Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

BÀI V.-  VÀI NHẬN XÉT VỀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC ÔNG: NG. XUÂN VINH, NG. BÁ CẨN, VÀ NGUYỄN KHÁNH... NHÂN CHUYỆN ÔNG KỲ VỀ NƯỚC

 

  ĐẶNG VĂN NHÂM

 

CHUYỆN CÙ KHÔNG CƯỜI CỦA ÔNG NG. BÁ CẨN

 

 Trong bài báo trước đây, tôi đă tường thuật lời tuyên bố chống Cộng của ông Ng. Bá Cẩn nhân buổi bán sách ngày 3. 4. 04, ở Virginia, HK. Dĩ nhiên, tại xứ tự do, cách xa CSVN hàng vạn dặm đại dương, ông Cẩn tha hồ tuyên bố vung vít, cho nhóm thủ hạ trong ban tổ chức nghe điếc con ráy, phục lăn chiêng chơi. Nhưng, tiếc thay, trong cơn ba hoa phét lác ấy, ông Cẩn c̣n cao hứng nêu ra những điều kiện giả tưởng đ̣i hỏi CS phải thi hành khi họ muốn mời ông về nước. Chẳng hạn như: Nếu CS trải thảm đỏ mời đón tôi cũng không về. Tôi chỉ trở về khi nào CS đă bị giải thể, không c̣n một tên CS nào!!!...Và trong nước phải hoàn toàn có tự do, dân chủ tôi mới về!...( nguyên văn).
             Đối với những bộ óc bă đậu, khi nghe ông Cẩn hùng hổ, oang oang, phát ngôn như thế, chắc chắn không khỏi khâm phục sát đất, vội vàng vỗ tay râm ran như pháo nổ. Nhưng đối với những ai có chút suy tư đối với đất nước với công cuộc đấu tranh cho dân chủ , tự do của dân tộc trong quá khứ lẫn tương lai, tất không khỏi đau ḷng, sót dạ vô cùng. Người ta hoàn toàn không ngờ một anh cựu chủ tịch Hạ Viện, cựu thủ tướng giờ thứ 25 của  miền Nam VN, đă tỏ ra thiếu trí thức và cải lương đến mức rẻ tiền như thế!
            Chỉ trong một câu ngắn ngủi ấy, tuy đă khoe tốt nghiệp quốc gia hành chánh, Ng. Bá Cẩn vẫn không biết được điều kiện sơ đẳng nhất của một cuộc trả giá, hay một sự đ̣i hỏi chính trị, người ra giá hay đ̣i hỏi, cần phải đứng trên thế thượng phong, tức phải nắm chắc trong tay những yếu tố quan trọng nào đó không thể thiếu (si qua non) để đổi chác với đối phương. Thứ đến, sự đổi chác phải đặt trên căn bản khả thể và hợp lư. Điều này giúp cho người đ̣i hỏi, ra giá, dễ dàng đạt được mục tiêu đấu tranh, đồng thời khiến cho đối phương không phải bịt mũi cười thầm kẻ đối tác chẳng qua chỉ là phường thùng thiếc rỗng kêu to!
            Từ nguyên tắc cơ bản đó, ta đem quán chiếu vào câu đ̣i hỏi của Ng. Bá Cẩn Nếu CS trải thảm đỏ tôi cũng không về. Tôi chỉ trở về khi nào CS đă bị giải thể, không c̣n một tên CS nào!...Và trong nước phải hoàn toàn có tự do, dân chủ tôi mới về!..., cộng thêm với hoàn cảnh tị nạn thê thảm hiện hữu cũng như khả năng và vốn liếng chính trị của Cẩn, ta thấy Ng. Bá Cẩn chẳng khác nào một anh chàng homeless vô gia cư, sau  29 năm sống đầu đường xó chợ, đói rách tả tơi, giữa cơn giông tố băo bùng, muốn kiếm một chỗ ngủ qua đêm, lại cứ huênh hoang đ̣i chủ nhà phải cho tài xế mặc sắc phục trắng tinh, đeo găng tay, đánh xe Limousine sang trọng đến rước. Hơn thế, tên hoemless Ng. Bá Cẩn lại c̣n ngông nghênh đ̣i chủ nhà phải đích thân cút ra khỏi dinh thự nguy nga, bồng bế hết vợ con, gịng họ nội ngoại ra đường... để cho anh ta vào chễm chệ đóng vai chúa tể!
