Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

Đọc " Trong Lâu Đài Kỷ Niệm " của Dư Thị Diễm Buồn.

Lê Đ́nh Cai

 

 

Năm 1966, tôi rời Huế vào miền Nam để theo học ban Cao Học tại trường Đại Học Văn Khoa - Sài G̣n. Ở đây tôi có dịp quen với một cô nữ sinh trường Pháp, người gốc Tây Đô (Cần Thơ). Vào gần dịp lễ Giáng Sinh năm đó, tôi được điện tín của gia đ́nh báo tin người em trai kế tôi vừa mới tử trận tại chiến trường thuộc tỉnh Quảng Tín. Đây là cái tang lớn đầu tiên của gia đ́nh. Tôi buồn rầu vô kể, tôi thương đứa em trai tuổi đời c̣n quá trẻ mà vội rời bỏ dương thế quá sớm, lại c̣n để lại đằng sau một người vợ mới cưới chưa đầy năm....

      Trong nỗi cô đơn trên xứ lạ và trong nỗi mất mát quặn thắt đó, tôi t́m đến T.H nhà ở góc đường Phan Thanh Giản và cổng xe lửa. (Cô nữ sinh gốc người Cần Thơ đó, nay được nghe kể là hiện hành nghề bác sĩ tại Ba Lê - Pháp) để t́m được một sự xẻ chia, một niềm an ủi cho t́nh huống nghiệt ngă của ḿnh.

      - "Anh hôm nay sao khuôn mặt bơ phờ vậy? Anh ốm hả?". Tôi không trả lời T.H, đi thẳng vào pḥng khách.

     - "Anh có chuyện ǵ vậy, nói cho T.H nghe đi?"

     - "Anh vừa nhận được tin đứa em trai tử trận ngày hôm qua. Anh buồn quá em ạ..."

      Một thoáng yên lặng... T.H không nói ǵ. Sau đó lấy xe Honda đi ra và bảo tôi lên xe để nàng đưa đi loanh quanh ở chợ Bến Thành cho khuây khỏa.

      Tôi từ chối và giă từ T.H ra về. Nàng ngạc nghiên chạy theo níu tay tôi lại nhưng tôi vẫn cương quyết từ giă nàng...

     Từ đó trong ḷng tôi cứ có ấn tượng rằng những cô gái miền Nam tâm hồn thực giản dị đến độ khó cảm thông và xẻ chia những đột biến của ḷng ḿnh.

     Ư nghĩ này cứ tồn tại măi trong tôi dễ chừng suốt chặng đường đời 40 năm qua cho đến khi tôi đọc được tác phẩm "Trong Lâu Đài Kỷ Niệm" của Dư Thị Diễm Buồn, một nhà văn nữ gốc gác người miền Nam.

      Trong số các nhà văn nữ mà một số tác phẩm của họ tôi rất thích như nhà văn Kathy Trần, Ngọc Thủy, Trần Thị Bông Giấy... Mỗi người đều mang một dáng nét khác nhau. Ngọc Thủy người miền Bắc th́ văn nhẹ nhàng thanh thoát; Kathy Trần th́ ư nhị thâm trầm, lại cũng gốc người miền Bắc. Chị Trần Thị Bông Giấy th́ sâu đắng trong nỗi cô đơn miên viễn của thân phận làm người, lại là gốc gác miền Trung.

      Cho hay, thành kiến đôi khi không đúng, nhất là khi thành kiến được phát xuất từ những quy nạp với những hiện tượng riêng rẽ, không đồng bộ.

      Trở lại với "Trong Lâu Đài Kỷ Niệm" (TLĐKN) của Dư Thị Diễm Buồn (DTDB). Tuy đây là tác phẩm được tác giả gọi là chuyện dài, nhưng khi đọc xong, tôi có cảm tưởng đây là tập kư sự viết về những vui buồn trên những chặng đường đời của một cô gái miền Nam từ thời ấu thơ đến tuổi trưởng thành, lập gia đ́nh, rồi bỏ nước ra đi khi miền Nam bị nhận ch́m trong băo lửa của làn sóng đỏ vào tháng tư đen 1975.

