Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên
   
 

Kư-giả Lô-Răng: Nghệ sĩ và trí thức

 

Kư-giả Lô-Răng

   
 

Tôi vừa nhận được một bao thư khá dày trong đó có thư và tài liệu của người anh em, người bạn ở xa. Thư gửi từ thành phố Dallas, miền Texas (Hoa Ky) của ông Nguyễn Thanh Hùng (NTH). Dạo năm 1992 (tôi vừa ODP từ VN sang Úc được mấy tháng) tôi có sang Hoa Kỳ thăm gia đ́nh, anh em, bè bạn. Ông NTH có ḷng thương, 5 lần 7 lượt gọi điện thoại và chuẩn bị cho tôi tới thăm Dallas.
Ở đó tôi có nhiều người bạn như ông Mặc Đỗ, ông VIP KK Nguyễn Văn Chức, ông Nguyễn Ngọc Linh và ông NTH này. Nhưng th́ giờ eo hẹp quá, phút cuối không đi được đành phải thất lễ với các ông. Tôi c̣n nhớ giọng nói khẩn thiết của ông NTH trong điện thoại: "Ông phải đến đây; đến để thấy tụi tôi cố công cùng sức trong việc nắm níu lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu hiện cho tinh thần Tự do, Dân chủ của miền Nam chúng ta như thế nào?' Ở Dallas từ 14 năm nay (tính cho đến 1992), mỗi năm có một đại hội văn hóa quốc tế do các cộng đồng thành viên của cư dân Dallas đứng ra tổ chức. Văn hóa của mỗi cộng đồng đều được trưng bày, lớn như quốc kỳ, quốc ca, nhỏ như y phục, món ăn, bài hát vv... Trên nguyên tắc, nước VN Cộng Ḥa không c̣n tồn tại nhưng tinh thần Tự do, Dân chủ mà lá cờ ấy tượng trưng không mất. Ví dụ cụ thể là những người Mỹ gốc Việt ở đây vẫn coi lá cờ đó là biểu hiện thiêng liêng nhất của ḿnh, vẫn trang trọng trương lá cờ ấy trong những ngày đại hội quốc tế, để lá cờ vàng ba sọc đỏ được tung bay cùng với trên 50 lá cờ của các quốc gia thành viên khác. (Ở Mỹ bây giờ, 2004, đă có bao nhiêu tiểu bang, bao nhiêu thành phố, theo tinh thần đó, công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu hiện chính thức của người Mỹ gốc Việt ở đây).
Gian hàng VN, nơi trưng bày cụ thể lối sống VN, có tranh sơn mài, có đồ thêu, đồ gốm, có họa phẩm, có điêu khắc, có món ăn, có y phục VN qua các thời đại. Có tŕnh diễn văn nghệ cổ truyền như hát Quan Họ, Trống quân, C̣ lả, múa Trấn thủ Lưu đồn, có biểu diễn Việt Vơ Đạo. Cổng tam quan và kiến trúc Nhà VN cũng được thực hiện mỗi năm một vẻ. Năm đầu là cổng và nhà của một gia đ́nh VN trung lưu, năm sau là cổng và nhà của bậc đại thần, rồi thực hiện lại cổng Lăng Ông ở miền Nam, Khuê Văn Các của miền Bắc. Cổng này được chọn làm cổng quốc tế và được tờ báo kỳ cựu Morning News ca ngợi là tiêu biểu cho triết lư Á Đông. Cổng gồm 2 lớp tượng trưng cho lưỡng nghi, ngói âm, dương và hai mái tượng trưng cho tứ tượng.
Những cuộc diễn hành hằng năm trong ngày Đại hội Văn hóa cũng được nghiên cứu và thực hiện công phu. Có năm diễn hành, đoàn thanh niên VN mặc quốc phục, trai áo dài khăn đóng, gái áo tứ thân, khăn vành giây. Có năm tŕnh diễn toàn thiếu nữ mặc áo vàng chen 3 sọc đỏ, có rước kiệu bát cống, có đoàn lính thú đời xưa "ngang lưng th́ thắt bao vàng, đầu đội nón dấu vai mang súng dài". Có năm tŕnh diễn đám cưới nhà quê, có năm tŕnh diễn cảnh ông nghè vinh qui bái tổ. Năm nào cũng có cảnh các trung lăo mặc áo thụng xanh, các đại lăo mặc áo thụng đỏ đi rước quốc kỳ. Có năm mời được được đại lăo Đỗ Đ́nh Cao Nghị 87 tuổi, nghĩa binh c̣n lại của anh hùng Nguyễn Thái Học, từ Oklahoma về cầm bảng VN đi đầu; có năm mời được cụ bà Đức Thụ 80 tuổi, cán bộ tiền phong của Duy Dân, rước cờ lên lễ đài.
Ông NTH c̣n cho hay ông và bạn hữu dù thế cô, lực bạc nhưng bao nhiêu năm nay vẫn cố công nắm níu lá cờ tiêu biểu cho Tự do, Dân chủ và trong khả năng hạn hẹp của ḿnh, đă gắng công tŕnh bày cho các đoàn thể bạn một vài nét căn bản của nền văn hóa cổ truyền VN.