            Sự đ̣i hỏi như thế có lố bịch, hay tiếu lâm không, xin để bạn đọc tùy nghi bàn luận. Nhưng, riêng trên phương diện đấu tranh chống CS, ta thấy Ng. Bá Cẩn c̣n tồi tệ hơn cả bọn chuyên chống Cộng bằng mồm. Trong câu nói trên, Ng. Bá Cẩn đă tự phô bày thực chất lười biếng, hèn nhát, suốt 29 năm qua không chịu mất một lời nói, không chịu tốn một giọt nước miếng cho việc đấu tranh chống Cộng. Nhưng anh ta vẫn muốn về nước, khi nào CS đă bị giải thể, và ở VN không c̣n một tên CS nào! Thực là hoang tưởng (utopie)!
            Nơi đây, xin các bạn hăy tưởng tượng: khi dân chúng cả nước lẫn các giới người Việt tị nạn hải ngoại chẳng một ai chịu đấu tranh chống CS cách cụ thể và hiệu nghiệm trong một giây phút nào, làm sao trên 2 triệu đảng viên CSVN ở trong nước bỗng nhiên lăn đùng ra  dẫy đành đạch rồi chết tiệt như dịch cúm gia cầm (sars) vừa qua, để cho Ng. Bá Cẩn ung dung về nước?!
            Chưa hết! Ng. Bá Cẩn, một Xuân Tóc Đỏ, một Chí Phèo hải ngoại, c̣n muốn thiên hạ dọn cỗ sẵn, rồi trịnh trọng mời anh ta đến chễm chệ ngồi xơi, qua câu: Trong nước phải có hoàn toàn tự do, dân chủ tôi mới về!... Ui cha, ngon lành nhỉ?!
            Ng. Bá Cẩn tuyên bố như thế trươcù đám đông mà không thấy nhột cái lỗ miệng. V́ có lẽ Cẩn đă  nghĩ rằng tự do, dân chủ chẳng qua chỉ là chiếc bánh kem, có thể mua bằng dăm ba đồng bạc, hay do chị hàng xóm  hảo tâm đem đến biếu để trả nợ miệng nhân một bữa mời ăn sinh nhật! Như mọi người đều biết, tự do và dân chủ, tuy chỉ là 2 danh từ tầm thường, nhưng muốn có được nó, muốn hưởng được lợi ích của nó, con  người phải kiên tŕ đấu tranh gian khổ, lắm khi phải hy sinh cả mạng sống quí báu hết thế hệ này sang thế hệ khác, mới mong đạt được. Bây giờ, ngồi yên ổn ở một nơi an toàn trên đất Mỹ, Ng. Bá Cẩn rêu rao : trong nước phải có hoàn toàn tự do, dân chủ tôi mới về!... quả là một lối nói bừa băi của một kẻ thất phu vô học, chứ không phải lời tuyên bố nghiêm chỉnh của một anh cựu chủ tịch Hạ Viện, cựu thủ tướng giờ thứ 25. V́ thế chẳng trách năm 1975, miền Nam VN đă mất vào tay CS một cách quá dễ dàng, rồi sau đó cuộc chống Cộng ở hải ngoại suốt 29 năm qua chẳng khác nào những tṛ phường tuồng vô tích sự, chỉ làm tṛ cười cho CS.
            Nơi đây, có thể một người nào đó vội biện minh cho Ng Bá Cẩn, nói rằng :Sở dĩ Ng. Bá Cẩn  tuyên bố như thế chỉ cốt  giả dụ nhằm mục đích treo cao giá ngọc hơn ông Kỳ mà thôi!.
            Nếu quả thật, ông Ng. Bá Cẩn chỉ nhắm mục đích ấy, th́ anh ta lại càng tồi tệ và dốt nát hơn tôi tưởng rất nhiều. Ng. Bá Cẩn đă mù quáng ngỡ rằng chiến dịch chiêu hồi Việt Kiều hiện nay của nhà nước CSVN là biểu hiện của sự suy yếu chính trị, đến mức phải cầu cạnh ông Kỳ về nước? Rồi ông Kỳ sẽ được làm lớn? Và nghị quyết 36 của trung ương đảng bộ CS là một tấm thiệp hồng dùng để mời các tay chính trị gia sôi thịt, loại chó ngáp phải ruồi, có bộ óc bă đậu,  mau mau về VN, để lên ngôi cai trị đất nước?  
            Theo tôi, dù cho thế nào chăng nữa, người CSVN vẫn không dại dột đến độ phải rước những ông b́nh vôi loại chó nhảy bàn độc Ng. Bá Cẩn về nước, để x́ xụp lễ bái xin xăm, cầu cho gia đạo b́nh yên!
T.S. NG. XUÂN VINH LO CSVN XÀI LẦM ÔNG KỲ!
 
