Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ Đa Nguyên Việt Nam

Hồi kư Trần Trọng Kim

Chương 4

 
Ra Huế lập chính phủ
 

Sự đi từ Sài g̣n ra Huế, tư lệnh bô. Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, v́ phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nh́ nữa. Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng VN.
Khi xe lửa nghỉ ở Nha Trang, tôi ghé vào nhà ông Đặng Phúc Thông coi xe lửa vùng ấy, và ăn cơm ở đấy. Tôi vào đấy là cốt hỏi tin tức nhà v́ bà Thông là bạn với nhà tôi. Đến sáng ngày mùng 5 tháng tư, vào hồi 10 giờ rưỡi th́ tới Huế.
Xe lửa vừa đậu xong, thấy một người Nhật ra đón, xưng tên là Urabé, làm lănh sư. Nhật ở Huế, rồi về cả nhà ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật. Đến tối gặp ông Hoàng Xuân Hăn mừng quá, ngồi uống chén nước và nói vài câu chuyện hàn huyên. Rồi tôi xin về nhà ông Hăn nghỉ. Vừa về đến nhà chưa được năm phút, thấy ông Urabé trở lại báo tin cho tôi biết là vợ con tôi ở Hà Nội đă vào đến Huế rồi.
Tính ông Urabé rất vui vẻ, ông nói rằng: "Kỳ quá, khi tôi trở về, đi qua sở hiến binh Nhật, nhân có tí việc ghé vào đấy thấy có một người con gái biết nói tiếng Nhật, nói định qua Xiêm t́m cha. Tôi hỏi th́ chính là con cụ. Tôi liền đến khách sạn đón bà cụ về nhà tôi".  Ngay lúc ấy con và rể tôi ở ngoài chạy vào, mừng rỡ khóc lóc.
Hỏi ra mới biết vợ và con tôi ở Hà Nội, nghe tin tôi ở Băng Cốc, thấy Nhật Bản đảo chính rồi mà măi không thấy tôi, mới mầy ṃ xin phép đi sang Xiêm t́m. Đi đến Huế nghe người ta nói mang máng là tôi đă về Huế, nhân khi xe lửa nghỉ ở đấy đến tối mới chạy, bèn vào hiến binh Nhật hỏi xem tin ấy có đúng không. Ấy là cùng một ngày không hẹn mà tôi và vợ con tôi gặp nhau ở Huế.
Vua Bảo Đại biết tin ấy, cho dọn cái nhà của viên đại úy Bon ở trước trong thành cho chúng tôi ngụ tạm. Lúc ấy tôi cũng chưa biết rơ t́nh thế ra sao, chỉ đinh ninh chờ sau khi vào yết kiến vua Bảo Đại rồi xin về Hà Nội dưỡng bệnh.
Từ trước tôi không biết vua Bảo Đại là người như thế nào. V́ trong thời bảo hộ của nước Pháp, h́nh như ngài chán nản không làm ǵ cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn.
Ngài nói:
"Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đă không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đă tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc." 

Tôi tâu rằng:
"Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đă dự định từ trước, như Ngô Đ́nh Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay th́ phần già yếu bệnh tật, phần th́ không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ."
Ngài nói:
"Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Đ́nh Diệm về, sao không thấy về."
Tôi tâu:
"Khi tôi qua Sài g̣n, có gặp Ngô Đ́nh Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói ǵ cả. Vậy hoặc có sự ǵ sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. C̣n tôi th́ xin ngài cho ra Bắc."
Ngài nói:
"Vậy ông hăy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hăy ra Bắc."
Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hăn đều bảo tôi trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin ǵ về ông Diệm chưa. Trước th́ cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.
Vua Bảo Đại thấy t́nh thế kéo dài măi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.
Ngài nói:
"Trước kia người ḿnh chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng ḿnh cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước."

Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu t́nh thế,
liền tâu rằng:
"Nếu v́ quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức ǵ cả, xong ngài nói v́ nghĩa vụ đối với nước, th́ dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi t́m người, hễ có thể được tôi xin tâu lại."
Tôi ra bàn với ông Hoàng Xuân Hăn để t́m người xứng đáng làm bộ trưởng. Nguyên tắc của tôi định trước là lựa chọn những người có đủ hai điều kiện. Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị,
hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.
