Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn đọc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ  Đa Nguyên
 

Phan Thanh Giản, Sĩ Phu Nam Kỳ

Sĩ Phu Nam Kỳ

 
 
 

Suốt những năm dài tuổi thơ, chúng ta có dịp học bao nhiêu bài sử Việt. Đa số c̣n nhớ tên tuổi lừng lẫy của các triều đại anh hùng. Các vị đế vương lên ngôi lập quốc. Lịch sử Việt Nam đă trải qua hàng ngh́n năm từ Thăng Long vào đến Phú Xuân.

  Trong khi đó phần sử cận đại của giai đoạn mở nước miền Nam th́ cậu học sinh trung học trong con người tôi dường như đă mệt mỏi. Do đó không c̣n nhớ nhiều đến các danh nhân miền Nam. Cho đến khi trưởng thành, vào quân đội, dọc ngang sông Tiền sông Hậu, mới có dịp gặp các vị tiền bối Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang và Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long. Qua các đền đài lăng miếu.
  Những văn quan, vơ tướng anh hùng của một thời đă qua tại miền Nam mà tên c̣n trong sử xanh, tượng đồng c̣n dựng ở các trường học. Cho đến khi tướng Nguyễn Khoa Nam tự tử tại Cần thơ người ta liên tưởng đến cụ Phan Thanh Giản ngày xưa uống thuốc độc tự tử tại Vĩnh Long. Hôm nay tôi xin dành một buổi để nhắc đến vị sĩ phu của đất Nam Kỳ.
  Tướng Nam của năm 1975 rơ ràng là đă t́m cái chết để rửa mối nhục không giữ được quân khu 4 của Việt Nam Cộng Ḥa. Khi chết, ông không cần phải viết thư tuyệt mệnh để giăi bày với tổng thống và đất nước.
  Nhưng trước đó 99 năm, vào ngày 15 tháng 7-1876, cụ Phan Thanh Giản đă phải gửi lời trần t́nh lên vua Tự Đức xin lấy cái chết để tha tội làm mất miền Tây Nam Kỳ. Đó là các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên.
  Vào thời kỳ đó, 3 tỉnh này bao trùm toàn thể Hậu Giang. Trong khi đó, 3 tỉnh miền Đông gồm cả Tiền Giang là Biên Ḥa, Gia Định và Định Tường đă bị Pháp chiếm đóng rồi.
  Khi địch quân chiếm miền Đông gồm cả Thành Gia Định th́ miền Tây đă bị cắt đứt với triều đ́nh Huế. Cụ Phan Thanh Giản lúc đó trú xứ tại Vĩnh Long đă biết trước là Hậu Giang rồi cũng mất nên không hô hào chiến đấu để tránh nạn binh đao. Riêng ḿnh nhận tội không giữ được thành và t́m cái chết. Một di chúc khác để lại cho con cháu, cụ Phan dặn rằng hăy ghi trên mộ phần hàng chữ sau đây: Lương Khê, Phan Lăo Nông chi mộ.
  Lương Khê là tên hiệu của Phan tiền bối, và cụ tự nhận ḿnh chỉ là ông lăo nhà quê. Như vậy có khác ǵ hoàn cảnh của tướng Nguyễn Khoa Nam, trên mộ bia giản dị chỉ có họ và tên khi các sĩ quan thuộc cấp chôn ông ở Cần Thơ tại nghĩa trang bên Quân Y Viện Phan Thanh Giản.