            Về phần TS Ng. Xuân Vinh, chủ tịch của cái gọi là Hội Đồng Chiến Sĩ VNCH ở Hải Ngoại (!), dĩ nhiên nhờ có tŕnh độ học vấn, nên đă tỏ ra khôn ngoan và biết điều hơn anh thợ chích dạo Ng. Bá Cẩn. Ông Ng. Xuân Vinh đă không dám huênh hoang rêu rao Nếu CS trải thảm đỏ tôi cũng không về!... , v́ ông c̣n đủ trí khôn để biết rằng chuyện trải thảm đỏ để mời đón một người nào đó, th́ người ấy phải thuộc hàng vua chúa, quốc trưởng, tổng thống, hay thủ tướng một quốc gia có đầy đủ chủ quyền. Trong lịch sử giao tế thế giới và theo truyền thống lễ nghi của bất kỳ một quốc gia nào, dù c̣n mọi rợ đến đâu, vẫn không hề xảy ra chuyện trải thảm đỏ để rước một anh tị nạn loại cha căng chú kiết về nước bao giờ. Ngoài ra, ông Ng Xuân Vinh cũng nhờ có học mà đă không dám đại ngôn đ̣i CSVN phải giải thể rồi, và trong nước không c̣n một mống CS nào nữa, ông ta mới về nước. Đó là sự khác biệt rất rơ rệt giữa ngôn từ của một người có học với một anh thất học, loại Xuân Tóc Đỏ. Nhưng đáng tiếc thay, cái sở tri chuyên môn về khoa học vẫn không đủ khả năng giúp cho ông Vinh giấu kỹ được cái đuôi dài thậm thượt. Cái đuôi lông lá xù x́ này đă nằm ch́nh ́nh ngay giữa bức thơ ngỏ, đề ngày 27.1.04 của ông Vinh gửi cho các đàn em thuộc loại con công đệ tử ở HK, với câu nguyên văn như sau: Bản tuyên cáo viết ra chỉ cốt cho VC biết là tên Ng. Cao Kỳ là một tên bất tài vô tướng, làm ǵ cũng thất bại, để VC biết là không thể xử dụng tên này làm việc ǵ được.
            Đọc câu trên của ông Vinh, các bạn nghĩ sao?
Nơi đây, riêng tôi, xin  mạn phép được lạm bàn, vội góp ư như sau:
            Trước hết, xét về ư nghĩa tổng quát của câu văn, ông Vinh đă chê ông Kỳ là một tên bất tài vô tướng, làm ǵ cũng thất bại . Theo tôi quyền khen, chê thuộc về mọi người, không phân biệt già, trẻ bé, lớn, hoặc người có bằng tiến sĩ hay bằng sơ học yếu lược. Duy chỉ khác nhau ở chỗ lời khen, chê đúng hay sai mà thôi. Nếu lời  khen, hay chê đúng, tức là lời nói của kẻ trí giả. C̣n nếu lời khen, chê sai quấy, th́ là lời nói của hạng ngu phu tục tử. Vậy, ông Vinh là người đă có học vị tiến sĩ, chắc chắn ông đủ khả năng để tự nhận thức lấy lời khen chê của ông đối với ông Kỳ. Nơi đây, tôi không cần lạm bàn.
            Kế đến, xét về tinh thần chống Cộng của ông Vinh. Đọc câu này, chắc chắn thiên hạ đều không khỏi sững sờ kinh ngạc. Té ra ông Vinh đă chẳng chống Cộng bao giờ. Chẳng những vậy, ông Vinh c̣n tỏ ra vô cùng lo lắng cho sự thành bại của chế độ CS trong nước. Ông Vinh sợ CSVN lầm lẫn dùng phải kẻ bất tài vô tướng, làm ǵ cũng thất bại như ông Kỳ, khiến cho chế độ dễ dàng bị sụp đổ!
            Ngoài 2 điểm tai hại vừa kể, thiên hạ c̣n nhận ra thêm dụng ư của ông Vinh là ngầm gửi đến người CSVN trong nước một đơn xin việc mong thay thế chỗ của ông Kỳ, với hàm ư sâu xa kín đáo: ông Kỳ chỉ là một tên bất tài vô tướng, làm ǵ cũng thất bại th́, ngược lại , tôi đây, Ng. Xuân Vinh này chính là người đáng được các ngài chiếu cố đến!
            Trong cuộc đời ô trọc này, nếu chúng ta đă từng có dịp nghe hai chị hàng tôm hàng cá nói xấu nhau, chê cá ươn, tôm thúi, hoặc đă nghe hai ả làng chơi dành khách, nói xấu đồng nghiệp mắc bịnh Ếch , Si Đa ..., nhưng chắc chắn chưa ai được nghe một ông cựu đại tá Không quân  ra tuyên cáo công khai xỉ vả và nói xấu đồng đội cấp tướng của ḿnh với đối phương để ... tranh việc! Ôi, thực phũ phàng!
 
