|
Đọc
báo trong nước
"Nể nang, né tránh trách nhiệm là cái yếu của ngành thanh tra hiện
nay. Báo cáo của Tổng thanh tra về trách nhiệm của thủ trưởng và người
đứng đầu địa phương đã thể hiện điều đó", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn An phát biểu cuối phiên chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Quách
Lê Thanh, sáng nay.
Hàng loạt bức xúc của đại biểu về nạn tham nhũng, vi phạm đất đai,
chất lượng thanh tra... đã được đặt ra với Tổng thanh tra Quách Lê
Thanh. Tuy nhiên, phần trả lời chung chung của người đứng đầu ngành
thanh tra chưa thoả mãn đại biểu Quốc hội. Nhiều người đã nhấn
chuông tiếp tục chất vấn ngay sau khi ông Quách Lê Thanh trả lời câu
hỏi của mình.
Cuối buổi sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã phải trực tiếp
chất vấn ông Thanh: "Những báo cáo Tổng thanh tra gửi sang cho Chính
phủ đã đề xuất xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân chưa?".
Ông Thanh trả lời: "Việc đề xuất xử lý thì có nghiêm nhưng cũng có
trường hợp chưa kiên quyết". Cả hội trường rộ lên tiếng cười. Chủ
tịch An ngắt lời ông Thanh: "Thủ tướng cũng nhiều lần nói, báo cáo
thanh tra thì nhiều nhưng đề xuất xử lý thì anh em hay né tránh".
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, năng lực, trách nhiệm của cán bộ thanh
tra là nỗi quan tâm của Quốc hội, Chính phủ và cử tri, đề nghị ngành
củng cố hơn nữa bộ máy. "Cán bộ thanh tra phải có tâm như Bao Thanh
Thiên, mắt phải xanh như Tôn Ngộ Không, không tham ăn, tham các thứ
như Trư Bát Giới", Chủ tịch yêu cầu. Sáng nay, Tổng thanh tra Chính
phu? Quách Lê Thanh báo cáo Quốc hội về nguyên nhân gây lãng phí
trong các dự án đầu tư xây dựng, những giải pháp chống tiêu cực,
cũng như trách nhiệm của cơ quan chức năng, thanh tra trong phát
hiện tham nhũng.
Theo ông Thanh, tình trạng sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản đang
là vấn đề nổi cộm. Yếu kém là do quản lý đầu tư xây dựng còn thiếu
quy hoạch. Nhiều dự án phải làm lại nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng
dự toán và đầu tư. Vi phạm đấu thầu diễn ra khá phổ biến, gói thầu
phát sinh lớn. Chất lượng tư vấn thẩm định dự án chưa cao dẫn đến
tình trạng kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí lớn. Chính vì
vậy, Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu lập đề án chống thất
thoát trong xây dựng cơ bản.
Tổng thanh tra cho rằng, để ngăn ngừa tiêu cực cần có một cơ chế
mang tính giải pháp. Đó là bổ sung các chính sách pháp luật, những
quy định phải thật rõ ràng cụ thể, dự án đầu tư được thực hiện đồng
bộ.
Những thủ tục rườm rà, nạn sách nhiễu dân cũng một phần gây nên
những tiêu cực, do đó cần phải xoá bỏ.
Đồng thời với việc tiếp tục cải cách bộ máy tinh gọn thì cải cách cơ
bản chế độ tiền lương cũng sẽ hạn chế được tình trạng tiêu cực.
Về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, ông Thanh cho biết, ngành có
nhiệm vụ phòng ngừa ngăn chặn tham nhũng thông qua công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại. Từ đó giúp Thủ tướng kiểm tra. Tuy nhiên,
ngành cũng gặp một số khó khăn bởi năng lực ngành thanh tra còn hạn
chế, cả về mặt thể chế cũng như chất lượng cán bộ, phương tiện, điều
kiện làm việc. "Các quy định của Pháp lệnh Chống tham nhũng chưa đầy
đủ, chưa rõ trách nhiệm và còn thiếu cụ thể nên
ngành thanh tra khó thực hiện công tác", ông Thanh nói.
Đại biểu Hoàng Thanh Phú phân vân về chất lượng thanh tra hiện nay.
Liệu có tình trạng tiết lộ nội dung bí mật thanh tra, thanh tra viên
lợi dụng thẩm quyền? Ông Thanh khẳng định, sẽ kiểm soát chặt thông
tin trước khi hoàn tất thanh tra. Những cán bộ đưa thông tin ngoài
trong khi đang tiến hành thanh tra sẽ bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, người
đứng đầu ngành thanh tra thừa nhận rất khó kiểm soát tâm tư của các
trưởng đoàn thanh tra. Lý do là các đoàn thanh tra thường ở địa phương
hàng tháng.
Chưa đồng tình với câu trả lời của Tổng thanh tra, ông Phú cho rằng
Thanh tra phải thay đổi cách làm việc, không thể cứ có vụ thanh tra
nào chưa thống nhất, Thủ tướng lại phải vào cuộc. "Tôi xin đồng chí
trả lời là có hay không thanh tra viên lợi dụng quyền hạn để làm sai
lệch kết quả. Đồng chí có dám khẳng định là không có việc tiết lộ
kết quả thanh tra khi đang tiến hành?", đại biểu Phú gay gắt.
Ông Thanh cho biết, chưa phát hiện trường hợp cán bộ thanh tra có
lợi dụng quyền hạn. "Chúng tôi làm đúng quy trình trưởng đoàn thanh
tra báo cáo Tổng thanh tra, Tổng thanh tra báo cáo Thủ tướng. Nếu
anh em nào tiết lộ thông tin có dư luận phản hồi, sẽ xử lý nghiêm".
Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn nêu 2 vấn đề đang gây bức xúc là việc đổ bể
hàng loạt Tổng công ty và vi phạm quản lý đất tại nhiều địa phương,
điển hình là huyện đảo Phú Quốc và lòng hồ Trị An. "Đồng chí Tổng
thanh tra có nói nếu xảy ra sai phạm, người đứng đầu cơ quan phải
chịu trách nhiêm. Tôi xin hỏi Bộ trưởng Thuy? sản có trách nhiệm gì
với sai phạm ở Seaprodex, Bộ trưởng GTVT có trách nhiệm gì với Tổng
công ty Hàng hải. Trong thời gian làm việc, Tổng thanh tra có đề
nghị xử lý những lãnh đạo trù dập, xử lý chậm thanh tra".
Ông Thanh cho biết, trong 2 năm làm Tổng thanh tra chưa xử lý được
trường hợp lãnh đạo trù dập, xử lý chậm.
Về vụ lòng hồ Trị An, ông Thanh cho biết, đã cử một Phó tổng thanh
tra đến làm việc tại địa phương nhưng còn một số ý kiến khác nhau
với lãnh đạo địa phương. "Vi phạm tại lòng hồ Trị An là nghiêm trọng,
chúng tôi sẽ kiến nghi. Thủ tướng biện pháp xử lý. Theo quy định,
chúng tôi phải báo cáo Thủ tướng sau đó mới có thể công bố cho các
đại biểu", ông Thanh nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết về trách nhiệm của
ngành thanh tra trước nạn tham nhũng, ông Thanh nhận khuyết điểm:
"Xảy ra tham nhũng có trách nhiệm của thanh tra nhưng các cơ quan
chủ quản phải cho chúng tôi thông tin ban đầu để điều tra. Tôi đề
nghị các thủ trưởng cơ quan phải nêu rõ tinh thần trách nhiệm".
|