Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

Trần Quang Hải
Ở hải ngoại tôi không có ai tiếp nối

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Trịnh Thanh Thủy ( TTT ): Chào Giáo sư Trần Quang Hải.Gần đây trong một bài viết trên VNExpress, nhạc sĩ Quốc Bảo có phát biểu rằng «Âm nhạc Việt Nam đang đuối sức». Là một nhạc sĩ chuyên về nghệ thuật cổ truyền Việt Nam đương đại,GS nghĩ thế nào về hai ngành nghề GS đang theo đuổi, liệu hai ngành này có nguy cơ mai một hay sụp đổ không? Nó có kéo theo hệ thống âm nhạc Việt Nam không?

 

 

GS Trần Quang Hải ( TQH ): « Âm nhạc Việt Nam đang đuối sức » theo nhạc sĩ Quốc Bảo ư ? Điều này chỉ đúng một phần nào theo hiện trạng của nền tân nhạc trẻ Việt Nam tại quốc nội mà thôi. Đó là điều phải nhấn mạnh chứ không thể nói một cách mơ hồ v́ tân nhạc Việt Nam từ trước tới nay có rất nhiều bài bản đă đi vào đời sống người dân và đă lưu lại trong ḷng hàng triệu người trong và ngoài nước từ hơn 50 năm như « Biệt ly » ( Doăn Mẫn ), « Con thuyền không bến » ( Đặng Thế Phong ), « Đêm Tàn Bến Ngự » ( Dương Thiệu Tước ), « Đêm Đông » (Nguyễn Văn Thương), « Chùa Hương » ( Hoàng Quư ), « Mơ Hoa » ( Hoàng Giác ), « Gửi gió cho mây ngàn bay » ( Tô Vũ ), v.v. Ngay cả hiện nay có hàng trăm nhạc sĩ sáng tác hàng ngh́n, hàng chục ngh́n bài « nổi / ch́m » lẫn lộn từ khắp các nẻo đường Việt Nam. Ngay tại hải ngoại, cũng có vài chục nhạc sĩ trẻ hăng say sáng tác và một số ca khúc không dựa vào nhạc xứ nào hết mà rất được yêu thích.

Sau khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, trước những luồng nhạc trẻ Tây phương ( phần lớn là nhạc Mỹ, Anh, Pháp ), và luôn cả nhạc trẻ Nhật, Đại Hàn, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan, các nhạc sĩ trẻ Việt Nam tại quốc nội t́m nguồn cảm hứng qua các luồng sóng nhạc ngoại nhưng chưa kịp «tiêu hóa» và lại phải « nuốt, ngốn » để sáng tác thật mau, thật nhiều sáng tác mới dựa trên nhạc ngoại hầu cung ứng thị trường đang trên đà thay đổi sở thích quá nhanh chóng. Và gần đây, nhạc quốc nội xôn xao về vấn đề “ đạo nhạc ”. Trong số vài nhạc sĩ bị nghi vấn có Quốc Bảo. NS Quốc Bảo là một nhạc sĩ đàn ghi-ta trong ban nhạc của cố NS Phạm Trọng Cầu và là người dạy nhạc lư ở trường cao đẳng sư phạm. Anh đă từng tự cho ḿnh ngang hàng với cố NS Trịnh Công Sơn, và c̣n tuyên bố là «tôi ra sức cứu văn nền ca nhạc Việt Nam».

Tuy nhiên cả hai bài « T́nh thôi xót xa » ( Bảo Chấn viết lời Việt trên nhạc Nhật ) và « Tuổi 16 » ( Quốc Bảo viết lời Việt trên ca khúc Renaissance Fair ) chỉ là ca khúc thông thời thị trường chưa được xếp vào những thành tựu của tân nhạc Việt Nam.

Việc sao chép ca khúc ngoại quốc là hậu quả của nhu cầu của giới trẻ trong nước đ̣i hỏi cái mới liên tục quá mau hơn đà phát triển tự nhiên, và hiện tượng «siêu sao» đă làm đảo lộn đời sống. Nhạc trẻ không kịp cung ứng nhu cầu quá vội vàng của giới trẻ. Mức sáng tác nhạc bị «chùn» lại và nguồn hứng của các nhạc sĩ cũng cạn đi. Nhạc ngữ hết phù hợp với sở thích giới trẻ. Lời không c̣n lăng mạn du dương như thời tiền chiến mà là những ngôn từ ngớ ngẩn, ngây thơ, đôi khi trắng trợn, thiếu tŕnh độ. Lời nhận xét của NS Quốc Bảo về sự đang đi xuống của âm nhạc Việt Nam hoàn toàn thiếu suy nghĩ, nếu không nói là thiển cận, hấp tấp. Tôi vừa ngạc nhiên lẫn thất vọng khi biết NS Quốc Bảo c̣n là một nhà phê b́nh âm nhạc từ nhiều năm qua tại Sài G̣n và có uy tín đối với giới trẻ và nhạc trẻ Việt Nam.

