|
Tham nhũng ở
Việt Nam tới mức độ nào? Sau đây là cuộc phỏng vấn tổ chức Transparency
International (Minh Bạch Quốc Tế) do đài phát thanh RBB Multikulti thực hiện như
sau.
Vấn đề tham nhũng gần đây đang trở thành tâm điểm của nhiều diễn đàn quốc tế
cũng như các chương tŕnh nghị sự toàn cầu và của nhiều quốc gia. Ngày 9 tháng
12 năm 2003 là ngày ra đời Công Ước Quốc Tế Về Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp
Quốc. Ngày 9 tháng 12 cũng đă được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là Ngày Thế Giới
Chống Tham nhũng.
Tại Việt Nam, vấn đề tham nhũng hiện cũng đang được thảo luận sôi nổi trong các
phiên họp quốc hội và thu hút nhiều sự chú ư của đông đảo các tầng lớp xă hội.
Có lẽ không ai có thể phủ nhận rằng tham nhũng đă và đang là quốc nạn, đe dọa
nghiêm trọng sự phát triển bền vững của Việt nam. Báo cáo phát triển Việt Nam
năm 2005 của Ngân hàng thế giới dành hẳn một chương về vấn đề này. Tham nhũng
cũng là một trong những nội dung chính của Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các
nhà tài trợ, tổ chức tại Hà Nội ngày mùng 1 mùng 2 tháng 12 năm nay. Trong
năm 2004 Việt nam bị xếp hạng đứng thứ 102 trong số 146 nước trên thế giới trong
chỉ số quan sát tham nhũng của tổ chức Transparency International (tổ chức Minh
Bạch Quốc Tế). Đây là tổ chức phi chính phủ đầu tiên trên thế giới lấy việc
chống tham nhũng làm tôn chỉ hoạt động của ḿnh và đă góp phần quan trọng vào
việc nâng cao nhận thức về tham nhũng trên toàn cầu. Tổ chức này đặt trụ sở
chính tại Berlin thủ đô nước Đức và có chi nhánh hoạt động tại 85 nước trên thế
giới.
M: Xin cảm
ơn bà .
(
Transparency International, Alt Schưnhausen Str. 44, 10119 Berlin,
www.transparency.de <
http://www.transparency.de >) Để t́m hiểu về
vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng tại Việt nam, cộng tác viên Tô Anh của ban
Việt ngữ đài phát thanh RBB Multikulti ở Berlin (www.multikulti.de <
http://www.multikulti.de >) đă phỏng vấn bà
Lisa Prevenslik-Takeda, phụ trách khu vực châu á Thái B́nh Dương của tổ chức
Minh BạchQuốcTế. (Bài phỏng vấn này đă phát thanh vào ngày 09.12.2004)
M: Trước tiên,
xin bà cho biết, tại sao tổ chức Minh Bạch Quốc Tế lại đặt trụ sở chính ở Berlin
thủ đô nước Đức?
L: Tại sao lại không chứ...(cười)! Nó có thể ở bất cứ đâu. Nhưng thực ra người
sáng lập tổ chức này từ 11 năm trước là ông Peter Eigen. Hồi đó ông ấy sống ở
Berlin và ư tưởng thành lập được nung nấu trong bếp nhà ông ấy, nơi ông ấy cùng
với các đồng nghiệp của ḿnh thảo luận về cách thức xây dựng một tổ chức như thế
này. Và vậy tự nhiên là tổ chức Minh Bạch Quốc Tế được ra đời ở Berlin.
Ông ấy là người Đức. Trước đây ông ấy làm việc cho Ngân Hàng Thế Giới, sau đó
không làm nữa v́ ông ấy không thoả măn với cách thức giải quyết vấn đề tham
nhũng của Ngân Hàng Thế Giới. Hồi đó họ hầu như chẳng coi tham nhũng là một vấn
đề quan trọng. Điều này bây giờ đă thay đổi nhiều. Song hồi đó ông Eigen thấy
cần thiết phải đương đầu với vấn đề này một cách thích đáng và 10 năm qua tổ
chức này đă lớn mạnh và cho thấy sự cần thiết phải có một cơ quan giám sát và
chống tham nhũng.
M: Thưa bà, Ngày Thế Giới Chống Tham Nhũng đầu tiên được tổ chức vào ngày 912
năm nay. Liên Hiệp Quốc cũng như Ngân Hàng Thế Giới đều lên tiếng cảnh báo về
nguy cơ tham nhũng. V́ sao tham nhũng lại được chú ư nhiều đến thế?
