Khi người Nhật đă trả lại đất bắc bộ, chính phủ cử
ông Phan Kế Toại, đă làm chức tổng đốc và có tiếng
là người thanh liêm hơn cả, ra xung chức bắc bộ khâm
sai. Nhật trả đất bắc bộ, nhưng vẫn giữ những thành
thị Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và xứ nam bộ. Nhật
lại giữ hết những cơ quan trọng yếu như sở công an,
sở tuyên truyền và các công sở thuộc phủ toàn quyền
cũ của Pháp, như nha học chính, nha tư pháp, sở bưu
điện, sở công chánh, sở tài chính v...v...
Trong khi chúng tôi phải lo làm mọi việc và c̣n phải điều
đ́nh với người Nhật để thu lại những lănh thổ
nước nhà, th́ ở Huế có người phát truyền đơn nói
thế nọ thế kia, nhất là nói ông Ngô Đ́nh Diệm không
về là v́ chưa lấy lại đất nam bộ. Lại có một người
Nhật nói ra nói vào rằng: trong nội các chỉ có những
người chuyên môn chứ không có người chính trị. Cái ư
của bọn ấy là muốn đưa những người thân với họ vào
nội các. Song chúng tôi nghĩ: người làm việc nước lúc
ấy cần phải là những người ngay chính và có học thức,
chứ không cần những người xảo trá, xưng danh trục lợi,
gió chiều nào theo chiều nấy. V́ vậy thành ra có nhiều
chuyện mè nheo rất khó chịu.
Tôi phần bị nhọc mệt, phần thấy nhiều sự trắc trở
đă mấy lần muốn từ chức về nghỉ. Song nghĩ nước
ḿnh mới lần đầu lập một chính phủ có quyền tự
trị, công việc chưa xong ǵ cả mà bỏ về, th́ đối với
nghĩa vụ không trọn vẹn. Vả trước khi lui bước, tôi cần
biết rơ sự thực. Thà ra Hà Nội trực tiếp với viên
tổng tư lệnh Nhật, kiêm chức toàn quyền cũ nước
Pháp, xem t́nh ư thế nào rồi sẽ liệu. Trước tôi đă
nhờ ông Trần Văn Chương, bô trưởng bộ ngoại giao, ra
Hà Nội điều đ́nh mọi việc, nhưng không xong. Tôi định
phen này ra, nếu công việc thực hiện được th́ lấy
ngay ba thành thị: Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng và đất
nam bộ, thế là làm tṛn nhiệm vụ thu được toàn lănh
thổ nước VN. Nhược bằng không xong th́ tôi về xin từ
chức cũng không sao. Tôi nghĩ thế nên trước khi đi đă
nhờ người thuê cho cái nhà ở làng Lại Thế gần Huế,
để có thôi việc tôi ra nghỉ đây ít lâu trước khi về
Hà Nội.
Trong khi tôi dự định ra Hà Nội th́ ở ngoài Hà Nội xảy
ra việc người Nhật bắt bọn thanh niên VN theo đảng Việt
Minh chống Nhật.
Tôi cần phải ra ngay để hiểu rơ t́nh thế.
Đảng Việt Minh là ǵ và do đâu mà ra? Trước th́ ít
người biết rơ căn nguyên, sau đi đây đó xét hỏi kỹ
càng mới biết rơ nguồn gốc. Thoạt đầu vào khoảng năm
1938 ở bắc việt đă nghe nói có đảng Việt Minh hành
động ở mạn thượng du, nhưng lúc ấy ai cũng tưởng là
một đảng cách mệnh mới nào đó nên không để ư đến
mấy.