 

Sách gồm 12 chương và cuối chương 12 có thêm phần viết về ngày 30-4-1975 gồm 17 trang (từ tr. 285 đến tr. 302). Như tựa đề cuốn sách "TLĐKN", tác giả sắp xếp các chuyển động của hồi ức theo ḍng thời gian. Truyện dài được viết theo lối kể chuyện, không có những t́nh huống phức tạp, những diễn biến nội tâm cực độ hay những đột biến bất ngờ trong cuộc sống. Chuyện kể giản đơn, xoay quanh một gia đ́nh miền Nam mà cha mẹ chỉ sinh được 5 cô con gái, không có con trai, gọi là "Ngũ Long Công Chúa": Tuyết Hồng, Tuyết Loan, Tuyết Nhạn, Tuyết Oanh và Tuyết Nga. Người kể lại chuyện gia đ́nh ḿnh là Tuyết Nhạn tức là nhà văn Dư Thị Diễm Buồn.

      Cuộc đời của Tuyết Nhạn, những tương quan, những ràng buộc giữa cha mẹ, chị em trong cuộc đời thường được tác giả kể lại hết sức ư nhị, chân thật và duyên dáng. Đặc biệt nhân vật đối tượng của tác giả, anh Dư Khải Minh sau này là chồng trong đời thực của tác giả được mô tả rất sống động và cuộc t́nh của hai người quả là bản t́nh ca tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng trong khi xă hội vốn đă đổi thay quá nhiều trong tương quan giữa t́nh yêu và đời sống vợ chồng.

      Trong suốt truyện dài này với 302 trang, người đọc có thể bắt gặp khung cảnh thân thiết của quê nhà qua từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử sau hiệp định Genève 1954. Đọc bất cứ tác phẩm tiểu thuyết nào, chúng ta đều có thể t́m ra hơi thở nhịp đập của những nhân vật trong những chặng đường đời mà họ trải qua. Bối cảnh trong TLĐKN là đời sống thanh b́nh dưới thời Đệ I Cộng Ḥa vào những năm đầu thập niên 60 và trước đó.

      Tác giả Dư Thị Diễm Buồn đă phác họa rơ nét khung trời an lạc mà nhân dân miền Nam đă có được sau hiệp định Genève, một xă hội cởi mở tự do thực sự dù c̣n những khuyết điểm cần phải khắc phục. Vùng quê nơi tác giả sinh ra và lớn lên là miền quê ngoại thuộc làng Mỹ Đức, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho. Và xin nghe tác giả kể lại với giọng văn rất chơn chất và đầy nuối tiếc:

      "Ở quê ngoại tôi, không thời nào dân chúng an cư lạc nghiệp bằng thời nhà chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm làm Tổng Thống. Các đường sá từ quốc lộ Bốn vào quận, vào làng xă xa xôi hẻo lánh được bồi đắp xây dựng theo kích thước của làng xă ấn định. Cầu bắc ngang rạch nhỏ th́ cột phải bằng xi-măng và lót bằng ván gỗ cây sao dầy rất khít khao. Cầu bắc ngang rạch lớn th́ phải đúc bằng xi-măng cốt sắt chắc chắn. Xe lam, xe máy chạy qua được dễ dàng.

      "... Dân chúng đi từ đầu làng đến cuối thôn, qua lại làng khác, quận khác, tỉnh khác... thâu đêm suốt sáng không có giới nghiêm, khỏi phải xin phép tắc chi hết.

     "Trong làng tối thiểu phải có trường sơ học; có trạm y tế. Ở các quận lớn c̣n có trường trung học đệ nhất cấp, có chi y tế lo sức khỏe cho dân trong quận, trong thôn xóm. Mọi gia đ́nh vui sống đề huề. Dân chúng lương thiện làm ăn. Chùa chiền, nhà thờ được tu bổ, xây cất thêm.