L: Tham nhũng hiển nhiên là một vấn đề kinh tế xă hội hàng đầu của nhiều nước.
Nó là một trong những nguyên nhân chính ḱm hăm sự phát triển, là lư do tại sao
các nước này c̣n phải vật lộn với nghèo đói.
Tham nhũng gây tác hại với doanh nghiệp, với nhà nước, và tất nhiên là đối với
người dân. Nó là một sự vi phạm nhân quyền bởi v́ những người nghèo phải hối lộ
th́ mới có được những dịch vụ xă hội vốn là những quyền con người rất cơ bản.
Tham nhũng làm nản ḷng doanh nghiệp v́ họ phải hối lộ để có được hợp đồng hay
thành công trong một môi trường kinh doanh nhất định. Tham nhũng làm ảnh
hưởng tới chất lượng của hệ thống chính phủ, v́ số tiền bị tham nhũng lẽ ra có
thể đầu tư thêm vào giáo dục hay hệ thống pháp lư. Xưa nay người ta thường định
nghĩa tham nhũng bằng việc hối lộ các quan chức nhà nước hay chính trị gia. Theo
cách định nghĩa của chúng tôi th́ tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực để phục
vụ vào mục đích cá nhân. Như thế tham nhũng có nghĩa rộng hơn và bao gồm cả khu
vực tư nhân. Ta có thể thấy nhiều người tham gia vào mạng lưới tham nhũng và làm
cho nhiều người khác bị thiệt hại. Số tiền bị lạm dụng mà lẽ ra có thể sử dụng
vào các hoạt động tạo ra của cải cho xă hội trong cả khu vực nhà nước, tư nhân
và xă hội dân sự là vô cùng lớn.
Ngân hàng thế giới ước tính con số này vào khoảng 1 ngàn tỉ đô la Mỹ. Đó là một
con số khổng lồ.
M: Trong chỉ số quan sát tham nhũng năm nay của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, Việt
nam chỉ được 2,6 điểm, thể hiện mức độ tham nhũng c̣n lan tràn. Vậy tổ chức Minh
Bạch Quốc Tế đă sử dụng cơ sở nào để đi đến kết luận như vậy? L: Về chỉ số quan sát tham nhũng, thực ra không phải chúng tôi cho điểm mà nó là
một chỉ số dựa trên các khảo sát do các tổ chức khác nhau tiến hành. Chúng tôi
sử dụng tới 18 khảo sát khác nhau để xác lập thông tin về tham nhũng ở các nước
và ít nhất phải có 3 khảo sát cho mỗi nước.
Với 2,6 điểm Việt nam nằm ở vị trí thứ 102 trong 146 nước trên thế giới, và bởi
v́ 11 khảo sát khác nhau được sử dụng cho Việt nam, nên có thể khá tin tưởng vào
sự chính xác của chỉ số này, càng có nhiều khảo sát th́ mức độ chính xác càng
cao. Theo 11 khảo sát này th́ chỉ số của VN nằm giữa 2.3 và 2.9. Tuy nhiên một điểm
cần lưu ư là chỉ số này chủ yếu sử dụng những khảo sát hướng vào khu vực tư nhân
t́m hiểu mức độ ảnh hưởng của tham nhũng tới các doanh nghiệp.
Câu hỏi khảo sát đặt ra với các doanh nghiệp là khả năng để họ phải hối lộ để có
được một hợp đồng nằm ở mức nào? Và khoản tiền hối lộ là bao nhiêu? Chỉ số này
là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp quyết định về việc ḿnh có đầu tư
vào một nước nào đó không.
Nhiều chính phủ rất quan tâm tới chỉ số này, bởi nó có thể ảnh hưởng tới lượng
đầu tư trực tiếp vào nước họ. Tôi cũng không chắc lắm về quan điểm của các doanh
nghiệp trong nước, song với các doanh nghiệp nước ngoài th́ Việt nam được coi là
một môi trường kinh doanh có tham nhũng khá phổ biến.
M: V́ sao tham nhũng lại phổ biến ở Việt nam? L: Khó mà có thể sử dụng giải thích ở một nền kinh tế này để áp dụng cho một nền
kinh tế khác. Tôi có thể nêu lên một số lư do mà các báo cáo và nghiên cứu về
Việt nam đă đưa ra.
Một số người cho rằng sự chuyển đổi nhanh chóng ở Việt nam tạo ra nhiều cơ hội
tham nhũng và Việt Nam không được chuẩn bị trước để có thể đương đầu với nó kịp
thời, khi nền kinh tế được mở cửa với những quy tắc mới và mọi người đều muốn kiếm
lợi, kể cả các quan chức nhà nước và các doanh nhân.