Là một nhạc sĩ nhạc truyền thống Việt Nam và nhạc đương đại Tây phương từ hơn 40 năm tại Pháp, có thể tôi có một cái nh́n khác với một số nhạc sĩ tại quốc nội. Đôi lúc, tôi nghĩ ḿnh được may mắn hơn người khác, tỷ như:

1 Tôi sinh ra trong một gia đ́nh nhạc sĩ cổ truyền từ hơn 150 năm, là đời thứ 5 trong gia đ́nh họ Trần và được hấp thụ hai nền âm nhạc Đông Tây.

2 — Cái may mắn thứ hai là tôi được học suốt 10 năm, vừa thực tập vừa học lư thuyết nhạc Á châu tại Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương ( Centre of Studies for Oriental Music ) tại Paris do thân phụ tôi làm giám đốc. Tôi được học nhạc truyền thống Ả rập, nhạc Ba Tư, nhạc Ấn độ, nhạc Trung quốc, Đại Hàn, Nhật, Nam Dương. Chính sự tiếp xúc trực tiếp với những truyền thống nhạc dân tộc của các quốc gia Á châu qua các nhạc khí mà tôi luyện tập đă làm giàu số vốn âm nhạc sẵn có trong tôi, và mở rộng tầm mắt tôi trong việc sáng tác và tŕnh diễn.

3 Cái may thứ ba là tôi học nhạc cổ điển Tây phương ở trường quốc gia âm nhạc Sài G̣n ( 1955-61 ), và sau đó theo học lớp sáng tác nhạc điện thanh ( electro-acoustical music ) năm 1965 với cố nhạc sư Pierre Schaeffer, người sáng lập ra nhạc điện tử ( electronic music ), và nhạc cụ thể ( concrete music ).

4 Cái may thứ tư là tôi học môn nghiên cứu nhạc học (musicology) tại đại học đường Sorbonne ( 1962-67 ) để có dịp nghe tất cả loại nhạc cổ điển Tây phương từ thời Trung cổ tới đương đại ( Schönberg, Xenakis, Boulez, v.v. ). Từ năm 1962 tới 1969 tôi học thêm bộ môn dân tộc nhạc học ( ethnomusicology ) để khám phá gia tài âm nhạc truyền thống thế giới.

5 Cái may thứ năm là tôi được đào tạo thành một nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, thủ đô của văn hóa và văn minh thế giới, và tạo cả một sự nghiệp âm nhạc từ hơn 40 năm qua. Tôi thuộc thế hệ tiên phong của bộ môn nghiên cứu dân tộc nhạc học, tham gia tích cực vào phong trào chấn hưng dân nhạc tại Pháp và Âu châu từ năm 1965 tới 1975.

6 Cái may thứ sáu là tôi vừa là nhà nghiên cứu và vừa là nhạc sĩ tŕnh diễn. Tôi đă tŕnh diễn trên 3.000 buổi tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, tham gia tại hơn 130 đại hội liên hoan nhạc truyền thống quốc tế.


Về nhạc cổ truyền, cách đây 50 năm, ít có ai để ư tới nhạc cổ truyền nói chung. Nhạc sĩ Ravi Shankar, một danh cầm đàn Sitar Ấn độ, đă chinh phục Tây phương từ cuối thập niên 50. Ông c̣n là thầy của George Harrisson ( một nhạc sĩ của nhóm The Beatles ), của John Coltrane ( Jazz ). Ông đă làm vang danh nhạc Ấn độ khắp nơi trên thế giới. Ảnh hưởng của nhạc Ấn độ có thể t́m thấy ở nhạc đương đại Âu Mỹ (sáng tác của nhà soạn nhạc Pháp Jacques Charpentier ), ở nhạc trẻ pop ( The Beatles, và nhiều nhóm nhạc pop khác trong thập niên 60 ở Anh Quốc ). Nhạc cổ truyền Nam Mỹ, đặc biệt của xứ Péru, Bolivia đă xâm chiếm thị trường nhạc mới suốt thập niên 60. Rồi tới nhạc Phi Châu, nhạc RAI Ả rập, nhạc du mục Gypsy Đông Âu trong thập niên 70 và 80. Hiện tượng nhạc thế giới ( World Music ) được phát hiện vào giữa thập niên 80 là sự giao lưu giữa nhạc cổ truyền và nhạc trẻ Tây phương đă giúp cho giới trẻ thế giới khám phá những truyền thống âm nhạc cổ xưa của các lục địa. Gần đây nhất, kỹ thuật hát đồng song thanh của dân Tuva, dân Mông cổ, và dân Xhosa ( Nam Phi ) được thế giới khâm phục. Cách đây 30 năm, nguyên cả xứ Tuva và xứ Mông cổ chỉ có khoảng vài chục người biết về kỹ thuật hát hai giọng cùng lúc này. Năm 2004, tại hai quốc gia vừa kể có trên 3.000 người hát chuyên nghiệp và hàng năm đều có tổ chức đại hội liên hoan hát đồng song thanh. Nhạc Phật giáo Tây Tạng rất được ưa chuộng từ hơn 40 năm. Ống thổi Didjeridu của thổ dân Úc trở thành nhạc khí rất được ưa thích tại Âu Mỹ từ 1990. Đàn môi Mông của miền thượng du Bắc phần Việt Nam trở thành nhạc khí bán chạy nhất ở Âu Mỹ, đến nỗi có một người Đức đă làm một trang nhà lấy tên là Đàn Môi chuyên bán đàn môi Mông ( www.danmoi.de ), một phần lớn là nhờ vào sự biểu diễn đàn môi Mông do tôi tŕnh diễn từ hơn 20 năm nay tại nhiều đại hội liên hoan nhạc dân tộc trên thế giới. Nhạc đàn gamelan của Nam Dương, nhạc cung đ́nh Gagaku, nhạc tuồng Kabuki, nhạc múa rối Bunraku, nhạc đàn tranh koto của Nhật, nhạc cung đ́nh Ah Ak, nhạc đàn tranh kayakeum của Đại Hàn, nhạc đàn cổ cầm Trung quốc, nhạc cung đ́nh Huế, ca trù, múa rối nước của Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ. Sự phát triển và bành trướng nhạc cổ truyền Á châu và thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng, đă cho thấy là nhạc dân tộc ngày càng được phổ biến rộng răi chứ không có mai một hay sụp đổ ...

