Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên
   
 

Chuyến đi dạy hát đồng song thanh ở Venice ( xứ Ư )

  Trần Quang Hải
  ( Paris )
   
 

Mỗi năm tôi đều được mời sang Venice dạy hát đồng song thanh . Năm 2004, tôi dạy từ 8 tới 10 tháng 10, có trên 20 học tṛ từ khắp các nơi của xứ Ư .

Chuẩn bị một chuyến đi mất khá nhiều th́ giờ . Ban tổ chức là một viện giao lưu văn hóa về nghiên cứu âm nhạc đối chiếu (Instituto Interculturale di Studi Musicale Comparati / Intercultural Institute of Comparative Music Studies), tọa lạc trên một ḥn đảo Isola di San Giorgio Maggiore, 30124 Venezia, Ư .

Từ 7 năm nay tôi đều dạy hát đồng song thanh . Số học tṛ trung b́nh là 20 , có khi lên tới 30 người . Như vậy cũng gần 200 học tṛ Ư đă « thọ giáo » học với tôi kỹ thuật hát hai giọng giờ đây rất được phổ biến khắp Âu Mỹ .

Một thoáng Venice về khía cạnh lịch sử

Venice , một thành phố xây trên mặt nước từ thời Byzantine với nghệ thuật và văn hóa của thế kỷ 12 và 13 được tiêu biểu qua thánh đường San Marco . Ducal Palace ở cạnh thánh đường San Marco được cất theo kiểu gô-tích. Ngoài ra các di tích của nghệ thuật kiến trúc thời Tái Sinh (Renaissance) của thế kỷ 15 , cũng như thời Baroque của thế kỷ 17 được thấy qua nhà thờ Saint Maria. Venice c̣n để lại những di tích của kiến trúc thế kỷ 18 và 19 .

Venice c̣n là trung tâm thương mại của ba thế kỷ 12, 13 và 14 và là gạch nối giữa Đông và Tây .

Marco Polo là một người Ư đă từng làm quan trong triều Mông cổ và đă mang về xứ Ư món ḿ , hoành thánh mà xứ Ư đă thành công trong việc phát triển loại bún bằng bột ḿ với nhiều loại khác nhau (spaghetti, macaroni, tortinelli, tagliatelli, vv...) mà trên thế giới đều ăn và biết đến qua các tiệm Pizzeria .

Một vài thắng cảnh đáng thăm viếng ở Venice

Nơi đáng coi nhứt ở Venice là công trường San Marco.

Một ṭa nhà cao 98m,60 bằng gạch đỏ dùng để treo chuông thánh San Marco . Chuông này bị hư vào năm 1902 và được thay thế bằng một cái chuông khác y như bổn chánh vào năm 1912. Công trường Piazzetta có con sư tử San Marco và tượng thánh Theodore . Chính nơi đây đă chứng kiến những chuyến đi về của các thuyền buôn thời xa xưa, những cuộc lễ quan trọng như Carnaval được tổ chức hàng năm .

Thư viện chánh của thành phố Venice do ông Jacopo Sansovino xây cất vào thế kỷ thứ 16, tượng trưng cho nghệ thuật thời Tái Sinh (Renaissance). Bên trong được trang trí bởi các họa sĩ thời đó như Titian, Tintoretto và Veronese .

Thánh đường San Marco

Một ngôi nhà thờ vĩ đại được xây cất từ thế kỷ thứ 9 trải qua bao thế kỷ cho thấy những kiến trúc thời Byzantine, Romane và Gothique. Phía trên lầu của cửa vô chánh có 4 con ngựa lấy từ Hippodrome năm 1204 mang về Venice. Trang trí bên trong nhà thờ bằng mosaic hơn 4.000m2 qua 4 thế kỷ (thế kỷ 11 tới thế kỷ 14) là một đặc trưng của thánh đường San Marco

Ducal Palace

Nơi đây là tư dinh của ông thị trưởng thành phố Venice ngày xưa, nơi hội họp chính phủ và cũng là ṭa án . Được xây cất từ thế kỷ thứ 9. Vào thế kỷ bị hỏa hoạn nhưng được trùng tu và ngày nay trở thành một thắng cảnh được các du khách đến thăm viếng nhiều nhất tại công trường San Marco .

Chiếc cầu Rialto Bridge là một nơi đáng coi khi tới Venice . Trải qua nhiều thế kỷ từ thế kỷ 12 làm bằng cây, sau xây lại bằng đá từ thế kỷ 16 là một nơi tấp nập về hàng hóa được chuyên chở tới Venice . Hiện giờ trên cầu Rialto có rất nhiều tiệm bán kỷ vật cho du khách và trên cầu lúc nào cũng có hàng trăm du khách đứng để chụp h́nh lưu niệm

Đảo Saint George đối diện công trường Saint Marco là nơi có tu viện Bénédictine được xây cất từ thế kỷ thứ 10, bị động đất  năm 1223 và được xây cất lại năm 1229 . Chỗ ngủ của tu viện do Giovanni Buora cất gồm có những pḥng ngủ nhỏ dọc theo một hành lang dài 128 mét có âm thanh vang dài gần 7 giây là một kỳ công kiến trúc. Thánh đường Saint George được cất vào năm 1579 và hoàn thành vào năm 1610 . Nơi đây có nhiều thư viện quan trọng đặc biệt về lịch sử Venice và thư viện âm nhạc, lịch sử thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu tới tham khảo . Ngoài ra có một số viện nghiên cứu quan trọng , đặc biệt về nhạc học, lịch sử, và từ hơn 40 năm nay  viện giao lưu văn hóa nghiên cứu nhạc đối chiếu đặt trụ sở trên đảo Saint George và trở thành một trung tâm nghiên cứu nhạc dân tộc nổi tiếng trên thế giới .

