Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

Lớp Học Tiếng Nga

 

( Kỷ niệm cuộc di tản sau cùng )
Đồng tác giả B́nh-Huyên

Sài-G̣n từ 15/05/1975 đến 31/07/1975

 

Bà Giáo Lê đang ngồi trên giường làm hoa. Ông Giáo Lê đi vắng. Trẻ con đi học. Có tiếng gơ cửa rầm rầm. Bà Giáo Lê đặt bông hoa hồng đang làm dở xuống chiếu, đứng dậy, đi ra mở cửa. Một cô gái mặc áo trắng, quần đen, cánh tay đeo băng đỏ đứng trước cửa. Thấy bà Giáo Lê, cô ta nói với giọng hơi xẵng :

( Đây có phải nhà ông Lê không?

( Phải. Tôi là vợ ông Lê. Nhà tôi măi trưa nay mới về.

( Ông Lê không có mặt, bà thay thế. Mời bà ra gấp văn pḥng khóm ở ngoài mặt đường Công-Lư, ngay sau dăy nhà này.

( Có việc ǵ thế?

( Tôi không biết. Bà ra ngay.

Nói rồi, cô gái quay đi. Bà Giáo Lê vào nhà, mặc áo dài, cầm xách tay, khoá cửa, đi vội ra văn pḥng khóm. Ra tới nơi, bà Giáo Lê thấy một người đàn ông mặt hơi quen ngồi sau cái bàn ở giữa pḥng. Bà Giáo nhớ ra rằng ông này trước đây làm nghề đạp cyclo ở xóm trong. Trên tường sau lưng ông ta có treo lá cờ "Giải Phóng". Phía trên lá cờ, có ảnh Hồ-Chí-Minh. Ngồi bên cạnh bàn là một cô gái mặc áo dài, tóc dài kẹp lại sau lưng, vẻ mặt không vui. Thấy bà Giáo Lê, người đàn ông hất hàm hỏi :

 ( Bà là vợ ông Lê phải không?

( Phải.

Tay chỉ chiếc ghế bên cạnh bàn, đối diện với cô gái tóc dài, người đàn ông cau mày, lạnh lùng nói :

( Bà ngồi xuống đó. 

Bà Giáo Lê ngồi xuống. Người đàn ông nói tiếp :

( Đây là cô Thúy, trước làm thư kư cho ông Lê. Cô đến văn pḥng khóm thưa rằng, ông Lê đóng cửa các lớp Anh văn mà không báo cho cô ta biết, và cũng không trả tiền thế chân một trăm ngàn đồng cho cô ấy. Vậy yêu cầu bà trả ngay tiền ấy cho cô ta. Bằng không, phường khóm sẽ thay mặt Ủy ban quân quản có biện pháp gắt gao với nhà bà!

Bà Giáo Lê thản nhiên nói :

( Tại sao cô Thúy không đến nhà chúng tôi xin nghỉ và đ̣i lại tiền thế chân, mà phải thưa gửi phường khóm làm ǵ cho phiền phức?

Cô Thúy im lặng nh́n bà Giáo Lê, rồi nh́n người đàn ông. Cô ta nói :

( Tôi hoạt động trong thành đoàn, bận lắm, không có thời giờ tới lui nhà ông bà để đ̣i tiền thế chân. Nhờ phường khóm giải quyết là tiện nhất.

( Theo như nhà tôi kể lại, cô tự ư nghỉ làm từ trước khi quân đội cộng sản vào chiếm Sài-G̣n. Bây giờ, nếu cô Thúy muốn lấy lại tiền thế chân, th́ phải chờ chúng tôi thu xếp tiền nong cho đủ mới trả được.

Cô Thúy nhíu mày nh́n người đàn ông. Người này vội đập tay xuống bàn, nạt nộ :

( Bà ăn nói kỳ khôi vậy! Nhận tiền của người ta, th́ phải trả lại cho người ta chứ! Bà không được dùng những tiếng ỡáCộng sản chiếm Sài-G̣náữ, mà phải nói là ỡáquân đội Cách mạng Giải phóng Miền Nam tiếp thu Sài-G̣n, được đổi là thành phố Hồ-Chí-Minháữ! Bây giờ, bà về bảo ông Lê mang tiền đến tận nhà trả cho người ta. Nếu cô Thúy c̣n lại đây thưa nữa, chúng tôi sẽ tới nhà bắt giam ông Lê, cho đến khi tiền bạc thanh toán xong mới thả, nghe chưa?!

Bà Giáo Lê đứng dậy ra về, không nói thêm tiếng nào. Bà vốn đă biết hành động, ngôn ngữ của loại người này từ hồi c̣n ở Thanh-Hoá. Căi lại vô ích, mà c̣n thiệt vào thân. Về đến nhà, vẫn không thấy chồng, bà Giáo Lê mở tủ lấy một lạng vàng, khoá cửa, đi lên chợ Bến-Thành. Ở đó, bà t́m một tiệm vàng quen, vào hỏi nhỏ bà chủ :

( Bà có mua vàng không?

Bà chủ cũng nói khẽ :

( Xin bà đừng buồn. Chúng tôi chưa được lệnh mua, bán vàng, mà vẫn phải mở cửa hàng, cho các ông ấy lui tới kiểm xoát mỗi ngày. Nếu bà cần bán, tôi chỉ cho bà một chỗ quen. Bên hông chợ, hướng về đường Thủ-Khoa-Huân, có một bà ngồi bán thuốc lá, thật ra là để bắt mối mua bán vàng và dollars. Bà ấy mặc áo trắng, quần đen. Tủ thuốc lá che cái dù trắng đỏ. Bà cứ ra đó mà hỏi, nói là tôi chỉ tới. Hôm nay, giá chợ đen ba trăm năm mươi ngàn một lượng đấy.

Bà Giáo Lê cám ơn, đi ngay tới đó. Quả nhiên, bà nhận ngay ra chỗ chỉ điểm. Sắp đi tới để gặp bà ta, bà Giáo Lê chợt nghe tiếng gọi :

( Chị Lê! Đi đâu thế này?

Bà Giáo Lê quay lại, thấy đó là bà Phượng, bạn bà Thuận và là vợ bé của cụ Phương. Bà Giáo Lê vui vẻ trả lời nho nhỏ :

( Cô Phượng! Cháu đi bán vàng. Trong nhà có việc cần.

Bà Phượng vội nói :

( Đừng bán cho ai hết. Họ lấy mất đấy. Bán cho cô đi. 