Ngoài ra, Việt nam c̣n có những vấn đề cụ thể liên quan tới tham nhũng, ví dụ về
chuyện minh bạch công khai.
ở Việt nam, các vấn đề ngân sách thường rất không minh bạch, ít ra đó là nhận
xét từ bên ngoài đối với những ǵ đang xảy ra ở nước các bạn. Đó cũng là một
nguồn gốc làm tham nhũng sản sinh, bởi v́ nếu bạn ở trong một vị trí công mà bạn
không bị yêu cầu phải công khai ngân sách th́ bạn có thể cho nó chạy ṿng quanh,
sử dụng nó cho lợi ích của riêng bạn.
Và tất nhiên có những vấn đề trong cách thức tổ chức hệ thống của Việt nam, cách
thức phân bố quyền hạn và quyền quyết định. Việc những người phụ trách việc kiểm
soát và phân bổ ngân sách chịu trách nhiệm như thế nàovà với ai và liệu có một
cơ quan độc lập giám sát việc sử dụng ngân sách của những người này hay không,
dường như vẫn là những vấn đề mà Việt nam cần phải giải quyết.
Ngoài ra việc phanh phui những vụ việc tham nhũng lớn cũng làm cho người dân cảm
nhận được rơ hơn về mức độ tham nhũng ở đất nước ḿnh. Đương nhiên là cuối cùng
th́ vẫn tuỳ thuộc vào quan điểm của người dân về mức độ tham nhũng của chính phủ
nước họ và khả năng của họ trong việc khiến cho chính phủ của ḿnh phải chịu
trách nhiệm và giải tŕnh trước họ.
M: Một số người cho rằng tham nhũng đôi khi cũng có tác dụng, nó giúp người ta
vượt qua được những sự cứng nhắc và thiếu hiệu quả trong bộ máy hành chính và v́
thế thúc đẩy sự phát triển. Mặc dù tham nhũng lan tràn nhưng Việt nam vẫn đạt được
những thành tựu đáng kể về phát triển và giảm nghèo trong thập kỷ qua. Vậy tại
sao Việt nam lại cần phải chống tham nhũng?
L: Có 2 mặt để nh́n nhận vấn đề này. Một mặt, đối với những khoản hối lộ nho nhỏ
để có được một hợp đồng hay một lợi ích nào đó. Thoạt nh́n chúng có thể chẳng đáng
là bao, song chắc chắn sẽ tích tụ lại và trở thành những khoản tiền rất lớn so
với người ta tưởng. Và nguy hiểm hơn, nó trở thành một cái ṿng luẩn quẩn, khi
nó đă trở thành thông lệ th́ việc người ta hối lộ sẽ được trông chờ. Một số người
có thể trả khoản hối hộ đó, thế c̣n những người không thể th́ sao? Lấy ví dụ có
thể những công ty lớn từ nước ngoài vào sẽ có khả năng trả những khoản tiền đó
trong khi những công ty nhỏ trong nước sẽ bị gạt ra. Điều đó không chỉ không tốt
mà c̣n là một sự bất công.
Mặt khác, việc sử dụng lư lẽ đó để biện hộ cho việc tham nhũng là không thể chấp
nhận được. Điều đáng sợ là những khoản tiền hàng tỉ đô la bị ṛ rỉ ra nước ngoài
thông qua việc đấu thầu cho các dự án công. Điều này chắc chắn không thể không ảnh
hưởng tới sự phát triển ở Việt nam. Và biết đâu, nếu không có tham nhũng th́
Việt nam đă phát triển nhanh hơn và có chất lượng hơn so với hiện tại, đồng thời
nghèo đói có thể đă giảm bớt hơn nhiều, v́ Việt nam là một đất nước có tiềm năng
rất lớn.
M: Trong Báo cáo tham nhũng toàn cầu năm nay của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế có
cho rằng các nước sản xuất dầu khí là những nước đặc biệt có nguy cơ tham nhũng.
Tại sao lại như vậy? Và cũng liên quan tới câu hỏi này, gần đây VN đă phanh phui
một số vụ tham nhũng lớn trong ngành dầu khí. Vậy VN cần phải làm ǵ trong lĩnh
vực này? L: Thực ra trên toàn thế giới th́ ngành xây dựng là ngành có nhiều tham
nhũng nhất. Ngành dầu khí và khai thác mỏ đứng thứ hai và thứ ba về mức độ tham
nhũng.