T́m hiểu về tổ chức văn hóa này, luật sư Phạm Kim Vinh (khi c̣n tại thế) đă viết: "Tôi đă mất nhiều ngày, giờ mới biết được người âm thầm đứng sau nỗ lực chiến đấu văn hóa quyết liệt này và cũng là linh hồn cho mỗi kỳ tham dự đại hội văn hóa quốc tế. Đó là ông Nguyễn Thanh Hùng (NTH), một người Việt hiếm hoi đạt được tŕnh độ hiểu biết uyên thâm về văn hóa dân tộc. Ông cũng là người không thua ai về ḷng yêu quê hương, đất nước VN".
Bản thân kẻ viết bài này, không dám nói đến những vấn đề rộng lớn như văn hóa dân tộc nhưng biết chắc một điều: NTH trước hết là một nghệ sĩ. Nói Nguyễn Thanh Hùng có thể ít người biết đến, nhưng nói Nguyễn Thanh (không thôi) th́ đó là một cái tên rất nổi tiếng trong giới thi ca và kịch nghệ miền Nam.
Cuối những năm 50, NTH là sinh viên đầu tiên từ miền Bắc vượt tuyến vào Nam. Đến Saigon anh đi học lại, đậu kỹ sư xây dựng tại trường Bách khoa Phú Thọ hồi giữa thập niên 60; nhưng anh không hành nghề kỹ sư của ḿnh mà đi ngâm thơ, đóng kịch. Thời buổi này, NTH nổi lên như một giọng ngâm bi hùng, đẹp đẽ. Giọng thổ pha kim của anh hợp với ' Hồ trường ' của Nguyễn Bá Trác, với 'Bài ca sông Dịch' của Vũ Hoàng Chương, rất thích nghi với vai Lê Liêm trong " Bến nước " Ngũ Bố. Có thể nói, cuối thập niên 60 và đầu 70, trên làn sóng truyền thanh, truyền h́nh cũng như trong các cuộc liên hoan, NTH là một giọng ngâm sáng giá nhất của miền Nam. Ngoài cái giọng "trời cho", ngoài tiềm năng sẵn có của một trí thức, NTH c̣n hơn người ở chỗ anh thuần thục các làn điệu dân ca cổ truyền như Chèo, Quan họ, Trống quân, Ví, Dặm...
NTH cùng lứa và cùng học với mấy người em tôi nên anh rất thân với gia đ́nh chúng tôi. Dạo ấy ngoài nghề ngâm thơ, diễn kịch anh c̣n có thêm nghề tử vi, phong thủy nữa. NTH đi tầm sư học đạo, nghe nói là học tṛ cụ Ban, cu Diễn (những bậc thầy về phong thủy ở miền Nam). Mỗi khi NTH đến nhà chơi th́ rất vui nhưng cũng thật là "sốt ruột"- "Cái bếp của chị để chỗ này là không được rồi"- 'Bàn viết của anh kê chỗ đó là không đúng hướng" - "Cái cửa này cũng lớn quá, phải thâu hẹp lại". Đúng là 'gần chùa gọi bụt bằng anh"; chúng tôi không coi trọng lắm những lời khuyến cáo của NTH nhưng nghe nói thời đó nhiều ông to, bà lớn đem xe, đem tiền đến mời NTH mà anh ít khi nào chịu đến.
Có một dạo, gặp NTH, nghe NTH nói, thấy ngôn ngữ của anh có vẻ 'kho. Anh nói đến tư tưởng Lư Đông A, anh dùng những cụm từ lạ lẫm "kinh qua quá tŕnh đảo thoái"... Sau NTH xuống làm việc tại Trung tâm B́nh định Nông thôn Vũng Tàu. Anh vừa làm giảng viên, vừa làm đầu tṛ trong những công tác phát triển cộng đồng. Cán bô. B́nh định Nông thôn phải nói ít, làm nhiều, phải biết ca cổ nhạc và biết nhậu "sương sương". Những cái ǵ thuộc về dân tộc là bạn ta làm "chết bỏ".
Có thể gọi NTH là một con người passéist (có thiên hướng về quá khứ). Anh đắm đuối với dĩ văng, mê man với những vẻ đẹp đă qua. Anh sống rất ít cho thực tại mà hướng về quá khứ. V́ thế anh bỏ nghề kỹ sư để đi đóng kịch, ngâm thơ. V́ thế anh mới đủ sức gồng ḿnh "cơm nhà vác ngà voi" bảo vệ và tôn vinh lá cờ Tự do, Dân chủ suốt trong bao nhiêu năm qua ở đất tạm dung Dallas. Trong con người NTH, con người nghệ sĩ lấn át con người trí thức.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, xin lỗi ông nhé. Năm trước không đến được với ông, năm nay ông lại gửi cho bao nhiêu h́nh ảnh, bao nhiêu tài liệu. Như vậy, xét ra ông không thay đổi bao nhiêu. Vẫn cứ điên mê như cũ. Đúng là cái nghiệp của ông. Đối với "vợ con chuyện nhà" th́ cái nghiệp ấy thật là dễ giận, nhưng đối với quê hương, bè bạn th́ lại hết sức dễ thương. Đă mấy chục năm chưa gặp lại ông, nhớ lắm. Một ngày nào nhé, ta gặp nhau để nghe ông ngâm lại thơ Quang Dũng:
Không biết ngày mai trời có xanh,
Đường xa xa nắng có mông mênh
Đêm đêm mơ thấy làm khăn gói
Để sớm mai rồi vẫn quẩn quanh...

Nhưng bây giờ có một tin vui, ông không c̣n "quẩn quanh" được nữa. Đă có nhiều anh em trẻ đang lên đường, theo bước chân ông.

   
 

Kư-giả Lô-Răng