Nguyên từ khoảng 1925-1926 trở đi, ở VN đă có người
nói đến chủ nghĩa cộng sản. Lúc ấy có một thiếu niên
tên Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1894, con nhà thi lễ, quê
làng Kim Liên huyện Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An. Trước
học trường trung học ở Huế rồi bỏ sang Pháp theo Xă
Hội Đảng, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau lại sang Nga
vào đảng Cộng Sản, đến khoảng 1929-1930 ông trở về gây
phong trào cộng sản cách mệnh ở vùng Nghệ Tĩnh. Lúc ấy
chính phủ bảo hô. Pháp dùng vơ lực đàn áp một cách tàn
nhẫn. Việc ấy thất bại, đảng cộng sản tuy phải im hơi
lặng tiếng, nhưng vẫn ngấm ngầm tuyên truyền trong đám
dân gian và thợ thuyền, theo đúng phương pháp đă định
ở Mạc Tư Khoa bên Nga.
Trong khoảng thời gian ấy, Nguyễn Ái Quốc lánh sang Hương
Cảng, bị người Anh bắt. Người Pháp muốn đ̣i người
Anh giao trả cho chính phu? Đông Dương, song theo tục lê. Anh,
người Anh không giao trả những người can phạm vào việc
chính trị, v́ vậy ông phải giam ít lâu rồi được tha và
bị đuổi ra khỏi Hương Cảng.
Ông Nguyễn Ái Quốc sang Quảng Châu và phao tin rằng ông
đă chết trong ngục khi bị bắt ở Hương Cảng, và lại
đổi tên là Lư Thụy rồi chen lẫn với những người
cách mệnh VN ở bên Tàu. Vào khoảng 1936-1937 ông lập ra
đảng cộng sản gọi là VN Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt
là Việt Minh, và cho người về hoạt động ở miền
thượng du bắc việt. V́ vậy thuở ấy người ta mới
biết là có đảng Việt Minh.
Đến cuối năm 1940 nhân khi quân Nhật Bản ở Quảng Tây
đánh vào Lạng Sơn, những người như bọn ông Trần Trung
Lập trong đảng VN Quang Phục Hội của ông Phan Bội Châu
lập ra khi trước, theo quân Nhật về đánh quân Pháp hồi
tháng chín năm 1940. Sau v́ người Nhật kư hiệp ước
với người Pháp rồi trả lại thành Lạng Sơn cho người
Pháp, ông Trần Trung Lập bị quân Pháp bắt được đem
xử tử. Toán quân phục quốc vỡ tan, có một số độ 700
người, trong số ấy có độ 40 nữ đảng viên theo ông
Hoàng Lương chạy sang Tàu.
Vậy các đảng của người VN ở bên Tàu vào khoảng năm
1942 trở đi, có VN Phục Quốc Đồng Minh Hội, VN Quốc Dân
Đảng và những người cách mệnh không có đảng phái
v...v...
Thuở ấy, chính phu? Trung Hoa thấy những đảng viên VN
Độc Lập Đồng Minh Hội hành động theo chủ nghĩa cộng
sản, bèn xuống lệnh giải tán đảng ấy và bắt Lư Thụy
giam trong hang đá ở Liễu Châu, ủy cho tướng Trương Phát
Khuê chủ trương việc tập hợp các đảng phái cách mệnh
VN lập thành một đảng để hành động cho có hệ thống.
Trương Phát Khuê giao cho ông Hoàng Lương trù liệu việc
ấy.
Ngày mùng 1 tháng mười năm 1942, ông Hoàng Lương chiêu
tập ở Liễu Châu những người trong các đảng phái hay
không có đảng phái để lập ra một đảng duy nhất gọi
là VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, gồm đại biểu các đảng
sau đây:
1) VN Phục Quốc Đồng Minh Hội, có Hoàng Lương và Hồ
Học Lăm làm đại biểu.
2) VN Quốc Dân Đảng, có Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ
làm đại biểu.
3) Vô đảng phái, có Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần,
Trần Báo, Trương Trung Phụng làm đại biểu.
Các đại biểu trước hết lập thành một ủy ban trừ bị
do Nguyễn Hải Thần chủ tọa để xếp đặt mọi việc.