Xung quanh Venice có một số ḥn đảo thu hút du khách như Torcello (ngôi thánh đường cất vào thế kỷ 12 và ngọn tháp chuông là đáng thăm viếng), Burano (viếng các ngôi nhà nhiều màu sắc.

Ngoài ra trên đảo Murano có sản xuất các nghệ phẩm làm bằng chai đủ màu sắc rất nổi tiếng trên thế giới và thánh đường Santi Maria e Donato (thế kỷ 12) . Đảo Lido, dài và hẹp, là một nơi khá quan trọng đầu thế kỷ 13 trong lịch sử Venice .

Venice có 150 nhà thờ và rất nhiều dinh thự lịch sử và nhiều viện bảo tàng rất đáng được thăm viếng .

Viếng Venice phải bỏ ra ít nhất là một tuần mới có thể đi xem hết được .

Một điểm quan trọng đáng ghi nhớ là phải có một lần đi thuyền GONDOLA, một loại thuyền đặc biệt của Venice do những người chèo thuyền đội nón rơm đi trên những con kinh nhỏ bé xuyên thành phố rất thơ mộng .

Vai tṛ của viện giao lưu văn hóa nghiên cứu nhạc đối chiếu

Viện giao lưu văn hoá nghiên cứu nhạc đối chiếu (Intercultural Institute of Studies for Comparative Music) được cố nhạc học gia Alain Daniélou sáng lập tại Venice vào thập niên 60 . 40 năm sau, viện này ngày nay do GS Giovanni Giuriati quản lư . Ngoài những lớp dạy múa Ấn độ,trống tabla Ấn độ, trống zarb Ba Tư, sáo ney Thỗ nhĩ kỳ và hát đồng song thanh , c̣n có một khóa về dân tộc nhạc học về một chủ đề lựa chọn, và những buổi tŕnh diễn nhạc cổ truyền . Sự đóng góp của viện này trong việc phổ biến nhạc dân tộc ở Venice rất lớn và thu hút rất nhiều nhà dân tộc nhạc học trên thế giới đến dạy và tham dự những chương tŕnh nghiên cứu . Có trên 50 nhà nghiên cứu nhạc dân tộc từ năm châu đă đến thuyết tŕnh hay tham dự hội nghị do viện này tổ chức . Trong số đó chỉ có hai người Việt Nam được mời là GS Trần Văn Khê và tôi .

Hát đồng song thanh là ǵ ? 

Hát đồng song thanh là kỹ thuật phát xuất từ Mông Cổ và Tuva . Một người có thể hát hai giọng cùng một lúc : một giọng trầm từ cổ họng kéo dài trên một cao độ suốt một hơi trong khi giọng thứ nh́ được tạo bởi sự lựa chọn các bồi âm phía trên để tạo thành một giai điệu .

Người Mông cổ và Tuva sử dụng bồi âm 6, 7 , 8, 9, 10 và 12 tạo thành âm giai ngũ cung . Ngoài ra c̣n có các xứ khác ở Tây Bá Lợi Á cũng có hát loại này như Bashkiria, Altai, Khakassia, Kalmoukia . Các nhà sư Tây Tạng có một loại đọc kinh phát ra bồi âm nhưng không giống cách hát của Mông Cổ và Tuva . Họ dùng giọng thật trầm và mục đích chánh là tạo một bồi âm ở quảng ba trưởng trên ba bát độ (đó là bồi âm số 10 trên nốt chánh hát từ cổ họng) . Truyền thống này thuộc tu viện Gelugpa, trường phái Gyuto . C̣n trường phái Guyme th́ làm thoát ra bồi âm số 12 ( quảng 5 đúng trên ba bát độ) . Đàn bà Xhosa ở Nam Phi cũng có cách hát đồng song thanh , nhưng phải hát một bát độ thấp hơn nốt chánh làm cho giọng đàn bà trở thành thật trầm (thí dụ họ hát 140 Hz rồi chuyển xuống 70 Hz, một bát độ thấp hơn bằng cách làm cho dây thanh quản giả (fausses cordes vocales hay bande ventriculaire rung lên cùng một lúc với giọng thật ) . Từ hơn một năm nay, tôi khám phá ra dân tộc Dani ở đảo Arian Jaya (Tân Ghi-ni – New Guinea hay Papuasia thuộc xứ Nam Dương) biết cách hát đồng song thanh một cách lạ kỳ . Có khi nghe cùng một lúc ba giọng .

Có thể đọc thêm những bài tôi viết trên trang nhà :

  www.tranquanghai.org
   
 

   
  Nhật kư chuyến đi Venice năm 2004
 

Mỗi một chuyến đi tôi đều ghi lại những ǵ xảy ra để ôn lại trong kư ức.

Sáng thứ năm 7 tháng 10, tôi lo chuẩn bị tài liệu dạy học, coi lại máy vi tính, CD tuyển các loại hát đồng song thanh ở Tuva, Mông cổ, Tây Tạng , Nam Phi, Tân Ghi-ni (New Guinea). Bạch Yến lo nấu cơm, nướng cá dầm nước mắm gừng, canh cải bẹ xanh cho tôi ăn trước khi đi lại phi trường Charles de Gaulle 2F .

