Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

Phỏng vấn nhạc sĩ , nhà văn , nhà giáo Mạnh Bích

 

Trần Quang Hải thực hiện

 

 

 

 

Trần Quang Hải (TQH) : Xin Anh cho biết một chút về tiểu sử của anh  (sinh quán, lúc c̣n đi học tiểu , trung , và đại học) , đă  đưa anh đến ngành « gơ đầu trẻ » ở Việt Nam và tại Pháp cho đến lúc hưu trí .

 

Mạnh Bích (MB) : Tôi sinh năm 1929 ở Thừa Thiên (Trung Việt) . Lúc nhỏ học tiểu học ở trường Vạn Xuân (Thành Nội), và sau đó ở trường Quégnec tại Huế . Khi vào trung học th́ học ở Lycée Khải Định (Huế) . Sau khi đậu tú tài, tôi vào đại học, đậu cử nhân giáo khoa văn chương  Pháp và cao học văn minh Pháp ở đại học văn khoa Sài G̣n .

Tôi đà dạy văn chương Việt ở các trường Pháp như Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Taberd, Regina Pacis ở Sài G̣n và Fraternité ở Chợ Lớn cho đến năm 1975 .

Tôi cũng dạy văn chương Pháp ở Đại Học Vạn Hạnh (cấp cử nhân), và Institut Français (các lớp tốt nghiệp) ở Sài G̣n cho đến năm 1975

Khi sang Pháp, tôi dạy văn chương Pháp (cấp trung học) ở các trường Georges Brassens và André Maurois (Académie de Versailles, ngoại ô Paris) từ năm 1984 đến lúc hưu trí vào năm 1995.

    

 

TQH : « V́ lư do nào đưa anh đến âm nhạc (lúc nào ? học nhạc đầu tiên với ai ? biết đàn ǵ ? học nhạc lư với ai ? ) và khi nào sáng tác nhạc phẩm đầu tiên ?  tại đâu ? nguyên do tại sao ? Phương pháp sáng tác của anh như thế nào ? (nhạc hay lời trước ? ) »

 

MB : Lúc đầu tiên tôi học nhạc bằng cách chơi đàn với bạn bè : mặng cầm (mandoline) và sáo tre với nhạc sĩ Văn Giảng (là Thông Đạt, tác giả ca khúc « Ai về sông Tương »). Khi Văn Giảng đến học hạ-uy-cầm với Ưng Lang th́ tôi học tây ban cầm với Ưng Tiến. Trong thời kỳ này (từ 1942 đến 1949 ở Huế) tôi học thêm nhạc lư với trường hàm thụ ở Paris (Cours universels de correspondance)

    - Từ lúc vào Sài g̣n, học thêm nhạc lư (ḥa âm và sáng tác) với nhạc sĩ Trần văn Lư, đài Pháp Á. Anh Lư là « ông thầy » khai tâm của tôi. Hôm ấy, tôi đem đến cho anh ấy một bản vừa sáng tác « Trở về chốn xưa » (sau này được sửa lại là « Nhà cũ vườn xưa ») anh Lư, tuy vừa ở pḥng thâu ra và sắp phải tập dượt tiếp với Anh Ngọc, vẫn cầm lấy để xem. Sau khi đọc qua, anh ấy kéo tôi vào văn pḥng và một cách ân cần và dịu dàng phân tích cho tôi nghe là tác phẩm đầu tay của tôi « hoàn toàn hỏng, complètement foutu ». Tôi ngẩn ngơ và rất buồn. Không ngẩn ngơ sao được v́ lúc ấy, tôi không hiểu ǵ cả về những nguyên tắc căn bản của sự cấu tạo giai điệu (phrase mélodique), ḥa âm (harmonisation), hợp âm (contre-point) và nhất là cấu trúc (structure) của một bản nhạc. C̣n buồn th́ tất nhiên rồi v́ khi đến, tôi hí hửng tưởng được khen là « tác phẩm đầu tay mà tuyệt tác quá, un coup d’essai valant un coup de maitre ! », đâu ngờ !!! Thấy vậy, anh Lư vỗ vai tôi và khuyên : « Em nên trau dồi thêm về ḥa âm để làm nhạctốt’ hơn. Về cấu trúc, em chỉ cần học thật kỹ thơ Đường » Lại một chuyện lạ nữa. Sao lại phải học thơ Đường, tôi tự hỏi. Anh Lư, h́nh như đoán biết, liền tươi cười nói : « Thơ Đường có nhiều loại, có thể đem lại cho ḿnh nhiều vần điệu cũng giống như nhạc vậy. Riêng loại thông dụng bốn câu năm chữ, loại tám câu bẩy chữ th́ rất cần v́ từ đó, ḿnh mới nắm vững được sự cân đối của một bài nhạc. Về học đi » 