Lúc ấy Lư Thụy c̣n phải giam, ủy ban trừ bị đứng ra bảo
đảm với chính phu? Trung Hoa, xin lĩnh ra để cùng làm
việc. Theo lời một người VN có mặt trong hội nghị ấy
đă nói: Lư Thụy có kết nghĩa với một người cộng sản
Tàu tên là Hầu Chí Minh, làm chức thiếu tướng trong
quân đội thuộc quyền chỉ huy của Trương Phát Khuê. Khi
ở nhà ngục ra, ông muốn tỏ t́nh thân ái với bạn mới
lấy tên là Hồ Chí Minh. Khi ông được tha ra, liền tuyên
thệ xin hết ḷng trung thành với VN Cách Mệnh Đồng Minh
Hội mà làm việc.
VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội đă thành lập, đổi ủy ban
trừ bị ra làm ủy ban chấp hành. Khi ấy ông Hoàng Lương
v́ có sự ǵ xích mích với chính phu? Trung Hoa nên bị
bắt đem về Trùng Khánh. Bởi vậy ủy ban chấp hành chỉ
có những người này:
Trương Bội Công, chủ tọa.
Trần Đ́nh Xuyên.
Nguyễn Hải Thần.
Vũ Hồng Khanh, ủy viên.
Bồ Xuân Luật.
Trương Trung Phụng.
Nông Kính Dụ
Hồ Chí Minh được cử làm hậu bổ ủy viên và Trần Báo
làm tổng cán sự.
VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội vừa thành lập chưa được
bao lâu th́ đă có sự bất ḥa trong nhóm ủy viên, nên
chủ tọa là Trương Bội Công từ chức và bỏ về Vân Nam
rồi mất ở đấy. Hội cử ông Nguyễn Hải Thần lên làm
chủ tọa.
Trong những người cách mệnh VN hoạt động bên Tàu thuở
ấy, ta có thể biết những người này:
Trương Bội Công, người Thanh Hóa, có nghị lực và cương
quyết, trước học trường vơ bị và làm đến chức
thiếu tướng trong quân đội Tàu.
Nguyễn Hải Thần, chính tên là Vũ Hải Thu, người tỉnh Hà
Đông. Ông là người lăo thực, trước đă thi đỗ tú
tài, thường gọi ông Tú Đại Từ. Khi ông Phan Bội Châu
xướng lên việc xuất dương vào quăng năm 1905-1906, ông
ra ngoài vào học trường vơ bi. Hoàng Phố gần Quảng Châu.
Ông quen biết Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Ngô
Thiết Thành, Trần Lập Phu v...v... V́ có sự quen biết
ấy, nên khi ông Tưởng Giới Thạch làm giám đốc trường
Hoàng Phố, có đưa ông vào làm một chức giáo sư ở
trường, dạy về chính trị, mỗi tháng được sáu bảy
chục tiền Tàu, lúc ấy cũng đủ ăn tiêu. Một năm ở Nam
Định có cuộc xướng danh khoa thi hương, toàn quyền
Sarraut về chứng cuộc ấy, ông về ném quả tạc đạn
định giết viên toàn quyền. Nhưng tạc đạn không nổ, ông
chạy thoát, đổi tên là Nguyễn Cẩm Giang. Một lần nữa
sau cuộc chiến tranh 1914-1918 ông đem một toán quân thổ
phỉ về đánh châu Đà Long, ta thường gọi là châu Đà
Lùng thuộc Cao Bằng. Việc thất bại ông sang ở luôn bên
vùng nam nước Tàu và đổi tên là Nguyễn Hải Thần. Sự
nghiệp cách mệnh của ông chứng rơ trong bài thơ sau này,
ông gửi cho tôi khi tôi ở Quảng Châu vào khoảng cuối năm
1946:
Bốn chục năm nay vị nước ṇi Nước ṇi chưa mạnh,
quyết chưa thôi Đà Long phất trận gươm ba tấc Nam Định
tương bom lửa một mồi Cha đứa cắn gà toan cơng rắn
Mẹ thằng giày mă dám đem voi Nào ai mănh sĩ mưu thần đó
Góp sức đun tay để cứu đời
Vũ Hồng Khanh, tức là Giáo Giản, trước làm giáo học ở
một trường tiểu học bắc việt, sau theo Nguyễn Thái Học
vào Quốc Dân Đảng khởi nghĩa ở Yên Bái, rồi chạy sang
Tàu ở bên Vân Nam.