Từ nhà tới phi trường khoảng độ 45 km . Nhờ đi lúc trưa nên đường xá vắng xe .Bạch Yến lái xe đưa tôi ra tận phi trường . Chỉ mất có 30 phút là tới nơi .

Khi vào chỗ gởi hành lư , tôi được báo cho biết là chiếc máy bay tôi đi (Air France phải bớt hành khách v́ lư do trục trặc kỹ thuật . Không phải một ḿnh tôi bị cho ở lại . Gần 30 người bị cùng một trường hợp như tôi . Hăng Air France đă dành chỗ cho tôi đi chuyến 18giờ 10 thay v́ tôi phải đi chuyến 15giờ 20. Để đền bù chuyện này, Air France đă đền cho tôi hoặc 450 Euros nếu tôi dùng số tiền này để mua vé máy bay đi một nơi nào đó , hoặc 230 Euros nếu tôi muốn lấy tiền mặt .

Tôi chọn lấy tiền mặt để có thể dùng tiền vào việc tiêu xài bên Ư. Ngồi tại phi trường Charles de Gaulle chờ gần 4 tiếng đồng hồ . Hăng máy bay có cho một tờ giấy ghi ăn sandwich và một ly nước ngọt miễn phí . Tôi vào một quán ăn tại phi trường ngồi ăn sandwich trong khi chờ vào cửa hải quan .

Tới 17 giờ, tôi qua hải quan vào bên trong đi tới cổng 29 chờ lên máy bay Air France AF 2337. Hành khách đứng chờ khá đông v́ bị dồn hai chiếc vào một . Tới 17giờ 50 mới cho hành khách lên máy bay . Tôi vào máy bay, ngồi ở hàng ghế 14A cạnh cửa sổ . Mệt quá, tôi nhắm mắt ngủ hồi nào không hay .Tới khi thức dậy th́ cô chiêu đăi viên đă dọn nước uống xong xuôi và máy bay sắp đáp xuống phi trường Marco Polo ở Venice . Từ Paris tới Venice chỉ bay mất 1giờ 40 phút .

20 giờ, tôi chờ lấy hành lư, xong đi ra ngoài t́m chiếc xe bus đưa đi lại bến xe taxi tàu (taxi boat) để chở tôi tới đảo Isola di San Giorgio Maggiore . Tôi gọi điện thoại cho bà Patricia Spiller , người tổ chức lớp dạy hát đồng song thanh cho tôi để bà ấy biết là tôi đă tới Venice và đang trên đường đi tới nơi tôi sẽ ở .

Bà hẹn tôi tại bến tàu San Marco phía đối diện với đảo San Giorgio Maggiore . Tới bến taxi, tôi gặp ông tài xế taxi tàu , hỏi giá tiền là 90 Euros . Tôi không biết tiếng Ư , bằng ḷng trả cho yên việc chứ c̣n trả giá có khi bị từ chối th́ trễ hết mọi chuyện .

Tàu chạy khoảng 20 phút th́ tới đảo San Giorgio Maggiore . Tôi vào gặp ông gác dan của trung tâm Giorgio Cini . Ông ta đưa tôi phong b́ có vé đi tàu suốt 4 ngày tôi ở đây, và tất cả giấy tờ cần thiết để kư tên cho đúng thủ tục hành chánh . Ông gác dan biết nói tiếng Anh, trao cho tôi ch́a khóa pḥng số 6 , lầu 2. Tôi lấy thang máy lên lầu 2 và tới pḥng số 6 có tên tôi trên cửa . Đúng là pḥng mà tôi tới ở hồi năm ngoái , rất quen thuộc. Tôi để hành lư và phải đi ra bến tàu để đi sang bên kia sông là công trường San Marco (nổi tiếng nhất ở Venice). Tôi chỉ chờ có 3 phút là có tàu tới . Và chỉ đi có 3 phút là tới bên kia sông . Bà Patricia Spiller đứng đợi tôi nơi bến tàu .

Tôi chạy lại chào bà và hỏi :

« Patricia, Bà mạnh giỏi không ? Xin lỗi Bà cho việc xảy ra bất ngờ với chuyến bay tới trễ ».

Bà đáp :

« Anh Hải, không sao đâu. Không có trễ lắm đâu . Ḿnh c̣n đủ th́ giờ đi ăn cơm tối . Tôi có đọc tin trên báo chí biết là có vấn đề kỹ thuật trên toàn xứ Ư . Không phải chỉ ở Venice mà ở các tỉnh khác như Milano, Roma cũng bị trục trặc nữa ».

   
 

   
   
 

Hai người cùng đi bộ tới nhà hàng Antica Sacrestia, ở đường Calle della Sacrestia 4442, Castello, 30122 Venezia . Đây là nhà hàng nấu cơm ngon, giá phải chăng, rất đông khách dù bất cứ ngày nào. Nếu tới trễ là phải đứng đợi . Nơi đây là nơi mà mỗi khi tôi tới dạy đều dùng cơm trưa chiều, v́ trên đảo San Giorgio Maggiore không có tiệm cơm chỉ có trung tâm Fondazione San Giorgio Cini, một ngôi nhà thờ tráng lệ và một tu viện được dùng làm khách sạn tương đối rẻ đối với đời sống ở Venice (50 Euros một đêm ) nhưng phải là người tới học hát hay các giáo sư ngoại quốc tới nghiên cứu tại các thư viện trong trung tâm San Giorgio Cini , chứ du khách b́nh thường không được vào ở .