Cách lựa chọn như thế cũng khó, v́ từ lâu nay chỉ có những người mềm lưng khéo thù phụng mới được ngôi cao, quyền cả, c̣n những người ngay chính ẩn nấp ở đâu đâu, ít khi biết được. Người xu danh trục lợi th́ rất nhiều, nhưng không phải là người đương nổi những việc trong thời kỳ khó khăn như ngày hôm nay.  Có một điều nên nói cho rơ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ t́m lấy người mà làm việc. Và tôi đă định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước th́ tôi thôi ngay, không làm nữa.
Đến ngày cuối cùng tôi chọn được đủ người rồi kê rơ danh sách các bộ trưởng như sau:
Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng Trần Đ́nh Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng Trịnh Đ́nh Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hăn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng Lưu Văn Lang, kỹ sư, Công Chính Bộ Trưởng Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng.
Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào tŕnh vua Bảo Đại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đă ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: "Cụ đă lập thành chính phủ rồi à?". Tôi nói: "Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu tŕnh hoàng thượng để ngài chuẩn y".
Tôi đệ tŕnh vua Bảo Đại, ngài xem xong phán rằng:
"Được". Khi ấy ông Yokohama nói: "Xin cho tôi xem là những ai". Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: "Tôi chúc mừng cụ đă chọn được người rất đứng đắn". Sự thực là thế, chứ không như người ta đă tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đă định trước.
Sau khi lập xong chính phủ, họp hội đồng chính phủ, tôi muốn đặt chức Nội Các Phó Tổng Trưởng để pḥng khi tôi nhọc mệt, hay đi đâu vắng có người thay tôi làm việc. Tôi xem các ông bộ trưởng lúc ấy trừ ông Lưu Văn Lang ở Sài g̣n không ra nhận chức, có ông Trần Văn Chương, bộ trưởng bộ ngoại giao, là người nhiều tuổi hơn, tôi xin cử ông Chương xung chức ấy.
Cả nội các đều ưng thuận. Việc ấy là tôi định, chứ không phải do người Nhật can thiệp. Tôi nói rơ việc ấy là v́ sau này tôi thấy có người nói: Người Nhật bắt tôi phải để ông Chương làm Nội Các Phó Tổng Trưởng.
Đó cũng là một sự tưởng lầm.
Khi tôi đứng ra lập chính phủ, không phải không hiểu t́nh thế rất khó của nước VN đối với nước Pháp, và nước Pháp với các nước Đồng Minh. Sự biến xảy ra ở nước VN, nguyên là một nước có văn hóa có chế độ phân minh, nhân khi trong nước suy nhược, người Pháp sang lấy vơ lực bắt phải chịu cuộc bảo hộ của người Pháp. Dù có hiệp ước của triều đ́nh VN đă kư với người Pháp, chẳng qua cũng chỉ là một tờ hiệp ước cưỡng bách mà thôi. Và chính người Pháp về sau cũng đă không giữ đúng những điều kư trong hiệp ước ấy.
Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, vua Bảo Đại đă đứng lên tuyên bố độc lập th́ nghĩa vụ của người VN là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp nước, rồi sau t́nh thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đ́nh cho đúng công lư và đúng phong trào hiện thời.
Theo lư tưởng ấy, nên ngay từ lúc đầu trong lời tuyên bố của chính phủ, tôi đă nói những công việc quốc dân phải lo để gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về việc chiến tranh của nước Nhật với các nước Đồng Minh, chủ ư muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người ḿnh vào cuộc chiến tranh của họ. Lúc chính phủ chúng tôi mới lập ra, bao nhiêu chính quyền của người Pháp giữ trước và việc cai trị ở các tỉnh đều do viên tối cao cố vấn Nhật tạm thời quyết định. Những văn thư và tờ tŕnh báo, các cơ quan ở tỉnh đều gửi qua bên pḥng tối cao cố vấn.  Những dinh thự của các bộ trưởng, thượng thư cũ đều chật hẹp, dột nát, dơ bẩn, không ở và làm việc được. Vậy trước hết, phải lo t́m nhà và các sở làm việc.
