Đất Việt

   
 

Bộ Trưởng CSVN Thú Nhận: Biết Có Tham Nhũng Từ Lâu

 
 

HANOI -- Lại nổ thêm một vụ tham nhũng vĩ đại, và lần này con số là nhiều triệu đô la. Cán bộ bị bắt toàn là đàn em và em cháu các đại cán bộ. Bi thảm là, một cựu Bộ Trưởng phải nh́n nhận là đă biết tham nhũng từ lâu rồi mà không giải quyết nổi.
Theo tin này, một Vụ phó của Bộ Thương mại và chín cán bộ bị bắt v́ ăn cả triệu đô trong việc phân bố hạn ngạch xuất cảng hàng dệt may qua Mỹ.
Hôm Thứ Sáu 17, Phó Thủ tướng CSVN Vũ Khoan, trước đây là Bộ trưởng Thương mại, cũng phải nh́n nhận rằng những chuyện sai trái trong Bộ đă có từ nhiều năm rồi. Ông chỉ... ước ao là chế độ hạn ngạch không c̣n để khỏi có chuyện hối lộ như vậy.
Phần ḿnh, sau hơn một ngày tránh né, hôm Thứ Sáu, Bộ trưởng Thương mại Trương Đ́nh Tuyển đă phải ra trả lời báo chí trong nước bên hành lang Hội nghị Xúc tiến Thương mại Toàn quốc tại Hà Nội. Ông cho biết là Bộ đă lập đoàn thanh tra từ tháng Năm rồi, nhưng chưa nhận đuợc đơn tố cáo nào về chuyện nhận hối lộ trong Bộ, cho đến khi công an đột ngột đến thẳng trụ sở của Bột bắt giữ Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu Lê Văn Thắng, 50 tuổi, và thuộc cấp Bùi Hồng Minh, cũng là cháu ông Thắng.
Theo Bộ trưởng Trương Đ́nh Tuyển th́ c̣n phải chờ kết quả điều tra từ phía công an!
Nội vụ bùng nổ hôm Thứ Tư 15, khi Lê Văn Thắng bị bắt tại Hà Nội và lập tức được đưa vào Sàigon điều tra thêm, dẫn tới việc bắt giữ nhiều người khác trong một đường dây ăn tiền có thể lên tới cả triệu đô la, đa số nạn nhân là các doanh nghiệp xuất cảng trong Nam. Nguyên ủy là nhiều doanh nghiệp xuất cảng, từ Hàn Quốc đến Việt Nam, đă "kín đáo" than phiền là có chuyện ăn hối lộ trong cách phân bố hạn ngạch (quota) số hàng dệt may bán qua Hoa Kỳ. Sau đó, một công ty Việt Nam tố cáo là đă chạy tiền với ông Thắng mà cuối cùng vẫn bị loại ra khỏi hạn ngạch.
Được biết là sau Hiệp định Thương mại Mỹ-Việt, Việt Nam được Hoa Kỳ đồng ư cho xuất cảng qua Mỹ một số mặt hàng dệt may trong hạn ngạch một tỷ bảy rồi bốn tỷ hai trăm triệu Mỹ kim. Từ đấy, nhà nước Việt Nam mới có quyết định phân bố hạn ngạch đó có các doanh nghiệp theo nhiều tiêu chuẩn rắc rối, có khi mù mờ và dễ du di thay đổi. Việc phân bố được các doanh nghiệp Việt Nam gọi là "bát quái trận đồ".
Hậu quả là quan chức nhà nước có quyền chọn nhà này bỏ nhà kia, và trục lợi ở giữa. Các doanh nghiệp th́ lúc được lúc thua, có khi buôn bán hạn ngạch cho nhau, và nhiều cơ sở than văn đă lâu v́ những khuất tất trong việc thanh lọc nhưng đây là lần đầu mà có công ty khiếu nại với chứng cớ rơ ràng.
Được đài BBC phỏng vấn về vụ tham nhũng lớn lao này, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng vụ hối lộ bùng nổ vào thời điểm bất lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam, khi các nước cạnh tranh với Việt Nam sẽ hết bị hạn ngạch từ đầu năm tới do quy định tự do mậu dịch của WTO, và khi xu hướng bảo hộ mậu dịch đang tăng trong mùa tranh cử tại Hoa Kỳ, với áp lực rất mạnh của hiệp hội dệt may Hoa Kỳ. Hà Nội phải triệt để thanh trừng để lấy lại ḷng tin của giới nhập cảng dệt may tại Mỹ. Nhằm bảo vệ quyền lợi của ḿnh, tư doanh Việt Nam phải tích cực hơn trong việc theo dơi và tố giác những nhũng lạm trong guồng máy nhà nước, khi mà các doanh nghiệp dệt may của nhà nước bị lỗ lă kinh niên và tư doanh lại là nạn nhân của quan chức tham ô.
Sau vụ tham nhũng khổng lồ trong lănh vực dầu khí, vụ hối lộ về phân bố quota dệt may đang được dư luận trong nước chú ư, dù không thấy tờ Nhân Dân loan tải ǵ nhiều.