HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG XĂ HỘI CỦA JESUS CHRIST
Khoảng vài năm đầu (4 hoặc 5 năm. Có sách ghi: 6 năm) trước công nguyên, dưới
triều đại vua Hérode, một hài nhi Do Thái, tên Yehoshuha, hay c̣n gọi là Joshua,
con một người thợ mộc, tên Joseph, và vợ là bà Marie (lúc bấy ǵơ mới 15 tuổi),
đă ra đời trong một ngôi làng nhỏ bé ở Judée, tại Bethléem, thuộc Galilée. Hài
nhi này đă được thánh Jean-Baptiste rửa tội trên sông Jordan, và ngầm báo bằng
mảnh da cừu là đấng tân cứu thế (nouveau Messie). Về sau, quả nhiên hài nhi đó
trở nên Jésus Christ, và đă trưởng thành trong một hoàn cảnh không mấy sáng sủa.
V́ lúc bấy giờ vùng này đang bị quân xâm lăng La Mă cai trị.
Cũng trong năm thứ 4 trước TC, vua Hérode băng hà; nhưng hoàng đế Auguste
cuả La Mă, ở Rome, đă không chấp nhận cho con trai của Hérode là Hérode Antipas
kế vị xưng vương, mà chỉ ban cho chức thủ hiến bộ bốn (tétrarque),[ thuộc chế độ
cai trị chia ra 4 vùng (Tétrarchie)].
Trong thời kỳ này, nhà cầm quyền La Mă đă bày ra rất nhiều loại sưu cao,
thuế nặng. Thậm chí đến thời Hadrien (117), nhà cầm quyền La Mă c̣n cấm tục cắt
da bọc qui đầu và khép hành động cắt da bọc qui đầu vào tội h́nh sự nghiêm trọng,
bày ra các loại thuế vụ vô hạn định...Theo một số tài liệu biên niên sử, viên
thái thú La Mă thời bấy giờ c̣n ngỏ ư tiếc rẻ thốt ra câu:...ne pouvoir taxer
lair que les Juifs respirent (...không thể đánh thuế không khí bọn Do Thái hít
thở), đă khiến nhiều gia đ́nh phải bán cả con cái đi để lấy tiền nộp thuế!
Về mặt tín ngưỡng của dân Do Thái, Du Già giáo, thờ độc thần tuyệt đối đang
phải đương đầu gay gắt với chủ trương đa thần phóng khoáng của quân chiếm đóng.
(Nên biết, người La Mă và Hy Lạp chủ trương đa thần, nhưng không xác định chủ
thuyết, không lập giáo qui, không soạn giáo điều. Tính đa thần nằm gọn trong các
truyện thần thoại). Trong không khí đó, giới giàu có không c̣n quan tâm nhiều
đến vấn đề tôn giáo nữa. Chẳng mấy ai chịu bỏ tiền của ra đóng góp vào việc xây
dựng thêm các nhà giảng Sinagogue.
Năm thứ 21, thủ hiến bộ bốn Hérode Antipas thiết lập một thủ đô mới, ở
Tiberiade, lộng lẫy, huy hoàng hơn Jérusalem, nhưng tất cả những người Do Thái
sùng đạo đều không chịu đặt chân đến nơi đó, v́ thành phố này đă xây dựng trên
một nghĩa địa.
Năm thứ 26 trước TC, viên tân thái thú La Mă, Pontius Pilatus, được cử đến,
thay thế cho Gratius, cai trị dân Do Thái, với toàn quyền hành động về mọi mặt :
chính trị, thuế vụ, an ninh cảnh sát, và xử án.
Trong t́nh cảnh bức bách nghiệt ngă như thế, tinh thần quần chúng căng thẳng
và giao động tột độ. Mọi người đều có tư tưởng chống sự xa xí,và không sản xuất
của giới giáo sĩ (Rabbins), chống hành động bất công của các toà án, chống lại
hành vi bóp nặn, trấn lột dă man của bọn quan chức thuế vụ (fermiers généraux)
tay sai cuả La Mă, và chống lại cả sự áp bức của quân chiếm đóng La Mă. Tự nhiên
ḷng người ngày càng thêm nôn nóng mong chờ sự xuất hiện của một đấng Cứu Thế
(Messie).
Năm này đúng là năm Jésus mới được 30 tuổi, vừa khởi sự đi giảng đạo, và
qui tụ tín đồ trong vùng Bắc Palestine. Dĩ nhiên, khởi đầu, quan điểm của Jésus
đă phải dựa trên căn bản của kinh Torah, luật Moise và tư tưởng của các nhà tiên
tri Rabbins Do Thái. Nhưng cung cách hành đạo, cách khuyên bảo và các lời rao
giảng của Jésus lại có vẻ mới mẻ, không phù hợp với giáo điều và lề lối truyền
thống, nhất là khác hẳn với chủ trương tôn giáo của cả hai phe Do Thái và La Mă,
chẳng khác nào như một người đề xướng tư tưởng cải cách tôn giáo và canh tân xă
hội, càng làm cho không khí đối chọi về đức tin giữa các phe thêm căng thẳng, nặng
nề hơn. Ngoài ra, Jésus c̣n tuyên xưng là người đă thụ nhiệm nghĩa vụ thiêng
liêng do Thượng Đế, chính là cha của ngài, đă ban cho (như một Messie?), để kêu
gọi mọi người hăy thương yêu nhau, như thương yêu chính bản thân của ḿnh. Hơn
thế, ngài c̣n rao giảng về tính cách hư ảo, vô thường của sự giàu sang, và nhất
là đă tỏ ra can đảm hơn mọi đồng đạo Du Ǵa Do Thái, dám đứng lên kêu gọi quần
chúng chống lại chính sách sưu cao, thuế nặng bằng các phương thức hoà b́nh, bất
bạo động.
Ngoài ra, ngài c̣n rao truyền đă thụ nhiệm thánh lịnh của Thượng Đế chống
việc bóc lột người nghèo bằng cách cho vay nặng lăi, và xua đuổi bọn người bày
hàng ra buôn bán ngay trên sân trước cuả giáo đền Temple, và báo trước cho biết
ngôi giáo đền ấy sẽ bị triệt hạ lần nữa...
Như vậy, Jésus càng làm gia tăng thêm ḷng thù hận của các nhà lănh đạo tôn
giáo trong cả nước. Tất cả đồng thanh phủ nhận vai tṛ con trời, một loại messie
, sứ gỉa Thượng Đế, của Jésus.
Từ đó sợi dây oan nghiệt của định mệnh càng trói buộc Jésus chặt hơn nữa, khi
ngài dùng trực cảm đẩy mạnh tinh thần tín ngưỡng của quần chúng lên đến mức sôi
sục cao độ bằng câu: Kẻ nào không thương yêu anh em của ḿnh mà ḿnh đă thấy
biết, lại nói yêu thương Thượng Đế mà nó không từng thấy biết là một kẻ nói láo...
(celui qui naime pas son frère quil voit et dit aimer Dieu quil ne voit pas est
un menteur...) (1 Jean 4. 18, 20).
Câu này đă thực sự xúc phạm nặng nề đến thói đạo đức gỉa truyền thống của
giới giáo sĩ Du Ǵa và chủ trương độc tôn một ông trời duy nhất, gọi là Elôhim
hay Jéhova, Jahweh...của đạo Du Già, nên Jésus liền bị liệt ngay vào thành phần
ly khai, phản đạo. Đó là một bản án tử h́nh bất thành văn!
Trước những tư tưởng canh tân, và hành động cách mạng như thế, nhà cầm quyền
La Mă và ṭa án Do Thái (Sanhédrin) đă tỏ ra rất khó chịu, cố t́m mọi cách để
bịt miệng cuả Jésus.
Nơi đây, thiết tưởng cần nhấn mạnh, chúa Jésus vốn mang gịng máu Do Thái
thuần túy, nói tiếng araméen một loại ngôn ngữ xê mít (sémitique) rất gần với
tiếng Hébreu, và trên căn bản hoàn toàn khác hẳn tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh,
đă chịu phép cắt da bọc qui đầu (circoncision) trước 8 ngày sau khi sanh, và
xuất thân là một giáo sĩ truyền đạo thuộc cánh hữu phái kinh điển, rất cuồng
tín. Tuy ngoại dạng của Jésus không khác ǵ các vị giáo sĩ Rabbins ở Palestine
thời bấy giờ, nhưng tư tưởng mới lạ, táo bạo, thuật dụng ngữ bóng bẩy trong khi
giảng đạo, và khả năng thuyết phục mạnh mẽ của ngài trước quần chúng, có thể nói
đă đạt đến cực điểm, không một ai trong giới giáo sĩ Du Ǵa có thể sánh bằng.