Như vậy là không chỉ ở VN mà c̣n ở nhiều nước khác trên toàn thế giới. Lư do nằm
trong cơ cấu hệ thống của các ngành này, có những thông tin mà họ không phải
công bố v́ lư do an ninh hay bí mật quốc gia. Nói tóm lại là càng thiếu sự minh
bạch th́ càng đẻ ra tham nhũng.
Điều các bạn có thể làm, như tôi đă nói, là phải tạo ra sự minh bạch công khai
và có cơ chế để buộc những người chịu trách nhiệm trong các ngành này giải tŕnh
về việc sử dụng số tiền mà họ quản lư với dân chúng. Có một số công cụ đơn giản
mà Tổ chức minh bạch quốc tế đang quảng bá, ví dụ một công cụ gọi là Integrity
Pact (tạm dịch là Thoa? Thuận Trung Thực). Đó là một dạng hợp đồng trong đó các
công ty tham gia vào một quá tŕnh đấu thầu phải kư vào một thoả thuận trong đó
tuyên bố họ sẽ không hối lộ và nếu một bên nào vi phạm bị phát hiện th́ không
chỉ bị loại khỏi quá tŕnh đấu thầu mà c̣n phải nộp phạt. Đây là một cách bạn có
thể phát hiện các trường hợp tham nhũng trong khu vực mua sắm đấu thầu công, là
một khu vực cũng có nhiều tham nhũng.Một điều nữa là tham nhũng không chỉ có trong chính quyền trung ương mà cả ở địa
phương, và ở một số nước th́ chính quyền địa phương không bị giám sát nhiều như
chính quyền trung ương. Và v́ thế các nỗ lực không nên chỉ tập trung ở chính
quyền trung ương mà chính quyền địa phương cũng nên được trao quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm. Đặc biệt là ở những địa phương có hoạt động khai thác dầu và
mỏ là những nơi thường có mức độ tham nhũng lớn nhưng thường bị bỏ qua. Như vậy
việc cần làm là sử dụng các công cụ để pḥng ngừa tham nhũng trong các lĩnh vực
này đồng thời nâng cao nhận thức trong dân chúng, một việc mà chính phủ có thể
làm một cách dễ dàng.
Cũng đáng chú ư là chính phu? Việt Nam đă kư Kế Hoạch Hành Động Chống Tham Nhũng
trong khối các nước sản xuất dầu khu vực châu á Thái B́nh Dương vào tháng 6 năm
nay, và cũng đă kư Công Ước Quốc Tế Về Chống Tham Nhũng của LHQ năm ngoái. Hai
sự kiện này là rất đáng kể, nó thể hiện cam kết chính trị mạnh của Việt nam đối
với việc này, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp chống tham
nhũng cụ thể. Cam kết này rất đáng hoan nghênh.
M: Liên quan tới các biện pháp chống tham nhũng, gần đây ở Việt nam người ta bàn
bạc nhiều về việc thiết lập một cơ quan chống tham nhũng. Ư kiến của bà về việc
này như thế nào?
L: Tôi cũng không theo dơi được cuộc thảo luận này, song về các cơ quan chống
tham nhũng th́ có nhiều kinh nghiệm khác nhau của các nước. Ví dụ ở Hồng Kông,
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc. Một trong những vai tṛ rất quan trọng
của các cơ quan chống tham nhũng là thực hiện các chương tŕnh giáo dục và nâng cao nhận thức. Chẳng hạn tôi biết cơ quan chống tham nhũng của Hồng Kông hoạt động
rất có hiệu quả, họ cung cấp nhiều tài liệu và thông tin cho các công ty lớn,
cho học sinh, thậm chí cả trẻ em mẫu giáo, cho cán bộ trong khu vực nhà nước. Họ
thiết kế cả tṛ chơi điện tử và cung cấp thông tin qua mạng internet, nói chung
là với rất nhiều h́nh thức khác nhau để giáo dục. Và đề cập tới những t́nh huống
xung đột về lợi ích vẫn xảy ra hàng ngày, chẳng hạn bạn có một người em gái sắp
đi phỏng vấn xin việc ở một chỗ mà bạn quen người phỏng vấn, vậy bạn có nói trước
đôi lời với người bạn đó để em gái bạn được lợi thế hơn.