Mấy ông hội đồng quận, xă, ấp; làm việc không lương hướng nhưng giúp đỡ dân chúng thôn ḿnh tận t́nh. Họ xử sự theo t́nh cảm thân thương của người trong thôn xóm. Và gần như tôi chưa nghe trộm cắp, cướp giật, đâm chém. Thuở ấy, từ Bến Hải đến Cà Mau, dải đất quê Nam của tôi thật thanh b́nh." (DTDB, "TLĐKN", Cali. Nxb Bảo Linh, 2003, tr. 138).

       Chắc chắn bất cứ ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy nhớ thương cảnh thanh b́nh của quê nhà ngày ấy và con cháu ngày nay trên quê người nếu có dịp đọc được TLĐKN th́ cũng hiểu được một phần của đời sống nơi quê cha đất tổ để nhớ, để thương và để hănh diện về nguồn cội của chính ḿnh.

      Bàng bạc từ đầu cho đến cuối cuốn sách, DTDB đă dẫn dắt người đọc đi từ khung trời thơ mộng của quê hương trong những đêm trăng sáng chèo thuyền trên sông nước (tr. 56, tr. 138), đến những đám cưới với tục lệ đặc thù riêng của người miền Nam, cùng những quan niệm hôn nhân "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" vào thời phong kiến vẫn c̣n tồn tại cho đến những năm cuối của thập niên 1960, tức là lúc mà Tuyết Nhạn - nhà văn Dư Thị Diễm Buồn, đă lớn khôn để nghĩ đến cuộc sống hôn nhân. Chính Tuyết Hồng, chị hai của Tuyết Nhạn... ngày cưới vẫn chưa biết mặt chồng, vẫn chưa biết dáng đi cách đứng của người mà ḿnh sẽ cùng chung chăn gối trên suốt cả một đoạn đường dài. (Xin nhấn mạnh, đây là chuyện thật trong gia đ́nh mà tác giả đem kể vào trong tiểu thuyết chứ hoàn toàn không là hư cấu). Các món ăn miền Nam cũng được tác giả giới thiệu rất tỉ mỉ khi kể lại không khí ngày Tết trong gia đ́nh. (tr. 17, 70, 72...)

 

Truyện dài TLĐKN gồm 12 chương th́ từ chương 1 đến chương 6 nói về quê nhà, cha mẹ và các chị em, riêng từ chương 7 bắt đầu thấp thoáng bóng h́nh của một chàng trai có tên là Dư Khải Minh và từ chương 8 đến chương 12 là chuyện riêng của chỉ hai người: Khải Minh và Tuyết Nhạn... Và cũng từ các chương này, người đọc có thể bắt gặp các quan niệm về cuộc sống, về t́nh yêu, t́nh vợ chồng, đạo làm dâu, t́nh mẹ con và phần sau cũng là ư nghĩ của Dư Thị Diễm Buồn về chiến tranh, về ngày 30-04-1975 và đây cũng là lư do mà tác giả và chồng con đành phải bỏ nước ra đi.

      Giới thiệu hết những quan điểm của tác giả về từng vấn đề như đă đề cập, th́ độ dài của bài viết này không cho phép. Tuy nhiên với tính cách giáo dục thế hệ con cháu về vấn đề t́nh yêu lứa đôi, đạo làm dâu trong gia đ́nh nhà chồng qua bài học của chính bản thân DTDB là điều nổi bật nhất trong các chủ đề mà "TLĐKN" đă thể hiện một cách rơ nét, chân thực và đầy thuyết phục. Xin hăy nghe Tuyết Nhạn tức nhà văn Dư Thị Diễm Buồn phát biểu:

      "Thật ra, tôi đă thấm lạnh, muốn về sớm, nhưng ngại ngồi chung xe xích lô với Minh. Bởi từ nhỏ đến lớn tôi chưa ngồi chung xe xích lô với bất cứ anh chàng nào, cũng chưa ngồi ôm eo ếch người khác phái trên xe gắn máy hay xe đạp của họ, trừ những người thân trong gia đ́nh. Tôi cũng chưa nắm tay nắm chân người con trai nào. Tôi luôn luôn giữ khoảng cách giữa tôi và họ.