TẠI SAO TƯỚNG NG. KHÁNH ĐĂ KHÔNG DÁM HÉ RĂNG VỀ VỤ ÔNG KỲ?
 
            Câu hỏi này thực dễ ợt. Những ai đă chịu khó theo dơi thời cuộc trong nước, từ năm 1963 đến 1975, đều c̣n nhớ ông Kỳ chính là ân nhân đă cứu tử nhiều lần cho Ng. Khánh. Đặc biệt nhất là vụ ông Kỳ cứu nguy cho Ng. Khánh trong vụ đảo chánh ngày 19.2.65 của Phạm Ngọc Thảo. Lúc bấy giờ đại tá Phạm Ngọc Thảo và Thiếu tướng Lâm Văn Phát đă đem  được chiến xa vào giữa phi đạo ở TSN (đoàn chiến xa này ở G̣ Vấp, do tôi đă móc nối với đại úy Hưng lấy ra trao cho ĐT Phạm Ngọc Thảo giữa trưa ngày 19.2.65, và từ đó , với tư cách nhà báo tôi luôn bám sát theo cuộc đảo chánh để theo dơi t́nh thế ). Bất chợt mọi người trong phe đảo chánh bỗng thấy một chiếc phi cơ  lắc lư cất cánh vội vàng trên phi đạo, nhưng không ai dám ra lịnh bắn hạ, v́ không biết chắc có tướng Ng. Khánh trong đó. Chẳng dè tướng đó là chiếc phi cơ do chính tướng Ng. Cao Kỳ lái cứu mạng cho Ng. Khánh. [ Muốn biết rơ xin xem thêm BMHTCTMN của Đặng Văn Nhâm, từ trang 361 đến trg 370].
            Ngoài ra, c̣n những lư do quan trọng khác mà không mấy ai biết. Đó là những hành động phản bội rất sớm của ông Khánh. Giữa tháng Tư , 1975, ở Paris, ông Khánh đă lăng xăng xin việc, sẵn ḷng làm tay sai không công cho CS. Theo các tác phẩm gọi làhồi ức dầy cộm cuả một số nhân chứng quan trọng bên phe CS , như Nguyễn Thị B́nh, Nguyễn Văn Hiếu, Phan Nhẫn, Huỳnh Công Tâm..., tôi được dịp biết thêm vô số hành vi phản phúc cuả các nhân vật quốc gia miền Nam có tên đáng kể như sau:
            - Cựu tướng lănh: Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Hữu Có...Các sĩ quan cấp tá: Nguyễn khắc Mai, Nguyễn Văn Châu,  Trần Đ́nh Lan...
            - Cựu thủ tướng , phó thủ tướng , tổng trưởng:  Hoàng thân Bửu Hội, Bửu Lộc, Trần Văn Hữu, Nguyễn Xuân Oánh, Âu Trường Thanh, Hồ thông Minh, Nguyễn Hữu Châu...
            - Các trí thức, và tu sĩ các tôn giáo.- Phật Giáo: nổi bật nhất là cặp nhân t́nh Thượng Toạ Thích Tuệ Châu, và ni sư phá giới Mạn Đà La (cặp nhân t́nh này ở chuà Trúc Lâm, do CS quản trị. Nay Tuệ Châu đă chết, c̣n Mạn Đà La đang cầm đầu một vụ tranh chấp rất bẩn thỉu! Muốn biết rơ cuộc t́nh Tuệ Châu- Mạn Đà La, và diễn tiến cuộc tranh chấp gay go hiện nay ỏ chùa Trúc Lâm, có sự can dự trực tiếp cuả toà đại sứ CS ở Paris, xin đón đọc tác phẩm GIẶC THẦY CHUÀ cùng một tác giả). Thiên Chuá Giáo: các LM Trương Bá Cẩn, Nguyễn Đ́nh Thi,  Vương Đ́nh Bích (ở Đức), Trần Tam Tĩnh ( ở Canada), giáo sư Lư Chánh Trung, luật sư Trần Ngọc Liễng,  Ngô Bá Thành...
-                Các dân biểu : Ngô Công Đức , Hồ Ngọc Nhuận, Lư Qúi Chung , và toàn bộ thành phần thứ 3 ở miền Nam...
           
            Nơi đây, hăy tạm gạt ra ngoài tất cả các người khác, tôi chỉ kể riêng trường hợp của tướng Ng. Khánh mà thôi.
            Theo lời tường thuật cuả Phan Nhẫn, nguyên văn như sau:
            - ...Khi sang lưu vong ở Pháp, tướng Khánh mang theo trong người bức thư của chủ tịch Huỳnh Tấn Phát gửi cho ông ta vào thời kỳ Sài G̣n trải qua các cuộc đảo chính và cải tổ nội các triền miên. Chúng tôi biết rất rơ mục đích cuả ông ta, giữ ǵn trang trọng bức thư ấy, coi như là chứng thư về việc ông ta có quan hệ với Mặt Trận. Vào giưă tháng 4.75, khi quân ta đă giải phóng các tỉnh miền  Nam Trung Bộ và đang siết chặt ṿng vây chung quanh Sài G̣n, cũng là thời điểm mà vấn đề truất phế Thiệu đang được đặt ra, ông ta mời chúng tôi đến nhà, tŕnh bày về bức thư cuả chủ tịch Huỳnh Tấn Phát  ( với sự hiện diện cuả một người Pháp mà ông ta giới thiệu là đang công tác ở bộ Ngoại giao) và báo cho chúng tôi biết là ông ta sẽ sang Mỹ để yêu cầu Mỹ cắt viện trợ và chấm dứt ủng hộ NV Thiệu. Chúng tôi hiểu rơ ông ta muốn ǵ. Ngày 17.4.75, tướng Khánh cho đăng trên tờ báo New York Times bài  Phải VN hoá hoà b́nh ( The Peace must be Vietnamized), và vài ngày trước khi tướng DV Minh được Mỹ chấp nhận thay Trần Văn Hương làm tổng thống, từ Washington, ông ta gọi điện thoại cho chúng tôi báo rằng : Hoa Kỳ đă phế bỏ NV Thiệu, vậy ông ta cần tiếp tục làm ǵ?
            Đó là ngày 25.4.75, khi chiến dịch HCM lịch sử giaỉ phóng Sài G̣n bắt đầu. Không  chờ đợi phải xin ư kiến trong nước, chúng tôi trả lời ngay với ông ta rằng : Hăy đ̣i Mỹ chấm dứt hoàn toàn sự can thiệp vào miền Nam VN; vấn đề miền Nam VN sẽ được người VN giải quyết với nhau trong hoà b́nh. Chắc chắn ông ta đă không ngờ được Sài G̣n lại được giải phóng mau đến thế!...
            Ngoài thành tích xin việc rất sớm, tướng Ng. Khánh c̣n tiếp tục bon chen, mong được CS đoái hoài đến. Tôi c̣n nhớ rất rơ, cách nay đă nhiều năm, nhân một buổi gặp gỡ các bạn cũ gồm có nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, cựu dân biểu Trần Văn Ân, phóng viên Hải Bằng, nhà văn Nguyên Vũ...trong một tiệm phở ở San José, cựu đại tá Mă Sanh Nhơn (một thủ hạ thân tín  nhất của ông Khánh) đă không ngần ngại kề tai tôi nói nhỏ, rủ rê tôi theo pḥ Ng. Khánh, v́ ông ta sắp được nhà nước CS mời về trao trọng trách!
             Như thế, xuyên qua lời của Mă Sanh Nhơn, với lá thơ của Huỳnh Tấn Phát trong túi như bùa hộ mạng, ai cũng biết, từ thuở đầu thập niên 80, ông Khánh đă từng ôm mộng về VN làm lớn. [GHI CHÚ: Muốn biết tường tận nguồn gốc là thơ riêng của Huỳnh Tấn  Phát đă gửi cho Ng. Khánh trong thời gian ông Khánh đang cầm quyền,  xin đọc thêm bộ sách BMHTCTMN , gồm 3 quyển, của Đặng Văn Nhâm].
 