( Cô trả bao nhiêu một lạng?

( Ba trăm ba mươi ngàn. Có bán th́ theo cô về nhà lấy tiền.

Bà Giáo Lê tươi cười nói :

( Cháu cần ngay bây giờ. Theo cô về nhà lâu lắm. Vả lại, ở đây họ trả cháu ba trăm rưởi, cô ạ. 

Bà Phượng gượng cười nói :

( Chị không bán cho tôi không sao. Thôi chào chị nhé.

( Cô ạ.

Chờ bà Phượng đi rồi, bà Giáo Lê từ từ ghé lại bà hàng thuốc lá. Thấy vắng người, bà hỏi nhỏ :

( Hôm nay bà trả bao nhiêu một lạng vàng lá? 

( Sao bà biết mà hỏi tôi như thế?

( Bà chủ hàng vàng cạnh tiệm KT chỉ cháu tới đây.

( Thế th́ được. Cô ngồi xuống đây cho kín đáo. Tôi mua vào ba trăm rưởi. Cô bán bao nhiêu?

( Một lạng bà ạ.

Bà bán thuốc lá rút dưới đáy tủ một bọc giấy lớn, đưa cho bà Giáo Lê, nói :

( Tiền ba trăm năm chục ngàn ở trong gói này. Cô đếm tiền cho đủ, rồi mới đưa vàng cho tôi. Tôi canh chừng cho. Đừng lo.

Bà Giáo Lê mở gói, lấy ra mấy cuộn tiền, đếm cẩn thận. Bà lấy một ít để vào ví, c̣n bao nhiêu cất trong xách tay, lẫn lộn với các đồ dùng khác. Đoạn, bà mở ngăn trong ví, lấy cây vàng lá bọc giấy nâu in chữ đỏ, đưa cho bà bán thuốc. Bà ta mở ra nh́n kỹ chữ in trên mặt lá vàng, để trong ḷng bàn tay, rung rung xem nặng nhẹ, rồi vui vẻ cất vào bao ruột tượng.

( Được rồi. Lần sau, cô đến hỏi bà bạn tôi xem tôi ngồi ở đâu nhé. Tôi luôn luôn thay đổi chỗ. Thôi chào cô. Cám ơn cô.

( Chào bà. Cám ơn bà.

Bà Giáo Lê vào chợ, mua gị chả, trái cây, không quên thịt heo quay và món thịt bê thui với tương Bắc mà ông Giáo Lê ưa thích. Về đến nhà, bà Giáo Lê thấy chồng và các con đă có mặt và đang chờ ăn cơm. Bà vội dọn nhanh các món mua sẵn lên bàn, ăn với bún và rau. Ăn xong, bà cho các con ra nhà ngoài chơi. Nghe vợ nói về vụ cô Thúy, ông Giáo Lê bảo vợ :

( Thôi, em đưa tiền cho anh mang trả ngay cho người ta. Ḿnh bận việc, nên quên hẳn cô ấy. Phần cũng v́ tiền kẹt trong ngân hàng không lấy ra được. May mà c̣n có vàng, bán đi trang trải mọi thứ.

( Giá vàng hôm nay cao, ḿnh được lời gấp mười mấy lần, so với giá mua cách đây mấy năm. Bây giờ, để các con ở nhà chơi với nhau, chúng ḿnh đi trả tiền cho cô Thúy, rồi tới nhà bà Anna, xem bà ấy có mối nào đưa ḿnh ra khỏi nước hay không.

Tới đường Lư-Thái-Tổ, ông Giáo Lê để vợ ở ngoài trông xe, một ḿnh vào gặp cô Thúy. Cô này thấy chủ cũ tới th́ tránh mặt, cho bố mẹ ra tiếp. Ông Giáo Lê nói :

( Tôi tới để trả lại tiền thế chân cho con gái của ông bà.

Bố của Thúy vui vẻ trả lời :

( Ông Giáo có thể đưa tiền đó cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm giấy nhận tiền đàng hoàng.

Hai bên trao đổi tiền và giấy tờ xong, ông Giáo Lê đứng lên nói :

( Như thế này có phải là nhẹ nhàng không. Thưa gửi làm ǵ cho phiền phức.

Ông bà Giáo Lê đến gặp bà Anna. Bà này tiếp đón hai vợ chồng rất tử tế. Bà Anna tự nhiên thấy một mối cảm t́nh sâu sa kỳ lạ giữa bà và cặp vợ chồng này. Nghe bà Giáo Lê tỏ ư muốn rời khỏi Việt-Nam, bà Anna nói :

( Chúng tôi có quốc tịch Pháp. Việc ra đi dễ dàng lắm. Tôi và gia đ́nh hai đứa con c̣n lại sẽ sang đó trong thời gian tới đây. Rất tiếc tôi không thể mang gia đ́nh anh chị sang đó được. Tôi bầy cho anh chị một cách sau đây. Anh chị t́m đường bộ ra khỏi Việt-Nam, sang Lào hoặc Thái-Lan. Từ dó, anh chị liên lạc với các con tôi theo điạ chỉ bên Pháp. Tôi sẽ viết thư, yêu cầu thằng con trai tôi hiện đang ở bên đó, bảo lănh cho gia đ́nh anh chị sang Pháp. Nếu tôi sang Pháp kịp, chính tôi sẽ bảo lănh anh chị và các cháu. Bây giờ, một mặt anh chị t́m mối, một mặt tôi sẽ hết sức để ư t́m cho. Anh chị thỉnh thoảng ghé lại đây xem tin tức.

Sau khi đưa cho bà Anna một hồ sơ gồm lư lịch của hai vợ chồng và sáu đứa con, ông bà Giáo Lê cám ơn bà Anna, đứng dậy, xin phép ra về. Tới cửa nhà, ông Giáo Lê dựng xe trước hàng rào. Bà Giáo Lê bước vào hành lang mở cửa. Khiêm chạy ra nói với bố :

( Thưa bố, lúc năy có tuỳ phái của trường Nguyễn-Du đến nói nhà trường mời bố đến đó ngay để họp. Ngày mai, chúng con bắt đầu đi học lại.