Nhạc đương đại Tây phương được dạy tại hầu hết các trường quốc gia âm nhạc khắp năm châu. Sự giao lưu giữa các nhạc ngữ cổ điển và dân gian đă tạo một trường phái mới cho nền âm nhạc thế giới. Những nhà sáng tác nhạc đương đại gốc Việt đang sống ở hải ngoại, có thể kể: Cung Tiến, Nghiêm Phú Phi, Phan Quang Phục ở Hoa kỳ; Nguyễn Văn Tường ( từ trần 1996 ), Trương Tăng ( từ trần 1989 ), Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Trần Quang Hải ở Pháp, Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Lê Tuấn Hùng, Đặng Kim Hiền ở Úc châu. Chỉ có Trần Quang Hải, Hoàng Ngọc-Tuấn, Lê Tuấn Hùng và Đặng Kim Hiền là vừa sáng tác và vừa tŕnh diễn nhạc của ḿnh.

Gia đ́nh tôi ( GS Trần Văn Khê, em gái tôi Trần Thị Thủy Ngọc và tôi ) đă đào tạo hàng trăm nhạc sinh Việt và ngoại quốc về đàn tranh tại Pháp. Bạch Yến và tôi đă có mặt tại trên cả trăm đại hội liên hoan nhạc quốc tế và tŕnh diễn cả ngàn chương tŕnh tại trên 60 quốc gia. Nữ nhạc sĩ Phương Oanh và nhóm Phượng Ca, sau 35 năm kiên tŕ đă tạo hàng ngh́n nhạc sinh đàn tranh và các nhạc khí khác tại Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Na Uy, Úc, Canada, và luôn cả ở Việt Nam. Nữ nhạc sĩ Quỳnh Hạnh cũng mở lớp dạy đàn tranh, bầu, trưng, thu hút khá nhiều nhạc sinh tại Paris. Nhóm Hồng Lạc ở Canada, nhạc sĩ Phạm Đức Thành, nhạc sĩ Khắc Chí, Bích Ngọc ở Canada, nhạc sĩ Nguyễn Thuyết Phong, nữ nhạc sĩ Ngọc Dung, nhóm Lạc Việt ở Hoa kỳ, đă có nhiều sinh hoạt nhạc dân tộc ở khắp Bắc Mỹ.

Nh́n vào nhạc quốc nội, sự phục hưng hay tái sinh của nhạc cung đ́nh Huế (Ngày 7 tháng 11. 2003, UNESCO ban tặng một giấy khen nh́n nhận Nhạc Cung Đ́nh Huế là «kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại» - Chef d’œuvre de l’oral et de l’héritage intangible de l’humanité / Masterpiece of the Oral and Intangible Heritage of Humanity ), ca trù, chầu văn, múa rối nước và sự phát triển đàn tranh (nhờ sự đóng góp của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, nữ nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan, nữ nhạc sĩ Phương Bảo, hai nữ nhạc sĩ trẻ Hải Phượng và Thanh Thủy ) đă làm cho nhạc cổ truyền khởi sắc với nhiều chuyến đi tŕnh diễn ở nước ngoài từ 15 năm nay. Các nhóm nhạc sĩ trẻ như Phù Đổng, Tre Xanh, nhạc sĩ Đỗ Lộc, Phạm Thúy Hoan, Hải Phượng, ban ca trù Thái Hà, đoàn múa rối nước Hà nội và Thành phố HCM, cũng như nhiều nghệ sĩ cải lương có mặt thường xuyên tại nhiều đại hội liên hoan quốc tế. Viện âm nhạc Hà nội (32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) là nơi tàng trữ hàng chục ngàn bài hát dân ca, xuất bản nhiều CD, VCD nhạc dân tộc Kinh và các sắc tộc Thái, Gia Rai, Ba-Na, v.v., sách nghiên cứu âm nhạc nói chung, và một pḥng triển lăm hàng trăm nhạc khí dân tộc. Bao nhiêu đó đủ cho thấy nhạc cổ truyền Việt Nam vẫn c̣n sống mạnh tại hải ngoại cũng như trong quốc nội.

