Sáu Mươi Năm Nạn Đói Nămt Dậu

( 1945-2005 )

Đỗ Hữu Nghiêm

Lời nói đầu

Kỷ niệm 60 năm nạn đói khủng khiếp (1945-2005) mà dân Việt Nam ở Đồng Bằng Miền Bắc Việt Nam đă phải chịu, chúng ta cũng nên ôn lại sự kiện đó mà thương cho số phận đất nước trong bối cảnh Thế Chiến II (1939-45). Ngoài nạn đói, cộng đồng Việt Nam c̣n phải chịu biết bao tai ương khác như: một cổ đôi tṛng (Pháp-Nhật), tranh giành ảnh hưởng nhau giữa các lực lượng kháng chiến (các phe phái khác nhau), bom đạn khắp nơi của các bên lâm chiến (quân đội Đồng Minh và Phe Trục), mối đe dọa hằng năm của cảnh lụt lội và vỡ đê ở hệ thống sông Hồng. Nhưng nỗi khắc nghiệt đó vẫn chưa lớn lao, triệt để và tàn ác bằng nạn chuyên quyền nắm quyền điều khiển mọi sự, mọi người trên đất nước thân yêu theo ư chí độc đoán của một tập đoàn !

 

Đói kém năm Ất Dậu (1945)

 

Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Việt lại chịu một tai nạn xă hội nhân văn lớn lao như thế này về số người tử nạn và qui mô của vùng bị tai nạn. Có nhiều vụ lụt lội hay hạn hán kiểu “Sơn tinh, Thủy tinh” từng xảy ra trong suốt ḍng lập quốc của dân Việt nhất là xưa kia cùa ṇi Việt ở đồng bằng Sông Hồng và sau này từ khi người Việt mở mang bờ cơi về phương Nam, xuống đồng bằng sông Cửu Long.

Nói trận đói năm Ất Dậu là một sự kiện chết người tập thể vô tiền khoáng hậu cũng không ngoa, v́ có lẽ chỉ thua về những thiệt hại nhân mạng và tài sản của chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng từ năm 1945-1975, trải dài 30 năm. Nhưng về số người bị nạn tập trung trong một thời gian kỷ lục, th́ sự kiện Nạn Đói năm Ất Dậu vẫn là độc nhất vô nhị cho đến nay. Bằng chứng sống động là  những tầng văn hóa khảo cổ ở địa bàn thủ đô Hà Nội-Thăng Long người ta vừa phát quật mới đây, nhân cơ hội thám sát nền đất để xây ṭa nhà quốc hội và các cơ quan công quyền, nơi đó chất chứa cả nhiều thế kỷ thành Thăng Long và có thể cả các khu ngoại vi bị chôn vùi dưới nhiều đợt lũ lụt do nước sông Hồng tạo ra

Diễn tiến và qui mô nạn đói

 

Trong bối cảnh Thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông dương từ năm 1941 với những toán quân tiền tiêu từ Trung Quốc xung đột với quân Việt Pháp ở đồn Tà Lùng, từ năm 1940, cửa ngơ vào Lạng Sơn. Mà nếu chiếm đóng Lạng Sơn, con đường vào sâu trong đồng bằng miền Bắc Việt Nam kể như bỏ ngỏ, v́ từ Lạng Sơn, người ta chỉ cần di chuyển 120 km là đến Hà Nội, trung tâm vùng Đồng Bằng Bắc Việt.

Chính trong các diễn biến chiến tranh tích lũy từ những năm đầu thập niên 1940 đă đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết ít nhất hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung ra tới Đồng Bằng Bắc Kỳ.

 

Tại Hà Nội, nhiều xác người đói đi ăn xin, nằm chết ngổn ngang trên các đường phố, sáng sáng người ta phải đem xe ḅ đi đế chở những xác chết đó rồi đem chôn vội vàng. Có nhiều người đi xin, đói lả giữa phố, đêm đến, nằm dựa trên cửa lối ra vào hay bờ tường các căn phố. Báo hại người trong nhà: nhiều người sáng ra vừa mở cửa, th́ xác chết đổ kềnh sang bên hay vào phía bên trong, khiến nhiều người trong nhà kinh khiếp, mất cả hồn vía!