Khi c̣n chính phủ bảo hộ th́ có hai chính phủ, mọi việc quan hệ đến chính trị trong nước th́ do chính phủ bảo hộ định đoạt. Chính phu? Nam Triều có vua và triều đ́nh, nhưng chỉ đặt ra để thi hành những mệnh lệnh của chính phủ bảo hộ mà thôi, chứ không có quyền hành ǵ cả. Nay phải hợp nhất cả hai chính phủ này, bắt các quan ở các tỉnh chỉ được trực tiếp với chính phu? VN mà thôi, và cấm không cho gửi văn thư về sở tối cao cố vấn Nhật nữa.
May lúc đó được viên tối cao cố vấn Nhật là ông Yokohama, một người am hiểu t́nh thế và nhă nhặn, cho nên mọi việc cũng giải quyết được dễ dàng.
Đem lại sự thống nhất trong việc cai trị như thế mà cũng mất hơn một tháng mới xong. Ấy là chỉ nói việc sửa đổi cai trị thôi, c̣n các cơ quan trọng yếu như công an, sở tuyên truyền công văn hăy c̣n ở trong tay người Nhật cả.
Quan lại ở các tỉnh, phần nhiều là những tham quan ô lại chỉ quen sự thi hành mệnh lệnh của người Pháp, chứ không mấy người có đủ tư cách làm người công chức một nước tự chủ. Muốn thay đổi các quan lại là một chuyện rất khó. Những người làm chính trị nói huyên thuyên th́ nhiều, song những người chín chắn biết suy nghĩ và biết cách đối lại với dân chúng cho êm ái th́ ít. Việc chính trị là một việc rất phức tạp, cần phải có nhiều lịch duyệt và tài cán mới làm được. Nay muốn thay đổi các quan lại, th́ phải từ từ lựa chọn nhân viên cho xứng đáng, chứ đem người mới làm việc lại dở hơn người cũ, th́ chỉ làm rối việc chứ không có ích ǵ. Tuy thế, nhưng chỗ nào có viên tỉnh trưởng bất lực lắm, chúng tôi cố t́m trong những nhân vật mới, xem ai có thể làm được đem ra thay. Hăy làm thử như thế một vài nơi xem hiệu quả thế nào. Nhưng xét ra hiệu quả mong đợi cũng không được mỹ măn lắm.
Chính sách của chúng tôi lúc bấy giờ, v́ t́nh thế chưa được vững chắc nên phải đi từ từ, không làm điên đảo hết cả, sợ gây ra rối loạn.
Việc quan hệ nhất về đường nội trị lúc ấy là phải lo sự vận tải để tiếp tế miền bắc, dân t́nh đói khổ người chết đói hàng ngàn hàng vạn. V́ vậy chúng tôi ra Bộ Tiếp Tế chuyên coi việc vận tải thóc gạo trong nam ra bắc. Bộ ấy không đạt được mục đích của chính phủ v́ sự vận tải khó khăn quá, đường xe lửa bị hư hỏng, thuyền bè đi ngoài bể bị tàu ngầm đánh và bị cướp bóc mất cả.
Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ đạn cũ, bắn mười phát th́ năm sáu phát không nổ.  Các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện th́ độ chừng vài chục người. Việc pḥng bị do quân Nhật đảm nhiệm hết. V́ lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ quốc pḥng. Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu ḿnh đặt bộ quốc pḥng th́ chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người ḿnh đi đánh giặc với họ. Hai là trước khi ḿnh có đủ binh lính và binh khí, ta hăy nên gây cái tinh thần binh bị, th́ rồi quân đội ḿnh mới có khí thế.
Nhiều người ở ngoài không hiểu ư chúng tôi buông lời bài xích rằng sao có chính phủ mà không có bộ quốc pḥng. Học không biết rơ t́nh thế lúc bấy giờ bắt chúng tôi phải trù tính mọi việc cho chu đáo, tránh làm những việc hớ hênh có hại cho dân cho nước. Không có bộ quốc pḥng, nhưng lại có bộ thanh niên, lập ra các đạo thanh niên tiền tuyến, để một ngày kia thành những đội quân có tinh thần mạnh mẽ.