Tuy nhiên một điều kiện chủ chốt để các cơ quan này có thể hoạt động thực sự
hiệu quả là họ phải có quyền được truy tố, rất nhiều cơ quan chống tham nhũng
của các nước không có quyền này. Trường hợp ở Hồng Kông là có, song ở các nước
khác trong khu vực, ví dụ ở Hàn Quốc là không. Họ có quyền được điều tra và đưa
ra các vụ việc một cách khách quan. Song khi mà việc truy tố lại được thực hiện
bởi một bộ nào đó, ví dụ bô. Tư Pháp, th́ tính chất độc lập của cơ quan này đă
bị mất đi. Thực tế cho thấy là có nhiều cơ quan chống tham nhũng của các nước đă
bị làm yếu đi bởi yếu tố này và v́ thế nó cần được cân nhắc.
Một điều nữa là cần có đủ điều kiện tài chính cho các cơ quan này để họ đảm bảo
được tính chất độc lập và thực hiện các hoạt động giáo dục của ḿnh. Theo như
tôi biết th́ Hồng Kông đă đầu tư rất nhiều tiền vào cơ quan chống tham nhũng của
họ.
M: Bà nói rằng nâng cao nhận thức là một việc rất quan trọng, nhưng cũng có
những người nói rằng, thực ra nhận thức không phải là vấn đề, thường th́ người
ta đă nhận biết về sự tồn tại của tham nhũng, nhưng vấn đề là ở chỗ người ta có
muốn giải quyết hay đấu tranh với nó hay không? Vậy bà nghĩ như thế nào về nhận
định này?
L: Có thể nói như thế. Đúng là chúng ta không chỉ muốn biết là ḿnh có bệnh ǵ
mà c̣n muốn biết làm thế nào để có thể khỏi bệnh. Và chính v́ thế mà việc nâng
cao nhận thức có vai tṛ quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết về cách thức
pḥng chống tham nhũng, để mọi người biết rằng có những công cụ thực sự hữu hiệu
để chống tham nhũng. Và nếu như các tổ chức phi chính phủ hay các cơ quan nhà nước
ở Việt nam quan tâm, th́ chúng tôi rất sẵn sàng hợp tác. Hiện tại trong khu vực
chúng tôi cũng đang có một số chi nhánh hoạt động khá tích cực và có bề dày kinh
nghiệm trong việc phổ biến và áp dụng các công cụ chống tham nhũng.
M: V́ sao mà Tổ chức Minh bạch quốc tế chưa có một chi nhánh tại Việt nam, mặc
dù con số các chi nhánh ở các nước khác đă lên tới 85?
L: Thông thường chúng tôi hợp tác với xă hội dân sự, thường là các tổ chức phi
chính phủ và bản thân chúng tôi cũng là một tổ chức phi chính phủ. Mặc dù vậy
Trung quốc có lẽ cũng tương tự như ở Việt nam, vị thế của các tổ chức phi chính
phủ có lẽ cũng giống nhau, và v́ thế chúng tôi không có một chi nhánh ở đó, mà
chủ yếu hợp tác với các viện nghiên cứu ở Bắc Kinh để góp phần đẩy mạnh pḥng
trào chống tham nhũng. Đồng thời chúng tôi cũng làm việc với các bộ ngành để quảng
bá các công cụ chống tham nhũng. Chính phủ Trung quốc cũng đă thể hiện quyết tâm
chính trị trong việc chống tham nhũng và họ cũng sẵn sàng hợp tác với Tổ chức
Minh Bạch quốc tế. Đối với Việt nam th́ cho tới nay chúng tôi vẫn chưa biết là
có thể hợp tác với ai và cách thức hợp tác thế nào, mặc dù chúng tôi rất sẵn
sàng.
Và như tôi đă nói, nhân đây tôi cũng muốn đưa ra một lời thỉnh cầu là chúng tôi
rất muốn được hợp tác với VN trong lĩnh vực chống tham nhũng, nhưng chỉ khi
chúng tôi hiểu được cách thức thực hiện được những điều trên. Tôi cũng nhấn mạnh
rằng Minh bạch quốc tế lấy việc hợp tác xây dựng làm nguyên tắc hoạt động của
ḿnh. Chúng tôi rất muốn hợp tác với xă hội dân sự, giới doanh nghiệp và với các
chính phủ để chống tham nhũng. Một việc rất rơ là để có thể hỗ trợ sự thay đổi
trong một công ty, hoặc trong một đất nước, th́ tinh thần hợp tác là hết sức
quan trọng, và chúng tôi luôn cố gắng cùng làm việc trên tinh thần này chứ không
trực tiếp chỉ mặt chỉ tên..(cười) những kẻ tham nhũng.
|