Tại Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chú chủng sinh, các chú được nhà trường cho ăn mỗi ngày chỉ có một bữa tạm no với một chén cơm đầy, c̣n hai bữa kia, ăn cháo với cám xay. Có chú tuy thấy đói, nhưng không chịu ăn cám, v́ khó nuốt, đă đổ đi hết. Thực ra Ban giám đốc Tràng Tập cho các chú ăn cháo với cám, v́ muốn cho có đủ chất bỗ do cám mang lại.

 

Ở khắp đồng bằng miền Bắc những người thiếu ăn tại chỗ đi nhan nhản kiếm ăn xin v́ thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo, rồi dần dần chết lả v́ đói ở các cánh đồng và đường làng khắp nơi trong các tỉnh phường xă làng xóm ở nông thôn và thành phố. Có nơi, người đói c̣n vào cướp phá kho chứa lúa gạo của người giàu trong làng. Ngoài người cư ngụ sinh sống từ trước tại vùng đồng bằng miền Bắc, c̣n có nhiều người từ miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đi ra ăn xin. V́ nạn đói xảy ra trong lúc chiến tranh nên hầu như các số liệu chính thức không được ai thống kê đầy đủ và chính xác. Ở khắp nơi, mỗi phe trong cuộc chiến cố lập ra những ban cứu đói, như tại làng Hoàng Nguyên Phú Xuyên Hà Đông, Thầy Mai Xuân Hậu với nhiều người tham gia vào ban cứu đói địa phương, thầy Nguyễn Khắc Xuyên ở giáo xứ Bút Đông, Duy Tiên, Hà Nam, thầy Nguyễn Khắc Dương ở Hội Đồng Hương Chánh làng Côi Mỹ, Hà Tĩnh

 

Ở miền quê tôi, làng Ḥa Khê, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, khu vực giáp ranh với huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội 45 cây số, chỉ mới lên bảy tuổi, tôi c̣n nhớ cảnh thương tâm những người đói, thiếu ăn, thiếu ruộng cày, phải đi lang thang xin ăn. Khi không thể xin đủ ăn được, người đói lả nằm ngă lăn bừa băi khắp nơi ở giũa hay bên đường, trên đồng ruộng, trước cửa nhà, đủ kiểu ṃn mỏi, rồi chết tất tưởi trong t́nh cảnh tứ cố vô thân, rách rưới. Số người chết đông đảo đến nỗi chôn không xuể, khiến bị nhiễm trùng và có nơi đă có dịch.

Ở đầu làng tôi, bên kia sông, con sông đào làng Ḥa Khê nối sang bên đồng ruộng là Tè Mũ, Mai Trang, Thần Nữ là một cây cầu tre. Người làng tôi thấy có quá nhiều người chết la liệt ở cả hai bên sông, nên những người c̣n khỏe mạnh rủ nhau đi sang bên kia sông thu lượm những xác chết lại, đào vội một hố lớn không sâu lắm ở bên kia cầu thuộc đất của làng bên sông và người ta đem chôn vùi như ma đuổi  tất cả số người đói đó trong chiếc hố tập thể. Trong số người chết, có cả những người c̣n ngắc ngoải, chưa chết hẳn, có người c̣n rên lên:” Đừng chôn sống chúng tôi, để chúng tôi hết hẳn đă”. Bất chấp những lời than văn đó, người c̣n khỏe mạnh cứ lấp đất vội vàng trên những thân thể c̣n chút hơi sống đó và tiếng kêu chỉ tắt hẳn cho đến khi những tảng đất định mệnh bên bờ sông được lấp đầy!.