Nói về chương tŕnh chính trị của chính phủ lúc ấy, chúng tôi đă có chương tŕnh dự định trước. Theo ư tôi, bất cứ trong một chính thể nào, việc của chính phủ là phải lấy sự dân sinh làm trọng, nghĩa là phải làm cho dân an cư lạc nghiệp, rồi t́m cách giáo hóa nâng cao tŕnh độ dân chúng về đường tinh thần và đường vật chất cho hợp thời để tiến thủ với các dân tộc khác, mà vẫn giữ được đặc tính của ḿnh. Song trong t́nh thế của nước VN mới bước đầu đi vào con đường tự chủ, có nhiều sự cản trở khó khăn, chúng tôi phải lo làm những việc cần kíp có thể làm ngay được, như việc tiếp tế đă nói ở trên, việc mời các chính khách c̣n phiêu lưu nước ngoài trở về nước, và xóa bỏ những h́nh ảnh bất công để những người ái quốc c̣n đang bị giam cầm trong các lao ngục có thể tùy tài ra tham dự việc kiến thiết quốc gia. Chúng tôi lại muốn gây nuôi ḷng hy sinh v́ nước mà dựng đài kỷ niệm ở các nơi đô thị lớn để ghi những sự nghiệp của các bậc anh hùng chí sĩ đă quên ḿnh v́ ṇi giống, v́ tổ quốc trong khoảng bảy tám mươi năm vừa quạ  Đối với quan lại cũ, có nhiều người đă quen thói tham nhũng, chúng tôi định sẽ t́m cách trừng trị rất nghiêm. Nhưng lúc đầu chúng tôi muốn mở rộng con đường cải thiện để ai biết hối quá cải tà qui chính, th́ được yên ổn làm việc, cốt để gây lại ḷng biết liêm sĩ của người đă đi lầm đường lạc lối. Những công việc ấy, chúng tôi đă khởi đầu làm cả.
Về đường cải tổ chính thể, là những việc quan trọng, cần phải có th́ giờ suy nghĩ kỹ. Trước hết chúng tôi lập ra những tư vấn hội nghị ở các địa phương theo phương pháp của chúng tôi đă định, để chọn lấy những người lịch duyệt và có học thức ra giúp các cơ quan hành chính địa phương, lo việc cai trị trong hạt. Những tư vấn hội nghị địa phương ấy sẽ chọn lấy những người xứng đáng lập thành một tư vấn hội nghị toàn quốc, giúp chính phủ trong việc cải tổ quốc gia và thảo một dự án về hiến pháp, đợi đến khi có quốc hội lập hiến sẽ đem ra thảo luận.
Đó là chương tŕnh những việc chính phủ dự định để tùy t́nh thế và phương tiện mà thi hành. Nhưng v́ thời gian eo hẹp quá, nên chưa thực hiện được.
Nước VN đă là một nước tự chủ th́ phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca th́ từ trước vẫn dùng bài "Đăng Đàn" là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài nào hay hơn và có nghĩa lư hơn th́ hăy cứ dùng bài ấy.  C̣n lá quốc kỳ, mỗi người bàn một cách, chúng tôi định đem hỏi mọi người trong nước và ai có ư kiến ǵ, th́ vẽ kiểu gửi về. Có kiểu lá cờ vàng có quẻ ly ở giữa là có ư nghĩa hơn cả. Chúng tôi định lấy kiểu ấy làm quốc kỳ.
Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc Sử Diễn Ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đă dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ư cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ ly là v́ trong lối chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn phương bàng, nói ở trong kinh dịch, mà quẻ ly chủ phương nam. Chữ LY c̣n có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương.
Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ ly là hợp với vị trí nước nhà lại có nghĩa chỉ một nước văn hiến như ta thường tự xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ ly có đủ các ư nghĩa.
Song có người nói: cờ quẻ ly là một điềm xấu cho nên thất bại, v́ ly là ĺa. Ly là ĺa là một nghĩa khác chứ không phải nghĩa chữ ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lư, chứ không phải sự tin nhảm vô ư thức.
Việc thất bại là v́ t́nh thế chứ không phải v́ lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà trong hoàn cảnh lúc ấy có thể thay đổi được ǵ không?