Nhưng đáng kể nhất là những hành vi và ngôn từ chống lại đạo Du Ǵa, một cách
quyết liệt của Jésus. Ngài say sưa đem luật ăn kiêng (cachérout, casher,
cascher, cawcher, kasher, kawsher...), có nghĩa: luật ăn thịt gia súc, phân biệt
loại gia súc tịnh với bất tịnh, và nấu nướng cho hợp tập tục cổ truyền của Do
Thái, ra chê bai diễu cợt bằng câu: Bất cứ một vật ǵ thuộc về thực phẩm, từ
bên ngoài đem vào cơ thể con người, đều không thể gây nên sự bất tịnh. Bởi những
thứ đó không xâm nhập vào con tim, mà chỉ vào bụng, rồi bị phế thải ra ngoài cầu
tiêu. Chính những ǵ xuất phát từ con người mà ra mới gây nên sự bất tịnh. Bởi
v́ tất cả những tội ác sát nhân, ḷng tham tiền, ḷng khinh miệt, kỳ thị, đều
khởi từ quả tim của con người mà ra, chớ không phải do thực phẩm chúng ta đă ăn
vào! (Marc 7.18,23).
[Nên biết thêm: luật ăn kiêng của Do Thái sau này cũng đă khiến cho những
nhà đại trí thức Do Thái lưu vong hải ngoại, như: Freud, Albert Einstein và
Spinoza, không sao chấp nhận được! ]
Ngoài ra, đấng Christ c̣n phê b́nh thẳng thừng hành vi mù quáng của những
kẻ hậu duệ của Abraham: Cha các người (Abraham) là loài ác qủi, và các người đă
sẵn ḷng thực hiện những ước muốn của cha các người (Jean 8,44). Và ngài đă phản
bác luật Moise một cách rất linh hoạt bằng câu: Các người biết ông ta đă nói:
Mắt đối mắt, răng đối răng. C̣n ta, ta bảo các người là không nên kháng cự thô
bạo (Vous avez appris quil a été dit: Oeil pour oeil, dent pour dent. Et moi je
vous dis de ne pas résister au méchant) (Matthieu 5,38). Khi nói câu đó, hiển
nhiên Jésus không có ư muốn băi bỏ luật Moise hay các nhà tiên tri(Matthieu,17).
Nhưng, để thay thế luật h́nh phạt báo phục (talion) cuả Do Thái bằng biện pháp
bất bạo động, Jésus đă tỏ ra nguy hiểm cho Du Già giáo hơn thánh Paul rất
nhiều...
Chính v́ những chống đối nguy hiểm đó, (chớ không phải v́ Jésus lập ra một
tôn giáo khác. Vả chăng, từ thời đó, ai cũng biết: Sau khi Jésus đả chết rồi,
đạo TC mới ra đời !) khoảng hai năm sau, Jésus đă phải chuốc lấy cái chết cực kỳ
đau thương, thê thảm, thân thể trần trụi, trên cây thập tự gía (không nên gọi là
thánh giá!), giữa lúc c̣n thanh xuân, mới 36 tuổi đời, vào dịp lễ Phục Sinh
(Pâque cuả Do Thái), ngày 7 tháng 4 năm 30 sau công nguyên.
Các phe phái chống Jésus hiệp nhau kết tội Jésus, khiến cho ngài đă bị Ponce
Pilate, thái thú thành Judée, xử tội đóng đinh trên thập tự gía theo luật Lă Mă
thời bấy giờ. Jésus qua đời tại Jérusalem vào ngày 7. 4. 30.
Tưởng cũng nên biết thêm, ngày xưa, cách Jésus bốn thế kỷ, thánh triết
Socrate, sư phụ của đại hiền triết Platon, tài biện thuyết cũng đă đạt đến mức
cực điểm (paroxysme) trong lịch sử văn hoá Hy Lạp, tỏ ư chống bọn cai trị, nên
đă bị bọn cầm quyền thành Athène (thủ đô Hy Lạp) huà nhau bịa tạc, kết tội ông
đă hủ hoá thanh niên và xúi dục bạo loạn, để kết tội tử h́nh, cưỡng bách ông
phải uống độc dược, chết trong ngục thất vào năm 70 tuổi.
Nh́n cái chết của Socrate và Jésus, ta thấy lúc đó thành Athène tuy không
bị ngoại nhân cai trị, nhưng bọn cầm quyền địa phương đă cấu kết với nhau, tự
tạo ra luật lệ và xử tội kẻ chống đối theo luật riêng của họ, để thoả ḷng ghen
tức. Ngược lại, khi Jésus bị kết tội, dân Do Thái đă mất quyền tự chủ, nên những
kẻ đồng chủng (Do Thái), đồng đạo (Du Ǵa) của ngài đă phải dùng đến bàn tay của
viên thái thú La Mă, Pontius Pilatus (Ponce Pilate), để triệt hạ đối thủ.
Dù vậy, chén rượu độc cần (cigue) của Socrate vẫn chẳng khác nào cây thập tự
gía treo xác của Jésus. Hai cái chết này, tuy khác nhau ở h́nh thức và phương
cách, nhưng về nguyên nhân, Jésus cũng như Socrate đă bị người đời bức tử chỉ
bởi tri thức và tài năng của hai vị thánh nhân ấy đă đạt đến mực cực điểm siêu
phàm.
Hơn thế, cái chết của Socrate và Jésus c̣n nói lên một ư nghĩa vô cùng thâm
thúy và cực kỳ cay đắng: Đó là ḷng ghen tuông, đố kỵ, và sự thù hiềm của những
kẻ cầm quyền, cũng như của những kẻ lănh đạo tôn giáo, đồng chủng đạo đức giả,
đang đóng vai tṛ chủ chốt ngay cả trong tổ chức văn hoá, tôn giáo, luôn mồm rao
giảng t́nh thương, kêu gọi hoà b́nh, nhân đạo v.v...
Cái chết đau đớn, đầy bi thảm, cùng với những cảnh tra tấn nhục h́nh cực kỳ
dă man đối với Jésus đă tạo nên mối thương cảm và ngưỡng mộ sâu xa trong ḷng
mọi người, khiến cho từ đó một tôn giáo mới bắt đầu h́nh thành.
THÁNH KINH THIÊN CHÚA
Jésus qua đời đă không để lại một văn bản nào, cũng như chưa từng tuyên bố
khai nguyên đạo Thiên Chúa bao giờ. Các thánh thư gọi là Thánh Kinh (Bible), hay
Cựu Ước Kinh (Ancien Testament) đều của đạo Du Ǵa (kinh Torah), về sau đă được
đọc và diễn dịch theo một bối cảnh và tư tưởng mới.
Để giải toả ảnh hưởng của Du Ǵa giáo, người ta đă cố gắng soạn thêm một bản
thánh thư mới, gọi là Tân Ước Kinh (Nouveau Testament), thông báo sự xuất hiện
của Jésus, cùng với các tư tưởng trong thông điệp của ngài.
Bộ Tân Uớc Kinh gồm 4 quyển:
- Les Évangiles (Phúc Âm). Bộ kinh Phúc Âm (Évangiles) kể lại những chuyện
về cuộc đời và những bài thuyết giáo của Jésus, do 4 tác giả hợp soạn, gồm:
Thánh Marc (vers 65), thánh Matthieu (vers 70-80), thánh Luc (vers 80-85) và
thánh Jean (vers 110).
Phần biên soạn của các thánh Marc, Matthieu, và Luc, đă tập trung được
nhiều đối chứng, và đưa ra được một cái nh́n tổng quát có tính nhất quán. C̣n
phần biên chép của thánh Jean, người đọc nhận thấy đă phản ánh rơ rệt những suy
tư đột khởi. Các vị thánh soạn Phúc Âm trên đây đă được lồng vào h́nh ảnh có
tính cách biểu trưng qua 4 sinh vật như: Sư tử (thánh Marc), con người (thánh
Matthieu), ḅ tót (thánh Luc), và con ó (thánh Jean).