Mấy tháng sau, nhận thấy tôi có thâm nhập được những lời khuyên của ḿnh, anh Lư giới thiệu cho tôi anh Xuân Lôi (từ Hà Nội vào) và nhạc sư Grégor (pianiste). Theo anh Lư, đấy là hai nhạc sĩ mà anh quí trọng : « anh Xuân Lôi thổi saxo rất điêu luyện v́ anh ấy có tâm hồn thi sĩ. Nhờ vậy mà anh ấy chơi nhạc hay. C̣n ông Grégor là một giáo sư piano rất bổ ích cho việc soạn nhạc v́ ông ấy rất chú trọng về étude de gammes » (nghiên cứu thang âm hay âm giai)

Dù được soi đường như vậy, chuyện âm nhạc của tôi vẫn nằm trong nguyên lư văn chương trong truyền thống của gia đ́nh : người có học (instruit) th́ phải biết nhiều nghề (sĩ kiêm bách nghệ), nói cho gọn là phải biết hưởng BỐN sinh thú tinh thần : cầm, kỳ, thi, họa. Có bạn văn chương chưa đủ, phải có thêm bạn đờn, đấy là lời dạy bảo được lưu truyền từ đời ông-nội của tôi. Cho nên, tôi không bao giờ có ư định trở thành instrumentiste, cũng như cố leo lên bậc cao cấp của việc « học nhạc ». Tôi học tây–ban-cầm, cũng như dương cầm, cũng như măng cầm (mandoline) hay thổi sáo tre chỉ đến tŕnh độ xoàng xĩnh, tầm thường, có thể xếp vào hạng chơi vớ vẩn vậy thôi. Có nghĩa là âm nhạc, đối với tôi, kể cả lúc viết nhạc, chỉ là một thú tiêu khiển như viết văn.

 

TQH : Bản nhạc nào của anh được nhiều người biết tới nhiều nhất . Đó có phải là đông cơ thúc đẩy anh tiếp tục sáng tác hay không ? và anh đă tạo sự nghiệp âm nhạc ở Việt nam (cho tới 1975) với bao nhiêu ca khúc ?

 

MB : Nói như vậy cũng có nghĩa là tôi chỉ viết được một bài nhạc khi có một sự xúc động thật thấm thía gây cảm hứng. Mà đă gọi là cảm hứng th́ nó chợt đến, rồi có thể nguội dần rồi tan đi, tùy theo cường độ (intensité) và tiến tŕnh (évolution) của t́nh cảm lúc bấy giờ. Do « căn bệnh » riêng biệt ấy, có bài tôi vừa viết nhạc xong là lời tuôn ra lẹ làng, gọn gàng, đẹp đẽ như bài Thôn trăng. Bài này được viết do một sự t́nh cờ. Hốm ấy, Hoàng Thi Thơ cũng ở đường Bùi thị Xuân, phía số chẵn, sang chơi để hỏi về « ngũ cung trong nhạc ta » và lối kết thúc của các bài « lư ». Tôi không biết giảng giải thế nào nên đem bài « lư con sáo » ra bàn chung. Hoàng Thi Thơ lấy làm lạ là « tại sao các cụ không dứt nó bằng tonique ». Do đấy tôi ngẫu hứng viết một lèo trọn bài với phần ca khúc lấy điệu lư con sáo làm « tung, inspiration) và điệp khúc theo tân nhạc, điệu bolero rất thịnh hành lúc bấy giờ. Em tôi, Nguyên Diệu chụp lấy viết luôn lời. Thế là chỉ trong ṿng chưa đầy một giờ, bài Thôn trăng thành h́nh. Hoàng Thi Thơ rất bằng ḷng và đem khoe với các anh Thẩm Oánh, Vơ đức Tuyết, Hoàng Trọng. Chỉ một tuần sau, sau khi đôi song ca Ngọc Cẩm/Nguyễn hữu Thiết trong ban Hoàng Thi Thơ tŕnh bày, bài Thôn Trăng được trở thành tub trong gần nửa năm.