H́nh ảnh đó ám ảnh đám trẻ chúng tôi nhiều tháng trời và mùi hôi trong nấm mồ tập thể đi theo chúng tôi khắp nơi, đến tận giấc mơ hăi hùng trên giường ngủ, trong những câu truyện rùng rợn hù dọa nhau trên cửa miệng mọi người hằng ngày. Hú vía, v́ có những người giàu tưởng tượng đe dọa nhau, kế chuyện nghe thấy những khóc nỉ non rưng rức của oan hồn những người bị chôn sống mỗi lần đi qua cây cầu tre vắt ngang con sông đào cô quạnh

Đầu cầu tre bên làng, có một thanh niên gần chết nằm im ĺm đầu xóm giữa ngay ngă ba đường v́ không c̣n hơi sức cử động. Thấy thế đám trẻ tinh nghịch trong làng chạy đến xúm xít bu quanh xem người nằm đói có lẽ đang hấp hối. Một thanh niên c̣n trẻ nhưng trông như một cụ lăo già, quần áo tả tươi, rách nát, nhăn nheo, chỉ c̣n da bọc xương, để lộ cả mông và bộ phận sinh dục. Bỗng nhiên một đứa tinh quái, nghịch độc, bẻ một cành tre, rồi chọc vào hậu môn người sắp chết. Thân thể đáng thương kia chỉ giật giật nhè nhẹ, chắc có vẻ đau đớn mà không phản ứng ǵ được. Một chú bé đứng xem gần đó bịt mặt, với đôi mắt đỏ hoe sợ hăi vội quay đi, chạy trốn về nhà.

Có quá nhiều người đói đến nhà tôi xin ăn. Tôi nhớ ở nhà tôi, mỗi ngày trong một thời gian ngắn, cha tôi cho người giúp việc trong nhà, lấy gạo ra nấu cháo và hễ cứ người nào đến xin ăn, th́ múc chia sẻ một chén cháo cho đỡ đói ḷng. Nhưng số người xin ăn đông quá không đủ để phân phát. Đến tối khuya vẫn c̣n người đến đập cửa xin ăn. Khi nghe tin có nơi những người xin ăn c̣n khỏe mạnh hơn đă vào ăn cướp phá kho lẫm của những nhà giầu, từ đó trở đi  nhà chúng tôi phải cài chặt cổng ra vào thường lệ phía ngoài.

Đấy là một số trường hợp điển h́nh. Các nơi khác ở thôn quê đều diễn ra nhiều cảnh thương tâm tương tự như vậy.

 

Tại Thái B́nh, nhân chứng đặc biệt ghi lại[1]:

 

“Tháng Ba năm ấy, nay quen gọi là tháng Ba đói của năm Ất Dậu, 1945, tôi đang sống tại đất Bắc. Phải nói là cảnh đói bấy giờ khủng khiếp không thể tưởng. Đúng là một một chặng đường lịch sử ảm đạm, âm u, sầu thảm. Nhiều người đói quá, đă chết v́ đói. Nhiều người đói quá, nên đành bỏ nhà, bỏ quê.
 
Chiều hôm ấy, tôi đi bộ từ Thái B́nh về Thượng Phúc. Đường vắng. Thỉnh thoảng tôi gặp những thân người tiều tuỵ ốm o, lê bước, ngẩn ngơ, mệt mỏi. Họ đi kiếm ăn. Đi một ḿnh, hoặc đi chung gia đ́nh. Họ t́m bới hy vọng ở những đám cỏ, ở những đống rác bụi cây.

Đến gần một bờ sông, tôi thấy ba người gầy guộc nằm bất động. Một phụ nữ trẻ đă chết, tay vẫn ôm đứa con nhỏ. Đứa con nhỏ cũng đă chết, miệng c̣n ngậm vú người mẹ đă chết. Một người đàn ông trẻ nằm sát bên kia đứa nhỏ đă chết,
tay như đang cố với t́m chiếc chiếu rách cạnh bên, để đắp cho vợ con. Anh ngấp ngoái chết. Tôi nghẹn ngào ngồi lại. Anh nh́n tôi. Vài phút sau, anh tắt thở.

Tôi không có ǵ để giải quyết cảnh tang thương đó. Tôi tiếp tục tiếp nối cuộc sống họ để lại. Với t́nh cảm xót thương dạt dào, tôi cảm nhận nỗi khổ đau và tuyệt vọng họ trối lại cho tôi.