            Mấy năm gần đây, tôi được biết thêm, ông Khánh đă 2 lần xin về nước, và đă được cs cấp chiếu khán rồi, nhưng không hiểu v́ lư ǵ ông chưa chịu về. Gần nhất, mới 2 tuần lễ trước đây, trong chuyến đi Houston, Denver, và Cali,,,, tôi lại được biết thêm ông Khánh đang đi nhiều nơi trong nước Mỹ, khoe lá thơ đề ngày 23.1.04 của ông bộ trưởng bộ Cựu Chiến Binh HK, liên quan đến vụ trên 2 tỷ MK trợ giúp cho thương phế binh VN (kể cả phế binh CS) như một lá bùa để  xin đồng bào tị nạn giúp đỡ. Ngoài ra, ông Khánh c̣n cho biết  khoảng tháng 6 sắp tới, ông sẽ cho ra đời một tổ chức mới, chưa biết danh xưng là ǵ. Mặt khác, ông Khánh cũng dựa trên bức thơ của ông bộ trưởng Cựu Chiến Binh HK để bắn tiếng cho nhà nước CSVN biết rằng, bây giờ nếu ông về nước th́ phải có điều kiện khác hơn, và lễ nghi quan trọng hơn so với ông Kỳ. Chẳng hạn như  nhà nước phải tổ chức đón rước ông với đầy đủ nghi lễ như đón rước một vị cựu quốc trưởng, và phải cho ông đựơc toàn quyền đi khắp nước VN để thực hiện chương tŕnh giúp đỡ thương phế binh v.v...
            Theo tôi, có lẽ v́ các nguyên nhân ch́m và nổi kể trên, ông Khánh đă không dám chơi dại như hai ông Vinh và Cẩn. Tuy nhiên, dù sao tâm trạng phản phúc, lối hành xử một mặt hai ḷng, và phương cách chống Cộng ấu trĩ, giả vờ, của 3 nhân vật này cũng đă hiện rơ qua cung cách phản đối chuyện ông Kỳ về nước.
            Vậy, bây giờ, để minh họa hành động phản trắc của các nhân vật đă có thời nắm quyền cao chức trọng nói trên, tôi mạn phép kể hầu bạn đọc một giai thoại khá lư thú sau đây, để các bạn tùy tâm suy nghĩ:
 