Trường hợp sáng tác nhanh, gọn như vậy cũng sẽ xẩy ra với bài T́nh ca người vượt biển. Hôm ấy, giữa đại dương, khi thuyền chúng tôi ra đến hải phận, trong khi mọi người đang ḥ reo mừng rỡ, tôi lần lượt hát cho vợ tôi nghe những mơ ước của tôi khi phải đổi mạng sống để t́m tự do. Với mười bài Tiếng hát trong tù cũng vậy. Những bài ấy được làm trong trại cải tạo, lúc ngẫu hứng, hát lên để cho vài người bạn đồng tâm nghe.

Trái lại có bài được xây dựng trên một ư nhạc rất vừa ư nhưng khi làm lời th́ ghép măi không có lời nào vừa ư nên đành bỏ dở. Thông thường là vậy. Từ trước cho đến khi sang Pháp, luôn luôn như vậy. Cho nên, tôi viết rất ít.

Trong thời kỳ này (1949-1981) tôi chỉ viết vỏn vẹn có những bài này :

 - Dưới bóng dừa (với Y Vân)

 - Cánh phượng (với Vơ đức Tuyết)

 - Tâm tư (với Hoàng Lang)

 - Thư người chiến binh (với Nguyên Diệu)

 - Về miền núi cao

 - Những cánh mai vàng

 - 10 ca khúc « Tiếng hát trong tù » : T́nh ca người vượt biển, Ngoài song, Không bao giờ em khóc, Đón mẹ, Quà đau thương, Mưa buồn thế hệ, Giọt sương, Trăng mờ Ma Liêng, Giáng sinh Ma Liêng, Một ngày mai

 

 

TQH : Từ khi anh sang Pháp (năm nào ?) cho tới ngày hôm nay (2004), anh đă sáng tác bao nhiêu bài, viết cả nhạc lẫn lời , hay phổ thơ của người khác ?.

 

MB : Sau này, khi tôi bắt đầu hoạt động văn hóa tại Pháp, tôi quay sang lối viết bằng cách « phổ nhạc vào thơ » . Nguyên nhân là khi tôi nhận được một thi phẩm của một nhà thơ nào gửi đến tặng th́ tôi cám ơn bằng cách « phổ nhạc » một vài bài tôi ưa thích nhất. Loại nhạc này được tôi xếp vào loại « T́nh thơ ư nhạc » c̣n loại của tôi sáng tác trọn vẹn cả nhạc lẫn lời th́ thuộc loại « T́nh ca »

 - Anh ghép tên em vào tên anh (Hồ trọng Khôi, 1991)

 - Buồn xưa (Tùy Anh, 1996)

 - Đà Lạt yêu (Vũ Thi An, 1998)

 - Hoài hương (Minh T âm, 1997)

 - Lẵng hoa trong mộng (Tuệ Nga, 1996)

 - Màu thơ tôi (Hoài Việt, 1990)

 - Ngày xưa (Tuệ Nga, 1996)

 - Những giọt sương (Tùy Anh, 1998)

 - T́nh già (Hoài Việt, 1990)

 - Ước thầm (Vũ Thi An, 1998)

 - Về động Đào hoa (Phạm thị Nhung, 1998)

 - Chốn cũ vườn xưa

 - Cho tôi một ngày

 - Nhớ Sài g̣n

 - Về với Paris

           - Mẹ

 

 

TQH : Song song với sáng tác nhạc, anh c̣n viết sách bằng tiếng Việt và cả tiếng Pháp . Xin Anh cho biết anh có bao nhiêu tác phẩm, với đề tài nào ? và anh được giải thưởng nào ? ở Việt Nam hay ở Pháp ? hay cả hai nơi ?

 

MB : Viết sách là động cơ chính cho sự hoạt động văn hóa của tôi ở Pháp. Lúc đầu, từ khi ở trên đất Pháp, v́ bận việc dạy học, tôi chỉ viết những quyển « Le douloureux voyage » (tâm sự lưu vong nói với con cháu) « Promenade dans leurs jardins » (dịch thơ hay của các bạn thơ) để dành cho con cháu, bạn bè thân xem chứ không cho phổ biến.

