|
Đất Việt |
Kính chào bạn đọc, vận động và hổ trợ tinh thần Dân Chủ Đa Nguyên vì tương lai Việt Nam |
Việt Nam vẫn còn tham nhũng nhiều |
|||
|
Một bản khảo sát của tổ chức Tư vấn mức độ Rủi ro về Chính trị và Kinh tế (PERC) có trụ sở ở Hồng Kông, tiến hành mới được công bố đã xếp Việt Nam là nước tham nhũng nhiều thứ ba tại châu Á, sau Indonesia, nước tham nhũng nhất và thứ nhì là Phillipines. Thế nhưng thực trạng tham nhũng tại Trung Quốc đang đưa ra những đe dọa ở diện rộng bởi ảnh hưởng kinh tế của nước này trên toàn cầu. PERC là hãng công ty cung cấp đánh giá và phân tích cho các công ty kinh doanh tại châu Á. |
||
Theo bảng xếp hạng thì đứng đầu về tính trong sạch là Singapore, theo sau là Nhật và Hồng Kông. Còn Việt Nam nằm trong số ba nước tham nhũng nhiều nhất, chỉ đứng sau Indonesia và Phillippines. PERC nói rằng Việt Nam xếp thứ ba về trong danh sách này bởi tham nhũng lan tràn trong các công ty nhà nước cũng như tại các bộ thuộc chính phủ. Báo cáo này nói rằng mặc dù Việt Nam đang cố gắng chống tham nhũng bằng việc xử phạt các nhân vật có quyền chức trong bộ máy nhà nước nhưng cũng giống như Trung Quốc thì hệ thống của Việt Nam là hệ thống khó có thể cải tổ được. Báo cáo của tổ chức này nói rằng mặc dù Trung Quốc đứng thứ tư về mức độ tham nhũng thì thực tế là Trung Quốc đang đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới cũng có nghĩa là một cuộc khủng hoảng lớn tại Trung Quốc sẽ có thể châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Một phần là bởi các công ty đa quốc gia đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, lấy Trung Quốc là cơ sở sản xuất chính. Mặt khác là bởi tham nhũng tại Trung Quốc được xem là thực trang nguy hiểm hơn bởi các công ty nhà nước có niêm yết trên các thị trường tại nước ngoài và là các công ty mà nơi giới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều. Khảo sát của PERC nói rằng tại toàn Á châu, ý thức chung về chống tham nhũng có tốt hơn chút ít so với cách đây 10 năm. PERC nói các chính phủ cũng mất quyền hạn một phần bởi tập quán đưa người nhà vào các ghế trong cơ quan chính phủ nay đang được thay thế bởi cách quản lý mới hứa hẹn có minh bạch hơn. Thế nhưng báo cáo nói rằng những vấn đề cũ vẫn còn tồn tại và có thay đổi thì chỉ là ở các khuôn mặt mới trong hệ thống mà thôi. Thang điểm được tính từ 0 (zero) tới 10. Nước nào càng có điểm cao trong thang điểm này thì mức độ tham nhũng càng nhiều. Thứ tự điểm như sau: Singapore được xếp 0.5 điểm, theo sau là Nhật (3.5), Hồng Kông (3.6). Đài Loan (6.15), Nam Hàn (6.50), Malaysia (6.80), Thái Lan (7.20), Trung Quốc (7.68), Ấn Độ (8.63), Việt Nam (8.65), Philippines (8.80) và Indonesia (9.10). PERC bình luận Indonesia, nước bị xếp hạng kém nhất, cần sử dụng viện trợ nước ngoài một cách minh bạch trong các dự án đem lại lợi ích cho người dân và các khu vực bị ảnh hưởng vì tsunami hồi năm ngoái. Philippines được nói là nơi mà 'tham nhũng đã bớt đi hiện nay' khi so với thời kì Ferdinand Marcos, người bị lật đổ năm 1986. Nhưng theo PERC, khó xác định là liệu chính phủ của bà Gloria Arroyo hiện nay 'trong sạch hơn hay bẩn hơn' so với người tiền nhiệm Joseph Estrada, hiện đang bị ra tòa vì cáo buộc tham nhũng. Hình ảnh Thái Lan đã cải thiện sau một cuộc tấn công lớn vào tham nhũng, nhưng PERC nói đã có các điều luật, quy tắc 'giúp đỡ một số ngành và doanh nghiệp lớn, mà nhiều trong số này có quan hệ mật thiết với các chính trị gia.'
|
|||
Các học giả nói rằng tham nhũng có những liên hệ với lòng tin và việc ủng hộ dân chủ trong xã hội. |
|||
Anh Thao, Canada
Anh Tuấn, Montreal, Canada
|
|||