Nguyễn Tường Tam, có bằng khoa học cử nhân, trước
đứng chủ trương báo Phong Hóa rồi Ngày Nay ở Hà Nội
và lập ra đảng Đại Việt Dân Chính. Đến khi quân Nhật
vào đóng ở Đông Dương, v́ sự hành động của bọn ông,
người Pháp toan bắt, ông nhờ quân đội Nhật đưa sang
ở Quảng Châu rồi sang Quảng Tây, nhập vào VN Cách Mệnh
Đồng Minh Hội.
Những người ấy tuy nói là đảng nọ phái kia, nhưng kỳ
thực không có sự tổ chức ǵ ra tṛ. Bọn ông Hồ Chí
Minh biết như thế nên mới lợi dụng danh hiệu VN Cách
Mệnh Đồng Minh Hội để che đậy công việc làm.
Đảng Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và
theo đúng phương pháp khoa học. Trong khi ông Hồ Chí Minh
ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu
đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên
truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng ḷng ái quốc của dân
chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng
sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái
lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ bắc chí
nam đâu cũng có người theo.
Cách hành động của họ th́ bất cứ công sở hay tư sở,
hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ
chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt
động theo chủ nghĩa họ. Đảng viên cộng sản lại biết
giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem
như Hội Truyền Bá Quốc Ngữ khi mới thành lập ở Hà
Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và
những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản
công lao ǵ cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó
làm việc như thế, làm ǵ mà không mạnh.
Sự tổ chức của đảng cộng sản đă mạnh và nhất là
từ khi quân Nhật Bản vào đóng ở Đông Dương, rồi xem
h́nh như người Pháp lại ngấm ngầm dung túng họ, có ư
để họ quấy nhiễu quân Nhật may ra có xảy biến đổi
ǵ chăng. Cho nên người ta thấy lúc ấy chính phủ bảo
hộ vẫn bắt bớ những người làm thuyền thợ theo cộng
sản, song người cộng sản nào có chút thế lực th́ bắt
rồi lại thả ra, hoặc dùng để làm việc với ḿnh. Cái
t́nh thế đảng cộng sản ở trong nước trước khi có
cuộc đảo chính của quân Nhật là thế.
Trong khi ấy ông Hồ Chí Minh ở bên Tàu vẫn cộng tác
với VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, không có tranh dành địa
vị như những người khác, cứ làm việc của một đảng
viên có kỷ luật. Cái khôn khéo của ông lúc ấy không
để lộ cho ai biết ông là lănh tụ đảng cộng sản Đông
Dương.
VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội ở Liễu Châu được ít lâu
rồi v́ sự tấn công của quân Nhật, hội phải dời về
Bách Sắc và đặt thêm hai chi bộ; một chi bộ ở Côn
Minh do Vũ Hồng Khanh quản lư, và một chi bộ ở tỉnh
Quảng Tây do Trương Trung Phụng quản lư.
Về khoảng cuối năm 1944, VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội lại
dời về tỉnh Quảng Tây và cho ông Hồ Chí Minh về Bách
Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt. Sau đó hội cho
ông Hồ Chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người
trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành
động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên
là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ
Chí Minh. Về sau thấy người ta nói khi về đến địa hạt
Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết v́
không chịu theo cộng sản.