Chỉ bắt đầu từ năm 1997, sau biến cố lớn lao và đau buồn của Văn bút Việt nam hải ngoại, tôi mới nghĩ đến việc phổ biến tư tưởng văn học của ḿnh. Để sống với tâm cảnh được mệnh danh là « chống cọng » của hầu hết các văn thi sĩ lưu vong ở hải ngoại, tôi thấy có bổn phận phải làm một cái ǵ để minh xác thế đứng của tôi, thế đứng của một người đă nếm BỐN tâm trạng của kẻ phải chọn lựa sự « lưu vong » : thứ nhất, đă nếm mùi đau khổ của kẻ nhất quyết bỏ hết « của cải » để đi t́m miền đất sống an b́nh (di tản), thứ nh́, đă « bị » cải tạo tư tưởng bằng những lớp học tập chính trị của Việt Cộng, thứ ba, đă chịu nhiều cay đắng trong cuộc sống « đổi đời » và nhất là, thứ tư, đă chọn lựa « đổi mạng sống để t́m tự do » (vượt biển). Tôi hoạt động văn hóa để đặt rơ vấn đề « phải làm ǵ » cho đất nước và người dân. Không nên, không được « chống cọng » một cách rỗng tuếch. Phải nói chuyện « chống cọng » một cách thực tế, hợp thời, hợp cảnh, hợp t́nh nghĩa là phải nghĩ cách cứu dân Việt nam và dựng lại nước Việt Nam.

Cho nên tôi khởi đầu việc làm này bằng sự phát hành quyển « Gịng sông trầm lặng » trong ấy tôi đặt lại vấn đề giá trị của cuộc chiến tranh được mệnh danh là dành độc lập của Việt Cọng. Nó là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử làm cách mạng để dành độc lập v́ nó tạo nên cái thảm họa « quốc phá gia vong », làm cho đất nước và con người Việt Nam đang bị tụt hậu, bị chê cười. Có lẽ nhờ vậy mà bản tiếng Pháp tựa là « Le Viêt nam crucif́é » được Giải thưởng Văn chương đặc biệt của Hội Văn gia Pháp ngữ Quốc tế năm 2001.

Những tác phẩm khác như « Những tâm hồn nổi loạn, Người công dân thế kỷ 21 » được viết cho lứa tuổi vị thành niên cũng nằm trong luận điệu ấy. Hai quyển « Tam giáo và Việt tính » (khảo luận) và « Lá rụng » (triết lư) chỉ có liên quan đến vấn đề « tĩnh lặng của tâm hồn ». Những bài báo của tôi thường lấy trọng tâm « Việt tính » mà  thôi, kể cả những bài viết có  tựa đề là « Chuyện tào lao » với biệt hiệu Ô.L.A. 

 

TQH : Giữa nhạc và văn , đối với anh môn nào gần với anh nhất ? tại sao ?

 

MB: Trong khuôn khổ nghệ thuật với tinh thần t́m kiếm chân, thiện, mỹ th́ « thi + ca » được xem là bộ môn cao cấp nhất nhưng với tư thế của một nhà giáo (enseignant), việc viết sách, làm văn học tất nhiên phải chiếm ưu thế trong sinh hoạt tinh thần của tôi. Hơn nữa, cuộc sống của một người hưu trí rất thuận lợi cho loại sinh hoạt này. Đối với một người thích « gần với sách vở » thật t́nh mà nói, không ǵ hạnh phúc bằng được sống cái cảnh tự do, thoải mái đọc sách, viết lách và làm thơ, viết nhạc lúc nào cũng được. Và mỗi ngày, sau vài giờ viết lách, đọc sách, tôi mới « đến » với âm nhạc để tâm hồn được nghỉ ngớ, thanh thản. Dạo vài bài nhạc trong cung cách này không thể nào gọi là « gần » với nhạc được. Nó chỉ giúp cho những ǵ tôi vừa thâu nhận được qua văn chương ngấm, lắng vào tâm hồn. Sự ngấm lắng ấy nhiều khi cũng tạo được một cảm hứng, gợi lên một ư nhạc, một câu thơ, mở đầu cho sự sáng tác một bản nhạc. Tôi nghĩ là v́ vậy mà nét nhạc của tôi không có cái hồn nhiên, giản dị như của phần đông các nhạc sĩ thường xuyên « gần » với nhạc.