Ông chủ nhà hàng vừa thấy chúng tôi bước vô , miệng nở một nụ cười xă giao đúng mức, và bắt tay chào :

« Xin chào Ông Bà . »

Ông chủ nhà hàng nói tiếng Pháp rất giỏi . Tôi đă quen ông ta từ mấy năm nay rồi .

« Xin chào ông chủ », tôi trả lời . « tôi rất vui mừng gặp lại ông . »

Ông chủ nhà hàng đưa bà Patricia Spiller và tôi vào pḥng ăn đầy khách đang ăn uống . Chúng tôi ngồi bàn cạnh cửa ra vào . Tôi hỏi bà Spiller :

« Patricia. Tối nay tôi nhờ Bà lựa món ăn dùm tôi nhé . »

Bà cười đáp :

« Được rồi nếu anh muốn . Tôi chọn cho anh một dĩa spaghetti a la vongole (loại bún Ư với hải sản) . Sau đó một con cá sole chiên với khoai tây luộc. Anh thích ăn cá không ? »

Tôi nhanh nhẩu trả lời :

« Thích lắm chớ . Cá biển ở Venice rất ngon và tươi nữa . »

Bà Spiller liếc mắt nh́n tôi :

« Anh coi bộ sành thức ăn ở đây dữ à ! Đúng như vậy . Cá ở tiệm này được mua lúc tàu đánh cá vừa cặp bến mỗi ngày , cho nên cá rất tươi và ngọt thịt lắm »

Cả bà Spiller và tôi đều thích rượu đỏ nên kêu một chai rượu đỏ thứ thiệt ngon , đồng thời kêu hai chai nước lạnh . Bữa ăn kéo dài tới 23 giờ . Tôi nói tôi cần về ngủ để sáng hôm sau c̣n dạy . Bà đồng ư và tôi đưa Bà về tới nhà rồi trở lại lấy chuyến tàu chót để qua đảo . Chỉ có chiếc tàu số 82 là chạy tới đảo thôi , và chuyến chót là 23 giờ 40 . Sau đó th́ phải ngủ ngoài đường v́ không c̣n tàu nào chạy qua đảo hết . Đó là một bất tiện khi ở trên đảo này , không thể đi chơi lâu được và phải canh giờ để về .

Sau khi rời tàu để đi lại trung tâm Giorgio Cini, tôi phải bấm chuông để ông gác dan mở cửa . Nơi lầu 2 tôi ở chỉ có tôi, một ông giáo sư ở pḥng 5 làm việc chỉ ở trong tuần và cuối tuần ông ấy trở về nhà ở Milano . C̣n một ông khác ở pḥng số 3. Tôi tắm rửa xong xuôi v́ nực quá. Trong pḥng tôi phải để thuốc trừ muỗi v́ nhà ở cạnh sông nên có nhiều muỗi lắm . Nếu không có thuốc trừ muỗi th́ có lẽ suốt đêm sẽ không ngủ được v́ bị muỗi « tấn công » liên tục và bị tiếng kêu « o ! o ! » bên tai th́ có môn độn thổ trốn thôi .

Thế là xong một buổi chiều đầu tiên tại thành phố Venice diễm lệ .

Venice thứ sáu 8 tháng 10, 2004

Tôi quên mang theo đồng hồ reo , nhưng cứ để tự nhiên v́ buổi sáng tôi không có dạy nên không bị phập pḥng ngủ dậy trễ th́ hư chuyện hết .

8giờ sáng tôi thức dậy . Tắm xong , đi vào pḥng khách nơi lầu 2 có một chỗ dùng làm pḥng ăn điểm tâm . Tôi gặp bà dọn pḥng và dọn điểm tâm . Tôi tới bắt tay chào hỏi :

« Chào bà Anna . Tính ra cũng một năm trôi qua , bây giờ gặp lại bà tôi vui lắm »

« Tôi cũng vậy », bà Anna đáp . « Nhưng mà sao ông c̣n nhớ tên tôi chớ ? »

Tôi mỉm cười :

« Đó là trí nhớ mà Trời ban cho tôi . Tôi hay quên nhiều chuyện , nhưng tên người th́ tôi nhớ lắm . Hơn nữa bà rất tử tế với tôi mỗi khi tôi tới đây . Do đó tôi càng nhớ tên bà hơn ».

Sáng nay khoảng 10 giờ , tôi có hẹn với bà Patricia và cô Sabrina để xem pḥng tôi dạy hát trưa nay . Có một ông kỹ sư âm thanh tới chỉ cho tôi cách dùng các máy phóng thanh, máy phóng đại từ máy vi tính của tôi để cho xem h́nh trên màn ảnh . Mọi việc đều tốt đẹp .

12 giờ tôi lấy tàu số 82 đi qua công trường San Marco để đi ăn cơm . Tôi tới tiệm Antica Sacrestia ăn món bún với đồ biển (spaghetti a la vongole). Sau đó ăn một dĩa đồ biển chiên với cá nhỏ, mực, tôm và uống cà phê . Bên Ư cà phê làm rất đặc, uống không quen thấy đắng, nhưng khi quen rồi th́ thật là ngon .