Tôi tự an ủi ḿnh là những người này đă được an táng trong trái tim tôi. Họ như những người thân đồng hành với tôi. Thỉnh thoảng họ có những nhắn nhủ nhẹ nhàng, thân thương, để giúp tôi biết sống. Sống sao cho xứng là người. Một trong những điều kiện để được thế, là hăy biết thương cảm, xót thương.”

Tại Ninh Cường, cách Trung Linh, Bùi Chu khoảng hai mươi cây số đường bộ, nằm ỡ giữa vùng Đồng Bẳng Bắc Việt, có lẽ là khu vực chịu ảnh hưởng năng nề nhất của châu thổ sông Hồng, theo lời chứng của một linh mục[2], th́ ở nhà chung Ninh Cường lúc đó (năm 1945) mọi người chỉ được ăn một bữa; trên nhiều đường trong bờ ruộng làng, nhà chung cùng với dân làng, cho làm nhiều lều tranh tạm trú cho những người từ các làng quê kéo ra xin ăn, v́ không c̣n thóc hay khoai sắn để ăn. Quân đội Nhật ra lệnh, dưới áp lực súng ống lưỡi lê, cho tất cả các nông gia phải đóng thuế bằng hiện vật, tức là phải gánh hết thóc trong nhà đổ vào các kho chứa của nhà nước lúc đó mà người Nhật đă chiếm đóng và quản lư. Có cả trăm người lết đến khu vực Nhà Chung Ninh Cường tạm trú trong các lều tranh bên vệ đường có dựng lều. Thấy thế, Nhà chung cho nhà bếp nấu cháo, phân phát cho những người đói ăn. Có người ăn được bát cháo hôm trước, th́ hôm sau lăn đùng ra chết; người ta chết xếp chồng lên nhau cả hàng chục hằng trăm không đếm cho xiết. Lúc đó cũng từ trong Nhà chung có nhiều cha ra ngoài đi làm các phép sau cùng cho người đau ốm, như  cha Học đi xức dầu cho kẻ liệt, người đói trước khi chết, do chính chú Thái đi giúp cha cầm b́nh dầu hay nước phép, và đo đó, chính chú Thái đă chứng kiến tất cả những h́nh ảnh khủng khiếp ấy và kể lại với hồi ức thật sống động ở tuổi gần 80.

Người trong làng, ai c̣n khỏe mạnh th́ thường rủ nhau ra cánh đồng đào những hố lớn trên rồi ném chôn vùi xác chết xuống vội lấp đất sơ sài, v́ số người chết quá đông chôn không kịp. Mùi hôi thối xác chết bốc lên nồng nặc mấy tháng trời. Nhưng một kích bản thảm thương, nghịch lư, nhưng lại rất khoa học xảy đến trước sự chứng kiến của những người c̣n may mắn sống sót, nhất là các nông dân: các vụ trồng cấy gặt hái lúa năm sau lại tươi tốt và thu hoạch nhiều vô kể hơn bao giờ hết, chắc là nhở nhiều xác người chết đă thối rữa trở thành phân bón hảo hạng cho đồng ruộng nhập nước! Nếu người Nhật c̣n thống trị ở châu Á Thái B́nh Dương, sau ngày 15/8/1945, th́ chính họ phải trở thành những kẻ khai thác xác người tinh vi tàn bạo chẳng khác nào quân phát xít Đức khai thác các mạng người trong thế chiến thứ II ở trong các trại giam và ḷ thiêu người bên châu Âu! 

Tại vùng này có một tướng cướp khét tiếng tên là Mạnh, đi cướp phá các làng chung quanh. Anh ta hoành hành nhiều làng mạc, đốt phá nhà cửa, giết người, lấy nhiều của cải thóc lúa của dân lành, mà măi không ai trừ diệt được. Một hôm, người ta đuổi bắt tên cướp, và nhờ mưu của một linh mục quàn trị trong vùng, phải dùng đến cách giăng và chụp lưới mới bắt được tên cướp đang t́m cách trốn thoát này, giải giao cho chính quyền địa phương nghiêm trị làm gương, trừ hậu họa cho dân làng.