( TTT ) : Tôi được biết Giáo Sư có nghiên cứu, thí nghiệm và giảng dạy về kỹ thuật hát đồng song thanh (overtone singing). Giáo Sư có thể cho độc giả biết nó là ǵ? Và kỹ thuật này có ứng dụng được vào âm nhạc Việt Nam không? Giả dụ một bài t́nh ca hay dân ca chẳng hạn?

( TQH ):  Hát đồng song thanh là hát cùng một lúc ra hai giọng ở hai cao độ khác nhau. Một giọng trầm phát ra từ cổ họng tức là giọng chánh (fundamental sound) và một giọng bổng thoát ra từ những bồi âm ( overtones ) của giọng chánh. Mỗi bồi âm mang một số chỉ định thứ tự cao độ. Điểm quan trọng cần phải biết trong cách hát đồng song thanh là làm sao phải giữ nguyên một cao độ cố định trong khi đó phải di chuyển các bồi âm theo một giai điệu nào đó tùy theo bài bản lựa chọn trong giới hạn giữa bồi âm số 4 và bồi âm số 16. Người Mông cổ và người Tuva chuyên sử dụng bồi âm từ số 6 tới 13. Nếu tôi bắt đầu giọng chánh là Do th́ các bồi âm 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13 sẽ có cao độ là Sol, La, Do, Ré, Mi, Sol tức là các nốt của một âm giai ngũ cung. Những bài hát thuộc âm giai ngũ cung của các quốc gia khác đều có thể hát với âm giai ngũ cung tạo bởi bồi âm, chẳng hạn như bài “Amazing Grace”. Cái khó thứ ba trong cách hát đồng song thanh là làm sao hăm giọng chánh cho thật nhỏ để cho bồi âm được nghe lớn hơn. Cách này có thể luyện tập với phương pháp nín hơi trong cách lặn dưới nước

Hát đồng song thanh ( danh từ này do tôi đề nghị có nghĩa là hát hai giọng cùng một lúc ) trong khi người Mông cổ và người Tuva dùng từ ngữ KHOOMEI (có nghĩa là “giọng hầu”). Hát đồng song thanh được phát triển tại Âu châu từ hơn 30 năm nay nhờ vào công tŕnh nghiên cứu của tôi khởi xướng từ năm 1969 tại Paris. Thế giới âm nhạc Tây phương chỉ biết nghệ thuật tạo bồi âm của các nhà sư Tây Tạng thuộc nhánh Gyuto của trường phái Gelugpa ( Dalai Lama thuộc trường phái này ) qua cách tụng kinh giọng thật trầm và phát ra bồi âm số 10 ( quăng 3 trưởng trên 3 bát độ đối với cao độ của giọng chánh của người hát ). Nhà soạn nhạc Đức Stockhausen soạn một ca khúc “ Stimmung ” cho 6 giọng vào năm 1968. Nhưng nghệ thuật hát lạ lùng này chưa được phát triển cho lắm. Phải đợi tới năm 1974, khi dĩa hát “Chants mongols et bouriates” do hăng dĩa Vogue phát hành, theo tài liệu thu thanh của GS Roberte Hamayon và do tôi lựa chọn, rồi khi tôi đă khắc phục kỹ thuật này và bắt đầu dạy và phổ biến khắp Âu châu, thế giới nhạc Tây phương bắt đầu khám phá hát đồng song thanh. Đầu thập niên 80, hát đồng song thanh Tuva được phát hiện qua đại hội liên hoan giọng hầu tại xứ Tuva và một vài ca sĩ Tuva giới thiệu cách hát này tại Âu Mỹ. Lúc đầu tại Mông cổ và Tuva chỉ có vài chục ca sĩ hát kỹ thuật giọng hầu khoomei. Bây giờ ( 2004 ) , có tới vài ngàn ca sĩ chuyên môn hát khoomei tŕnh diễn khắp các nơi trên thế giới, nổi tiếng nhất của Mông cổ là các ca sĩ Sundui, Tserendava, Ganbold, các nhóm Eschiglen, Altai Kanga, các ca sĩ Genadi Tumat, Mongush Kandar, các nhóm Huun Huur Tu, Shu De, Tuva Ensemble, v.v.