- Les Actes des apôtres, thuật lại những lời thuyết giáo đầu tiên của các
thánh tông đồ và kể lại đời sống của giáo hội thời nguyên thủy.
- Les Épitres (Thư Ca). Gồm 14 bản thư ca của các thánh tông đồ, cùng với 7
bản thư ca của các thánh Jacques, Pierre, Jean, và Jude, gọi là thiên chúa /
catholique.
- Apocalypse (sách Khải Huyền). Quyển cuối cùng của Tân Ước do thánh Jean
lÉvangéliste biên soạn, kêu gọi giáo hội phải bền gan, vững chí bảo tồn đức tin,
để đạt chiến thắng cuối cùng của nước Chúa.
Nên biết, cho đến bây giờ dân Do Thái vẫn không thừa nhận bộ Tân Ước Kinh
cuả TCG, và cũng không chịu coi Jésus Christ như là Chúa cứu thế của họ!
THÁNH PAUL KHAI SÁNG ĐẠO THIÊN CHÚA?
Bị các đạo sĩ Du Ǵa truy hại gay gắt, những người Do Thái cải đạo theo
Jésus đă phải phân tán mỏng ra khỏi Jérusalem, di chuyển đến các thành phố về
phía Đông để thành lập giáo hội và xây dựng nên các cộng đồng Ki Tô giáo đầu
tiên, thu hút được nhiều tín đồ không thuộc gốc dân Do Thái.
Trong số có cả 12 vị thánh tông đồ của chúa, phần lớn là dân đánh cá, một
vài người là thợ mộc. Tất cả đều thất học. Chỉ có thánh St. Jean về sau có học
chút đỉnh thôi.
Ngoài ra, c̣n có 3 ông thánh là: St. Paul, St. Matthieu, St. Marc, là những
người có học, nhưng 3 ông này lại không phải là môn đệ đầu tiên từng sống gần
gũi với chúa Jésus.
Vài thế hệ sau đó, nhờ công lao năng nổ tuyên truyền và quảng bá của thánh
Paul, giáo hội Ki Tô đă bành trướng mạnh mẽ, và các chi nhánh mau chóng mọc lên
khắp nơi. Nên biết, thánh Paul, c̣n gọi là Paul de Tarse, tác gỉa bộ Thông Thư
(Épitres, gửi cho Corenthiens) cũng gốc Do Thái, theo đạo Du Ǵa, song đă cải
đạo vào năm 37. Ông sanh ở Tarse ( nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ) trong vùng Tiểu Á
(Asie Mineure), cư trú tại Damas, thuộc nước Syrie ngày nay, nói tiếng Hy Lạp,
nhưng mang quốc tịch La Mă (Actes 21,39), tức công dân một đại siêu cường thời
bấy giờ, khiến các nước khác đều phải kiêng dè, chẳng khác nào những người Do
Thái ngày nay, ở Mỹ, mang quốc tịch American citizen vậy!
Vào thời bấy giờ, người ta có thể xử tội đóng đinh trên thập tự giá một
người sinh trưởng ở Galilé, tên Jésus, v́ tội đă giật đổ mấy gian hàng bán chim
bồ câu trong giáo đền Temple ở Jérusalem (Matthieu 21,12). Nhưng nếu một viên
chức tỉnh lẻ mà trót dại đánh roi một công dân La Ma,ơ chắc chắn sẽ không thoát
khỏi tội tử h́nh. V́ h́nh phạt này thuộc độc quyền của các phán quan ở Rome,
không một ai khác được dùng đến. V́ thế, trước khi bị ṭa án ở Rome kết tội,
thánh Paul đă được hoàn toàn tự do thoải mái truyền bá thông điệp khuynh đảo
của chúa Jésus Christ, gây chấn động dư luận chẳng khác nào một cuộc động đất
lớn ở Macédoine (Actes 16,26), khơi mào cuộc nổi loạn ở Ephèse (Actes 19, 23),
và tạo nên những trận cười nghiêng ngửa ờ Athènes (Actes 17,32).
Thuở sinh tiền, chúa Jésus chỉ đi bộ và giảng đạo trong một vùng , mà
đường bán kính rộng nhất chỉ chừng 100 cây số (tức khoảng 3 ngày đường bộ).
Nhưng ngược lại, với tấm hộ chiếu công dân La Mă, giá trị bằng vàng, thánh Paul
thường dùng đường biển, đi khắp vùng biển Địa Trung Hải, tha hồ truyền bá thông
điệp của chúa Jésus.
Nếu t́m hiểu sâu xa các hoạt động của thánh Paul trong thời kỳ này, ta phải
nh́n nhận ông không hề chính thức, trực tiếp công bố khai sáng đạo Thiên Chúa.
Nhưng ông đă công khai băi miễn những thủ tục cải đạo theo giáo luật Do Thái. Sự
băi miễn ấy có tính cách tập thể, đồng nhất cho mọi người chớ không cho từng cá
nhân. Sự cố này đă bắt nguồn từ hội nghị ở Jérusalem, nơi mà các vị thánh tông
đồ cùng quyết định không nên tích tụ thêm những chướng ngại trên con đường trở
lại với Thượng Đế của những người dị giáo (ne pas accumuler les obstacles devant
les paiens qui se tournent vers Dieu) , (Actes 15,19), và nhất là không nên đ̣i
hỏi, bắt buộc những người không phải dân Do Thái chịu phép cắt da bọc qui đầu.
Tuy vậy, ông ta vẫn làm lễ cắt da bọc qui đầu cho viên phụ tá thân cận, gốc Do
Thái + Hy Lạp, tên Timothée (Actes 16,39), và không phủ nhận đạo Du Ǵa như các
vị thánh tông đồ khác.
Riêng thánh Paul, đôi khi ông cũng tỏ ra công kích Du Ǵa giáo, nhưng chỉ
bằng những lời lẽ bóng bẩy, tinh tế đến gần như mơ hồ khó hiểu. Chẳng hạn: Nếu
không c̣n ai đích thực thi hành luật (Moise), v́ luật này (đă làm chết đấng
Christ), ta thôi không c̣n sống với luật ấy nữa, để sống cho Thượng Đế (Galates
2, 16).
Tóm lại, mặc dù thánh Paul đă không sáng tạo ra Thiên Chúa Giáo, nhưng ngay
từ lúc đầu, ông đă vận dụng toàn lực trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến
thông điệp của đấng Christ vào các giới quần chúng không phải Do Thái, sống
trong vùng miền Đông, đến hải cảng Ostie, rồi lan dần vào các vùng ngoại ô thủ
đô Rome của La Mă. Những nơi mà thánh Paul đă chưa tới viếng và truyền bá giáo
lư Thiên Chúa, như Ai Cập (Égypte), Ba Tư (Perse), hay Assyrie..., song vẫn có
những giáo hội được dựng lên gọi là giáo hội miền đông , với các tín đồ gốc dân
Ai Cập, Assyrie, Arménie, Nestorie v.v...
Ngoài ra ngài c̣n có công tách rời Thiên Chúa Giáo ra khỏi Du Ǵa Giáo.
Tuy ngài thực hiện những công việc này trong giới dị giáo, nhưng chẳng phải v́
thế mà kém phần nguy hiểm cho sinh mạng, nên một số thánh tông đồ khác thường
phải tháp tùng yểm trợ ngài, đáng kể nhất là thánh Luc. Được biết thánh Luc vốn
là người thân cận với thánh Paul, và đă tỏ ra rất yêu thương những người dị
giáo, ngoại đạo (Du Già cuả Do Thái), và coi dân Do Thái như một giống người tàn
bạo. Đó chính là đầu mối thảm họa của Thiên Chúa Giáo sau này!
Đến năm 64, nhân cuộc hoả hoạn xảy ra ở thành Rome, hoàng đế Néron đă mượn
cớ đó để mở cuộc thanh trừng tàn bạo các tín đồ TCG.Trong số nạn nhân tử v́ đạo
đầu tiên , đáng kể nhất có thánh Pierre, đệ nhất giám mục thành Rome, nguyên là
ngư phủ đánh cá ở hồ Génésareth. C̣n thánh Paul th́ bị chặt đầu dọc đường từ
cảng Ostie...
