Những Thiên-kỷ hình thành và phát triển đã qua Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt. Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụt hàng năm. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa - đã tạo nên nền v& #259;n minh lúa nước và văn hoá làng xã. Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn minh thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng 1000 năm trước Công nguyên [Image] trên Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Âu Lạc đã bị xâm chiếm và sát nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc.
Thiên-kỷ tới, Đệ Tam, Đệ Ngũ hay Đệ Lục Thiên-kỷ Theo cách tính Tây-Lịch, năm nay là năm 2,000 sau Công-nguyên và nhân-loại đang bước vào Thiên-niên-kỷ thứ ba. Đối với người Việt-Nam quen với câu nói 4,000 năm văn-hiến, thì ngưỡng cửa thời-gian này thuộc Đệ Ngũ Thiên-kỷ Còn nếu căn cứ vào niên đại 2879 trước Công nguyên, vào lúc Lộc Tục xưng hiệu Kinh Dương Vương, "Lịch sử Việt Nam đã có gần 5000 năm lập-quốc", và bậc thềm rõ ràng đã tới Đệ Lục Thiên-kỷ vậy . Nhưng hiểu cho rộng rãi hơn, qua nhiều thành tựu nghiên cứu của các ngành khảo cổ học (Archaeology) và dân tộc học (Ethnology) đã cho thấy: Lịch sử nền văn-minh Lạc Việt đã có cách đây hàng vạn năm, tức cần một con số còn lớn hơn nữa ! > Sự thống trị của Trung Hoa kéo dài một thiên-kỷ Dân ta bị ách thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài mười thế kỷ. Nhưng người Tàu đã thất-bại trong chính-sách, họ không bẻ gẫy được sức kháng cự của dân tộc ta và không đồng hoá được nền văn hoá Việt Nam. Nhiều nhà nghiên-cứu đã cố công tìm hiểu sức kháng-cự mạnh mẽ ấy. Họ phân-tích tinh-thần dân Việt và hồn nước Việt-Nam, đặc-biệt là tiến-sĩ Keith Weller Taylor. Như một nhà hùng-biện bạo miệng nhất, Ông tuyên-bố là hồn Việt-Nam đi từ hồn của nước (aquatic spirit). Ông khẳng định rằng quan-niệm về một cái hồn "nước" là năng-lực chính-trị và là động-cơ đưa đến sự tự-chủ (lập nên ngành chính-thống). Quan-niệm (hồn Nước) này đã dự vào việc tạo-dựng thành tập-thể dân-tộc Việt-Nam ngay từ tro ng thời tiền-sử ... (The birth of Vietnam, University of California Press, 1983, p. 6). Vào thế kỷ thứ mười sau Công nguyên đất nước đã giành được độc lập vững chắc và xây dựng một nhà nước độc lập mang tên Đại Việt. Dù chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đã phát triển qua nhiều thế kỷ trong khuôn khổ một nhà nước độc lập. Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo thâm nhập vào Đại Việt mang theo nhiều yếu tố văn hoá quần chúng và nhiều hình thức đặc biệt. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có ngôn ngữ riêng và một nền văn minh nông nghiệp phát triển khá cao. > Thiên-niên-kỷ tự-trị Đất nước đã trải qua nhiều triều đại vua chúa phong kiến mà quan trọng nhất là triều Lý (thế kỷ11 và 12), triều Trần (thế kỷ 13 và 14), triều Lê (thế kỷ 15, 16 và 17) với một nền hành chính tập quyền, một lực lượng quân đội mạnh, một nền kinh tế và văn hoá phát triển cao. Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam phải liên tục đấu tranh chống lại các âm mưu xâm lược của các đế chế phong kiến Trung Hoa và Mông Cổ. Các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ chống quân xâm lược Tống (thế kỷ 11), Nguyên (thế kỷ 13), Minh (thế kỷ 15) đã giành được những thắng lợi vang dội. Tuy vậy sau mỗi cuộc kháng chiến, tinh-thần dân-tộc Việt Nam càng trở nên mạnh hơn, các dân tộc đoàn kết hơn và đất nước bước vào một thời kỳ cường thịnh mới.