Ở cách nhà hàng có một nơi « internet point » để kiểm thơ . Mỗi ngày tôi đều tới đó kiểm thơ từ , rất tiện, nhưng khá mắc . Tôi mua một thẻ 18 Euros cho 190 phút . Nhưng c̣n rẻ hơn là mua từng giờ .

Khoảng 13giờ 30 tôi lấy tàu trở về nơi dạy . Nhờ ở trong trung tâm Giorgio Cini nên tôi không mất th́ giờ đi lại .

14giờ tôi tới pḥng dạy đă có 21 người ngồi chờ . Hôm nay là ngày đầu tiên dạy. Trong số người học có vài người đă học với tôi những năm qua .

Với phương pháp của tôi, chỉ hai giờ đầu, tất cả mọi người đều hát hai giọng rơ ràng nhờ vào chương tŕnh ở trong máy vi tính của tôi cho thấy h́nh ảnh của giọng hát . Tôi thử từng người để xem giọng họ dài bao lâu . Tất cả đều không đi quá 25 giây . Những bài tập hát gồm có cách gồng bụng, gồng cổ, giữ hơi, và phải hát thật to . Trong ngày đầu chỉ học cách hát với miệng và môi cùng cổ họng gồng thôi . Muốn tạo những bồi âm cần phải thay đổi thể tích trong miệng bằng cách phát âm những nguyên âm « a, e, i, o, u ». Hát nhỏ, rồi hát lớn, qua giọng mũi . Chính giọng mũi làm bôi đi những bồi âm không cần thiết . Lúc đầu có người làm được. Dần dần, mọi người tập và đều hát được . Ai nấy đều vui mừng khi thành công .

   
 

   
 

18giờ xong ngày đầu tiên dạy . Tôi trở về pḥng nghỉ một chút v́ hát 4 tiếng đồng hồ làm cho giọng muốn khan tiếng .

20 giờ tôi ra bến tàu lấy tàu đi sang San Marco để đi ăn cơm tối . Nhà hàng đông khách quá . May là tôi có một chỗ để ăn . Món đầu vẫn là bún Ư với sốt cà chua. Rồi tới món thứ nh́ là thịt ḅ nướng với khoai tây chiên . Sau đó uống cà phê . Tôi kêu rượu đỏ và nước suối .

Ăn xong, tôi đi dạo một ṿng công trường San Marco , thấy rất nhiều du khách , đặc biệt là năm nay có rất nhiều du khách Tàu ở Trung quốc sang . Họ đi từng đoàn, xí xô xí xào, và chụp h́nh lia lịa v́ có lẽ là lần đầu họ tới viếng Venice nên họ hoa mắt trước cảnh đẹp của thành phố . Du khách Tàu bắt đầu thay thế du khách Nhựt . Người Nhựt không c̣n đi từng đoàn như xưa mà đi lẻ tẻ v́ họ đă quen với cách du lịch bên Âu châu .

Trở lại bến tàu để lấy tàu qua đảo San Giorgio Maggiore lúc 22giờ 30 . Tôi không thể đi trễ hơn v́ tàu chạy sang đảo chuyến chót là 23giờ 20. Nếu đi trễ hơn là tôi phải ngủ ngoài trời hay mướn khách sạn khác để ngủ .

Thế là xong một ngày ở Venice .

Venice thứ bảy 9 tháng 10, 2004

Tôi thức dậy lúc 8giờ. Không có mang theo đồng hồ reo nên cũng hơi bất tiện . May là tôi là người hay thức sớm nên không bị phải lo ngại thức trễ .

Anh Graziano Tisato, một kỹ sư âm thanh và cũng là một nhà nghiên cứu âm thanh học, là người tôi quen cách đây 15 năm tại một hội nghị về giọng ở Besancon (Pháp) . Mỗi lần tôi sang Venice , tôi đều có hẹn với anh để gặp nhau . Anh ấy có mời tôi tới dạy lớp âm nhạc điều trị học cách đây 4 năm và anh ấy cùng bác sĩ Maccarini có làm việc chung cho một dự án về giọng của tôi cách đây 3 năm tại Venice và có làm một bài viết về đặc trưng của giọng hầu trong cách phát bồi âm . Bài tham luận đó đă được xuất bản trong một quyển sách nghiên cứu về giọng ở Ư .

Sáng nay anh Tisato gọi điện thoại cho tôi , hẹn gặp nhau tại công trường San Marco lúc 10 giờ để hàn huyên .

Đúng 10 giờ tôi tới công trường và thấy anh đứng ngay góc hẹn rồi .

Anh Graziano Tisato thấy tôi , chạy lại mừng hỏi :

« Hải, anh mạnh giỏi không ? Tôi rất mừng gặp lại anh ở Venice »

Tôi ôm anh siết vào ḷng và nói :

« Tôi khỏe . C̣n anh th́ sao ? »

Hai người đi lại một quán cà phê ở cạnh bờ sông. Trong khi ngồi nh́n cảnh vật . Anh Graziano hỏi tôi :

« Công việc nghiên cứu của anh có kết quả nào mới lạ không ? »

Tôi vui vẻ đáp :

« Từ hôm gặp anh lần chót hồi năm ngoái, tôi chú trọng việc nghiên cứu về cách hát tạo những bồi âm ở dưới âm chánh của giọng . Cách hát này đă giúp tôi trị bịnh những người mất thanh quăng và có thể tạo thành một phương pháp hữu hiệu cho những người bị bịnh về giọng . Tuy nhiêu tôi đang ở trong giai đoạn thể nghiệm nên chưa công bố cho thiên hạ biết . Ngoài ra tôi khắc phục được những bồi âm qua những nguyên âm phát ra dùng vào việc dạy yoga qua giọng hát . Tôi có thể hát 7 chakras với cao độ rơ ràng dựa trên 7 nguyên âm « u, ô, ơ, a, e, ê, i » tạo thành những cao độ bồi âm số 4, 5, 6, 8, 10, và 12 . Anh có muốn nghe tôi hát thử cho anh nghe không ? »

« Muốn chớ . », anh Tisato sốt sắng trả lời .