Kể từ khi mới bắt đầu khai đạo, Ki Tô giáo đă bị các lực lượng đối nghịch,
đặc biệt là Do Thái, bức hại tàn bạo ṛng ră suốt hai thế kỷ, măi cho đến khi
hoàng đế La Mă Constantin đệ Nhất (274-337) cải đạo theo Ki Tô giáo, ban hành
sắc lệnh thiết lập Ki Tô giáo như một tôn giáo chính thức, th́ tôn giáo này mới
thoát khỏi cảnh bị tru diệt.
Nhưng đến khi đó nội bộ của giáo hội lại xảy ra nhiều chuyện lủng củng, các
hàng giáo phẩm đă mâu thuẫn và bất đồng quan điểm với nhau về sự diễn dịch chủ
thuyết. Để san bằng những mâu thuẫn nội tại ấy, giáo hội Ki Tô đă phải tổ chức
nhiều phiên đại hội đồng giám mục (conciles) để thảo luận và qui định giáo điều
cùng với những giáo thuyết chủ yếu của Ki Tô giáo.
Bất chấp mọi khó khăn về hành chánh cùng với những trở ngại lớn lao về
chính trị, việc truyền bá Phúc Âm vẫn cứ tiếp tục cho đến tận lễ Giáng Sinh năm
800, khi Charlemagne được giáo hoàng Léon III tôn vinh lên làm hoàng đế. Kể từ
lúc bấy giờ giáo hội Ki Tô mới thực sự dấn bước trên con đường phát triển ngày
càng mạnh mẽ, chấm dứt giai đoạn gọi là Ki Tô cổ(le Christianisme primitiv), để
dựng lên một h́nh thức đế quốc mới ở Âu Châu sau này.
CHÍNH THỐNG GIÁO
Như trên vừa nói, trong lịch sử phát triển, TCG đă gặp rất nhiều khó khăn
nội tại, bởi các truyền thống khắc biệt xung đột nhau quá trầm trọng. Khởi thủy,
các cộng đồng TCG đầu tiên, gồm nhiều nguồn văn hóa và chủng tộc khác nhau, tập
họp tín đồ cùng một sắc dân, cùng một địa phương, cử hành lễ lạc theo nghi thức
riêng, và cầu nguyện, hát thánh ca theo ngôn ngữ riêng của từng nhóm.
Từ cơ sở đó các giáo hội điạ phương h́nh thành, thưà nhận lẫn nhau trên
tinh thần nhân ái, và tín ngưỡng. Họ đặt ra một cơ cấu điều hành tối cao gọi là
điạ hạt giáo trưởng (patriarcat), chớ không coi như một trung tâm quyền lực thế
tục.
Vào khoảng năm 324, thủ đô mới Constantinople của đế quốc La Mă được dựng
lên. Đến năm 381, Constantinople đă trở thành một điạ hạt giáo trưởng quan trọng
đứng vào hàng thứ nh́ sau Rome. Từ đây cái hố văn hoá khác biệt giữa đông phương
Hy Lạp với tây phương La Mă (La Tinh) ngày càng trở nên sâu rộng hơn, đến mức vô
phương hàn gắn. Sự xung khắc về tín ngưỡng, bắt nguồn từ văn hóa và chủng tộc,
cứ thế âm ỷ sôi sục như một hỏa diệm sơn, kéo dài triền miên hết thế kỷ này sang
thế kỷ khác. Bằng chứng cụ thể, ta có thể dễ dàng t́m thấy ngay trong thời kỳ đệ
nhị thế chiến, mười sáu thế kỷ sau, tại liên bang Nam Tư Lạp Phu (Yougoslavie).
Lúc bấy giờ giáo đoàn TCG ở Croats, thuộc quyền lănh đạo của tổng giám mục
Stepinac đă hiệp cùng quốc vương Ante Pavelic, một con chiên cưng quí nhất của
giáo hội TCG La Mă thời bấy giờ, đă hạ lịnh cho tất cả dân Serbs, thuộc Chính
Thống giáo, phải cải đạo theo TCG. Các giáo đoàn Chính Thống giáo gốc Serbs phải
đứng xếp thành hàng dài, kế bên những vị hướng dẫn tinh thần của họ, để nghe
chương tŕnh cải đạo. Họ từ khước!
Lập tức hàng loạt súng máy bằn xối xả vào họ. Hàng đống thân xác ngă gục
xuống hố sâu đă đào sẵn. Những cuộc tàn sát tập thể dă man ấy c̣n được quay
thành phim dùng để làm tài liệu tuyên truyền cho công cuộc cưỡng bách cải đạo...
Đi sâu vào chi tiết, ta có thể t́m thấy một số nguyên nhân chia rẽ giáo
hội, tạo nên t́nh trạng ly giáo, sơ lược như sau: Đáng kể nhất là sự xung đột tư
tưởng về tượng thánh (icônes). Năm 726, hoàng đế Byzantin là Léon III đă hạ lịnh
phá hủy tất cả mọi h́nh tượng thánh chúa. Trong khi đó nhóm tín đồ thuộc ḍng
văn hóa Hy Lạp lại tôn sùng tượng thánh coi như một phương thức nhiệm mầu để
tiếp nhận hồng ân Thiên Chúa.
Tuy nhiên muốn t́m hiểu rơ ràng hơn sắc thái thuần túy của Chính Thống giáo
và TCG, thiết tưởng ta nên đến tận Nazareth, nơi chúa Jésus đă trưởng thành. Nhà
thờ chính thống giáo Saint-Gabriel trang hoàng những h́nh tượng mang đậm ấn dấu
thuần túy văn hoá Hy Lạp từ hàng ngàn năm qua. Trái lại, những nhà thờ TCG kiến
trúc kiểu h́nh chữ nhật đầu ṿng (basilique) đều trang trí kiểu ghép mảnh
(mosaiques) và những bức tranh tường (fresque) tân thời do các cộng đồng giáo
dân trên khắp thế giới kính dâng, diễn đạt bằng những đường nét đặc tính của
mỗi quốc gia. Trong đó có những h́nh tượng đức bà đồng trinh và chúa hài đồng
mang màu sắc Mễ Tây Cơ, đặc tính Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ hay Pháp v.v...Thánh
nữ đồng trinh mặc váy sari kiểu phụ nữ Ấn Độ, trong y phục cổ truyền Trung Quốc,
mặc Kimono, hay kiểu váy phồng (crinolines)..., nói lên tính cách quốc tế cuả
TCG La Mă.
Kế đó là các nghi thức cử hành thánh lễ và cầu nguyện. Trong nhà cũng như ở
giáo đường, khi cầu nguyện, giới tín đồ thuộc khuynh hướng chính thống chỉ đứng
đọc kinh, chớ không qùi.
Trong lúc nghi thức lễ bái diễn ra, thông điệp Phúc Âm chỉ được rao truyền
bằng tiếng nói (thánh ca) của con người. Tuyệt đối không được dùng nhạc cụ.
Ngoài ra, các tục xông hương, ban phát bánh thánh, và màu sắc lễ phục cũng đóng
một vai tṛ vô cùng quan trọng.
Trong số các ngày lễ chính thức của phe chính thống có: Lễ Hiện Thân
(Épiphanie) của chúa, ngày 6 tháng Giêng, là lễ hàng năm tưởng niệm đản sanh và
rửa tội chúa có tính cách tượng trưng trên sông Jourdain. Lễ này trễ hơn lễ
Giáng Sinh của Tây phương khá lâu. Lễ Biến Thân của chúa trên núi Thabor
(Transfiguration), ngày 6 tháng 8, báo hiệu sự Phục Sinh của chúa
(Résurrection). Lễ này đă diễn ra trong một niềm vui tưng bừng náo nhiệt.
Giáo đoàn thuộc khuynh hướng chính thống gồm các tu sĩ và các thầy trợ tế
lo việc tôn giáo, chia ra làm nhiều cấp bậc, kể từ thấp lên cao, như sau:
- Giám mục quản nhiệm những cộng đồng giáo dân nhỏ.
- Giáo chủ (métropolites) là những giám mục quản nhiệm các giáo hội địa
phương.
- Giáo trưởng (patriarches) là những giám mục quản nhiệm những giáo hội quốc
gia.