CHUYỆN CON CÓC CỦA  KAMERER
 
            - Tiến sĩ Paul Kamerer là một nhà sinh vật học ( biologiste) người Áo đă từng có công phát kiến nhiều khám phá khoa học trong khoảng thời gian từ 1922 đến 1929. Ông là một nhà bác vật khả ái, hùng biện và đam mê nghiệp vụ. Ông đă hết sức tán dương nguyên lư tất cả các loài sinh vật đều có khả năng thích ứng với sự thay đổi  cuả môi sinh nơi loài vật đó đang sống và sau đó c̣n truyền thưà sự thích ứng đó cho đến các đời con cháu.  Lư thuyết này đă hoàn toàn đối nghịch với thuyết cuả Darwin. Như thế, để  chứng minh cho những điều quyết đoán cuả ông là đúng  và có cơ sở hợp lư ( bien-fondé) , bác sĩ Kamerer đă  thực hiện một cuộc thí nghiệm rất hấp dẫn và kỳ thú.
            Ông lấy trứng cuả loài cóc sống trên núi ( crapauds des montagnes), vốn chỉ sinh sôi nảy nở trong vùng đất cứng rắn,  đem về đặt trong nước. Thế mà những cái trứng cóc ấy vẫn tồn tại, nảy nở, rồi trưởng thành , hoá thành những con cóc thuộc loại chuyên sống ở những vùng ao hồ ( crapauds lacrustres). Những con cóc ấy tự nhiên cũng được trang bị một cái  bướu giao hợp đen trên mấy ngón chân. Cái bướu giao hợp này giúp cho con cóc đực sống dưới nước (crapauds aquatiques) có thể bu cứng trên làn da ngoài rất trơn trợt cuả con cóc cái, để giao hợp dưới nước. Khả năng thích nghi này đă truyền sang đến  các đời con cuả nó. Khi mới đẻ ra nhũng con cóc con kia đă có sẵn những cái bướu nằm sâu trong ngón chân. Như vậy, rơ ràng môi sinh  và khả năng sinh tồn cuả các loài sinh vật  trên mặt điạ cầu đă có khả năng kỳ diệu làm biến cải cả một quá tŕnh di truyền, từ cuộc sống trên cạn  tới đời sống dưới nước.
            Nhà  sinh vật học Kamerer đă bảo vệ  thuyết cuả ông  một cách  rất thành công.
Nhưng , một hôm, có một nhóm bác học và các nhà nghiên cứu cuả các viện đại học, vốn tôn thờ chủ thuyết Darwin, ngỏ ư mong muốn được quan sát tận mắt sự chứng nghiệm cuả ông.
            Ngày biểu diễn chứng nghiệm đă diễn ra trong một giảng đường đại học, trước sự tham dự đông đảo các khoa học gia và đại diện các cơ quan truyền thông, báo chí, truyền h́nh khắp thế giới.
            Nhân dịp nghiêm trọng này, bác sĩ Kamerer phải chứng tỏ cho mọi người biết rằng khám phá cuả ông là một thành quả nghiêm chỉnh , và ông không phải là một kẻ làm tṛ hề cho thiên hạ cười chơi.
             Trong đêm rạng ngày diễn ra cuộc chứng nghiệm quan trọng, bỗng nhiên  pḥng thí nghiệm cuả ông bị phát hoả, thiêu rụi  tất cả mấy con cóc trân qúi cuả ông. Tuy nhiên may mắn thay, và kỳ lạ thay, trong số cóc chết ấy vẫn hăy c̣n một con  sống sót. Trong trường hợp bất khả kháng này, bác sĩ Kamerer đành phải đưa con cóc sống sót độc nhất ấy ra chứng minh trước mọi người.
            Cả đám khoa học gia xúm xít nhau vào dùng kính khuếch đại để soi rọi tỉ mỉ vào thân thể con cóc, rồi bỗng đồng loạt nổi lên cười khành khạch một cách chế diễu. Th́ ra, người ta đă  thấy rơ ràng  những  cái bướu đen trong bàn chân cuả con cóc đều là những chấm đen giả tạo, bằng cách chích những đốm mực tàu vào dưới da con cóc. Tṛ gian trá đă bị phanh phui. Tất cả mọi người trong giảng đường đều nổi lên cười chế nhạo một cách hả hê khoan khoái vô cùng.
            Thực không ngờ chỉ trong một giây lát đó thôi , tất cả mọi uy tín và danh dự cuả nhà bác học Kamerer đă tan biến theo mây khói. Đồng thời ông cũng mất hết mọi hy vọng được thừa nhận các công tŕnh nghiên cứu khoa học và khám phá lớn lao cuả ông từ trước đến nay.Chẳng những thế, ông c̣n bị thiên hạ bỏ rơi và bị cấm chỉ hành nghề. Vậy là phe Darwinistes đă thắng cuộc, và đă triệt hạ được một đối thủ cuả thuyết Darwin!
             Rời giảng đường , sau buổi chứng nghiệm nhục nhă bất ngờ ấy, Bác Sĩ Kamerer đă đau khổ và chán nản vô cùng, ông liền t́m đường vào một khu rừng hoang vắng, dùng súng bắn vào cổ họng để kết liễu đời ḿnh, với lời giă biệt loài người chứa đầy giọng chua cay ai oán : Ta thà chết trong ḷng thiên nhiên c̣n hơn sống giưă loài người!
            Chỉ sau khi cuộc tự sát  vô cùng oan nghiệt đó đă xảy ra, dư luận chê bai và khinh miệt bác sĩ Kamerer mới chấm dứt.
           
            Theo tôi, nhà bác học Kamerer đă ra đi vào nơi vĩnh cửu mà không biết rằng  chính ông đă để lại sau lưng một thiên trường ca ngợi khen sự thật và tái  minh xác tính  chất đích thực tuyệt vời cuả các  khám phá khoa học cuả ông...
            Trên con đường đi t́m sự thực, với mục đích  khôi phục lại công tŕnh nghiên cứu giá trị và danh dự cho nhà bác học Kamerer,  nhà văn Arthur Koestler , tác giả quyển LÉtreinte du  crapaud ( Sự gh́ chặt cuả con cóc) , đă có dịp gặp lại viên phụ tá cũ của bác sĩ Kamerer. Từ khi  BS Kamerer đă chết rồi, viên phụ tá này mới bị lương tâm ngấm ngầm dày ṿ đau đớn chịu không nổi. Cho nên bấy giờ anh ta mới đem hết sự thực ra phanh phui trước công luận. Đồng thời anh c̣n can đảm kể rơ nguyên do sâu kín , - mà chỉ một ḿnh anh biết thôi! -, đă khiến gây nên thảm hoạ cho BS Kamerer.
            Anh ta thú nhận: Chính tôi đă được một nhóm khoa học gia thuộc phái Darwin  kích thích và mua chuộc , để lén đốt cháy tiêu  pḥng thí nghiệm cuả Kamerer, cho mấy con cóc sắp được đem ra chứng minh bị cháy thành than hết, rồi  đem bỏ vào đó một con cóc khác , đă được chích mực tàu sẵn vào chân...
 