Năm 1995, tôi được mời làm chủ tịch cuộc thi hát giọng hầu tại thủ đô Kyzyl, xứ Tuva, Tây bá lợi Á, với sự tham gia của trên 300 ca sĩ Tuva, và trên 100 thí sinh thuộc các quốc gia Mông cổ, Altai, Khakassia, Nhựt Bổn, Pháp, Ḥa Lan, Đức, Canada, Hoa Kỳ. Tôi được mời làm hội viên danh dự của hội ca sĩ hát khoomei của Tuva, hội viên danh dự của Trung tâm quốc tế giọng hầu ( International Center of Khoomei ). Từ hơn 10 năm nay, đề tài hát đồng song thanh được một số sinh viên nghiên cứu dân tộc nhạc học chọn làm đề tài cho thạc sĩ ( M.A. / Maitrise ), tiến sĩ ( P h.D. / Doctorat ). Tôi đă theo dơi và hướng dẫn trên 10 luận án về đề tài này do các sinh viên thuộc các trường đại học Pháp, Đức,Ḥa Lan, Ư, Na Uy, Nhật. Hát đồng song thanh có liên hệ tới âm thanh học ( acoustics ), y học ( phoniatrics ), âm nhạc điều trị học ( music therapy ), tâm lư điều trị học ( psychotherapy ) và sáng tác ( composition ).

Trong lĩnh vực dạy ca hát, tôi đă dạy nhiều lớp master classes tại các trường âm nhạc nổi tiếng thế giới như trựng âm nhạc Tshaikovsky ở Moscow ( Nga ), Paris ( Pháp ), trường âm nhạc hoàng gia Nhật ở Tokyo ( Nhật ), trường âm nhạc hoàng gia ở Rotterdam ( Ḥa Lan ), hàn lâm nhạc viện ở Basel ( Thụy Sĩ ). Một số đông các ca sĩ chuyên nghiệp Tây phương đă theo học với tôi để học cách giữ hơi, hăm hơi, lấy hơi. Trong cách hát đồng song thanh, cách thở ra hít vào hoàn toàn khác với kỹ thuật dạy về thở ở các trường âm nhạc.

Trong lĩnh vực trị bịnh, hát đồng song thanh giúp cho người nhút nhát bớt nhút nhát, người bị cà lăm bớt cà lăm (nói lắp), mang lại tự tin cho người tập loại hát này. Ngoài ra loại hát này giúp cho người học Yoga có hơi thở dài hơn, cho người học khí công có nhiều điện lực hơn và cho người học Thiền có nhiều nghị lực tập trung tư tưởng trong khi ngồi thiền.

Từ trên 30 năm nay, có hơn 7000 người theo học với tôi từ 60 quốc gia. Hiện nay có khoảng 20 người học tṛ Tây phương theo học với tôi đă mở lớp dạy hát đồng song thanh và bành trướng môn phái hát đồng song thanh do tôi đề xướng tại Âu châu từ 1972.

Áp dụng vào trong nhạc Việt Nam: Về nhạc đương đại, tôi là người đầu tiên dùng hát đồng song thanh trong nhạc điện thanh qua bài “ Về Nguồn ” soạn chung với cố nhạc sĩ Nguyễn văn Tường từ năm 1972 và tŕnh diễn lần đầu vào năm 1975. Sau đó Lê Tuấn Hùng tại Melbourne ( Úc ), rồi Hoàng Ngọc-Tuấn tại Sydney ( Úc ) có dùng hát đồng song thanh trong những sáng tác mới. Trong dân nhạc Việt Nam, tôi có thu bài “ C̣ lả ” với kỹ thuật hát đồng song thanh trong dĩa 33 ṿng “ Music of Vietnam / Tran quang Hai & Hoang Mong Thuy ”, hăng Albatros sản xuất, Milan, Ư, 1978.

 

Các bạn có thể vào đây xem video về kỹ thuật hát đồng song thanh :
  http://www.canalu.com/canalu/affiche_programme.php?
  programme_id=1440745852&chaine_habillage=512
  &vHtml=0&cycle_id=&num_sequence=&largeur=1024
 
Dùng quang tuyến X để xem bên trong miệng khi hát đồng song thanh :
  http://media.cines.fr/ramgen/3517/real/
canalu/science/1440745852/1440745852-1.rm
  http://honque.com/PhongVan/pvTQH/
  SongThanh_LaMelodieDesHarmoniques.mp3
  http://honque.com/PhongVan/pvTQH/
  SongThanh_LaMelodieDesHarmoniques.ra
 

( TTT ) : Giáo sư đang hoạt động trên hai lĩnh vực song song: “ âm nhạc cổ truyền ” và “ âm nhạc đương đại”. Theo Giáo sư, hai hoạt động này đóng góp thế nào cho âm nhạc hải ngoại nói riêng và âm nhạc Việt Nam nói chung ? Có thể nào chúng ta vừa bảo tồn và giới thiệu di sản âm nhạc cổ truyền với thế giới, vừa phát huy sáng tạo hay ứng dụng nó vào âm nhạc đương đại ? Có khó khăn không ?