 

 

TQH : Cảm nghĩ của anh đối với tân nhạc Việt Nam hiện tại ở hải ngoại và ở quốc nội

 

MB :  Tôi vẫn hằng theo dơi sự sinh động của tân nhạc Việt Nam, tuy sự « để tâm » ấy khoâng ñöôïc chuyeân chuù, vẫn có một cung cách tài tử thôi. Tuy nhieân tôi cần nhấn mạnh ở một điểm này : là tôi theo dơi sự sinh động của tân nhạc Việt Nam trên tinh thần của một người luôn luôn bận tâm về sự tồn vong, hưng thịnh của nước Việt Nam. Mà văn học, nghệ thuật là thước đo giá trị tinh thần của một dân tộc.

Nói như vậy th́ ai cũng hiểu là tôi, cũng như đa số văn nghệ sĩ ở hải ngoại, rất bận tâm về phương hướng sáng tác văn, thơ, nhạc ở hải ngoại cũng như ở trong nước. Nh́n chung, mấy độ sau này, tất cả các bộ môn ấy đều chịu cảnh tản mạn và chưa thoát khỏi những trăn trở. Trong nước th́ không nói làm ǵ nhiều. Bị g̣ bó trong bao nhiêu lâu bởi phương thức « hồng hơn chuyên », các nhạc sĩ, sau một thời chỉ chăm chú lo sáng tác những bài ca đấu tranh, tôn vinh Bác, Đảng, nên những t́nh cảm « người » thường trở nên gượng gạo, tẻ nhạt. Nay trong khuôn khổ chính trị/văn hóa của chính quyền đang thực hiện « chính sách đổi mới xă-hội chủ nghĩa », bộ môn ca nhạc được « thả lỏng » đôi chút. Nhiều nhà tân nhạc đă rẽ sang một con đường sáng tác mới chú trọng loại t́nh cảm, lyrique (t́nh cảm lăng mạn vẩn vơ chứ chưa có mức độ trữ t́nh sâu sắc) và đặc biệt là loại nhạc trẻ kích động lối Âu Mỹ. Rất tiếc là căn bản soạn nhạc của họ cho các loại này jazz, pop, soul…chưa được vững nên cấu trúc của những bài nhạc c̣n luộm thuộm. Lối tŕnh diễn cũng được « bung » ra, trở thành xô bồ, hỗn loạn hơn là kích động và chưa thể nói là tân nhạc Việt Nam trong nước đang bước vào một giai đoạn « mới », mới với âm hưởng mới nhưng vẫn giữ được nét dân tộc, không bị lai căng.

Ở hải ngoại, nhờ những phương tiện phong phú sẵn có trong những xă hội tư bản tự do, các nhạc sĩ, nh́n chung, đă tạo cho tân nhạc một bộ mặt, một tầm vóc rất đáng khích lệ. Từ các nhạc sĩ thuộc diện cổ điển tây phương đến các nhạc sĩ « điện tử », nhiều thực hiện có giá trị đă ra đời gây sự chú ư của giới thưởng ngoạn Âu Mỹ. Điều đáng lưu ư là hầu hết sinh hoạt riêng rẽ nên không gây đưọc tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Nếu có được một mạnh-thường-quân (tinh thần thôi cũng được) đứng ra kết hợp họ, lập những ban hợp tấu để thỉnh thoảng tŕnh diễn cho công chúng Âu Mỹ th́ âm nhạc Việt Nam kể luôn cả tân, cổ nhạc sẽ nhờ đó mà khởi sắc. Ngành sáng tác nhạc cũng không thoát khỏi điều kiện ấy.

Xin nhắc lại : đấy là những ư kiến hoàn toàn cá nhân của một người bận tâm về giá trị nghệ thuật của nghệ sĩ Việt Nam chứ không phải của một nhà nghiên cứu, phê b́nh nhạc học.

 

TQH :   Cám ơn Anh Mạnh Bích . Hy vọng một ngày gần đây giới yêu nhạc ở Paris sẽ có dịp thưởng thức những ca khúc của anh trong một buổi « Nhạc Mạnh Bích »

 

MB : ( cười ) Tôi cũng mong như vậy .

Trần Quang Hải thực hiện