- Giáo trưởng toàn thế giới (patriarche oecuménique) ở Constantinople, đảm
trách vai tṛ tối cao, nhưng không có quyền lực đặc biệt. V́ mọi quyết định đều
phát xuất từ hội nghị tôn giáo do các vị giám mục triệu tập (synodes).
Đến thế kỷ XI, giám mục thành Rome quyết định thay đổi quyền tối cao
(primauté) của giáo hội thành một thứ quyền lực pháp chế, đặt trong tay một nhân
vật tối thượng, gọi là giáo hoàng, ngự trị trên tất cả mọi cộng đồng giáo dân
Thiên Chúa khắp thế giới. Trước biến cố quan trọng này, các giáo hội TC Đông
phương (Églises chrétiennes dOrient: Cụm từ này phát sinh tại Anh Quốc vào
khoảng thế kỷ XVII, sau đó đến Pháp vào khoảng thế kỷ XIX. Chữ oriens, gốc La
Tinh.), thuộc ảnh hưởng văn hoá Hy Lạp, được coi như có khuynh hướng chính
thống, bảo vệ các truyền thống tông đồ cố cựu, đă cực lực chống lại quyết định
này, cực lực phủ nhận giáo điều Infaillibilité( thế không sai lầm của giáo
hoàng) là tà thuyết, tuyên bố ly khai vào năm 1054, và thành lập nên giáo hội
Chính Thống giáo (orthodoxe). Chữ orthodoxe nguyên nghĩa Hy Lạp là: Tư tưởng hữu
khuynh.
Ngược lại, các giáo hội TC Tây phương, mệnh danh là cơ đốc (catholique),
nghĩa là: toàn thể, hoàn cầu, thuộc ảnh hưởng văn hoá La Mă, đă tuân phục quyết
định mới của Rome, chấp nhận quyền lực tối thượng của giáo hoàng, và chủ trương
giáo hoàng không thể sai lầm, phản công lại phe Chính Thống Giáo, gọi họ là bọn
ly giáo (schismatique)!
Tuy nhiên, nếu nhận xét trên thực tế, ai cũng biết từ xưa đến nay vẫn có
những tín đồ TCG ở Đông Phương và vùng viễn Đông như : Trung Hoa, Phi Luật Tân,
Triều Tiên, Việt Nam... không theo Chính Thống Giáo. Ngược lại, vẫn có nhiều sắc
dân Tây Phương theo Chính Thống Giáo, như : Hy Lạp, Nga Sô, U Than (Ukraine),
Serbe, Lỗ Ma Ni (Roumanie), Bảo Gia Lợi (Bulgarie) v.v...Nên biết: Trên b́nh
diện địa dư, lằn ranh phân định Á Châu khởi từ thánh điạ Jérusalem trải dài sang
viễn Đông, tới tận tỉnh điạ đầu Vladivostok của Nga Sô.
Ngoài ra c̣n có một số giáo hội, về sau, đă liên kết với giáo hội TCG La Mă.
Đó là những giáo hội Chính Thống Giáo ly khai (Ukraine, Roumanie, Albanie,
v.v...), những giáo hội Chalcédoine, theo thuyết một bản chất (monophysites),
hoặc những sắc tộc thiểu số ở Ấn Độ, như: Syro-malabar (thuộc Cảnh Giáo /
nestorianisme), Syro-malankar (theo thuyết một bản chất / monophysites), Chaldé,
mà hàng ngàn trước đây các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đă đến truyền đạo và thành
lập giáo hội...
THIÊN CHÚA GIÁO
Tiếng VN có nhiều chữ để chỉ Thiên Chúa giáo (christianisme), như: Công
giáo, Ki Tô, Cơ Đốc. Hai chữ: Ki Tô và Cơ Đốc gốc tiếng Tàu phiên âm từ chữ
Christ và Catholique (katholikos). Sau gần hai thế kỷ bị bức hại đẫm máu, nước
mắt và bạo hành, đến thời hoàng đế Constantin đệ nhất của La Mă, Ki Tô giáo mới
khởi sự bước sang giai đoạn chính thức h́nh thành, gọi là Thiên Chúa giáo
(Christianisme).
Trong giai đoạn đầu, chữ catholique được định nghĩa là giáo hội phổ biến
giáo lư toàn năng của đấng Christ trên chiều hướng rộng răi khắp nơi. Bởi chữ
catholique vốn gốc Hy Lạp là chữ katholikos, có nghĩa : toàn thể, khắp thế giới.
Nhưng về sau, người ta dùng danh từ Thiên Chúa giáo (từ đây viết tắt:TCG) để chỉ
những người theo đạo Ki Tô dưới quyền của giáo hoàng. Vậy, dù sao, tiêu chuẩn
chính yếu của TCG hay Công giáo vẫn là đức tin nơi chúa Jésus Christ và tuân
phục dưới quyền uy tối thượng của giáo hoàng.
Theo giáo thuyết, giáo hoàng là vị giám mục đầu tiên, kế vị thánh tông đồ
Pierre, cầm quyền cai trị giáo dân, hướng dẫn giáo hội, theo thánh ư của đấng
Christ. Giáo hoàng ngự trị tại Vatican, một tiểu quốc độc lập nằm giữa trung
tâm thủ đô Rome của Ư Đại Lợi.
Kế đến là các vị giám mục, những người kế nhiệm các thánh tông đồ, đảm trách
các giáo hội địa phương. Hồi đồng giám mục (conciles) do giáo hoàng triệu tập để
quyết định mọi đường lối hoạt động đại cương trên b́nh diện toàn cầu của giáo
hội.
Các vị linh mục là những người chăn chiên có bổn phận thường xuyên phải tiếp
xúc gần gũi với giáo dân.
Từ thế kỷ thứ X, giới tu sĩ TCG đều phải sống độc thân.
Khi tiến hành các lễ nghi, TCG chỉ dùng những nguyên liệu thiên nhiên như:
nước, dầu olive, bột, nho, và lửa.
Trước kia, các cuộc thánh lễ của TCG lỉnh kỉnh lắm; nhưng bắt đầu từ thế kỷ
XII, đă giảm thiểu đi nhiều. Suốt cuộc đời của một tín đồ, kể từ lúc mới lọt
ḷng mẹ cho đến khi ra nghĩa địa, thông thường chỉ phải trải qua 7 cuộc thánh
lễ gồm: Rửa tội, kiên tín, ban thánh thể, ḍng thánh, hôn phối, giải tội, xức
dầu lần cuối cùng.
Lễ ban thánh thể là một thánh lễ mà đức chúa trời đă hiện hữu toàn vẹn bằng
thân xác và máu huyết của ngài qua biểu tượng bánh thánh và rượu đỏ.
Mọi nghi thức và lễ lạc của TCG đều có tính cách tưởng niệm, nhắc nhở lại
các giai đoạn trong cuộc đời của chúa Jésus như: Giáng Sinh, Phục Sinh, Thăng
Thiên.
Kể từ thời Trung Cổ, TCG bắt đầu bành trướng rất mạnh mẽ. Các nhà truyền
giáo xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới. Tại châu Mỹ La Tinh, giáo hội TCG La
Mă đă chiếm ngự từ thế kỷ XVI. Các tu sĩ truyền giáo đă theo chân đoàn quân
chinh phục Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đến châu Mỹ, tàn sát các chủng tộc Aztèque,
Maya, và Inca (tức Pérou ngày nay), xóa bỏ nền văn minh, san bằng các đền thờ và
phá hủy hết tượng thần của các dân tộc đó. Ngoài ra, TCG c̣n thi hành chính sách
tiêu diệt đàn ông, con trai, chỉ chừa lại toàn đàn bà, con gái để cưỡng hiếp,
pha giống, và chủ trương cưỡng bách dân bản địa phải cải đạo...
Tất cả những tội ác đẫm máu và nước mắt ấy của TCG La Mă măi đến 600 năm sau
mới được các nhà lănh đạo tối cao của giáo hội chính thức, công khai lên tiếng
...chuộc lỗi, ăn năn!