Để bà Giáo Lê ở nhà, ông Giáo Lê phóng xe lên trường Nguyễn-Du. Văn pḥng Hiệu trưởng đă đầy người. Ông Giáo Lê bước vào văn pḥng với hai đồng nghiệp vừa đi tới. Trong văn pḥng, giáo sư và nhân viên kẻ đứng, người ngồi xung quanh bàn giấy của Hiệu trưởng. Ngồi ở giữa, sau bàn giấy, là một người đàn ông, da rám nắng, tóc ngắn hơi lởm chởm, có lẽ được thợ không rành nghề cắt tóc cho. Ông ta có cặp mắt sâu lóng lánh như có nước, dưới đôi lông mày rậm xếch. Hai g̣ má cao, chiếc mũi tẹt với sống mũi gẫy, nhân trung to và dài, miệng rộng với cặp môi mỏng thâm ś, hai mép trễ xuống thoáng nét hung ác. Chiếc cằm vuông, quai hàm bạnh. Ông ta mặc áo chemise xanh carreaux cũ bẩn, cổ không thắt cravate. Bên phải ông ta là anh Tổng giám thị, đầu chải láng coóng, mặt mũi hớn hở, mặc chemise trắng tinh, cổ thắt cravate đỏ quạch. Bên trái người đàn ông là anh Hiệu trưởng với cặp kiếng lăo cố hữu, dưới vầng trán rộng vuông gồ ra trông thật bướng bỉnh. Anh Hiệu trưởng vẫn đạo mạo dưới mái tóc hoa râm cắt ngắn có đường ngôi thẳng tắp, nước da bánh mật, chiếc mũi ỡáKhổng-Tửáữ ngạo nghễ, cái miệng rộng với cặp môi dày đỏ chót, cằm vuông, cổ to, thắt cravate đen gọn ghẽ trong chiếc chemise xanh da trời. Đứng sau lưng anh Hiệu trưởng là thày Dũng Giám học. Thày Dũng xưa kia dạy ông Giáo Lê ở lớp Nh́ trường Quang-Trung tại Hà-Nội vào thập niên 40. Thày trông trẻ hơn tuổi thật, da hơi xanh, nét mặt buồn xen lẫn với vẻ châm biếm.

Sau khi nh́n mọi người bằng ánh mắt nháng lửa, người đàn ông cất giọng Nam kỳ hơi re ré như tiếng đàn bà :

( Tôi tự giới thiệu, là Huỳnh xuân Tính, giáo viên cấp ba, thuộc Ủy ban Quân quản thành phố Hồ-Chí-Minh. Tôi tới đây chỉ đạo cho trường Nguyễn-Du này trong một thời gian, để các anh chị hiểu rơ đường lối giáo dục của Cách mạng, hầu sớm điều chỉnh việc dạy dỗ học tṛ cho hạp với cuộc sống mới. Anh Tổng giám thị sẽ lănh hội các chỉ thị của tôi để học tập và thi hành với các anh chị, những khi tôi không có mặt tại trường. Nói chung, anh Tổng giám thị sẽ thay tôi chỉ huy các anh chị. Các anh chị sẽ cấp tốc hợp tác với anh Giám học, để lập lại thời khoá biểu cho cả trường, theo nhu cầu của học tṛ. Ngày mai, trường sẽ hoạt động trở lại. Về chương tŕnh dạy, các anh chị cứ tiếp tục như cũ, trừ môn Công dân, Việt văn, Sử, Địa. Các anh chị phụ trách dạy những môn đó sẽ họp riêng với tôi bên pḥng giáo viên, ngay sau buổi họp này. Riêng anh Hiệu trưởng, v́ đă nạp đơn xin từ chức để về lao động tốt cho gia đ́nh và phường khóm, nên không có việc ǵ làm trong trường, kể từ ngày mai. Ai có ư kiến ǵ không?

Anh Độ giáo sư Anh văn đệ nhất cấp, gầy g̣ nhỏ bé với cặp kiếng trắng thật to và đôi môi vừa dày vừa cong trông rất tiếu lâm, giơ tay hỏi :

( Pḥng giáo viên ở đâu? Ở trường tiểu học đằng kia phải không, anh Tính?

Các giáo sư khác cũng nh́n nhau ngầm hỏi. Tính tuy ngạc nhiên nhưng không để lộ ra mặt. Anh ta chỉ ngón tay cái về bên phải, trả lời :

( Th́ ở ngay bên cạnh pḥng này, chứ ở đâu nữa?

Chị giám thị Nu nhe hàm răng ngựa như của tài tử hài hước Pháp Fernandel, nói giọng nửa Bắc nửa Namá:

( Hết giáo sư rồi, bây giờ chỉ c̣n giáo viên thôi!

Tính cũng cười, để lộ hàm răng ám khói thuốc;

( Từ tiểu học đến trung học, có giáo viên cấp một, hai, ba. Lên đại học mới có giáo sư. Thôi, các anh chị sang làm việc với anh Giám học. C̣n tôi sẽ làm việc với các giáo viên Công dân, Việt văn, Sử, Địa, tại pḥng giáo viên kế bên.

Anh Tổng giám thị vội nói :

( Trước khi ra về, các anh chị sang pḥng Tổng giám thị xem danh sách tổ trưởng dầu xăng, để biết phải tới nhà ai mà lănh xăng Liên-Sô chạy xe máy.

Mọi người nhao nhao :

( Lương tháng này có chưa?

Anh Tổng giám thị vỗ trán :

( Chu choa! Chút xíu là quên. Lương tháng này sẽ phát đồng đều tại pḥng kế toán.

Mọi người lại rối rít hỏi :

( Đồng đều là thế nào? Bao nhiêu?

( Mỗi người mười ngàn đồng.

( Tiền Cộng hoà hay tiền Cụ Hồ?

( Tiền ỡáNguỵáữ!

Tiếng xuưt xoa lại nổi lên :

( Trời đất! Mười ngàn ỡáNgụyáữ th́ làm ăn ǵ được! Đói chết!

( Có c̣n hơn không. Đi ra đi!

Ông Giáo Lê lĩnh mười ngàn đồng ỡáNgụyáữ xong, liền phóng xe về nhà. Khi qua trung tâm Đắc-Lộ ở đường Yên-Đổ, chợt một ư nghĩ loáng lên trong đầu, ông Giáo Lê quay xe lại, đi vào trung tâm. Dựng xe, khóa lại đưới một gốc cây, ông Giáo Lê lên văn pḥng gặp Cha El. Rất may Cha có nhà. Gặp ông Giáo Lê, Cha El. mừng rỡ nói :

( Ḱa! Chào ông Lê. Lâu rồi không gặp. Ông bà cùng các cháu vẫn khoẻ cả chứ?