( TQH ):  Với trên 3.000 buổi tŕnh diễn nhạc Việt Nam ở hải ngoại từ 1966 tới nay, tôi lúc đầu và từ 1978 cùng với Bạch Yến đă mang ḍng nhạc Việt qua tiếng đàn tranh, đàn c̣, sinh tiền, muỗng, đàn môi và giọng hát đến với cộng đồng quốc tế và Việt Nam để cho thấy sự phong phú của nhạc dân tộc. Những buổi thuyết tŕnh tại các đại học đường hay hội thảo quốc tế giúp cho người ngoại quốc hiểu thêm về sự đa dạng của các loại nhạc Việt và các sắc tộc sống trên lănh thổ Việt Nam. Đó là h́nh thức giới thiệu nhạc Việt Nam với thế giới.
Muốn hội nhập vào thế giới âm nhạc Tây phương, tôi đă sáng tác giai điệu mới dựa trên các thang âm ngũ cung, chế biến tiết tấu mới lạ dựa trên kỹ thuật đánh trống Việt Nam ( toong, tà- roong, táng, cắc, rắc, trắc, sậm, tịch, rù, v.v. ), áp dụng vào kỹ thuật gơ muỗng ( với trên 10 kỹ thuật mới do tôi sáng tạo ). Tôi đă dùng tiếng đàn tranh, đàn môi, muỗng, hát đồng song thanh trong nhạc điện thanh ( electro-acoustical music )  do cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường và tôi hợp tác với nhau trong nhạc phẩm “Về Nguồn” tŕnh bày lần đầu tiên vào tháng 2. 1975 tại thành phố Champigny, Pháp. Tôi đă ứng dụng tiết tấu muỗng vào nhạc tùy hứng tiết tấu để tŕnh diễn với trống zarb của Ba Tư ( 1972 ) với free jazz đối thoại với saxo tenor ( 1982 ) ( dĩa hát 33 ṿng “ SHAMAN ”, hăng Didjeridou Records DJD 001, Paris, 1983, tôi cùng nhạc sĩ Misha Lobko song tấu tùy hứng ), đàn môi, hát đồng song thanh với ống thổi Didjeridu của thổ dân Úc ( 1997 ) ( dĩa CD “ Philip Peris / Didjeridu ”, hăng Les 5 Planètes, Paris, 1997, tôi cùng Philip Peris tùy hứng qua hai nhạc phẩm trong CD này ). Tôi đă ḥa đàn môi Việt với các loại đàn môi Na Uy, Anh quốc, Nhật Bản trong một CD chuyên về đàn môi xuất bản tại Na Uy (2000). Tôi sử dụng kỹ thuật hát đồng song thanh để đệm cách tụng kinh Mantra Tây Tạng ( 2004 ) tại đại hội liên hoan nhạc quốc tế tại Genova, Ư. Tôi đă dùng âm thanh của đàn tranh, đàn bầu, đàn c̣, muỗng, sinh tiền, đàn môi, hát đồng song thanh cho nhạc các phim thương mại của các nhà viết nhạc phim Pháp như Vladimir Cosma, Philippe Sarde, Maurice Jarre, Gabriel Yared, Jean Claude Petit từ 1970 tới nay.

Lúc đầu tiên, tôi gặp rất nhiều khó khăn v́ không biết phải làm thế nào để cho thế giới biết tới nhạc Việt Nam. Với thời gian và học hỏi trường kỳ, cũng như với tuổi đời và sự tham gia hàng năm tại các chương tŕnh dân nhạc thế giới, tôi đă gọt giũa những ǵ thừa thăi, không ích lợi mà chỉ giữ lại những tinh hoa sáng giá và đặc trưng của nhạc Việt. Kinh nghiệm được rút tỉa qua hàng ngàn buổi tŕnh diễn nhạc Việt cho trẻ em Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và Na Uy đă giúp tôi làm một chương tŕnh hoàn hảo để chinh phục người ngoại quốc qua các buổi giới thiệu nhạc cổ truyền Việt Nam.

( TTT ) : Xin Giáo Sư cho độc giả biết thêm về ḿnh và những hoạt động cùng thành tựu trong lĩnh vực Giáo sư hoạt động.