Tôi biểu diễn ngay cách hát giọng thật trầm qua cách gồng giọng xuống một bát độ, rồi xuống một bát độ và một quăng 5. Anh Tisato trố mắt ngạc nhiên và thán phục .

« Anh giỏi thật. Đây là lần đầu tôi nghe rơ những nốt thật trầm và to như vậy ». Anh Tisato nói. « Tôi thấy anh cần phải công bố kết quả này bên Ư . Tôi sẽ t́m cách mời anh sang dự một hội nghị về giọng ở Ư mới được . »

« Ồ ! Nếu được như vậy th́ quư quá ! » tôi hớn hở trả lời .

Câu chuyện hai người kéo dài tới 12 giờ trưa th́ anh Graziano Tisato kiếu từ tôi ra về .

Tôi đi ăn cơm và trở về dạy khóa hát đồng song thanh ngày thứ nh́ .

Từ 14 giờ tới 18 giờ, tôi dạy kỹ thuật đồng song thanh thứ nh́ . Có quay một cuốn video để biết như thế nào . Bắt đầu bằng cách hát « e – ơ », rồi để đầu lưỡi đụng đốc giọng , kéo đầu lưỡi xuống đọc chữ « lang ». Kế tiếp đọc chữ « long » cũng theo kỹ thuật của chữ « lang ». Sau đó đọc hai chữ « lang » và « long » hai lần mau hơn, rồi bốn lần mau hơn . Học tṛ hăng say làm theo mặc dù rất mệt . Tôi dạy thêm cách để giọng vô mũi, mím môi, hát mạnh rồi hát nhẹ . Sau cùng tập hát với cách tạo bồi âm số 5 . Tất cả đều làm được . Học tṛ xúm nhau mua CD và đàn môi . Tôi không có mang theo nhiều , chỉ vài CD và 3 đàn môi . Một cô học tṛ tên Laura Raiola nói cho tôi biết là khi cô ấy nghe bồi âm tự nhiên nước mắt chảy ra . Cô khóc v́ bồi âm làm cho tâm hồn cô rung động chứ không phải cô ấy buồn khổ ǵ hết . Tôi nói cho cô Laura biết là có thể bồi âm khơi lại những ǵ thầm kín trong ḷng cô mà cô muốn dấu kín . Cô ấy gật đầu rồi bỏ đi .

   
 

   
 

Có một học tṛ tên là Marco Smergo, năm nay được 34 tuổi mà vẫn chưa có việc làm nhưng rất ham học hát . Cậu ta xin gặp tôi riêng sau giờ dạy .

Tôi đưa cậu ấy lên pḥng và cậu ta biểu diễn cách hát giọng thật cao (counter tenor) rất tốt . Tôi chịu khó ngồi nghe và khuyến khích cậu ta . Rồi có lẽ t́m được người để trút bầu tâm sự, Marco mới thổ lộ cho tôi biết cuộc đời riêng tư từ lúc nhỏ với những xung đột với cha .Lớn lên Marco vẫn nhứt quyết muốn trở thành ca sĩ nhưng bị cha từ chối bắt phải học kiến trúc .

Tới 20 giờ, tôi nói với Marco đi ăn cơm tối với tôi ở quán cơm tôi thường ăn . Hai người lại tiếp tục nói về sự ích lợi của giọng hát cho tới măn buổi ăn .

Trời về khuya, tôi phải ra bến tàu để lấy chuyến tàu chót là 23 giờ 09 phút .

Hôm nay tôi thấy có kết quả nhiều hơn hôm qua . Ḷng vui thơ thới . Tôi đi tắm và đi ngủ ngay v́ mệt quá .

Venice chủ nhựt 10 tháng 10, 2004

Sáng hôm nay nơi tôi ở chỉ c̣n có một ḿnh tôi. Các giáo sư khác đi về hết . Bà dọn pḥng và dọn điểm tâm cũng không có đến và có nói với tôi là bà có chuẩn bị sẵn bánh ḿ, bơ, mứt. Tôi chỉ cần đi xuống chỗ có máy bán cà phê mua cà phê uống đỡ . Như vậy bà ấy không cần phải đến . Tôi đồng ư v́ Bà cũng có gia đ́nh và cũng cần một ngày nghỉ với chồng con .

9giờ sáng tôi đi sang công trường San Marco chụp một số h́nh, và đi bộ tới chiếc cầu Rialto (cũng là một nơi đáng xem ở Venice) . Du khách tấp nập đi ngoài đường . Tôi ghé một vài nơi chụp phong cảnh để lưu niệm .

11 giờ trưa tôi trở lại gần quán cơm để chờ giờ ăn trưa . Ghé vào một tiệm cà phê để tên là S.Giacomo . Tôi nghĩ là một tiệm cà phê Ư thôi . Tới chừng bước vào bên trong mới thấy người đứng nơi quày là một người đàn bà Á châu . Sau đó mới biết là người Trung quốc .