 

Nạn đói kéo dài có lẽ từ cuối năm 1944 cho đến khoảng giữa tháng 5 năm 1945, với số người chết ước lượng là trên dưới hai triệu người. Tội này đổ trên đầu dân Việt, ai là người chịu trách nhiệm.

 

 Nguyên nhân xảy ra nạn đói năm Ất Dậu (1945)

 

Theo như nhiều nghiên cứu phân tích các nguyên nhân dẫn đến nạn đói 1945, th́ người ta thấy có nhiều t́nh tiết phức tạp.

 

1)Trước hết, trước t́nh thế có thể nguy ngập v́ xung đột lẫn nhau, người Nhật đang nắm thế thượng phong ở chiến tranh Thái B́nh Dương, lần lượt chiếm đóng Trung Hoa, rồi tràn xuống phía Nam châu Á, tiến đến các lănh thổ Phi Luật Tân, Mă Lai, Nam Dương, Việt Nam,Thái Lan, và nhiều hải đảo phía nam, kể cả Úc châu.

Khi chiềm đóng Đông Dương, quân đội Nhật muốn chọn Việt Nam, đặc biệt Nam Kỳ như một bàn đạp hậu cần đế tiến xuống vùng hải đảo. Do đó Nhật không những tận thu các sản phẩm lúa gạo, cao su, và nhiều tài nguyên kỹ nghệ nông nghiệp khác, mà c̣n bắt nông dân Việt Nam phải phá bỏ các ruộng lúa mà thay vào đó, phải trồng đay lấy sợi làm bao chứa gạo và khí tài quân sự, vận chuyển tiếp tế cho các hải đảo vùng Đông Nam Á.

Do điều kiện địa lư, ngay chính quốc Nhật đă từng thiếu diện tích trồng lúa gạo. Ví thế việc phá lúa trồng đay xảy ra rất tàn bạo quyết liệt tại miền Bắc và Bắc Miền Trung. Ở vùng lănh thổ này, đồng lúa vốn đă hiếm, phương chi phải chuyển ruộng lúa thành ruộng trồng đay, th́ việc thiếu lúa gạo là tất nhiên. Trong lúc đó th́ ở miền Nam t́nh h́nh đó không diễn ra một cách triệt để phũ phàng. V́ thế trong khi miền Bắc chết đói th́ ở miền Nam có lúc tại Sàig̣n, người ta lấy thóc đốt thay than để chạy máy xe lửa! Là quân đội chiếm đóng, người Nhật khi vào Bắc Kỳ lại chú trọng đến các nguồn lợi than đá để chuyển về nuôi công nghiệp ở chính quốc, vốn nghèo nàn tài nguyên nuôi sống các nhà máy chế biến công nghiệp.

 

2)Về phía người Pháp, th́ cũng cần thu quén lúa gạo để nuôi quân và đề pḥng bị cô lập với mọi nguồn tiếp tế ở bên ngoài, nên vừa phải thu lúa gạo cho Nhật dưới áp lực của chính quân phiệt Nhật, vừa phải dành lúa gạo cho quân dân chính khu vực ḿnh kiểm soát. Tất cả các nguồn lơi mà Pháp vẫn nhận từ chính quốc ở châu Âu và các nước khác chẳng bao lâu bị cắt đứt. Tất cả kho dự trữ lương thực đều không chủ động dưới sự chiếm đóng kiểm soát của quân đội Nhật.

 

3) Về phía quân dân kháng chiến Việt Nam, tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị kháng chiến, quốc gia và không quốc gia, cũng đều lo tích trữ lương thực hiếm hoi trong t́nh thế nguy ngập đó, nhất là những lực lượng kháng chiền do phong trào Việt Minh kiểm soát. Vào thời điểm có nạn đói, nhóm thanh niên như Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Đ́nh Đầu là những người tích cực tham gia hoạt động cứu đói, nhưng không thể không điều phối ở tầm mức chiến lược nào đó với kế hoạch tích trữ lương thực nuôi quân chiến đấu, giành dân với lực lượng không Cộng Sản.