Đây, mời bạn hăy đọc một đoạn tin ngắn đă trích trong báo Le nouvel
Observateur (hors série n. 28, la soif de Dieu) nguyên văn như sau: Trước khi
qua đời năm 1963, giáo hoàng Jean XXIII đă có sáng kiến, trong một di thư, cầu
xin Thượng Đế tha tội trừng phạt cho giáo hội của ngài v́ đă bất công giết hại
dân Do Thái. Sau đó, đến lượt giáo hoàng Jean Paul II lên tiếng thừa nhận trách
nhiệm về những tội ác của giáo hội, đă chống Do Thái, chống Hồi giáo, chống Tin
Lành và các dân tộc Da Đỏ ở Mỹ Châu .
Đến cuối thế kỷ XIX khuynh hướng bỏ đạo Thiên Chúa đă bắt đầu gây ảnh hưởng
khắp Âu Châu, nhưng ngược lại, TCG có ṃi bành trướng mạnh hơn trong các nước
cựu thuộc điạ Phi châu và Á Châu.
Trong ḍng tiến triển của lịch sử, đạo TC đă gặp nhiều trở ngại quan trọng:
Trước hết là sự phản kháng của giới vô tín ngưỡng, kế đó là sự chống đối trong
nội bộ của các phần tử ly giáo, và cuối cùng là sự suy thoái, hủ hoá của các
hàng giáo phẩm cao cấp (giám mục, tổng giám mục, hồng y, thậm chí đến cả giáo
hoàng nữa!...) trước sức cám dỗ của xác thịt, quyền lực chính trị, và tiền bạc.
Những nguyên nhân này đă đẻ ra nhiều làn sóng phản kháng rất mănh liệt dẫn đến
phong trào cải cách tôn giáo vào thế kỷ XVI, mở đường cho Tin Lành giáo ra đời.
ĐẠO TIN LÀNH
Phong trào Tin Lành khai sinh từ thế kỷ XVI, trong khoảng thời gian từ 1523-
1799, nhắm mục đích thanh lọc giáo hội La Mă, đă có những hành động vi phạm kinh
Phúc Âm cuả giáo hội. Khởi đầu, chỉ có một vài nhóm thiểu số TCG nổi lên phản
kháng các nhà thần học trong hàng ngũ giáo phẩm đă dành độc quyền diễn giảng
thánh kinh theo quan niệm riêng, đồng thời cũng chống luôn cả những âm mưu nuôi
dưỡng bạo hành, tạo mầm mống bất công, và hành động bất khoan dung của các vị
lănh đạo tinh thần ấy. Nhưng giữa thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) đang phát
triển, và bối cảnh chính trị Âu Châu đang bị chi phối nặng nề bởi các cuộc đối
chọi quyết liệt giữa Francois 1er với Charles Quint, hậu quả đă trở nên trầm
trọng ngay. Hàng loạt phong trào chống đối bùng lên dữ dội làm rung chuyển mạnh
giáo hội TCG La Mă. Những chống đối ấy, lúc bấy giờ người ta gọi tên theo chủng
loại là phong trào cải cách tôn giáo (Réforme), khai sinh ra khuynh hướng Tin
Lành, khiến giáo hoàng đă phải cấp tốc triệu tập một hội nghị giám mục (concile)
ở Trente để chống lại nhóm tín đồ theo chủ nghĩa Tin Lành, lúc bấy giờ đă bành
trướng lớn rộng khắp Âu Châu.
Lúc này t́nh h́nh chính trị Âu Châu đang rối bời, bởi sự xung đột lung
tung giữa các quốc gia: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, và Anh Quốc, nên khi những
cuộc xung đột v́ quyền lợi tôn giáo và v́ tính chất cuồng tín của cả hai phe TCG
La Mă và Tin Lành bùng nổ, lập tức các giới quần chúng tín đồ Âu Châu liền bị
đẩy ngay vào một cuộc chiến tranh tôn giáo khủng khiếp, kéo dài hàng mấy chục
năm không dứt.
Trong số những nhân vật khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo, khai sinh
ra Tin Lành giáo, người quan trọng nhất chính là Martin Luther (1483-1546),
người Đức, một giáo sĩ ḍng thánh Augustin. Martin Luther sinh trưởng trong một
gia đ́nh đông nhân khẩu, nhưng khá sung túc. Ông đă theo học ở trường đại học
Erfurt. Đáng lẽ khi ra đời ông sẽ trở nên một luật gia, nhưng không ngờ định
mệnh chi phối đă đưa ông vào cuộc đời tu sĩ. Năm 1505, ông tu theo ḍng
Augustin. Năm 1507, ông trở thành linh mục. Năm 1512, với bằng tiến sĩ thần học,
ông làm giáo sư dạy kinh thánh ở viện đại học Wittenberg, rồi sau đó được biệt
phái đi Rome.
Nghiên cứu thánh kinh và t́m hiểu về các vị lănh đạo tối cao của tôn giáo,
ông nhận thức rằng con người không thể nào tự lực giải thoát cho ḿnh được, mà
cần phải có sự phù trợ của Thượng Đế. Bởi thế, từ đó Martin Luther đă thường
xuyên sống trong tâm trạng hoang mang, lo ngại triền miên. Rồi ông lại c̣n bị
kích động mănh liệt thêm bởi những lời bảo đảm cứu rỗi, giải thoát hăo huyền của
giới lănh đạo chóp bu tôn giáo ở La Mă. Lúc bấy giờ toà thánh La Mă đang phát
động chiến dịch dụ dỗ các con chiên ngoan đạo, dại khờ, giàu có, phỉnh gạt họ bỏ
hết tiền của ra mua sự xá tội (acheteurs indulgences). Số tiền ấy sẽ đóng góp
vào công cuộc xây cất ngôi giáo đường Saint Pierre nguy nga, đồ sộ. Giáo hội TCG
La Mă c̣n công khai cam kết, và bảo đảm hẳn hoi rằng những con chiên nào đă mua
sự xá tội của giáo hội, tùy theo số tiền nhiều, ít, lớn hay nhỏ, linh hồn của
con chiên đó sẽ được giảm thiểu tội lỗi, xoá bỏ từng phần, tạm thời, hay vĩnh
viễn toàn bộ mọi tội lỗi v.v...
[C̣n những kẻ nghèo, không tiền mua sự xá tội của giáo hội th́ sao?- Tất cả
đều bị tống xuống hoả ngục cho qủi Satan hành hạ hay sao!?: ĐVN].
Vào lúc nửa đêm, rạng ngày lễ các thánh, 1. 11. năm 1517 (lễ Toussaint),
Luther công bố ở Wittenberg một bản tuyên ngôn gồm 95 điểm luận cương tố giác
những hành vi thương măi, mua bán sự xá tội, cùng với những thủ đoạn dùng tôn
giáo để trục lợi của các cấp lănh đạo giáo hội TCG La Mă. Đồng thời, ông cũng
phác hoạ ra một chương tŕnh thanh lọc nhằm cải tiến giáo hội.
Khoảng một năm sau, ở Rome, Luther bị tố cáo là kẻ dị giáo có tư tưởng phản
loạn. Trước những áp lực và đe dọa nặng nề của giáo hội, Luther vẫn cứng cỏi,
nhất định không chịu rút lại những điều tố giác và những đề nghị canh tân giáo
hội của ḿnh. Năm sau, 1520, Luther bị giáo hoàng và Charles Quint, một ông
hoàng xứ Saxe, đầy quyền lực, kết án, rồi bị rút phép thông công, và bị khai trừ
khỏi giáo hội. Martin Luther chẳng những đă không nao núng c̣n đem sắc lệnh rút
phép thông công, và khai trừ cuả giáo hoàng ra đốt công khai trước quần chúng.
Trên con đường t́m sự giải thoát cho linh hồn, Luther đặt nặng niềm tin duy
nhất nơi thiện tâm của con người. Niềm tin này của Luther đă đem lại hy vọng cho
các giới quần chúng lao động nghèo khổ, không có tiền để mua sự xá tội của giáo
hội. Theo Luther, đến lúc này giáo hội TCG La Mă đă trở thành một tổ chức nặng
mùi thế tục và có khuynh hướng độc tài, nên ông muốn cải tiến thành một thể chế
dân chủ, và chỉ c̣n duy tŕ có hai cuộc thánh lễ là: lễ rửa tội (baptême) và lễ
ban thánh thể (communion) mà thôi.