Môi-Trường, Niềm hy-vọng trong Thiên-kỷ mới Như trình-bày ở trên, những thế kỷ vừa qua mang đến cho loài người nhiều tiến-bộ khoa-học. Tuy vậy, một số thức-giả rất quan ngại cho vấn-đề môi-sinh bị suy-thoái quá trầm-trọng. May mắn thay đứng trước nguy-cơ tự-diệt, trong vòng vài thập-niên gần đây, nhân-loại tự biết bảo nhau cùng bảo-vệ sinh-cảnh và không còn phá-hoại môi-trường thiên-nhiên một cách vô ý-thức như trước kia nưã. Nhiều cơ-quan môi-sinh bắt đầu ghi nhận những bằng cớ chứng tỏ chiều-hướng môi sinh của thế giới đang chuyển đổi về một hướng tốt đẹp hơn. Tại các quốc gia Tây phương, không khí, nước và đất đai đang trở nên trong sạch hơn, và ngay cả đến Trung Quốc cũng đang cho thấy có sự chú tâm m 899;i đến việc bảo vệ môi sinh. Nạn nhân mãn đang chậm lại, tác dụng nhà kiếng cũng giảm. Nhiều tự-chế của con nguời sẽ tránh cho địa-cầu bị hâm nóng và lỗ hổng trong lớp khí ozone cũng không tiếp-tục lớn thêm. Trong chiều-hướng lạc-quan, chúng tôi tin rằng dân-tộc ta cũng ý-thức được đại-hoạ. Trước hết là Việt-Nam sẽ thoát ách cộng-sản như nhiều nước khác ở Đông-Âu, rồi ta sẽ nâng cao dân-trí, kiểm-soát được dân-số, cải-thiện được mức sinh-hoạt. Giang-Sơn gấm vóc gồm có đất liền và biển cả cũng sẽ sạch sẽ hơn. Chỉ trừ khi chúng ta lầm ý-thức, lạc đường lối - và điều này có xác-xuất quá nhỏ - liên-hệ Biển Đông với quê-hương ta trong những thiên-kỷ tới là những liên-hệ thuận-lợ ;i, tốt nhiều hơn xấu. Dựa trên các quan-điểm nhiều hy-vọng như vậy, chúng tôi sẽ lần lượt duyệt qua tác dụng Biển Đông trên quê-hương và dân-tộc qua các khu-vực: - Vùng biên-giới Hoa-Việt và Hải-giới. - Sông Hồng - Đồng bằng sông Hồng - Đất trườn ra Biển - Vịnh Bắc-phần - Duyên-hải Miền Trung - Đồng bằng sông Mã - Hoàng-Sa - Biển sâu Miền Trung - Đồng bằng sông Cửu-Long - Biển Nam-phần - Biển Tây (Phú-Quốc) > Duyên-hải và vùng Biên-giới Hoa-Việt Khi ngày tháng cuối cùng của thiên-kỷ vừa qua sắp hết, trong một lúc vội vã chỉ muốn bám chặt vào tư-lợi đảng-phái, Cộng-Sản Việt-Nam đã để lại cho dân-tộc một mối hận lớn lao. Có lẽ trong thiên-kỷ tới, mối hận này sẽ khó lòng rửa sạch. Đó là chuyện Hà-Nội ngoan ngoãn ký vào bản thoả-hiệp về đường biên giới với Trung-Hoa ngày 30 tháng 12 năm 1999. Vốn sợ oai đảng Cộng-Sản đàn anh trong bàn hội-nghị, Cộng-sản Việt-Nam đã hoàn toàn im lặng không đòi hỏi, cũng như không giám nói gì đến những vùng đất lịch-sử Việt-Nam lâu đời, bao gồm các quặng mỏ quí như mỏ vàng Bình Di, mỏ bạc Đường Gấm, Hoa Lâm, mỏ chì ở Tùng Bách, mỏ đồng ở Tụ Long. Ngoài mặt, Cộng-Sản Việt-Nam tuyên-bố bảo-vệ Tổ-Quốc chống xâm-lăng, nhưng trên thực-tế đảng này đã có manh-tâm "đi đêm" với cả hai kẻ thù truyền-kiếp, cả Tây lẫn Tàu. Đọc lại lịch-sử đau buồn thời bị trị cuối thế-kỷ 19, chúng ta biết rằng vì muốn được yên thân khai-thác thuộc-địa Đông-Dương, đám thực-dân mới là Pháp không muốn đám thực-dân cũ là Tàu gửi quân quấy phá, nên Pháp đã cố ý nhượng-bộ bằng cách "hối-lộ". Họ cắt cho nhà Thanh Trung Hoa một số vùng đất của Việt Nam một cách thản-nhiên. Khu-vực như kể trên, không những khá rộng mà đặc-biệt, còn chứa đựng những tài nguyên vô-giá. Việc Pháp thản-nhiên cắt đất Việt-Nam vì họ xét rằng việc ấy có lợi cho kế-sách thực-dân của họ. Thế nhưng Cộng-Sản Việt-Nam sẽ trả lời ra sao với lịch-sử khi Đảng của họ dám tự-quyền xác-nhận việc hai đế-quốc xâu xé lãnh-thổ Việt-Nam lúc xưa (Hiệp-ước Pháp-Hoa 1887 và 1895) là hợp-pháp. Họ lại còn trải thảm đỏ đón tiếp Thủ-Tướng Trung-Cộng qua thăm viếng để cám ơn Cộng-đảng Tàu nưã! Một khi đất bị cắt thì vùng duyên-hải và hải-phận cũng theo đó mà bị mất luôn. Dian H. Murray cả-quyết rằng khu duyên-hải quận-lỵ Trường Bình thuộc về lãnh-thổ Việt-Nam từ lâu đời. Sử-gia này viết trong cuốn sách "Pirates of the China Coast, 1798-1810"; California, 1987, trang 18: "Chiang-p'ing was technically a part of Vietnam until 1885". Đi xa hơn nưã vào quá-khứ lịch-sử, nhà địa-lý-học Harold J. Wiens còn vẽ ra biên-giới thời Lý-Tống của nước ta ăn sâu vào Quảng Tây nhiều trăm dặm Anh. (China's March Towards the Tropics, Conn, 1954.) Sau nữa, nếu người Việt-nam cho dù không đọc sách ngoại-ngữ, cũng biết rằng biết rằng từ thời Tiền Lê, Đại-Hành Hoàng-Đế đã xác-định hải-phận quốc-gia đến tận vịnh Liêm-Châu. Trong "Hành Lục Tập", sứ-giả Tống-Cảo nhà Tống đã thành-thực viết rằng: "Cuối Thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi đi đến hải-giới Giao-Chỉ, Nha Nội đô chỉ-huy-sứ của Hoàn là Đinh-Thừa-Chính đem chín chiến-thuyền và 300 quân đến Thái-Bình-Trường để đón..." Thái-Bình-Trường thuộc phủ Liêm-Châu, rất xa Mống Cái hay đảo Trà-Cổ; và nằm về phiá Đông của Kinh Tuyến 108 độ 03 phút Đông vài chục hải-lý. |
|