Người ta nói, câu mở đầu bất cứ một bài diễn văn luôn là câu khó nhất. Như vậy
là, tôi đă bỏ được cái khó đó ở phía sau ḿnh rồi. Nhưng tôi có cảm giác,
những câu sắp sửa - câu thứ ba, thứ sáu, thứ mười, và cứ thế, cho tới ḍng
cuối - cũng khó chẳng thua, bởi v́, ở đây, tôi muốn nói tới thi ca. Tôi có nói
một tí, cứ kể như là chưa nói ǵ, về nó. Và cứ mỗi lần tính nói, tôi lại nghi,
rằng, ḿnh biết ǵ mà thưa thốt. V́ vậy mà bài nói chuyện của tôi sẽ ngăn ngắn.
Ngắn chừng nào dễ giấu được cái dở của ḿnh chừng đó.
Những nhà thơ đương thời thường tỏ ra bi quan - và ngay cả, hồ nghi, và có lẽ,
đặc biệt - về chính họ. Họ rất ngần ngại, khi công khái thú nhận, rằng ḿnh là
thi sĩ, như thể họ có chút xấu hổ, nhục nhă, v́ là nhà thơ. Nhưng vào những
lúc ồn ào bát nháo như lúc này, thật dễ nhận cái dở của bạn, nếu chúng được
gói ghém thật quyến rũ, hơn là nh́n ra cái hay của chính ḿnh, khi nó lặn sâu
đến nỗi chính bạn cũng chẳng c̣n tin vào nó nữa. Khi phải kê khai lư lịch, điền
đơn từ, hoặc khi tṛ chuyện với người lạ - nghĩa là khi chẳng thể nào tránh
nổi chuyện nói về nghề nghiệp của ḿnh - những nhà thơ thường ưa dùng từ chung
chung là "người viết", "writer", hoặc, thay thế từ "thi sĩ" bằng tên của bất
kỳ công việc 'làm thêm’ của người đó. Những nhân viên bàn giấy, và những hành
khách xe buưt thường đáp ứng bằng một cái nhướng mày hồ nghi, hay hoảng hốt,
khi họ khám phá ra họ đang đối diện với một nhà thơ. Tôi nghĩ, những triết gia
cũng gặp phản ứng tương tự. Tuy nhiên, triết gia dù sao cũng ở trong một hoàn
cảnh khá hơn, bởi v́, họ có thể xưng danh, thay v́ triết gia, th́ là, “giáo sư
triết”. Giáo sư triết, nghe có vẻ đáng kính đấy chứ!
Nhưng làm ǵ có “giáo sư thơ”. Sự việc nó như thế này, theo tôi: Thi ca là một
công việc đ̣i hỏi một nghiên cứu đặc biệt, những thường xuyên kiểm tra, những
bài viết có tính lư thuyết kèm tiểu sử và chú dẫn, và sau hết, những văn bằng
với những lễ nghi của chúng. Và điều này, tới lượt nó, lại đẻ ra một sự kiện,
là, không phải bạn cứ bôi thơ, cho dù là thơ hay, đầy, hết trang giấy này tới
trang khác, là thành nhà thơ! Điều mà bạn cần, là một cái mộc của nhà nước
chứng nhận bạn là thi sĩ. Bạn chắc c̣n nhớ, niềm kiêu hănh của thi ca Nga, nhà
thơ sau này được Nobel, Joseph Brodsky, đă từng bị lưu đầy nội xứ, là dựa trên
nền tảng nói trên. Nhà nước gọi ông là “một tên ăn hại”, bởi v́ ông thiếu giấy
chứng nhận của nhà nước cho phép ông là thi sĩ.
Cách đây vài năm, tôi có vinh dự được gặp nhà thơ Brodsky, bằng xương bằng
thịt, trước mắt tôi. Và tôi nhận ra là, trong số tất cả những nhà thơ mà tôi
được biết, ông là người độc nhất rất khoái cái chuyện “tớ tự gọi tớ, là một
thi sĩ”. Ông nói lên từ này một cách rất ư là vô tư, thoải mái! Chẳng ức chế
ức chiếc ǵ hết, mà đúng ra là, ngược hẳn lại: Ông nói tớ là thi sĩ theo cái
kiểu tự do mà có vẻ thách đố. Như thể, sự thể nó phải như vậy, bởi v́ ông nhớ
lại những đối xử tàn nhẫn mà ông đă từng trải qua trong thời niên thiếu. |