Tôi uống một ly capucino cũng tạm ngon . Rồi đi lại nhà hàng ăn cơm trưa . Hôm nay có ông chủ tiệm ở đó . Tôi đang ngồi chờ dọn món bún với nước sốt cà chua , th́ th́nh ĺnh ông chủ tiệm bước lại gần bàn tôi và nói :

« Xin kính chào giáo sư . Ông cho phép tôi đứng chụp một tấm h́nh với ông được không ? Con trai tôi sẽ chụp để làm quảng cáo trên báo

« Xin ông cứ tự nhiên », tôi đáp. « Đó là một vinh dự cho tôi chớ  ! »

Ăn xong, tôi trở về trung tâm Giorgio Cini để dạy ngày chót của lớp hát đồng song thanh .

Hôm nay tôi cho ôn lại các bài tập từ ngày đầu tiên . Kết quả là mọi người hát hai giọng mạnh hơn và bồi âm nghe rơ hơn . Tôi dạy thêm cách phát ra bồi am số 5 . Sau nửa giờ tập , mọi người đều hát được bồi âm số 5 . Tiếp theo tôi bắt tập thể dục Tây tạng để làm tăng thêm sức mạnh . Bài tập là cách hít đất nhưng phải làm thật chậm và phải làm theo hơi thở hít ra khi hạ ḿnh xuống đất, đít phải hạ xuống gần đất, đầu phải ngước lên . Khi thở ra bằng miệng , phải phùng miệng và thổi ra với tất cả sức mạnh và thật chậm trong khi đít được nâng lên cao và đầu hạ thấp xuống . Càng chậm càng tốt theo sự kéo dài của hơi thở . Lám ba lần như vậy sẽ xuất hạn dầm dề mới được . Có người nghe theo và làm được. Có người không quen làm không được như ư tôi muốn v́ làm mau quá . Tôi chỉ muốn cho học tṛ biết nhiều cách luyện tập chứ không thể nào bắt mọi người phải làm được ngay .

Bài tập chót là bài tập tôi đặt tên là « harmonic kiss » (nụ hôn bồi âm) tức là để hai miệng lại gần nhau nhưng không được đụng nhau . Đây là một trong những bài tập giúp cho một cặp vợ chồng hay t́nh nhân có thể ḥa giải sau khi có chuyện gây gổ nhau . Mọi người đều lấy làm lạ chưa hiểu tại sao « nụ hôn bồi âm » có thể làm cho cặp vợ chồng thuận thảo nhau trở lại .

Tôi mới giải thích là khi người vợ chu miệng tṛn cặp môi, phát ra một âm thanh « u » với giọng hát to và đều và kéo dài khoảng 15 giây , trong khi đó người chồng để miệng ḿnh tới thật gần miệng vợ và phải nín thở cùng một lúc phải làm cái miệng theo cách đọc chữ « oa , oa, oa » như em bé khóc « oa ! oa ! »mà không được ra tiếng . Với cách đó những bồi âm từ âm chánh phát ra từ miệng vợ chạy vào miệng của chồng và với cách thay đổi thể tích của miệng th́ hai người có thể nghe một vài bồi âm phát ra . Khi người vợ hát như thế , mắt nhắm nghiền, người chồng mắt nh́n vợ đang chu miệng với đôi môi tṛn như chờ đón một nụ hôn . Chính giây phút đó làm cho người chồng có thể nhớ lại những năm tháng chung sống hạnh phúc của thời niên thiếu của lúc gặp nhau ban đầu . Ngựi chồng có thể hối hận v́ đă làm buồn phiền vợ ḿnh và cảm thấy ḿnh bậy. Anh có thể ôm vợ xin lỗi . Người vợ sẵn sàng tha thứ cho chồng . Đó là cách ḥa giải nhờ vào bài tập « nụ hôn bồi âm » . Nhưng phải tập bài tập này lúc hai người đang ôn ḥa với nhau , chứ đang giận nhau , gây nhau th́ khó mà bắt đầu tập kiểu hát này . Ngoài ra có thể tập khi hai người đang ôm nhau tắm . Chính sự âu yếm này càng có thể làm tăng sự yêu thương . Phương pháp này gọi là « âm nhạc điều trị học » (music thérapy / musicothérapie), có nghĩa là dùng âm nhạc để trị bịnh .

Tôi chấm dứt lớp dạy bằng một màn tŕnh diễn các loại đàn môi, muỗng . Học tṛ trố mắt nh́n thán phục, và vỗ tay hoan nghinh quá xá .

Tôi cùng các học tṛ chụp h́nh kỷ niệm . Ai cũng muốn chụp h́nh riêng với tôi để giữ một kỷ niệm sau 3 ngày học với tôi . Một vài người hỏi tôi có dạy riêng hay không , và cũng có người xin địa chỉ  để mời tôi tới tỉnh của họ dạy một lớp hát đồng song thanh cho họ và các bạn của họ . Tôi rất măn nguyện là phương pháp dạy hát đồng song thanh của tôi đă mang lại niềm vui cho mọi người và tạo một trường phái mới .