SO SÁNH 2 SỰ PHẢN BỘI
 
            Bây giờ , ta hăy b́nh tâm so sánh hành vi phản bội cuả viên phụ tá BS Kamerer với sự phản phúc cuả bọn trí thức tai to mặt lớn, mệnh danh quốc gia ở hải ngoại, thử xem khác nhau ở chỗ nào?
            Dĩ nhiên ta thấy ngay, viên phụ tá BS Kamerer phản thầy chỉ v́ đă nhất thời nhẹ dạ, nông nổi, để bị mua chuộc, giúp cho đám đồng nghiệp  của Kamerer có cơ hội thoả ḷng hờn ghen , đố kỵ. Nhưng sau đó, anh ta đă hối hận , và đă can đảm thú tội với Arthur Koestler, để minh oan và phục hồi danh dự cho Kamerer. Như thế , hành vi chuộc tội này cũng đáng được tha thứ phần nào.
Nhưng ngược lại, hành động phản phúc cuả đám trí thức, quan quyền quốc gia ở hải ngoại, lại hoàn toàn khác hẳn.  Những cái khác đó như sau:
            - Giới quan quyền trí thức Quốc Gia ở hải ngoại đă không bị mua chuộc mà tự nguyện phản bội, tri t́nh phản bội. Tức cái máu phản bội đă nằm sẵn trong huyết quản. Có thể gia truyền, hay là một thứ ...dân tộc tính ?!
            - Đă hành động phản bội mà không bao giờ chịu nhận tội phản bội. Cứ tỉnh bơ, phớt lờ như Ăng- Lê!
            - Khi cần phải thú tội ăn năn, hối lỗi về hành động phản bội, đáng lẽ những nhân vật quốc gia này phải cung kính ngỏ những lời thú tội đó công khai trước nạn nhân, trước 25 triệu dân miền nam, và trước hàng triệu chiến sĩ huynh đệ chi binh đă từng bị đâm sau lưng giưă trận tiền..., th́ ngược lại, họ vẫn cứ lén lút, khúm núm đi kiếm kẻ thù cũ, nay đă trở nên kẻ chiến thắng để lạy lục van xin, thú tội, và hơn thế nữa c̣n xỉa xói, bới móc lẫn nhau!
            Như thế chứng tỏ, những kẻ ấy , v́ quá hèn, quá sợ hăi, hoặc có thể trong ḷng c̣n thèm thuồng, mong ước được quân chiến thắng ban cho chút cơm thưà canh cặn, nên họ sinh ra mù quáng, nuôi ảo tưởng viển vông!
            Trong luân lư cổ truyền cuả ta có : tam cương , ngũ thường và tứ đoan...Trong tứ đoan ( bốn giềng mối làm người) có câu: Tu ố chi tâm NGHĨA chi đoan dă , nghiă là: Ḷng biết hổ thẹn là đầu mối cuả đạo NGHĨA. Con chó không phản chủ , người ta gọi là NGHĨA KHUYỂN. Con người không lừa thầy phản bạn, đầy tớ không phản chủ, bề tôi không phản vua gọi là bậc trung cang nghĩa khí.
            Như thế, ở đời ai cũng khinh khi , ghê tởm những kẻ phản phúc.Và những kẻ nào đă hành động phản phúc rồi, th́ lương tâm cắn rứt xấu hổ vô cùng. Thậm chí có kẻ đă phải lấy cái chết để rửa sạch!
            Nhưng ngược lại, nếu đem  cái nguyên tắc luân lư này mà quán chiếu vào các ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Bá Cẩn, Ng. Xuân Vinh...ta thấy suốt 29 năm qua, ở hải ngoại, họ vẫn sống nhởn nhơ, thơ thới hân hoan, chung quanh lúc nào cũng quần tụ đông đảo gia nô khuyển mă, khúm núm ra vào hầu hạ...Như thế , rơ ràng đám người này đă không biết xấu hổ. Tức là họ không có NGHĨA!
            Phải chăng , ngày nay ở hải ngoại, con vi khuẩn phản phúc đă lây lan sang đủ mọi hạng người trong cộng đồng người Việt tị nạn, như  loại AIDS ( SIDA), và đă khiến cho những kẻ bất nghĩa đều được trọng vọng, và những hành vi phản phúc, sớm đầu tối đánh, lừa gạt đảo điên, coi lời tuyên bố nghiêm trọng như cơn gió thoảng... được coi như đức tính đáng tôn thờ?!
            Nếu quả như thế, thiết tưởng chúng ta cũng nên bắt chước nhà bác học Kamerer mà thét to lên rằng: Ta thà chết giữa ḷng thiên nhiên c̣n hơn sống giữa cộng đồng VN tị nạnnhố nhăng  này !
 
KẾT LUẬN: NGỠ TƯỢNG TÔ VÀNG!
 