 

4) Cuối cùng, người ta không quên được những trận oanh tạc khủng khiếp của Đồng Minh, mà đứng đầu là Mỹ ngày đêm oanh tạc xuống những địa điểm chiến lược nông công nghiệp và trọng yếu để ngăn chặn và phá tan hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, những đường tiến quân của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, xây dựng cơ sở hậu cần tiền phương, mở xuống các hải đảo Đông Nam Á và phía Nam Thái B́nh Dương. Chiến tranh dưới h́nh thức không lực đă góp phần quan trọng làm đ́nh trệ tất cả sinh hoạt vốn hạn chế ở khu công nghiệp, đồng ruộng và công nông dân đang làm việc tại đó, nhất là những vùng Nhật Bản bắt buộc nông dân canh tác đay và vùng mỏ khai thác than đá, nhằm mục đích tiệu diệt khả năng tiếp viện và cơ sở hậu cần của đối phương.

 

T́nh h́nh nghiên cứu nạn đói năm Ất Dậu sau 30.04.1975

 

Đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu hay nhiều tài liệu của nhiều tác giả phản ảnh đó đây về t́nh cảnh nạn đói năm Ất Dậu này ở nhiều địa phương khác nhau. Tháng năm năm 1957, thi sĩ Bàng Bá Lân có sáng tác bài thơ nói về Nạn Đói Năm Ất Dậu trong Thi Nhân Việt Nam, Q. Thương, (tt284-88) .

Tại Sài g̣n, Tập San Sử Địa trong một số báo trước 1975 có phổ biến bài viết về “Nạn Đói Năm Ất Dậu (1945)” của Bà GS Tăng Xuân An, phụ trách giảng dậy môn Sử Địa. Ở Hà Nội, mới đây Viện Sử Học Hà Nội, thuộc Trung Tâm Nhân Văn và Khoa Học Xă Hội Quốc Gia, do Nhóm giáo sư Văn Tạo làm chủ biên, với tài trợ của một tổ chức văn hóa Nhật, đă tiến hành một cuộc nghiên cứu hậu kiểm về nạn đói năm Ất Dậu bằng kư ức và phỏng vấn với các nhân chứng c̣n sống ở Hà Nội và những nơi khác ở VN và đă đưa ra con số người chết đói ở Đồng Bằng Bắc Việt Nam là hơn hai triệu người, mà nguyên nhân chủ yếu là sự chiếm đóng của quân đội Nhật và chính sách sử dụng lương thực và ruộng đất của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận Thái B́nh Dương.

Người dân Việt đời đời sẽ không quên được vết thương đau đớn này của Thế Chiến Thứ Hai, thời kỳ toàn dân chịu sự thống trị một cổ đôi tṛng của quân chiềm đóng Pháp & Nhật (1938-45) cùng những cuộc oanh tạc không quân mănh liệt của lực lượng đồng minh chống lại quân phiệt Nhật Bản ở Mặt Trận Thái B́nh Dương trong Liên minh phát xít, tức Phe Trục Đức Ư Nhật.

 
 

Dayton, Ohio, ngày 12.11.2004.6. Bổ sung thêm, 5/12/2004, 13/12/04.2

Đỗ Hữu Nghiêm viết theo kư ức, và có tổng hợp

 

Đỗ Hữu Nghiêm

 

[1]Giám mục Bùi Tuần : MỘT GẶP GỠ BUỒN. Bài viết trên Vietcatholic ngay 5/12/2004

[2] Lm Vũ Minh Thái, trước kia ở Ninh Cường, hiện 75t, phục vụ với tính cách chính xứ tại Giáo Xứ Truyền Tin (The Annunciation, 1007 Main St., Paris, KY, 40361) thuộc Giáo Phận Lexington, KY, Hoa Kỳ, trong cuộc nói truyện với một nhóm người từ Dayton, Ohio lên thăm, chiều ngày 13/12/2004.2