Giơ tay bắt tay Cha El., ông Giáo Lê cúi đầu kính cẩn nói :

( Kính chào Cha. Cám ơn Cha, chúng con vẫn b́nh thường. Tuy nhiên, công việc ít quá, nên nhàn rỗi lắm.

Cha El. hơi buồn, nói :

( Các Cha ở đây cũng buồn lắm. Ngân quỹ tu viện sắp hết. Tiền trong ngân hàng không lấy ra được. Tôi vừa mới xin phép Ủy ban Quân quản cho mở các lớp sinh ngữ Anh, Pháp. Nhưng tính ra sẽ chỉ đủ giờ cho các Cha của trung tâm dạy thôi. Tôi không dám hứa ǵ với ông Lê.

Ông Giáo Lê mạnh bạo thưa với Cha El. :

( Nếu Cha cho phép, con xin đề nghị với Cha một chuyện.

Cha El. hơi tươi mặt, v́ Cha vốn biết Ông Giáo Lê giỏi tổ chức và nhiều sáng kiến. Mỗi khi ông Giáo đưa ra đề nghị ǵ thường là chuyện rất hữu ích. Cha gật đầu nói :

( Xin ông Lê cứ tự nhiên. Tôi sẵn sàng nghe đây.

Ông Giáo Lê ngồi thẳng lên, nh́n Cha El., chậm chạp nói :

( Thưa Cha, con xin đề nghị với Cha mở vài lớp dạy tiếng Nga. Con sẽ đảm trách các lớp vỡ ḷng trong thời gian hai tháng đầu. Trong khi đó, Cha sẽ t́m thêm người dạy các tŕnh độ cao hơn. Con chắc chắn trung tâm sẽ thu được rất nhiều học viên của mọi giới, nhất là sinh viên, học sinh, và nhân viên các toà Đại sứ hoặc Lănh sự cần liên hệ với người Nga trong tương lai gần đây.

Cha El. xoa hai tay, cười nhẹ nửa ngạc nhiên nửa nghi ngại :

( Ông Lê chắc chắn đảm trách các lớp Nga văn nhé? Tổ chức rồi, là phải dạy. Không th́ mang tiếng, và có thể gặp khó khăn với Ủy ban Quân quản đấy! Ông Lê học tiếng Nga từ hồi nào vậy? Tôi không được biết điều đó đâu nghe!

Ông Giáo Lê mỉm cười tự tin, rồi nghiêm trang nói :

( Xin Cha tin ở con. Chỉ cần Cha cho phép và giúp phương tiện, con sẽ làm được đến nơi đến chốn, vừa giúp Nhà Ḍng gây thêm ngân quỹ, vừa kiếm tiền nuôi vợ con trong thời gian khó khăn này. Nhưng con xin minh xác với Cha rằng con không phải người ỡánằm vùngáữ đâu. Việc con biết tiếng Nga là một may mắn t́nh cờ, và cũng do cố gắng vượt bực của chính con trong việc tự tập luyện ngôn ngữ mới này. 

Cha El. gật gù, trầm ngâm một lúc, rồi ngửng đầu lên, nói :

( Cha tin ở ông Lê. Bây giờ, một mặt Cha xin phép Ủy ban Quân quản, một mặt ông Lê hăy chuẩn bị tài liệu. Ḿnh sẽ khai giảng các lớp Nga văn vỡ ḷng vào đầu tháng Sáu 1975 tới đây. Ông Lê cần ǵ, cứ đề nghị.

Ông Giáo Lê nói :

( Xin Cha cho tung quảng cáo ngay, tại các trường trung, đại học, các toà đại sứ và lănh sự quán, các công tư sở. Học viên lấy vào mỗi lớp hai mươi người. Học phí tương đương với học phí các lớp Anh, Pháp. Các học viên rành tiếng Pháp sẽ ghi tên vào lớp Pháp-Nga. Các học viên khác sẽ ghi tên vào lớp Anh-Nga. Con cần một máy quay điă và một máy quay băng, để thu từ bộ đĩa sang các cuốn băng, dùng cho các máy quay băng của Cha.

Cha El. vui vẻ đứng lên, bắt tay ông Giáo Lê, nói giọng phấn khởi :

( Nhờ ông Giáo Lê, trung tâm Đắc-Lộ sẽ tổ chức các lớp tiếng Nga đầu tiên tại Sài-G̣n nói riêng và trên mảnh đất miền Nam nói chung. 

Nửa tháng sau, một ngày trước hôm khai giảng các lớp tiếng Nga, ông Giáo Lê đến văn pḥng thư kư của trung tâm Đắc-Lộ xem xét t́nh h́nh học viên ghi tên học Nga văn. Ông thư kư già quen, tươi cười nóiá:

( Được đúng bốn lớp, tám chục học viên. Khoá học hai tháng. Hai lớp ngày chẵn, hai lớp ngày lẻ. Từ 18 giờ đến 20 giờ, và từ 20 giờ 15 đến 22 giờ 15. Ông Lê dạy hết. Liệu có cáng đáng được không, hở ông Lêá? Trung tâm bắt buộc phải cho một số học viên ghi tên trễ vào danh sách khoá tháng Tám 1975.

Ông Giáo Lê xoa tay, cười khoái trá :

( Nghỉ lâu rồi, bây giờ bận một tí, không sao, cụ ạ.

Ngày khai giảng đến. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, ông Giáo Lê giảng dạy môn Nga văn lần đầu tiên trong đời một cách nhẹ nhàng, điêu luyện. Đa số các học viên là sinh viên và nhân viên các toà đại sứ và lănh sự quán. Họ yên lặng ngồi nghe ông Giáo Lê mở đầu lớp học, nh́n ông như nh́n một người rất xa lạ, v́ họ có cảm tưởng ông Giáo Lê là người ngoại quốc lai Việt, đến từ miền Bắc Cộng sản chủ nghiă xa xôi, với tất cả cương vị của kẻ chiến thắng! Họ không biết rằng ông Giáo Lê chỉ là một giáo sư Anh văn của chế độ Việt-Nam Cộng-Hoà, mới tự tu nghiệp môn Nga văn trong có một tháng, mà đă cả gan mở lớp dạy họ thứ ngôn ngữ rất xa lạ này. Đó cũng là nhờ việc ông Giáo Lê áp dụng phương pháp sư phạm học được trong Khoá Ba ban Anh văn, của các thày Việt, Anh, Mỹ, Úc, Tân-tây-lan, và Pháp, tại trường Đại học Sư phạm Sài-G̣n trước đây. Ông Giáo Lê giảng bằng tiếng Anh cho các lớp ngày chẵn, bằng tiếng Pháp cho các lớp ngày lẻ. Tiếng Việt được dùng rất ít trong giờ học. Ông bắt đầu bài học thứ nhất bằng Anh ngữ :

( Chưa nh́n thấy chữ, các anh chị hăy nghe băng nhựa đọc từng câu tiếng Nga, kèm theo nghiă bằng tiếng Anh. Mỗi câu, từ ngắn đến dài, sẽ được đọc ba lần. Sau đó, tới lần thứ tư, các anh chị sẽ cùng nhau lập lại. Tôi sẽ ngừng máy, để mời từng người nhắc lại câu vừa mới đọc chung. Hăy cố gắng bắt chước cho thật đúng, để các bạn đỡ cười ḿnhá! Bắt đầu!

