Đất Việt

   
 

Lại thêm một cơ quan mới để bài trừ tham nhũng

 

bbc

   
 

Quốc Hội Việt Nam Khóa 11 đă nhóm họp kỳ thứ 6 mấy ngày gần đây. Nhân kỳ họp này, Thủ Tướng Phan văn Khải có đọc một bài diễn văn được nhiều người chú ư. Ông đề cập đến nhu cầu phải đẩy mạnh một số những biện pháp về mặt kinh tế để Việt Nam có thể sớm gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới ( WTO ).

Đồng thời ông cũng loan báo là Chính Phủ sẽ thiết lập một cơ quan mới nhằm mục đích theo dơi và tận diệt tệ nạn tham nhũng. Tệ nạn này là một thực tế mà trong dân gian cũng như trong giới chính quyền ai cũng nói tới cả hàng chục năm nay, tại sao lúc này ông Khải lại trở lại vấn đề. Đài Á Châu Tự Do trao đổi ư kiến với ông Trần Sơn Nam về căn bệnh kinh niên này của Việt Nam.

Hỏi: Thưa ông, trong những năm nay gần đây ở Việt Nam, từ người dân thường cho đến nhà cầm quyền, ai ai cũng nói đến tệ nạn tham nhũng, phải chăng lúc này căn bệnh trở nên trầm trọng hơn nên người ta mới thấy Thủ Tướng Phan Văn Khải lên tiếng về vấn đề này?

Đáp: Thực ra, như mọi người đă biết, ngay từ thời c̣n Tổng Bí Thư Đỗ Mười, tham nhũng đă được gọi là “quốc nạn”, rồi có lúc sau đó lại được gọi là nạn “nội xâm”. Liên tiếp trong nhiều năm, người ta đă được nghe đến những vụ tai tiếng lớn, dính líu đến những nhân vật cao cấp trong chính quyền.

Kể tên ra th́ không tiện và cũng không thể hết được, nhưng người ta được biết là cho đến nay đă từng có rất nhiều đơn tố cáo do những vị lăo thành cách mạng công khai đứng tên, vạch trần ra những hành động sai trái của nhiều giới chức trong bộ máy Đảng và Nhà Nước (như Ủy Viên Thường Vụ, thường trực Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, hay Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng trong Chính Phủ v.v..)

Gần đây hơn nữa lại có vụ Năm Cam, nhưng trong tất cả những trường hợp trên đây sự trừng phát đối với những nhân vật cao cấp nếu có th́ cũng chỉ gọi là cho có lệ, do đó mà dư luận chung vẫn cho là Đảng và Nhà Nước không dám mạnh tay.

Hỏi: Theo chỗ chúng tôi được biết th́ mới đây không lâu hăng thông tấn AP có đưa tin là trong năm nay, Nhà Nước Việt Nam đă phát giác ra 32 vụ tham nhũng liên quan đến gần 70 chục giới chức làm việc trong bộ máy chính quyền và số tiền thất thoát có thể lên tới hơn một trăm tỷ đồng Việt Nam tương đương với gần 8 triệu dollars. Ông có thể cho biết có vụ nào là tai tiếng lớn không?

Đáp: Trong năm vừa qua, những quan sát viên quốc tế có để ư nhiều đến một vài vụ tai tiếng có liên hệ tới giới đầu tư nước ngoài và đặc biệt về đường dây chạy quota hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Về ngành xuất khẩu dầu thô và lập xưởng máy lọc dầu th́ người ta phải kể đến việc một số nhân viên cao cấp vào hàng Phó Tổng Giám Đốc của Xí Nghiệp Nhà Nước Viet Petro bị sa thải v́ đă làm giả mạo những hợp đồng thực hiện công tác để lấy tiền thặng dư làm của riêng của ḿnh.

C̣n về vấn đề chạy quota hàng dệt may th́ đây là một mối lợi lớn nên người ta sôn sao nhiều, không những v́ số người bị bằt giữ (như Lê văn Thắng, Mai Thanh Hải, Nguyễn Việt Phú, Đặng Vũ Quang) mà c̣n v́ một trong số người này lại có Mai Thanh Hải là con của ông Thứ Trưởng MVD mà ai cũng biết là ông Mai Văn Dâu. Ông Thứ Trưởng này đă nghỉ việc nhưng toàn vụ chắc c̣n lan rộng v́ dường như báo chí đă được nhà cầm quyền thả lỏng cho đi điều tra.