            Bất cứ một cuộc chiến tranh nào khi kết thúc đều có 2 phe: thắng trận và bại trận. Sự thắng, bại như thế thường sinh ra 2 khuynh hướng tâm lư: kẻ thắng trận sẽ không tránh khỏi tật bịnh kiêu căng, mù quáng, đánh mất ư chí, dễ sa đọa và loạn động. Kẻ thất bại có thể v́ đau đớn, bị ân hận dày ṿ, trở nên quyết tâm khắc phục sai lầm để  quật cường. Sau ngày 30. 4. 75, phe CSVN đă thắng, phe quốc gia đă bại. Về phía CSVN, ta thấy, ngay sau đó đă vứt bỏ mất lư tưởng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Họ hồ hởi, phấn khởi biến dạng thành một đạo quân xâm lăng tàn bạo, đáng kinh sợ hơn cả các đạo quân ngoại xâm trong lịch sử dân tộc là Tàu và thực dân Tây. Họ đua nhau hủ hóa, và trấn lột đồng bào vô tội miền Nam, khiến cho hàng mấy triệu người phải dắt díu nhau lao đầu ra biển cả t́m sự sống trong đường tơ kẽ tóc. Như vậy, định đề thứ nhất , nói về tâm lư kẻ chiến thắng đă đúng!
            Nhưng c̣n định đề thứ nh́ , nói về kẻ chiến bại, tức phe quốc gia chống Cộng, ta thấy lại hoàn toàn sai bét. Sau ngày 30.4.75 cho đến nay, đă 29 năm qua rồi, các tẩu tướng và các nhà cầm quyền cao cấp miền Nam, từ cựu tổng thống, thủ tướng, đến các hàng tổng bộ trưởng v.v...đều chẳng một ai tỏ ra có chút ư chí quật cường nào. Nhưng, đáng phàn nàn thay, họ lại c̣n tiếp tục đóng kịch giả vờ làm anh hùng, dũng sĩ  chống Cộng đến khuya, mệt nghỉ! Song nguy hiểm nhất là họ vẫn mù quáng nuôi ảo tưởng trở về nước đóng vai quyền thế . Nguyên nhân ấy đă khiến xảy ra các vụ biểu t́nh, ra tuyên cáo, họp báo tuyên bố dèm pha, bới móc và chửi bậy chuyến về nước của ông Kỳ.
            Tôi nói như vậy, sẽ có người vội gán ngay cho tôi cái nhăn hiệu bênh ông Kỳ, chê các ông khác. Thực ra chẳng phải thế. Nơi đây, tôi không cần biện hộ làm ǵ. Bởi sự thật đă chứng minh suốt mấy chục năm qua, từ 1954 đến nay (2004), đă nửa thế kỷ rồi, tôi không hề  t́m cách bén mảng đến gần ông Kỳ trong một giây lát nào. Ngay cả những lúc ông Kỳ nắm quyền cao chức trọng, thế lực vô song, tôi cũng không hề xuất hiện trước mặt ông trong những buổi họp báo hay trong những buổi tiếp tân. Tôi giữ thái độ hoàn toàn kính nhi viễn chi!
            Nay, sở dĩ tôi đă phải bất chấp điều ong tiếng ve, viết loạt bài này chỉ bởi ngay từ đầu các ông Vinh, Cẩn, Lê Văn Tư, Ng. Khánh...đă không nh́n ra thực tướng và thực chất trong hành động về nước của ông Kỳ. Bốn ông kể trên bỗng nhiên thấy ông Kỳ  một giặc lái có nhiều nợ máu nhất được về nước, rồi lại c̣n được đón tiếp trọng vọng, được báo chí và các phương tiện truyền thông cả nước phỏng vấn, viết bài tường thuật linh tinh, nên sinh ḷng đố kỵ và tỏ ư thèm thuồng khao khát. Họ nôn nóng, mù quáng lầm tưởng ông Kỳ sắp được nhà cầm quyền CSVN trải thảm đỏ rước về nước, để trao cho chức vụ quyền cao, bổng lộc lớn...Trong khi đó, mặt khác, cũng có một số người tự xét không đủ tư cách dèm pha để cạnh tranh với ông Kỳ, th́ t́m cách mon men đến gần, làm quen, mua chuộc cảm t́nh, để mở đường đầu tư trong tương lai!
            Theo tôi, đó chỉ là những hoạt cảnh khôi hài rất quen thuộc trên sân khấu chính trị miền Nam, trước năm 1975. Bây giờ , sau 29 năm lưu vong đất khách quê người, tôi tưởng đâu những hoạt cảnh khôi hài ấy đă bị tuyệt diệt, chẳng dè nó lại th́nh ĺnh đội mồ sống dậy sau chuyến ông Kỳ về nước. Những hoạt cảnh này, từ mấy tháng nay, có lẽ đă khiến cho các nhà cầm quyền trong nước ôm bụng cười đau cả ruột, và những người tị nạn liêm chính không khỏi xấu hổ lây!
            Sựï thật, theo nhà đại văn hào Pháp Boileau đă nói là: rất đáng yêu! Nhưng theo tôi, trong trường hợp này, sự thật chung quanh chuyến về thăm quê hương của ông Kỳ lại rất phũ phàng và đáng cho chúng ta suy ngẫm nhiều hơn!
            Bởi thế, để kết thúc loạt bài này, tôi xin gửi đến các ông Vinh, Cẩn, Tư, Khánh, và nhất là toàn thể đồng bào tị nạn hải ngoại 2 câu ca dao đầy đủ ư nghĩa thâm trầm đáo để về sự thật sau đây, hy vọng quí vị chịu khó suy nghĩ một chút, để đừng tiếp tục làm tṛ cười cho CS  nữa là:
- Nh́n xa ngỡ tượng tô vàng,
Lại gần mới biết chẫu chàng ngày mưa !

 ĐẶNG VĂN NHÂM

 

( hết )