( / đợb-brưi đjiên / ( Good day = Chào ban ngày )

( / đợb-brưi út-tơrơ /( Good morning = Chào buổi sáng )

( / đợb-brưi viê-tchiêrơ / ( Good afternoon = Chào buổi chiều )

( / spa-koi-nơi nót-tchi / ( Good night = chào ban đêm )

( / đơ-svi đa-niơ / ( Good-bye = Chào tạm biệt )

( / pa-kha / ( So long = Hẹn gặp một ngày gần đây )...

Cả lớp hăng hái nghe, đọc, cùng với nhau, rồi một ḿnh. Họ say sưa làm theo sự sửa chữa của ông Giáo Lê. Mọi người cười đùa rất vui, trong trật tự. Chuông reo. Các học viên ra ngoài nghỉ giải lao mười phút. Khi họ trở vào lớp, ông Giáo Lê cầm phấn, đứng trước bảng, nói bằng tiếng Anh :

( Các anh chị hăy nghe tôi giảng. Đừng thắc mắc, hỏi han ǵ vội. Cần lắm, hăy nói bằng tiếng Anh, cho tất cả mọi người trong lớp đều hiểu. Đây là cách viết và cách đọc những chữ cái tiếng Nga, theo chữ thường và chữ in. Hăy nh́n tôi viết, đọc theo tôi, rồi chép vào tập...Đây là những câu mà các anh chị đă nghe và đọc lúc năy. Hăy nh́n tôi viết, cùng đọc theo tôi, rồi chép vào tập.

Sau cùng, từng người thi nhau đọc một ḿnh tất cả bài học Nga văn đầu tiên trong đời một cách xuất sắc. Buổi học của lớp tối thứ nhất chấm dứt trong bầu không khí nhẹ nhàng, hoan hỉ, và vui tươi. Sau lớp tối thứ nhất, lớp tối thứ nh́ cũng diễn ra trong bầu không khí hăng say không kém. Ông Giáo Lê ra văn pḥng rửa tay, uống nước trà. Ở đó, ông gặp hai, ba thanh niên, thiếu nữ chờ sẵn. Một người trong nhóm tiến lại, lễ phép chào ông Giáo Lê, rồi nói chậm chạp bằng tiếng Anh :

( Ba anh chị em chúng tôi muốn học Nga văn ngay. Nhưng chúng tôi bận việc, không tham dự các lớp tối được. Chúng tôi có mạn phép đứng ngoài xem giáo sư giảng dạy trong dăm phút chót, thấy thích quá. Giáo sư có thể nào nhận dạy ba anh chị em chúng tôi tiếng Nga vào ban ngày được không ạ?

Ông Giáo Lê mỉm cười, nói bằng tiếng Việt :

( Các anh chị nói tiếng Việt với tôi cũng được. Tôi có thể dạy các anh chị sáng thứ Tư và sáng thứ Sáu, mỗi lần ba giờ. Mỗi người trả cho tôi hai trăm một giờ. Trả trước từng buổi cho tiện. Lần sau học, lần này trả tiền. Bắt đầu từ thứ Tư này. Phải luôn luôn có mặt để tránh những khó khăn v́ chênh lệch tŕnh độ. Tôi nhận dạy các anh chị như thế trong hai tháng. Sau đó sẽ tính lại. Anh chị bằng ḷng, tôi sẽ cho điạ chỉ.

Cả ba người mừng rỡ bằng ḷng ngay. Họ trịnh trọng đưa trước cho ông thầy tiếng Nga mỗi người sáu trăm. Ông Giáo Lê viết địa chỉ nhà riêng của ḿnh lên mảnh giấy đưa cho họ. Ba người từ biệt ông thầy ra về. Ông Giáo Lê chào cụ thư kư, lên xe về nhà. Các lớp Nga văn tại trung tâm và tư gia diễn tiến đều đặn tốt đẹp. Cuối tháng, trung tâm Đắc-Lộ Yên-Đổ trả cho ông Giáo Lê hai mươi lăm ngàn đồng. Cộng với tiền dạy Nga văn tư gia và mười ngàn đồng của Nhà Nước, ông Giáo Lê kiếm được mỗi tháng hơn bốn chục ngàn đồng. Nhưng với vật giá ṿn vọt, thí dụ một bao thuốc lá Salem giá một ngàn năm trăm đồng, số tiền này không đủ cho một gia đ́nh tám người. May nhờ có bà Giáo Lê làm hoa bằng vải voile mang bán cho các cửa hàng trong chợ Bến-Thành, đời sống hàng ngày của gia đ́nh họ khá sung túc mà không phải lấy tiền để dành ra chi tiêu.

Ông Giáo Lê dạy có hai mươi giờ trong trường Nguyễn-Du, nhưng không khí lớp học thật buồn nản một cách kỳ lạ. Lớp học hơi vắng. Các nam nữ học sinh, một số là học tṛ cũ lớp dưới của ông, ngồi học Anh văn, mắt nh́n ông đăm đăm, vẻ mặt đờ đẫn, cử chỉ chậm chạp như không muốn hoạt động. Đa số những người này là con cháu các sĩ quan quân đội Cộng-Hoà. Trong giờ chơi, vài học sinh đến gần ông Giáo Lê than thở, tâm sự :

( Thưa thày, chúng em và gia đ́nh vẫn ở trong cư xá sĩ quan Chí-Hoà cạnh trường Nguyễn-Du, nhưng luôn luôn bị lính cùng cán bộ cộng sản và cả bọn "cách mạng 30" ḍm ngó, kiểm xoát. Mỗi lần đi qua cổng cư xá, chúng em và gia đ́nh đều bị chặn lại, hạch hỏi. Ban tối không ra ngoài được. Một số sĩ quan đă bỏ trốn, để lại vợ con. Có một trung tá đă bắn chết vợ con rồi tự tử cách nay vài hôm. Bố thằng Toán của lớp đệ Nhị B1 là đại tá quân đội Cộng hoà, đă bỏ trốn cùng hai anh chị của nó. Toán và mẹ nó bị kẹt lại. Nó buồn rầu, thất vọng, giả vờ theo thanh niên thành đoàn. Lợi dụng gác đêm, thằng Toán kê súng M16 vào họng, bóp c̣, nổ tung óc mà chết. Mẹ và chị của chúng em đang t́m đường trốn chạy, không biết ngày nào đi được. Ở đây bực bội, chán nản lắm!