  Sử sách ghi rằng, khi Pháp được tin cụ Phan tự vẫn, cấp tốc cử bác sĩ Le Coniat của Hải Quân Pháp đến cứu nhưng không kịp. Tướng Pháp lúc đó là phó đô đốc De la Grandiere viết thư kính cẩn chia buồn cùng tang quyến. Đồng thời Pháp cho một pháo hạm kéo ghe có linh cữu nhà ái quốc Phan Thanh Giản về cố hương Vĩnh Long cùng với một đội quân danh dự tiễn đưa vị đối thủ anh hùng về nơi an nghỉ cuối cùng.
  Khi qua đời lúc đó cụ Phan Thanh Giản hưởng thọ 71 tuổi. Con người là văn quan mà đă chết lẫm liệt như vơ tướng. Con người đó đă sống một cuộc đời ra sao. Có lẽ bây giờ, ngày hôm nay 128 năm sau khi đội quân danh dự của Pháp bắn loạt súng trong tang lễ của người anh hùng đất Nam Kỳ, chúng ta cần phải đọc lại lịch sử.
  Phan tiên sinh tên thực là Phan Thanh Giản, tự là Tĩnh Bá, lại tự là Đạm Như, hiệu là Mai Xuyên, hiệu tự là Lương Khê. Cụ là một bậc văn tài nên mỗi lần xuống bút là phải ghi các hiệu tự khác nhau tùy theo trường hợp. Sớ biểu tŕnh vua hay là thơ văn xướng họa.
  Gốc tổ tiên của cụ từ Trung Hoa trôi giạt về B́nh Định từ đời nhà Minh, rồi về Vĩnh Long và Phan Thanh Giản ra đời ở đây năm 1805.
  Năm Minh Mạng thứ 7, triều đ́nh Huế mở khoa thi, có anh học tṛ đất Vĩnh Long ra kinh dự thí đă đỗ tiến sĩ. Đây là vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ. Tên Phan Thanh Giản được khắc vào bia đá.
  Từ đó con đường hoạn lộ mở rộng, Phan Thanh Giản được cử đi nhận các chức vụ tại Quảng B́nh, rồi Nghệ An, Ninh B́nh, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Qua đến đời vua Tự Đức th́ Phan Thanh Giản có nhiều dịp về phục vụ đất nước ở miền Nam.
  Trải qua hơn 50 năm xuất chính, qua ba đời vua Minh Mạnh, Thiệu Trị và Tự Đức, lúc về kinh đô cụ đă từng lần lượt đứng đầu các Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ H́nh, Bộ Lại, Bộ Binh. Nói theo các chức vụ của thời nay là các hàng Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Bộ Tư Pháp, Bộ Quốc Pḥng.
  Cũng suốt 50 năm đem thân phục vụ đất nước, công thần Phan Thanh Giản đă hơn 6 lần bị phạt giáng chức, lưu đày nhưng sau đó v́ tài đức hiếm có nên lại được mau chóng đề bạt và thăng tiến.