     "Đó là cách tự vệ của riêng tôi. Tôi cảm thấy người con gái không thích hợp khi ngồi chung chạ như vậy với người khác phái. Đôi lúc tôi tự hỏi, có phải ḿnh khó tánh lắm không? Hay đó là phản ứng tự nhiên của ḿnh? Tôi không biết. Nhưng bạn bè, chị em thường chê tôi cổ lỗ sĩ, và c̣n cho biệt danh "Nhạn tăng hăng tô hô teo héo". Tôi nghe được, bật cười chấp nhận "cũng chẳng sao". (TLĐKN, sđd, tr. 188).

      Khi Minh và Tuyết Nhạn đă đính hôn với nhau rồi, một hôm bắt gặp một cô gái lạ sà vào ḷng Minh trên góc quán cuối phố, thế là "cơn ghen" nổi lên trong ḷng Tuyết Nhạn và đoạn này, Dư Thị Diễm Buồn đă ghi lại tâm trạng rất hay và đầy xúc động. Tuyết Nhạn không chấp nhận bất cứ lư do giải thích nào và nhất quyết chia tay. "Giông băo trong ḷng" và "mưa gió bên ngoài" được thể hiện qua sự đối ứng tinh tế của tác giả:

       "Minh cắm đầu đi nhanh ngược chiều với tôi như chạy. C̣n tôi th́ tâm hồn ră rời, khổ sở thất thểu đi về mà nước mắt uất nghẹn tuôn ướt đẫm cả má.

      "Giàn hoa thiên lư trước nhà đắm ch́m trong ánh sáng nhạt nḥa của đêm rằm trăng sáng bị mây đen giăng mắc. Rồi bất ngờ sấm chớp rầm rầm, gió thổi vùn vụt, mưa bắt đầu nặng hột! Theo lẽ tôi chạy lẹ vào nhà th́ tránh được cơn mưa khỏi ướt. Nhưng không, tôi vẫn đi thong thả b́nh thường như đi dưới bầu trời quang mây tạnh. Tôi thở dài với nỗi buồn dày đặc ôm kín tâm hồn! Trời đang quang đăng lập ḷe những v́ sao nở rộ, bỗng dưng tối sầm lại, rồi ào ào đổ mưa." (TLĐKN, sđd, tr. 251).

       Sự yêu thương và kính trọng gia đ́nh chồng là những nét đẹp trong con người của tác giả DTDB và đây chính là yếu tố củng cố bền chặt t́nh yêu và sự qúy trọng của người chồng (xem tr. 269, 280...). Đây là một triết lư sống đơn giản để bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh nhưng không phải cô gái nào cũng thực hiện được.

                     ***

       "Trong Lâu Đài Kỷ Niệm" của Dư Thị Diễm Buồn không có những đột biến, tâm lư dữ dội, làm người đọc ngạt thở, quay quắt như trong "Nhật Nguyệt Buồn Như Nhau" của nhà văn Trần Thị Bông Giấy. Các gút mắc của câu chuyện trong sách DTDB có vẻ b́nh lặng, chất phác, toát lên sự chân thực trong cuộc sống đời thường nhưng nó có tác dụng mănh liệt trên phương diện giáo dục và tạo ảnh hưởng lâu dài trong tâm lư người đọc. Theo góc nh́n này, nhà văn Dư Thị Diễm Buồn quả đă đạt được chỗ đứng trân qúy trong ḷng đọc giả, nhất là đọc giả gốc gác từ miền Nam. Cảm ơn chị Diễm Buồn đă gửi tặng tôi tác phẩm TLĐKN và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bốn phương.

 

 San Jose, Tháng Tư Đen, 2003