Một hôm đi làm về, ông Giáo Lê được vợ kể :

( Sáng nay, đi chợ Phú-Nhuận về, em và một số người chứng kiến vụ hành quyết dă man ngay chân cầu Mac Mahon, trên đường Công-Lư. Thấy đám đông bu lại, em đi tới nh́n. Một tên ỡábộ độiáữ đang chiă súng vào một đứa con trai độ mười lăm tuổi, mặt tái mét, run rẩy qùy gối dưới đất. Tên ỡábộ độiáữ nói với người đàn ông tay đeo băng đỏ, có lẽ là trưởng khóm ỡcách mạng 30áữ :á" Thằng ỡlàyáữ cầm cái ǵ ỡlémáữ vào chỗ tôi đứng gác. ỡLóáữ muốn ám sát tôi. Tôi phải xử tội ỡlóáữ tại chỗ!á" Hai người đàn bà, là mẹ và chị của thằng bé, quỳ sấp xuống, lạy van, khóc lóc thảm thiết : "Thôi xin lạy ỡđồng chíáữá! Nó c̣n bé dại, lỡ tay ném ḥn đá về phiá ỡđồng chíáữ, chứ không phải ám sát ỡđồng chíáữ đâu. Xin ỡđồng chíáữ tha cho nó! " Tên ỡábộ độiáữ quát lên : "Ai ỡnàáữ ỡđồng chíáữ với các người! ỡNệnháữ Quân quản cho bắn bỏ tất cả ai t́nh nghi ám hại ỡábộ độiáữ! Thôi các người ỡnuiáữ ra xa! Trúng đạn đừng trách!á" Miệng nói, tay lên đạn xoạch xoạch, tên ỡbộ độiáữ kê súng lên vai, nhắm về phiá thằng bé, bóp c̣. Súng nổ, thằng bé ngă vật ra chết, trước mặt ông trưởng khóm, gia đ́nh thằng bé, và dân chúng! Anh thấy có ghê không? Ḿnh phải dặn mấy đứa con lớn nhà này, ra đường cẩn thận, kẻo mất mạng có ngày!

Ông Giáo Lê lắc đầu, không nói. Ông nhớ lại gần nửa đêm hôm trước. Khi ấy ông ra chỗ chân tường cuối nhà bếp t́m một đồ vật. Ông định giơ tay bật đèn, chợt ngừng lại v́ nghe thấy tiếng đàn bà chu chéo, vọng sang từ căn nhà ngoài mặt đường, giáp lưng với nhà ông.

( Ối trời ơi! Đất ơi! Các ông tha cho tôi! Tôi có biết ǵ đâu! Chồng tôi đi hồi nào, tôi đâu có biết. Ổng làm ǵ, tôi nào có hay. Ối anh ơi là anh ơi! Anh đi đâu, làm em khổ thế này! Trời ơi là trời ơi!!

Tiếng la hét, rền rĩ vang lên trong đêm tối, làm ông Giáo Lê lạnh gáy. Ông lặng lẽ đóng cửa sau, quay lên nhà trên. Th́ ra văn pḥng khóm ngay sau nhà này cũng là chỗ công an tra tấn các người bị t́nh nghi vào ban đêm. Bây giờ, nghe vợ kể chuyện hành quyết ban ngày, ông Giáo Lê cảm thấy vừa lo sợ, vừa ngao ngán. Bà Giáo Lê kể tiếpá:

( Sáng nay, trong khi anh đi làm, có chú Tôn con cô Phượng đến chơi. Chú khệnh khạng bước vào nhà, ngồi phịch xuống ghế, rút khẩu súng lục để lên mặt bàn. Em hỏi : "Chú lấy súng ở đâu thế? Mang súng trong người làm ǵ?á" Chú ấy cất giọng oang oang, tự măn : "Súng này em lấy trong kho của thành đoàn. Họ tịch thu được của quận đội Ngụy. Em phải mang súng theo để đi bắt những tên sĩ quan Ngụy c̣n trốn chưa chịu ra tŕnh diện.á" Em bảo chú ấy rằng : "Chú coi chừng, dân theo Ngụy c̣n nhiều lắm, chú loạng quạng gặp họ là có chuyện lớn đấy!á" Chú ấy lẳng lặng đứng lên ra về. Chú Liêm con cô chú Bằng, chị cô Thuận, cũng đến chơi. Em bảo chú ấy : "Liệu chú có tính chạy trốn bọn cộng sản không?á" Chú ấy vội xua tay nói : "Chị chớ nói như vậy! Họ hàng bên ba em có mấy người làm cán bộ to của Cách mạng mới từ Bắc vào Nam. Em đang nhờ họ giúp cho làm ăn dễ dàng, v́ khóm trưởng và thanh niên thành đoàn muốn làm khó xạp chợ trời của vợ em. Thôi, chị cũng lo làm ăn đi. Chạy đi đâu? Lên th́ kẹt núi, xuống th́ kẹt sông. Ở lại tốt hơn chị ạ.á" Em liền nói : "Bằng mọi giá, tôi phải cùng chồng con tôi đi khỏi nơi đây. Chú chờ xem.á"

Nghe vợ nói đến Chợ Trời, ông Giáo Lê vừa buồn cười, vừa chua xót trong ḷng. Sài-G̣n, bây giờ đổi là Thành phố Hồ-Chí-Minh, đầy dẫy chợ trời. Điển h́nh là khu chợ trời vùng Tân-Sơn-Nhất. Dọc hai bên hè của con đường nhỏ hẹp, chạy ng̣ng ngoèo, dưới ánh nắng chang chang, từng khóm đồ đạc xếp ngổn ngang dưới tấm bạt che mưa nắng. Đồ đạc bày bán th́ không thiếu thứ ǵ c̣n mới và đáng giá. Trước ngày Cộng sản chiếm Sài-G̣n, đó là những thứ được ǵn giữ cẩn thận, chỉ mang ra dùng trong dịp lễ tết : Quần áo bộ, áo dài, áo cưới, chemises, cravates, giày dép, mũ, ví da, khăn choàng, vải vóc nhập cảng, đồ đồng, đồ sứ, đồ ngà, lư hương, tủ giường, bàn ghế chạm trổ, đủ loại Tivi, tủ lạnh, máy hát, máy quay băng, radio, chén bát, dao nĩa thià bằng bạc... Bên cạnh những thứ đó là thuốc men, thuốc lá, rượu tây, đồ hộp của Mỹ,...