  Những lần phạm tội theo sử sách ghi lại thật là khá lạ lùng. Dẹp giặc cướp không xong ở Quảng Nam vào năm Minh Mạng thứ 7. Cách chức. Năm Minh Mạng thứ 17, vua muốn du ngoạn Quảng Nam, Phan Thanh Giản dâng biểu can ngăn v́ mất mùa, dân đang bị đói. Vua phạt giáng cấp. Năm Minh Mạng 19, sơ suất không đóng dấu trên công văn tŕnh vua. Giáng cấp. Năm thứ 20, bị nghi là giúp đỡ bạn bè. Giáng cấp. Năm thứ 21, giám khảo kỳ thi, chấm bài không kỹ có thí sinh viết bài phạm vần húy kỵ. Giáng cấp.
  Qua đến đời vua Tự Đức thứ nhất, làm thượng thư bộ lại, trời hạn hán, cầu mưa không kết quả. Giáng cấp.
  Trải qua các lỗi lầm và bị vua phạt v́ các tội của thời phong kiến lạc hậu, nhưng nhà nho xuất sắc của đất Nam Kỳ luôn luôn chứng tỏ là người nh́n xa trông rộng, biết cách điều hợp bên trong và ngoại giao bên ngoài.
  Năm Minh Mạng thứ 13, ông được cử làm phó sứ đi ngoại giao bên Tàu vào triều đại nhà Thanh. Thời đó đi sứ là một công tác gian nan vất vả, lại phải xuất sắc để ứng sử với thiên triều.
  Nhưng một trong các công tác đặc biệt của cụ Phan là khi triều đ́nh đă mất ba tỉnh miền Đông th́ vua Tự Đức giao cho cụ công tác đi sứ qua Pháp điều đ́nh chuộc lại các nơi đă mất.
  Trong cuốn sách viết bằng chữ Nôm năm 1864, tác giả Phạm Phú Thứ đă phát hành dưới tựa đề “Nhật kư đi Tây” được coi là một áng văn lịch sử bất hủ. Trong sách này cụ phó sứ Phạm Phú Thứ đă viết lại lịch sử một chuyến đi rơ rệt, chính xác và rất trung thực. Tác giả kể lại từng ngày từ lúc nhận lệnh của triều đ́nh tại Huế 21 tháng 6-1863 cho đến khi trở về đến Thuận An ngày 28 tháng 3-1864.
  Xin cùng nhau đọc lại trang đầu tiên của cuốn nhật kư như sau:
  “ Ngày mồng sáu tháng năm âm lịch, năm Tự Đức 16, giờ Th́n, chúng tôi vào triều lạy, nghe lời dạy của Hoàng Thượng và ra về.
  Các quan trong triều thiết tiệc tại Bộ Lễ để tiễn đưa.
  Giờ Mùi xuống thuyền ở bến Đông Gia ra cửa Thuận An.
  Thượng thư Bộ binh là Trần Tiễn Thành đi thuyền tiễn đưa.”
  Và sau đây là trang cuối cùng:
  Tôi: Phan Thanh Giản, Chánh sứ.
  Tôi: Phạm Phú Thứ, Phó sứ và
  Tôi: Ngụy Khắc Đản, Phó sứ
  Vâng lệnh đi sứ bên Tây.
  Tâu tŕnh.
  Ngày tháng năm, năm ngoái, được phái qua nước Phú Lang Sa và Y Pha Nho đi sứ đáp lễ, nay đă về.
  Ngoài các công văn, sổ sách các vật chi dùng đă sắp xếp xong xuôi và ghi chép đầy đủ, tất cả những điều Nghe, Thấy, Hỏi, Đáp trong lúc đi đường, chúng tôi điều hội ư với nhau ghi từng ngày để đệ tŕnh.
  Cúi mong Hoàng Thượng xét xem.
  Ghi tên sứ bộ.
   