( TQH ):  Những hoạt động của tôi từ 40 năm qua được kê khai trên các trang nhà ( www.tranquanghai.org ; http://tranquanghai.phapviet.com ). Đứng về mặt nghiên cứu , tôi là hội viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế như Society for Ethnomusicology ( Hoa kỳ từ năm 1969 ), Asian Music Society ( Hoa kỳ từ năm 1980), International Council for Traditional Music ( Hoa kỳ từ năm 1969 ), European Seminar for Ethnomusicology ( Đức từ năm 1983 ), Société Francaise d’Ethnomusicologie (sáng lập viên từ năm 1985 ), International Society for Musicology ( Thụy Sĩ từ năm 1977 ), International Society of Sound Archives ( Na Uy từ năm 1978 tới 1995 ). Tôi vào làm việc cho Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (National Center for Scientific Research) của Pháp từ năm 1968, chuyên về ngành dân tộc nhạc học thuộc nhóm nghiên cứu nhạc dân tộc có trụ sở tại Musée de l’Homme ( Viện Bảo Tàng Con Người ) ớ Paris quận 16. Nơi đây tôi được đặc trách giao phó về nhạc Việt Nam và nhạc sắc tộc ở Việt Nam. Sau đó tôi chuyên về nghiên cứu các kỹ thuật giọng hát trên thế giới và trở thành chuyên gia về hát đồng song thanh có uy thế nhất trên thế giới. Tôi được mời dạy tại trên 100 trường đại học ở khắp năm châu, tham gia trên 50 hội nghị quốc tế về âm nhạc, viết cho tự điển âm nhạc New Grove Dictionary of Music and Musicians ( ấn bản 1980 và 2002 ) và nhiều tự điển âm nhạc khác ở Âu châu, viết 4 quyển sách về nhạc thế giới, có bài viết trong 12 quyển sách tập thể về nhạc truyền thống ( xuất bản tại Pháp, Hoa kỳ, Đức, Lituania, Ư, Anh Quốc, Nhật, Việt Nam ) và trên 400 bài viết về nghiên cứu âm nhạc bằng tiếng Pháp, Anh và Việt. Tôi đă thực hiện chung với một nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học gốc Thụy Sĩ tên là Hugo Zemp một cuốn phim 16 ly tựa là “ Le chant des harmoniques” (the Song of Harmonics / Bài hát bồi âm vào năm 1989 ) đă gặt hái 4 giải thưởng quốc tế. Năm 2004, tôi đồng thực hiện với Luc Souvet một DVD về hát đồng song thanh tựa là “ Le chant diphonique ” do Trung tâm quốc gia tài liệu sư phạm ( CNDP – Centre National de Documentation Pédagogique) của đảo La Réunion, Pháp sản xuất. Ngoài ra tôi hướng dẫn trên 10 luận án về hát đồng song thanh của các sinh viên thuộc đại học Pháp, Đức, Ư và Na Uy.

Về tŕnh diễn âm nhạc với tư cách nhạc sĩ, tôi đă tham gia trên 150 đại hội liên hoan nhạc cổ truyền quốc tế, tŕnh diễn trên 3.000 buổi giới thiệu nhạc Việt Nam tại 60 quốc gia cùng với Bạch Yến. Chúng tôi đă diễn trên 1.500 buổi cho học sinh các trường tiểu trung và đại học do các cơ quan chính phủ các nước Na Uy ( Rikskonsertene ), Pháp ( Jeunesses Musicales de France JMF ), Bỉ ( Jeunesses Musicales de Belgique JMB ), Thụy Sĩ ( Jeunesses Musicales Suisses JMS ), Úc châu ( 25 chương tŕnh tại các tỉnh Melbourne, Sydney, Brisbane, Perth ). Đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, mỗi năm chúng tôi dành 10 chương tŕnh giới thiệu nhạc dân tộc tại những nơi có người Việt cư ngụ từ gần 30 năm qua.

Về sáng tác nhạc, tôi là hội viên của hội tác quyền Pháp ( SACEM – Société des Auteurs, Compositeurs et Editeurs de la Musique ) từ năm 1980. Số lượng bài hát đủ các loại (tân nhạc, nhạc cho đàn tranh, đàn môi, đàn bầu, hát đồng song thanh, nhạc điện thanh, nhạc tùy hứng) tổng cộng trên 500 bài đă được cầu chứng. Ngoài ra tôi c̣n là hội viên của hai cơ quan bảo vệ nghệ sĩ tŕnh diễn của Pháp ( ADIDAM, và SPEDIDAM ).

Về mặt báo chí, tôi viết cho nhiều báo nghiên cứu nhạc dân tộc của nhiều xứ trên thế giới. Ngoài ra tôi viết cho trên 30 tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại, đặc biệt có nhiều bài đăng ở các trang nhà trên mạng lưới như
www.vietnhac.org  ; www.honque.com ; www.talawas.org .