Tất cả những ǵ trước đây sắm được, hoặc có được nhờ ăn hối lộ, hoặc hôi được của những căn nhà chủ đă bỏ chạy, đều mang ra bầy bán, kiếm tiền giải quyết nhu cầu cấp bách. Người đứng bán thuộc đủ thành phần : Đa số là dân buôn bán, số c̣n lại là tôi tớ được chủ cho ở lại trông nhà giữ đồ, hoặc công chức thời Cộng hoà đă từ chức, mất nhiệm sở, gia đ́nh quân, cán, chính Cộng hoà sa cơ,...Họ đứng nắng nhiều ngày nên đen đủi, hốc hác. Tuy vậy một số người cũng được nhận diện. Ông bà Giáo Lê gặp chị người làm của vợ chồng anh Bang, bạn cũ của ông Giáo Lê, đang đứng bán đồ đạc của gia đ́nh này. Khi thấy ông bà Giáo Lê, chị ta gật đầu chào, kể chuyện :

( Nhờ cậu Bổng em út của thầy Bang, cả hai họ nhà thầy cô Bang đi được máy bay ra khỏi nước trước ngày cộng sản vào Sài-G̣n mươi hôm. Ngoài ra, cô Bang c̣n làm chân t́m mối trong số những người muốn chạy khỏi nước. Ai muốn được di tản trên chuyến máy bay C.130, do cậu Bổng, vốn là phi công, ăn cắp của Không quân lái đi, phải nạp vàng hoặc dollars. Một vài người không có vàng hoặc dollars, phải làm giấy hứa sang vùng tự do sẽ trả. Vợ chồng thầy cô Bang ra đi, để cho cháu coi nhà này, và được quyền sử dụng, bán chác mọi thứ, sau khi Cộng sản vào Sài-G̣n. Thầy cô Bang chạy đi mang theo một số nợ không trả cho chủ nợ, làm họ cứ tới nhà t́m thầy cô hoài. Cháu định bán hết những thứ này, lấy tiền làm ăn. Cháu có tên trong sổ gia đ́nh nhà của thầy cô Bang, nên ở đó luôn. Cháu thấy thầy cô Lê thân với thầy cô cháu lắm, mà sao cô Bang không rủ thầy cô đi? 

Ông bà Giáo Lê im lặng. Ở khu Chợ Trời Tân-Sơn-Nhất, hai vợ chồng ông giáo Lê được chứng kiến một vụ ẩu đả hi hữu. Thấy đám đông bu lại giữa đường, hai người ghé xem. Có hai người đàn ông đang đấm đá nhau. Một người khoẻ hơn, vật ngă đối thủ, cưỡi lên bụng người kia, vừa đấm tát, vừa chửi :

( ĐM! Mày cậy trước đây làm lớn, bây giờ dành mối của tao à! Mày làm ǵ kệ cha mày. Bây giờ mày chẳng hơn ǵ tao. 

Bên cạnh, một người đàn bà to béo đang d́m đầu một người đàn bà khác, tát lấy tát để, miệng la lối :

( Anh cứ đánh cho bể mặt thằng chồng. Để em đập chết con vợ! Cho chừa thói ăn nói chỏng lỏn, hống hách, ỷ ngày trước làm lớn.

Không ai vào can. Một lính ỡábộ độiáữá chạy tới, quát lên :

( Mấy người ỡálàyáữ thôi đi! Không ỡánàáữ tôi bắt giam bây giờ!

Hai cặp ỡávơ sĩ chợ trờiáữ vội buông nhau ra. Người thắng vuốt tóc, sửa quần áo, đi về hàng của ḿnh. Kẻ bại lồm cồm đứng dậy, lấy khăn tay chấm vết thương. Ông Giáo Lê nh́n kỹ người chồng. Th́ ra đó là ông giáo sư Triết, cựu Đổng lư Bộ Giáo dục thời Cộng hoà, thày của giáo sư Tư trong nhóm ỡáPhục hưng Miền Namáữ ở Cao-Lănh trước đây. Ông ta h́nh như cũng nhận ra ông Giáo Lê, nên cúi đầu bước vào trong lều vải của ḿnh, tránh mặt. 

Sáng hôm sau, ông Giáo Lê đi đ̣i tiền thế chân nhà một trăm ngàn đồng, nhưng không được. Về nhà, ông Giáo Lê thở dài, nói với vợ :

( Anh đă gặp ông trưởng khóm của chủ căn nhà ḿnh ở trước đây. Ông chủ nhà cũ của ḿnh ở Chí-Hoà là cựu cảnh sát đang đi học tập. Bà vợ kêu kẹt tiền, chưa trả ngay được. Ông trưởng khóm vốn là hiệu trưởng của ngôi trường gần chợ Chí-Hoà mà anh thuê pḥng mở lớp Anh văn trước đây. Cả hai vợ chồng ông ta nằm vùng lâu năm, nay mới xuất đầu lộ diện. Ông ta bảo anh phải chờ ông cảnh sát đi học tập về mới đ̣i tiền cọc được. Tụi cộng sản nói lừa cho đi học tập một tháng, nhưng theo như anh biết bọn cộng sản này gian manh lắm, cảnh sát và sĩ quan đi học tập c̣n lâu mới về. Hy vọng lấy lại tiền đặt cọc nhà của ḿnh rất mong manh!

Bà Giáo Lê an ủi chồng :

( Thôi, ḿnh cũng đừng nên để ư đến số tiền đó nhiều quá. Việc chính là thoát khỏi nơi này. Trong khi chờ dịp, anh tiếp tục dạy tiếng Nga, kiếm thêm tiền. Em làm hoa bán. Như vậy về tiền bạc ḿnh khỏi lo. Mà tiếng Nga anh dạy như thế, học viên có giỏi không?