  Ngày 24 tháng 2 năm Tự Đức thứ 17 (tức là 31 tháng 3-1864 theo Dương Lịch).
  Tôi đă miệt mài xem hết toàn bộ báo cáo của sứ bộ soạn thảo cách đây đúng 140 năm mà ḷng dạ hết sức nôn nao. Tiền nhân như các vị Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản quả thực xuất sắc.
  Từ một nước quân chủ nhược tiểu chậm tiến, quư vị đi ra nước ngoài b́nh tĩnh quan sát, ghi chép nhận định. Đồng thời phải tùy nơi, tùy lúc ngoại giao, đối đáp. Lúc dự tiệc người ta mời. Khi mời lại đáp lễ. Đi từ Huế vào Gia Định. Từ Gia Định đến Côn Sơn. Từ Côn Sơn qua Ấn Độ. Qua Ai Cập rồi vào hải phận Pháp. Đi xe lửa từ hải cảng lên Paris. Gặp gỡ bộ ngoại giao, gặp gỡ chính phủ và triều đ́nh Pháp. Hội họp thảo luận. Nh́n thấy sức mạnh Tây phương. Từ ngọn đèn đến chiếc xe. Từ con tàu đến máy lọc nước. Nhất nhất đều học hỏi ghi chép ngày đêm.
  Công tŕnh vừa ngoại giao vừa học hỏi gần một năm dài. Sứ bộ đem về tâu tŕnh. Nhà vua và triều đ́nh chỉ thấy công việc thất bại v́ không chuộc lại miền đất bị xâm lăng. Không quan tâm đến các đề nghị canh tân đất nước.
  Nếu phải mà vua Tự Đức sáng suốt như Nhật Hoàng. Nếu phải mà triều đ́nh Huế mở rộng tầm mắt như triều đại Tokyo, th́ những đề nghị canh tân của Nguyễn Tường Tộ, của Phan Thanh Giản sẽ thay đổi đất nước. Không những không mất ba tỉnh miền Đông, ba tỉnh miền Tây, không mất Thăng Long, Đà Nẵng, không mất cả đất nước mà c̣n giữ được toàn vẹn dải đất quê hương gấm vóc muôn đời.
  Mới đây tôi đọc được số báo Thế Kỷ 21 số đặc biệt tháng 9-2004 về Phan Thanh Giản. Trong đó tác giả Hoàng Lại Giang đă viết hư cấu về câu chuyện cụ Phan đi điều đ́nh với Pháp để bảo vệ ba tỉnh miền Tây. Tác giả viết tựa đề là Thương Nghị Trong Thế Yếu. Đọc bài viết mà chạnh ḷng thương cho tiền nhân, thương cho thân phận nhược tiểu.
  Bài viết đă dựng lên đoạn gặp gỡ giữa vơ tướng Nguyễn Tri Phương và văn quan Phan Thanh Giản. Cụ Nguyễn trên đường ra Bắc dẹp loạn Tuyên Quang. Cụ Phan sắp xuống thuyền vào Nam lo thương nghị với Pháp để giữ đất Hậu Giang.
  Đôi bạn già cùng phục vụ dưới triều Tự Đức đă chia sẻ hoàn cảnh của một quốc gia nhược tiểu. Triều đ́nh hủ lậu mục nát giữ măi chủ trương bế quan tỏa cảng nhưng vẫn không chống được làn sóng thực dân Tây phương tràn vào như nước lũ.
  Nguyễn Tri Phương tiễn bạn vào Nam mà ḷng cảm thấy đây là lần vĩnh biệt. Rồi sự việc xảy ra đúng như vậy.
  Sau khi coi như sứ bộ đi Pháp bất thành, cụ Phan lại bị đẩy xuống Vĩnh Long giữ ba tỉnh Hậu Giang. Nhưng không giữ được thành bèn uống chén thuốc độc để chịu tội bán nước. Vua Tự Đức vẫn theo tinh thần phong kiến cho đục tên Phan Thanh Giản trên bia tiến sĩ. Măi sau này đến đời vua Đồng Khánh thứ nhất mới lại cứu xét để phục hồi.
  Trải qua bao nhiêu dâu bể, từ thời đệ I và đệ nhị Cộng Ḥa, gương sáng Phan Thanh Giản được soi tỏ khắp sông Tiền, sông Hậu. Các con đường mang tên ông khắp nơi, khắp miền Lục Tỉnh. Đường Phan Thanh Giản Sài G̣n là một con đường dài đầy kỷ niệm đă đưa vào thơ nhạc với Du Tử Lê và Phạm Đ́nh Chương: “Nhớ ai như nhớ Thị Nghè, nắng Trương Minh Giảng, nhớ chiều Hàng Xanh.” Tượng Phan Thanh Giản dựng lên ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre...
  Nhưng rồi chuyện ǵ đă xảy ra sau 30 tháng 4-1975. Một lần nữa bảng tên trường Phan Thanh Giản, bảng tên đường Phan Thanh Giản lại bị gỡ xuống. Cộng sản Hà Nội chính thức lên án Phan Thanh Giản bán nước cho Pháp. Các pho tượng bị đập nát.
  Sau hơn 20 năm vùi dập, mới đây tại quê hương Vĩnh Long và các tỉnh miền Tây đă có một phong trào xét lại. Yêu cầu phục hồi danh dự cho cụ Phan. Câu chuyện hiện nay vẫn c̣n dở dang. Nhưng ở quê nhà đất Hậu Giang, trên nấm mồ của một sĩ phu Nam Kỳ vẫn c̣n măi không thay đổi: Lương Khê, Phan Lăo Nông chi mộ.
  Dưới ba thước đất quê hương, vẫn c̣n di hài của một ông cụ già nông dân quê mùa xứ Vĩnh Long. Chín mươi chín năm sau khi cụ chết, đă có một vơ tướng miền Nam gốc Thần Kinh xứ Huế, lưu lạc vư A