bộ. Họ nêu lên những tiêu chuẩn cơ bản cần nắm vững khi đàm phán về phân chia một vịnh :

     1. Số nhân dân mỗi bên sinh sống hàng ngày nhờ tài nguyên của Vịnh là bao nhiêu ? Họ cho rằng Việt Nam có tỷ lệ áp đảo. Có đến chừng 36 triệu dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam sống nhờ cá, tơm, mực, bào ngư, dong biển, dùng nước mắm , muối do Vịnh cung cấp, cũng như nhờ các tài nguyên ngầm của vịnh như dầu khí, hơi đốt, các khống sản khác, chưa nói đến tài nguyên du lịch, nghỉ ngơi, thắng cảnh ven Vịnh… Trong khi đó phía Trung Quốc chỉ có chưa đến 16 triệu dân sống ở phía Tây của đảo Hải Nam và phía Nam của bán đảo Lôi châu là sinh sống nhờ tài nguyên của Vịnh này.

     2. Số đảo của mỗi bên là bao nhiêu, do đó đường mép biển bao quanh bờ biển của đất liền và của các đảo, mỗi bên dài là bao nhiêu ? Về tiêu chuẩn này, phía Việt Nam cũng có ưu thế áp đảo, v́ Việt Nam có hơn 3.000 ḥn đảo: lớn như Bạch Long Vỹ, Cát Bà, trung b́nh như Cồn Cỏ, Cô Tô, nhỏ như ḥn Mê, đảo Khỉ…, trong khi đó Trung Quốc chỉ có vẻn vẹn 6 ḥn đảo nhỏ, ngồi đảo Hải Nam!

     3. Số đô thị từ 10.000 đến 100.000 dân và lớn hơn, mỗi bên là bao nhiêu, ở ven Vịnh và cách Vịnh 60 km ? Về tiêu chuẩn này, phía Việt Nam càng có ưu thế cực lớn : ta có các đô thị Móng cái, Cẩm Phả, Ḥn Gay, Uông Bí, Băi Cháy, Quảng Yên, Hải Pḥng, Hải Dương, Nam Định, Thái B́nh, Ninh B́nh, Thanh Hóa, Vinh, Hà Tónh, Ṛn, Đồng Hới…  Phía Trung Quốc chẳng có một đô thị lớn nào ở ven Vịnh Bắc Bộ ; thủ phủ của đảo Hải Nam là Hải Khẩu lại trông ra phía Bắc, hướng ra Thái B́nh Dương hơn là hướng vào Vịnh Bắc Bộ !

     4. Số sông ng̣i, với chiều dài, lưu lượng nước hằng năm, khối lượng phù sa tải đi và đổ vào Vịnh của mỗi bên là bao nhiêu ? Nghóa là thiên nhiên thuộc về mỗi nước đă đóng góp vào việc h́nh thành nên Vịnh từ bao đời nay là bao nhiêu ? Về tiêu chuẩn lư thú này, phía Việt Nam cũng có ưu thế áp đảo, mạnh gấp nhiều lần Trung Quốc, với những con sông dài, rộng, lưu lượng cực lớn, phù sa đỏ rực… Đó là những ḍng sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đáy, sông Mă, sông Chu, sông Lam, sông Gianh, sông Nhật lệ, sông Kiến Giang, sông Bến Hải… Phía Trung Quốc chỉ có một con sông trên đảo Hải Nam chảy vào Vịnh Bắc Bộ, chỉ gần bằng sông Gianh trên nước ta !

     Các chuyên gia quốc tế nói trên rất lấy làm băn khoăn và tiếc là các nhà đàm phán Việt Nam đă tỏ ra quá nhu nhược, nhân nhượng quá đáng ; hoặc là họ thiếu hiểu biết, kiến thức, và chắc chắn là họ vô trách nhiệm đối với một vấn đề hệ trọng vô cùng đối với quyền lợi và tương lai lâu dài của đất nước. Họ cho rằng dựa vào các tiêu chuẩn trên, Việt Nam có 54% là vô lư, bất công ; Việt Nam phải đạt ít nhất là khoảng 70%, mới là hợp lư, công bằng. Chính v́ vậy vịnh mang tên Vịnh Bắc Bộ, không ai gọi nó là vịnh Hải Nam !

     Dù sao vẫn có một lá phiếu chống lại một việc làm tệ hại, chà đạp ngang nhiên lên lănh thổ và lănh hải thiêng liêng của tổ quốc, chứng tỏ rằng cường quyền hung bạo đến đâu cũng không hủy diệt được ḷng yêu nước và tinh thần trung dũng của người dân Việt chân chính ! Quốc hội Việt Nam chưa có nếp làm công khai, trong sáng nên ta chưa biết tên vị đại biểu kiên cường đơn lẻ này là ai. Chắc chắn ông sẽ bị trừng phạt theo kiểu trả thù rất mực hèn hạ của chính quyền thống trị bởi bộ máy an ninh và bộ máy tư tưởng và văn hóa (hai bộ máy mất dạy nhất, phản văn hóa nhất và cũng thất đức nhất !). Tôi xin ngả mũ kính chào vị anh hùng c̣n vô danh này và xin sẽ tận lực cùng anh chị em dân chủ trong và ngồi nước bảo vệ danh dự và tính mạng của ông ; chẳng bao lâu nữa công luận sẽ được biết tên tuổi của nhân vật kiên cường này cũng như của 8 vị đă khảng khái tẩy chay cuộc biểu quyết bẩn thỉu ô nhục tại hội trường Ba Đ́nh vừa qua.

 

Bùi Tín

 

( Paris tháng 7-2004 )