Việc chính trị ở trung bộ dần dần đă rơ rệt, nhưng ở bắc bộ và Nam Bộc̣n trong tay người Nhật. Chính phủ trước phải lo thu lại hết toàn thể nước VN về một mối. Nước VN từ bắc chí nam vốn là một nước duy nhất về lịch sử, về phong tục và về ngôn ngữ. Tuy về địa dư th́ h́nh thể nước chạy dài hơn hai ngàn cây số, nhưng tính cách duy nhất thật rơ rệt, ít nước nào trong thiên hạ được như thế. Sau v́ có sự lấy thuộc địa và sự bảo hộ của nước Pháp, đem chia nước làm ba đoạn là nam kỳ, trung kỳ và bắc kỳ. Mỗi một kỳ có một chính sách khác nhau như ba nước vậy. Sự chia ngắt ra như thế là một lối chính trị dùng phương pháp "chia ra để thống trị". Song sự chia ngắt ấy lấy áp bức mà đặt ra, chứ về phương diện người bản quốc th́ chữ "kỳ" chỉ có nghĩa là khu, xứ, bộ, phận, như ta nói: xứ
bắc, xứ trung, xứ nam mà thôi, không có nghĩa ǵ là một nước. Người Pháp cũng biết thế nên mới dựng tiếng tàu là Tông Kinh (Đông Kinh) gọi bắc kỳ, và dùng tiếng Cochinchine là tiếng ǵ chẳng biết để gọi nam kỳ cho ra vẻ ba nước khác nhau. Nhưng khi ai hỏi một người VN, bất cứ ở nam hay bắc, là người nước nào, th́ người VN ấy tự nhiên đáp lại rằng: "Tôi là người An Nam".
Tiếng An Nam là tiếng người ta đă quen dùng từ đời Lê thành ra phổ thông hơn.
Vậy việc thu cả ba kỳ về quyền trung ương để thống nhất đất nước như khi chưa bị sự bảo hộ của nước Pháp là việc rất trọng yếu của chính phủ tôi. Trong sự điều đ́nh với người Nhật để thu lại lănh thổ nước VN gặp nhiều sự khó khăn. Trước hết người Nhật bằng ḷng trả đất Bắc Bộ cho chính phu? VN, song những đất thuộc ba thành: Hà Nội, Sài g̣n, Đà Nẵng và Nam Bộ là đất vua VN ngày trước đă kư kết cho nước Pháp th́ người Nhật đ̣i tạm giữ đến khi nước VN hoàn toàn độc lập sẽ trả sau.
Chính phu? VN viện lẽ quân Nhật đánh quân Pháp để giải phóng cho VN và vua Bảo Đại đă tuyên bố bỏ hết những hiệp ước đă kư với nước Pháp, th́ lẽ tất nhiên là người Nhật phải trả toàn lănh thổ cho vua VN. Nay nếu người Nhật cứ giữ lấy những đất ấy là trái với lời hứa hẹn trước.
Trong khi c̣n đang điều đ́nh về việc thu toàn lănh thổ, chúng tôi đă định áp dụng dự án của chúng tôi về đường chính trị, là chính phủ trung ương nhiếp thống hết cả những cơ quan quan hệ đến cuộc chính trị chung cả nước như quốc pḥng, ngoại giao, tài chánh, giáo dục v...v... C̣n về đường cai trị th́ chia nước ra mấy địa phương, đại khái như Bắc Bộ Địa Phương, Trung Bộ Địa Phương và Nam Bộ Địa Phương. Mỗi địa phương được quyền tự trị về phương diện cai trị và kinh tế. Các cơ quan hành chính các địa phương do chính phủ trung ương chọn người bản xứ cử ra và có các nhân vật hội nghị kiểm duyệt. Khi c̣n chờ có hiến pháp và sự tuyển cử phân minh, các cơ quan hành chính ở các địa phương hăy tạm cử những nhân vật xứng đáng ra xung chức địa phương tư vấn nghị viên. Chúng tôi cho chính sách địa phương tự trị như thế có nhiều điều tiện lợi và hợp với t́nh thế từng xứ về đường cai trị và đường kinh tế, mà không hại ǵ cho sự thống nhất của nước nhà.