Về mặt tiểu sử, tôi là cố vấn quốc tế ( international adviser ) của hai hội tiểu sử nổi tiếng nhất thế giới là WHO’S WHO của Hoa kỳ ( American Biographical Institute ABI ) và WHO’S WHO của Anh Quốc ( International Biographical Centre IBC ). Từ 25 năm nay, tôi đă đề nghị nhiều người Việt có tiểu sử ở một trong 26 loại tự điển Who’s Who. Tiểu sử của tôi có trong 15 loại tự điển tiểu sử Who’s Who, quyển Vẻ Vang Dân Việt ( 1996 ) Trọng Minh, quyển Fils et Filles du Việt Nam ( 1997 ) Trọng Minh, Tuyển Tập Nghệ Sĩ ( 1995 ) của Trường Kỳ. Tôi là nhạc sĩ Việt Nam chuyên nghiệp đàn cho nhạc các phim của Pháp về nhạc có màu sắc Á châu có tên trong quyển Guide Du Show Business từ 30 năm nay.

Về mặt các giải thưởng quốc tế, tôi đă thu thập trên 30 giải thưởng, đặc biệt là những giải thưởng sau đây:

1967: Giải Vua Muỗng (King of Spoons) tại Cambridge Folk Music Festival

1983: Giải thưởng của Hàn lâm viện dĩa hát Charles Cros cho dĩa hát “ Vietnam / Tran Quang Hai & Bach Yen ” ( hăng dĩa SM, Pháp )

1986: Huy chương vàng của Hàn lâm viện văn hóa Á châu, Pháp

1990: Giải thưởng ưu hạng của Đại hội liên hoan quốc tế về Phim nghiên cứu tại Parnu, Estonia cho cuốn phim “ Le chant des harmoniques ” ( Bài hát bồi âm ) do tôi là đồng tác giả, diễn viên chánh và nhạc sĩ sáng tác nhạc cho phim

1990: Giải thưởng phim hay nhứt về dân tộc nhạc học của Hàn lâm viện khoa hoc Estonia cho phim “ Le Chant des Harmoniques ”

1990: Giải thưởng về nghiên cứu khoa học của đại hội liên hoan quốc tế phim nghiên cứu cho phim “ Le chant des harmoniques ”, Palaiseau, Pháp .

1991: Giải thưởng ưu hạng Northern Telecom của đại hội liên hoan quốc tế phim khoa học của Québec cho phim “ Le chant des Harmoniques ”, Montréal, Canada.

1991: Giải thưởng Van Laurens của British Association of the Voice và Ferens Institute, Luân đôn, Anh quốc

1995: Giải thưởng đặc biệt về hát đồng song thanh, đại hội liên hoan quốc tế hát đồng song thanh, Kyzyl, Tuva

1996: Huy chương thủy tinh ( Medal of Cristal ) của Trung Tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học, Pháp

1997: Giải thưởng của Hàn lâm viện dĩa hát Charles Cros cho CD Voices of the World, Pháp .

1998: Huy chương công dân danh dự thành phố Limeil Brévannes, Pháp

2002: Bắc đẩu bội tinh ( Legion d’Honneur ) của Pháp ;

( TTT ) : Công việc bảo tồn, phát huy và sáng tạo âm nhạc cổ truyền Việt Nam thật khó nhọc và lớn lao. Giáo sư có ai tiếp sức không? Giáo sư có ước vọng ǵ trong tương lai ? Nếu có thể Giáo sư sẽ làm được ǵ cho nền âm nhạc Việt Nam ?

( TQH ):  Đối với nhạc cổ truyền Việt Nam, ở hải ngoại tôi không có ai tiếp nối. Điều rất dễ hiểu, học nhạc không phải là đối tượng của đa số người Việt di tản. Âm nhạc chỉ là thú tiêu khiểu hơn là cứu cánh trong cuộc đời. Tôi nghĩ là sự phát huy nhạc cổ truyền Việt Nam phải từ trong xứ Việt Nam chứ không thể từ bên ngoài đưa vào. Bổn phận của tôi chỉ là dọn chỗ, lót đường để cho người ngoại quốc khám phá và t́m hiểu nhạc Việt thêm khi có dịp viếng thăm đất nước Việt Nam. Mặt khác là mang lại cho những trẻ em sinh ra và lớn lên ở hải ngoại những h́nh ảnh âm thanh của văn hóa Việt để các em đừng quên cội nguồn. Sau đó khi các em có dịp quay về quê hương, sẽ không bị bỡ ngỡ.

Ước vọng của tôi là một ngày nào đó tôi có dịp trở về quê hương với điều kiện thuận tiện, tôi sẽ mang lại cho tất cả những trẻ em Việt Nam hay những sinh viên âm nhạc những kinh nghiệm mà tôi đă thu thập ở hải ngoại, trao lại gia tài âm nhạc mà tôi đă lĩnh hội, hấp thụ suốt cả cuộc đời cho dân tộc Việt. Chỉ có ở Việt Nam là tôi hy vọng t́m được người thừa kế di sản âm nhạc tôi để lại. Ngày đó chưa biết là lúc nào, nhưng tôi tin rằng sẽ có ngày đó trước khi tôi vĩnh viễn ra đi .

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

© 2004 talawas