Hỏi: Thủ Tướng Phan Văn Khải loan tin tại Quốc Hội là một cơ quan mới sẽ được thành lập để chuyên việc theo dơi và diệt trừ tham nhũng, liệu biện pháp mới này có thể mang lại kết quả không, thưa ông ?

Đáp: Trước hết, tôi nghĩ là mặc dầu có sự ta thán trong dân gian, nạn tham nhũng gần đây có vẻ lan rộng hơn trước. Năm ngoái, 2003, một tổ chức quốc tế IT (Transparency International) sau khi đă điều tra t́nh h́nh tại 133 nước trên thế giới về mặt tham nhũng đă xếp Việt Nam vào hạng thứ 100 trong số những nước này.

Đến năm nay th́ Việt Nam lại tụt xuống hạng 106. Ngoài ra giới quan sát cũng lấy làm lạ là trong khi nhà cầm quyền lớn tiếng coi việc diệt trừ tham nhũng là ưu tiên th́ những người như các ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê lại bị cầm tù chỉ v́ đứng ra công khai xin lập một Hội Chống Tham Nhũng để giúp Nhà Nước. Có lẽ v́ lúc này dư luận sôn sao quá nên Thủ Tướng Phan Văn Khải mới phải đưa ra đề nghị lập ra một cơ quan đặc biệt chỉ chuyên có một việc là theo dơi và diệt trừ tham nhũng.

Hầu hết các hăng thông tấn ngoại quốc đều nhắc lại lời ông nói: “Cơ quan mới này sẽ gom lại sự quyết tâm và khả năng của tất cả chế dộ” nhằm giải quyết vấn đề, và cơ quan này sẽ phải tŕnh lên chính phủ kết quả những cuộc điều tra tại các tỉnh và đô thị, chậm nhất là đến cuối quư đầu năm 2005.

Hỏi: Thưa ông, cho đến nay, người ta đă đề nghị nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tham nhũng chẳng hạn như: nhân viên các cấp trong bộ máy Đảng và Nhà Nước phải khai rơ tài sản và ngưồn gốc những tài sản này v.v.. nhưng xem ra th́ cũng không thấy có kết quả, hoặc có th́ những sự khai báo chỉ là có lệ.

Đáp: Thưa, nói cho cùng th́ cỗi rễ của vấn đề thuộc về thực chất căn bản của chế độ Cộng Sản. Một khi nhà Đảng và Nhà Nước có độc quyền đặt ra luật lệ và chính chỉ những người do Đảng và Nhà Nước chỉ định được quyền tùy tiện áp dụng những luật lệ đó th́ làm sao tránh khỏi được những sự lạm dụng. Tham nhũng th́ ở đâu cũng có, ḷng tham của con người là chuyện thường t́nh, nhưng tất cả là vấn đề mức độ.

Ở những nước thực sự có tự do dân chủ, người dân đứng ra phanh phui tham nhũng không sợ cơ quan công quyền bỏ tù, báo chí điều tra tham nhũng không phải theo chỉ thị của chính phủ, ngoài ra ngành tư pháp lại được hoàn toàn độc lập xét sử những vụ tham nhũng, dầu phải động chạm đến cả những nhân vật cao nhất nước, như vậy th́ dầu có tham nhũng chăng nữa, những người làm bậy cũng phải e dè, lo ngại, do đó mà tham nhũng, nếu có, cũng chỉ ở một mức độ nào thôi, chứ không thể lan tràn được như ở Việt Nam hiện nay.

Tham nhũng không những là một tệ nạn về mặt xă hội mà c̣n là một lực cản sự phát triển của đất nước. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam muốn thực sự diệt trừ tham nhũng th́ việc đầu tiên phải làm là nhận diện cỗi rễ của vấn đề, rồi sau đó cởi mở chế độ để chính người dân có thể giúp nhà cầm quyền khôi phục lại bầu không khí lành mạnh trong toàn xă hội, điều cần thiết trong mọi công cuộc phát triển.