Lúc đó, bản tuyên ngôn của Martin Luther đă chinh phục được gần như hầu hết
quần chúng Đức, và phong trào đ̣i canh tân tôn giáo đă lan tràn khắp 400 thành
phố lớn và thị xă ở Âu Châu. Giữa lúc này, lại c̣n xảy ra phong trào di dân vĩ
đại sang tân thế giới ở Mỹ Châu, nên một số lớn tín đồ Tin Lành đă rời bỏ Âu
Châu, đến Mỹ Quốc để lập nghiệp và xây dựng tôn giáo mới cho tận đến ngày nay.
Thoạt tiên, chủ nghĩa Luthéranisme được cấy tại Đức, trong vùng Alsace, và
tại các quốc gia Bắc Âu, rồi mọc rễ dần sang Anh Quốc, biến dạng dưới h́nh thức
Anh Quốc giáo Anglicanisme.
Một nhân vật đồng thời cùng khuynh hướng canh tân tôn giáo như Martin Luther
là Jean Calvin (1509-1564). Xuất thân là một tín đồ TCG La Mă, Calvin tùng học
Collège Montaigu ở Paris, sau học về môn pháp chế (juristprudence) và thần học
ở Orléans và Bourges. Jean Calvin đă cải đạo theo khuynh hướng canh tân của đạo
Tin Lành vào khoảng đầu tháng 11, năm 1533. Tác phẩm chính của ông là
LInstitution de la religion chrétienne (1536) là một bản tường tŕnh gửi cho một
tập thể đông đảo quần chúng về tín ngưỡng Tin Lành. Bản tường tŕnh này của
Calvin đă bành trướng mạnh trong một vài vùng ở Âu Châu, và đă hai lần bị đem ra
đốt trước nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame) ở Paris.
Để thoát khỏi bị bắt giam, Calvin đă phải cải dạng sống lưu vong ở
Angoulême, ở Nérac, ở Strasbourg, ở Ư Đại Lợi, rồi ở Bâle và ở Genève, Thụy Sĩ
(1536). Tại Genève, Calvin đă cố gắng tận lực truyền bá Phúc Âm trong tỉnh. Ông
có tham vọng đem chủ thuyết của ông vào hiện thực, hành động bằng cách tạo cho
Genève trở nên một thành phố có một chính phủ tôn giáo điều khiển một quốc gia
thế tục với đường lối chính trị công bằng và liêm chính. Tuy ông có nhiệt tâm,
nhưng đôi khi các luận chứng của ông đă không đủ tính cách thuyết phục đa số
quần chúng ở Genève, nên cuối cùng ông đă qua đời trong tuyệt vọng vào ngày
27.5.1564.
Các tín đồ theo khuynh hướng Calvin (Calvanisme) sống rải rác khắp nhiều nơi
như: Thụy Sĩ, Pháp, Hoà Lan, Nam Phi ( Afrique du Sud), ở Hoa Kỳ và Gia Nă
Đại...
Ở Pháp, bị cấm chỉ, tín đồ Tin Lành tổ chức thành giáo hội lậu, cử hành
thánh lễ tại những nơi hoang vắng, gọi là désert. Giới giáo sĩ Tin Lành gồm các
mục sư cả nam lẫn nữ. Tất cả đều là những người thế tục như ṭan thể bá tánh,
không có một quyền hành đặc biệt ǵ.
Tư tưởng canh tân tôn giáo của đạo Tin Lành đă trở thành nguyên nhân cho
các cuộc khuấy động xă hội và chính trị.
Ngày 1. 3. 1562, cuộc tàn sát tập thể tín đồ Tin Lành ở Wassy (Haute-Marne)
đă biến thành một cuộc nội chiến trên đất Pháp, với sự can thiệp của các lực
lượng ngoại quốc. Từ trước đến sau, cả thảy 8 cuộc chiến tranh tôn giáo, từ 1562
đến 1598, đă đẩy nước Pháp đắm ch́m trong trạng thái kinh hoàng, rùng rợn của
các cuộc tàn sát tập thể, những cuộc trục xuất, lưu đày, kéo dài măi đến tận
khi chỉ dụ Édit de Nantes (ngày 13.4.1598) do Henri IV ban hành. Nhưng đến năm
1685, chỉ dụ ấy lại bị vua Louis XIV hủy bỏ. Cuộc tàn sát tập thể tại Saint
Barthélemy ở Paris đă làm thiệt mạng trên 3000 người.
Người ta phải đợi măi đến ngày 17. 11. 1787, các giới tín đồ Tin Lành mới
được hưởng tự do tín ngưỡng, nhưng vẫn chưa được tổ chức lễ đạo hay nghi tiết
thờ cúng.
Hiện nay đạo Tin Lành đă trở thành quốc giáo của nhiều quốc gia Bắc Âu, và đặc
biệt phát triển rất mạnh mẽ và phong phú trên khắp các vùng Bắc Mỹ Châu, nhờ 3
biến cố trọng đại:
Cuộc đổ bộ của các giáo sĩ hành hương đến cảng Plymouth vào năm 1620, kế đến
là đợt sóng di dân các tín đồ Thanh Giáo (ở Anh) đến Boston, cuối cùng là cuộc
bành trướng và phát triển của giáo hội Anh Giáo (Anglicane) trên khắp các vùng
miền Nam hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Sau đó, trên đất Mỹ c̣n nảy sinh ra thêm mấy giáo phái (sectes) mới, rất gần
gũi với Tin Lành giáo, do dân di cư đến từ Âu Châu lập ra như: Đạo Mọc Mông
(Mormon), khoảng 10 triệu tín đồ, và đạo Chứng nhân Dê Hô Va(Témoins de
Jehovah), khoảng 6 triệu tín đồ...
Ngày nay, đạo Tin Lành ngày càng bành trướng nhanh chóng và mạnh mẽ xuống
các vùng thuộc Châu Mỹ La Tinh, vốn đă từng bị TCG La Mă nhồi sọ và cấy gốc rễ
trong tư tưởng dân bản điạ hết đời nọ sang đời kia, hàng mấy ngh́n năm qua.
ANH QUỐC GIÁO
Người khai sinh ra Anh Quốc Giáo vốn không phải là một nhà thần học, mà chỉ
là một ông vua, vua Henri VIII (1491-1547). Ông đă làm cho dân chúng Anh bị
giao động mạnh trong vấn đề tà thuyết của tôn giáo. Khởi thủy Henri VIII vốn là
một tín đồ TCG, cực lực chống lại chủ thuyết canh tân tôn giáo của Martin
Luther. Nhưng khi giáo hội TCG La Mă, ở Rome, không cho phép ông ly dị với
người vợ đầu tiên là hoàng hậu Catherine dAragon, lập tức ông quay sang chống
giáo hội, tuyên bố tự xưng: là nhân vật độc nhất, tối cao trên lănh thổ tôn
giáo tại Anh Quốc.
Năm 1547, dưới thời vua Edouard VI, Anh Giáo trở nên quốc giáo của toàn dân
Anh. Chủ thuyết của Anh giáo rất gần với chủ thuyết của Martin Luther, đóng góp
thêm phần tăng cường tư tưởng Tin Lành, và giảm thiểu quyền hành của giới giáo
sĩ. Khuynh hướng tự do tư tưởng và tự do phê b́nh được phát triển, và mối hoài
nghi về giáo điều đă nảy nở bành trướng thêm. Giáo hội Anh giáo xuất hiện như
một giáo hội tự trị, có tính cách thuần túy quốc gia và canh tân.
Đến triều đại cuả nữ hoàng Marie Tudor (1553-1558), Anh quốc trở lại nhân
nhượng với TCG La Mă. Nên biết, đến thời kỳ này, Anh Giáo đă hoàn toàn ổn định,
có tính cách vĩnh viễn liên tục măi cho đến thời nữ hoàng Élisabeth 1Ère lên
ngôi.
Mặc dù vị nữ hoàng này đă điều hành Anh Giáo trong tinh thần ôn hoà; nhưng
đến năm 1570, giáo hoàng Pie V vẫn ban hành sắc lệnh khai trừ bà như thường.
Giáo hoàng kết tội quyển thánh thư Prayer Book, viết về các nghi thức lễ bái, và
bác bỏ hoàn toàn 39 điều giáo thuyết của Anh Giáo, trong văn bản mẫu, mặc dù
quyển sách này đă được toàn thể giáo đoàn Anh Giáo nhất trí thông qua. Một năm
sau, năm 1571, quyển thánh thư Prayer Book được nữ hoàng phê chuẩn, bất chấp
mọi phản kháng từ phiá giáo hoàng TCG La Mă!