Ông Giáo Lê được dịp phô trương với vợ :

( Học viên toàn là dân trí thức, già đời. Ḿnh yếu là họ phản đối ngay. Nhờ áp dụng phương pháp dạy sinh ngữ, học được của các giáo sư dạy ban Anh văn khoá Ba của trường Đại học Sư phạm Sài-G̣n, và kinh nghiệm bản thân, anh hướng dẫn các học viên những lớp vỡ ḷng tiếng Nga một cách thoả đáng. Sau hơn một tháng, họ nghe và nói tiếng Nga rất khá. Mấy nhóm sinh viên đến gặp anh cám ơn, nói rằng, nhờ cách phát âm, thính thị tiếng Nga do anh tập luyện cho, họ đă được cán bộ cùng đại diện Ủy ban Quân quản khen thưởng, khi những người này tham dự các buổi tŕnh diễn kịch nghệ học sinh sinh viên, trong đó có nhiều khúc đối thoại tiếng Nga rất là thành thạo!

Bà Giáo Lê nói đùa :

( Anh coi chừng! Dạy giỏi quá sẽ bị trưng dụng luôn, là tiêu cuộc đời đấy nhé! Thôi, em nói đuà đấy. Em kể cho anh chuyện này hay lắm. Ở trong hẻm trên đường Công-Lư này vừa xảy ra một vụ đầu độc ỡábộ độiáữ. Một gia đ́nh có ba mẹ con. Hai người con trai là hạ sĩ quan quân đội Cộng hoà. Một người ỡábộ độiáữ có họ với gia đ́nh này, từ ngoài Bắc vào, mang theo bốn người bạn cũng là ỡábộ độiáữ đến chơi. Ba mẹ con nhà ấy lập mưu mời họ tới nhà ăn uống. Trong một số đồ ăn có bỏ thuốc độc. Ba mẹ con chỉ ăn những món không có độc dược. Sau khi ăn xong, năm người ỡábộ độiáữ ngă lăn ra, sùi bọt mép, mê đi. Đă xắp xếp trước, ba mẹ con xách valises, khoá cửa lại, bỏ nhà đi biệt tích. Khi hàng xóm khám phá ra vụ đầu độc, năm người ỡábộ độiáữ đă chết cứng! Trưởng khóm thông báo cho Ủy ban Quân quản thành phố. Họ liền ra lệnh cấm cán bộ, ỡábộ độiáữ không được đến nhà người quen ăn uống nữa. 

Nghe chuyện, ông Giáo Lê hiểu tại sao, từ mấy ngày nay, ban ngày cũng như ban đêm, trong các phố, hẻm, luôn luôn có những cặp mắt ḍm ngó vào từng nhà, của các thanh niên, thiếu nữ ỡácách mạng 30áữ. Các giáo sư trường Nguyễn-Du được lệnh đi học tập, trong một thời gian và ở một điạ điểm ấn định sau, vào khoảng đầu tháng Tám 1975. Khoá học vỡ ḷng tiếng Nga sẽ chấm dứt trong một tuần nữa, tức là cuối tháng Bảy 1975. Thầy Lai của trung tâm Đắc-Lộ Yên-Đổ mới t́m được một giáo sư dạy tiếng Nga khác. Ông này nhận sẽ dạy các lớp từ Sơ cấp trở lên, trong khoá kế tiếp mở vào đầu tháng Tám 1975. Ông Giáo Lê cho học viên Đắc-Lộ thi măn khoá. Lớp Nga văn tư gia cũng sẽ tạm ngưng vào cuối tháng. Ông đến gặp Cha El., đưa cho Cha hai cuốn sách tiếng Nga. Ông nói : 

( Con xin được tạm ngưng dạy Nga văn, kể từ đầu tháng tới, v́ phải đi học tập Giáo chức. Sau đó, không biết gia đ́nh chúng con có ở chỗ cũ hay sẽ phải rời đi nơi khác. Xin Cha cứ cho tổ chức các lớp Nga văn với giáo sư mới t́m được. Con kính tặng Trung tâm một cuốn tự điển Nga-Mỹ, Mỹ-Nga, và một cuốn văn phạm tiếng Nga, để Trung tâm tùy nghi sử dụng. 

Cha El. nhận sách tặng, cáo lỗi đứng lên, đi sang văn pḥng. Một lúc sau, Cha trở lại, ngồi xuống, nh́n ông Giáo Lê bằng ánh mắt đầy cảm t́nh và xúc động. Cha nói chậm chạp, nho nhỏ, vừa đủ cho hai người nghe : 

( Cha biết rằng Cha và Trung tâm Đắc-Lộ sắp mất ông Lê, một người bạn và cộng tác viên đắc lực, tài ba, được tất cả các Cha, nhân viên, cũng như các học viên kính mến. Ông Lê không c̣n tới đây nữa. Nhưng Cha sẽ giữ kín việc này, và chỉ nói cho mọi người biết rằng ông Lê bận việc, sẽ trở lại nay mai. Cha cũng không ở đây lâu nữa. Hy vọng ḿnh sẽ gặp nhau ở một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Trung tâm xin gửi ông Lê tiền thù lao tháng này, và tặng thêm ông Lê một tháng thù lao, tương đương với hai mươi phần trăm tiền lời của khoá vỡ ḷng tiếng Nga. Xin ông Lê vui ḷng nhận cho. 

Ông Giáo Lê cầm bao thư, cho vào trong cartable, đứng dậy, hai tay bắt tay Cha El., nói : 

( Chúng con xin cám ơn Cha và Trung tâm, đă ưu ái con và gia đ́nh từ bấy lâu nay. Chúng con sẽ ghi nhận những lời tâm huyết của Cha, và nguyện luôn luôn nhớ tới Cha. Xin hẹn gặp lại Cha, bằng cách này hay cách khác. Kính chào Cha. 

Cha El. từ từ đứng lên, giơ tay ban phép lành cho ông Giáo Lê, rồi nói : 

( Chào ông Lê. Chúc ông bà Giáo cùng các cháu may mắn, thành công. Cha sẽ luôn cầu nguyện cho gia đ́nh ông bà Giáo Lê. Ông bà cũng đừng quên cầu nguyện cho Cha nhé.

 

B́nh-Huyên

( Paris )