Trong đám học tṛ , hôm nay tôi thấy có một cậu trẻ người Á châu ngồi nghe trong pḥng mà tôi không biết là ai . Khi chấm dứt lớp học th́ cậu ấy chạy lại chào tôi :

« Kính chào Bác. Con tên Vũ, học tṛ của thầy Phạm Đức Thành dạy đàn bầu . Con ở bên Hoa Kỳ, tiểu bang North Carolina, được học bổng sang Ư học nhạc ba tháng . Con mới từ bên Anh về , biết Bác có dạy ở đây nên con tới t́m Bác để chào. »

Tôi cũng chào lại :

« Con học đàn bầu với Phạm Đức Thành  hả ? Tốt quá . Năm nay con được bao nhiêu tuổi ? »

« Dạ , con được 21 tuổi. Con rất vui được nói chuyện với Bác . Thầy con có nhắc tới Bác . Con lại có dịp vào trang nhà của Bác, biết Bác nghiên cứu nhạc Việt và hát đồng song thanh . Con rất kính phục Bác là người đă đóng góp rất nhiều trong việc làm cho thế giới biết tới nhạc Việt ở hải ngoại . »

Tôi hỏi thăm cháu Vũ học hành ra sao và biết là cháu có ư định học y khoa để trở thành bác sĩ và sau đó sẽ để dành th́ giờ học nhạc cổ truyền . Tôi mừng là thấy một cậu trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại mà c̣n biết nói tiếng Việt và lại muốn học hỏi nhạc dân tộc hơn là nhạc tây phương . Điều này rất hiếm trong thời buổi này .

Tôi mới cháu Vũ về pḥng của tôi tại trung tâm . Tôi hỏi thăm gia đ́nh cháu và sau đó mời cháu đi ăn cơm tối với tôi . Tối nay có ba người học tṛ : cô Jennifer , người Mễ tây cơ lập gia đ́nh với một người Ư ở Venice , một cậu học tṛ tên Nirjan Flavio Gorvisieri, ca sĩ và thích về thiền và trị bịnh bằng giọng và cũng là người coi về nhạc trị bịnh ở một đại hội liên hoan nhạc ở xứ Ư cùng với cô bạn người Ba Tư tên là Mercedeh Azar Riahi cùng đi ăn cơm với tôi tại nhà hàng Antica Sacrestia .

 Tối nay tôi ăn một pizza đặc biệt mà chồng cô Jennifer Cabreva Fernandez cho là đặc biệt nhứt của tiệm này v́ anh ta ăn đây mỗi tuần .

Quả thật ngon thiệt . Pizza với thịt nguội un khói , có trứng gà , sốt cà chua . Ăn một pizza là đủ no v́ to lắm . Tất cả mọi người đều ăn pizza khác nhau . Trong khi ăn tôi giải thích về sự ích lợi của hát đồng song thanh và cách hăm thanh khi hát để cho người nghe rơ bồi âm mà không c̣n nghe âm thanh chánh . Cậu Nirjan muốn mời tôi tham dự đại hội liên hoan do anh làm giám đốc nghệ thuật tức là người lựa chọn nghệ sĩ cho đại hội âm nhạc . Tôi chưa biết trả lời ra sao v́ công việc của tôi càng ngày càng nhiều . Nhưng tôi cho biết là tôi rất muốn tŕnh diễn tại đại hội đó trong tương lai . Cháu Vũ làm quen được với vài bạn mới và đề nghị sẽ biểu diễn đàn bầu cho mấy người học tṛ nghệ sĩ của tôi .

Buổi tối cuối cùng tại Venice chấm dứt . Tôi từ giă mọi người và hẹn sẽ gặp lại nhau trong tương lai . Cháu Vũ có thể sang Paris trong tháng 11 . Như vậy tôi có cơ hội gặp lại cháu ở Paris trong một tháng nữa . Cháu sẽ trở về Mỹ đầu tháng 12 và tiếp tục học y khoa như cháu dự tính .

Venice thứ hai 11 tháng 10, 2004 

Sáng nay lúc 9giờ 30 có một tàu taxi đến đưa tôi ra phi trường Marco Polo để trở về Paris .

10 giờ tôi tới phi trường . Phải làm đuôi để gởi hành lư mất cả giờ mới gởi được hành lư . Cách làm việc ở phi trường này rất chậm mất rất nhiều th́ giờ . Mới biết rằng mỗi phi trường có một cách làm việc khác nhau .

12giờ 30 tôi lên máy bay Air France AF 2309. Về tới Pháp, Bạch Yến ra đón tôi tại phi trường , rồi chúng tôi đi ăn phở ở tiệm Bi Da Việt Nam, một tiệm phở ngon nhứt nh́ ở Paris .

Chuyến đi dạy hát đồng song thanh gặt hái thành công v́ tôi được mời trở sang Venice năm 2005 trong ba ngày 7-8-9 tháng 10 . Tôi sẽ có thêm học tṛ người Ư trong số hàng ba trăm người Ư đă học với tôi từ nhiều năm qua . Tôi đă gieo hạt giống hát đồng song thanh khắp mọi nơi , đặc biệt là ở xứ Ư tôi đă đi dạy ở nhiều tỉnh từ Bắc tới Nam (Milano, Torino, Vicenza, Venezia, Grossetto, Bologna, Genova, Bergamo, Volterra, Siena, Cuomo, Napoli, Roma) và tại hai đảo Sicilia và Sardinia.

Tôi mơ một ngày có cơ hội dạy người Việt kỹ thuật này v́ tôi ước muốn sẽ có một người Việt tiếp tục việc làm của tôi khi tôi không c̣n sức để quăng bá một cách độc nhất vô nhị này .

   
    Trần Quang Hải
  ( mùa thu 2004 )