Thế là từ đó mối liên hệ giữa Anh Quốc và toà thánh Vatican kể như hoàn toàn
đoạn tuyệt. Các tài sản của giáo đoàn TCG bị tịch thu. Giáo hội Anh Giáo canh
chừng sự phổ biến thánh kinh vào lănh thổ Anh Quốc, bản dịch Anh ngữ đầu tiên,
ấn hành năm 1539.
Giáo hội mẹ của giáo đoàn Anh Quốc giáo (Anglican), gọi là Église
dAngleterre chia ra làm hai điạ hạt: York và Canterbury. Đứng đầu mỗi điạ hạt
là một vị tổng giám mục (primat). Giáo hội Tân Giáo (Église épiscopale) của Hoa
Kỳ sát nhập vào giáo hội Anh giáo. Các giáo sĩ cao cấp ( Hồng Y và tổng giám
mục) họp hội nghị mỗi 4 năm một lần, dưới quyền chủ tọa của tổng giám mục giáo
hạt Canterbury. Nhưng vị tổng giám mục này không có một quyền hành pháp chế và
giáo lư nào.
VẤN ĐỀ GIÁO HOÀNG LA MĂ
Khác với Tin Lành, Chính Thống Giáo, và Anh Quốc Giáo, TCG La Mă đă xây dựng
giáo quyền theo mô h́nh Kim Tự Tháp, đặt dưới sự lănh đạo của một vị giáo chủ
mang danh hiệu Giáo Hoàng quyền năng tuyệt đối trọn đời.
Theo văn ngôn VN, chữ Giáo Hoàng có nghĩa: Vua một tôn giáo. Nhưng trong
ngôn ngữ Tây phương, chữ Pape, bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Papas(= papa, tiếng gọi
thân ái của trẻ con đối với cha chúng). Dân Bắc Âu gọi là: Pave. Người Nga gọi
các vị tu sĩ Chính Thống Giáo của họ là :Popes!
Theo giáo sử, danh hiệu Pape (papa), từ thế kỷ III sau TC, đă được giới tín
đồ TCG thân ái dùng để gọi vị giám mục, người cha hướng dẫn tâm linh của họ
trong giáo phận. Đến thế kỷ VI chữ Pape đă đặc biệt được dùng để trỏ chức vụ
Giám Mục ở Rome, quyền hành bao trùm trên toàn thể các giới tu sĩ TC. Trong
thời này, người ta c̣n bày ra thêm các chức Giáo Hoàng cai quản tu viện, coi như
người cha tinh thần của các tu sĩ. Ngoài ra, vị Giám Mục thành phố Alexandrie là
Sa Sainteté Chenouda III cũng được phong danh hiệu Giáo Hoàng, để cai quản các
giới tín đồ TCG người Ai Cập. Ông Giáo Hoàng này cho rằng không phải Saint
Pierre, mà chính là thánh Saint Marc mới là người có công truyền bà Phúc Âm ở Ai
Cập.
Cho đến nay vẫn chưa ai biết chắc người nào là vị giáo hoàng đầu tiên, hay
người thứ nh́, hoặc là người kế đó của phe TCG La Mă. Những tên như: Lin, Clet,
Evariste, hay Télesphore ...đều chỉ được viện dẫn mơ hồ, vô bằng cớ, nhất là lư
lịch hoàn toàn không xác đáng. Riêng thánh Pierre, sự hiện diện, và cái chết tử
v́ đạo, cùng với phần mộ của ông nơi đất thánh cũng không phải là những bằng cứ
tuyệt đối chính xác. Ngược lại, dù người ta không biết rơ bao giờ và cách nào
ông đă rời khỏi Palestine đến Ư Đại Lợi, nhưng từ thế kỷ II thánh Pierre đă được
tôn thờ với nhiều văn bản (2 bài văn vần) ghi trong kinh sách viết về ông, ngay
sau khi vị thánh tông đồ này vừa mới qua đời,.
Như vậy, nếu thánh Pierre không phải là vị giáo hoàng đầu tiên, th́ chắc
chắn ông và người em của ông là André cũng phải là một trong số 2 vị tông đồ đầu
tiên đă được chúa Jésus tuyển chọn. Địa vị hàng đầu của thánh Pierre chẳng
những chính xác theo niên đại mà c̣n thích hợp cả trong phạm trù thần học. Theo
thánh kinh, chúa Jésus đă nói với người đánh cá ấy là từ nay ông c̣n câu được cả
con người nữa! (Luc 5, 10), có nghĩa: đem được đức tin lên bờ. Viên ngư phủ câu
người ấy (Marc 1,17) tên là Pierre. Tiếp theo chúa Jésus c̣n nói thêm: Trên
phiến đá này ta sẽ dựng nên ngôi giáo đường của ta.(Mathieu 16,18).
Câu này đă dùng cách chơi chữ rất xứng hợp, v́ trong văn ngôn Pháp chữ
Pierre có nghĩa phiến đá. Theo tôi, lối chơi chữ ấy đă hàm chứa một ư nghĩa
thật sâu sắc. Nhưng ngược lại, đối với những ngôn ngữ khác, có thể nó sẽ kém thú
vị phần nào, v́ phiến đá, hay tảng đá không có nghĩa là Pierreù, mà gọi là rock
, - Saint Rock!- chẳng hạn!
Quả vậy, tên thánh Pierre đă được người Araméen gọi là: Kepha, và trong Tân
Ước Kinh đă dịch là :Céphas, hay dịch sang Hy Lạp là : Petros, hoặc dịch sang La
Tinh là: Pétrus v.v...
Như thế, biết đâu chúa Jésus đă chẳng từng nói với thánh Pierre rằng ông ta
vững chắc như một tảng đá (rockù).
Mặt khác, có thể chúa Jésus c̣n trao cho thánh Pierre chiếc ch́a khóa của
nước Thiên Đàng (Mathieu 16,19), và đă ban cho ông quyền năng kết tội hay xá
tội. Trong phạm vi TCG, đó là quyền cho nhập đạo hay rút phép thông công, trục
xuất những kẻ phạm tội ra khỏi giáo đoàn. Vậy thánh Pierre vừa là người nghe
xưng tội vưà là kẻ canh gác Thiên Đàng.
Xét về địa vị hàng đầu của thánh Pierre, không ai phê b́nh ǵ cả. Nhưng vần
đề quyền hành lớn rộng vô biên của ông đă khiến sinh ra nhiều thắc mắc. Chẳng
hạn như câu hỏi: Những quyền hành ấy của thánh Pierre trong nhiều thế kỷ qua có
được trao truyền cho ai khác , hay chỉ được trao riêng cho vị tông đồ đầu tiên
của chúa Jésus mà thôi ?
Để trả lời thắc mắc đó, giới tín đồ TCG đă công bố các quyền năng ấy và cho
rằng thánh Pierre chỉ là một cái ṿng thứ nhất trong chuỗi xích dài đặc của ṭa
thánh, có nghĩa thánh Pierre, nếu không phải là vị giáo hoàng đầu tiên của TCG,
th́ tối thiểu ông cũng phải là người cầm quyền cai quản giáo hội đầu tiên do
chúa Jésus chỉ định.
Trên chiều hướng tổ chức cơ cấu, các giáo phái Tin Lành và Chính Thống đều
nh́n nhận sự cần thiết của một giáo đoàn thống nhất, nhưng ước mong ṭa thánh
sẽ không dành đặc quyền của thánh Pierre riêng cho một người thừa kế nào. Cùng
lắm, giáo hội có thể chỉ định một giáo trưởng (primus inter pares), đóng vai
phát ngôn cho Thượng Đế, nhưng địa vị ưu đăi ấy vẫn không gồm các thứ đặc
quyền. Những quyền hành mà chúa đă ban cho thánh Pierre sẽ không được trao
truyền cho bất cứ một vị giáo hoàng thừa kế nào khác.
Đây chính là nguyên nhân đă khiến hai giáo phái Tin Lành và Chính Thống về
sau không hợp tác với giáo phái TCG La Mă. V́ phe TCG La Mă đă suy tôn một
vị giáo hoàng, đồng thời trao cho vai tṛ quyền uy tột đỉnh trong giáo hội. |