Lúc đầu bọn ông Hồ Chí Minh chia ra làm hai đoàn. Một
đoàn có ông Đặng Văn Ư, cựu trung úy trong quân đội
Pháp trước về Lạng Sơn đánh lấy đồn Bảo Lạc, thuộc
Hà Giang. Một đoàn đi với Hồ Chí Minh có Vũ Nam Long, sau
thường gọi là tướng Nam Long, đánh lấy đồn Đồng Mu
ở Sóc Giang thuộc Cao Bằng. Việc ấy xảy ra vào khoảng
tháng hai năm 1945.
Từ đó bọn ông Hồ Chí Minh bỏ danh hiệu VN Cách Mệnh
Đồng Minh Hội mà dùng danh hiệu cũ là VN Độc Lập
Đồng Minh, tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của
cộng sản. Rồi đến quảng đầu tháng ba năm 1945 th́ về
đến vùng Văn Lăng, thuộc Thái Nguyên giáp Tuyên Quang và
lập trụ sở bí mật ở đó. Từ bấy giờ trở đi, đảng
Việt Minh hành động rất mạnh, nhưng cái tên Hồ Chí Minh
vẫn giữ rất kín cho đến gần cuối tháng tám, sau khi
cướp được chính quyền ở bắc bộ, người ta mới nghe
nói.
Các chi bộ cộng sản ở trung và Nam Bộđă sẵn sàng đâu
đấy cả rồi, song cứ phải giữ bí mật, đợi khi có
mệnh lệnh mới được ra mặt hành động. bắc bộ, một
mặt họ sai những người táo tợn đi đánh phá các nơi,
hễ đâu có ai ra mặt chống họ, họ bắt đi hay giết
chết, làm cho dân chúng khiếp sợ. Một mặt họ cho
người đi diễn thuyết và tuyên truyền rằng đảng Việt
Minh đă có các nước Đồng Minh là Tàu, Nga, Mỹ ủng hộ
và giúp cho binh khí để đánh bọn độc tài Pháp và
Nhật. Họ lại nói rằng quân Việt Minh đă đánh lấy
được mấy tỉnh ở mạn thượng du bắc bộ rồi.
Vào khoảng tháng 5 năm 1945, người Nhật thấy Việt Minh
có thế mạnh, tưởng là một đảng theo chủ nghĩa quốc
gia, bèn cho người đi t́m cách điều đ́nh. Đến ngày
mùng 9 tháng năm, hai người Nhật và một người VN làm
thông ngôn lên đến Kư Phú gần huyện Đại Từ thuộc
Thái Nguyên, đều bị quân Việt Minh giết cả. Việt Minh
lại sai người về ám sát mấy người sĩ quan Nhật ở
giữa Hà Nội và cho người đi đánh phủ nọ huyện kia.
Các quan phủ huyện, người th́ bị bắt, người th́ chạy
trốn, dân t́nh nôn nao cả lên. Những thanh niên VN lúc ấy
phần nhiều cũng theo Việt Minh và đi tuyên truyền rầm
rĩ. Người Nhật thấy vậy bèn ra lệnh bắt các thanh
niên và những người họ ngờ theo Việt Minh đem giam và
tra tấn rất cực khổ.
Khi tôi được tin người Nhật bắt các thanh niên ở Hà
Nội, lập tức tôi thu xếp ra bắc. Hôm sau tôi nói
chuyện với ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, rằng hai
ngày nữa tôi ra Hà Nội. Ông ấy bảo tôi: "Cụ đang nhọc
mệt ra Hà Nội làm ǵ, mọi việc dần dần rồi đâu ra
đấy cả". Tôi nói thật ư định của tôi, ông Yokohama
không nói ǵ. Đến sáng hôm sau ông nói rằng: "Nếu cụ
đi Hà Nội, th́ tôi cùng đi với cụ". Tôi bảo được
thế càng hay.
Tôi ra Hà Nội, cùng đi có các ông Hoàng Xuân Hăn bộ
trưởng bộ giáo dục, ông Vũ Văn Hiền bộ trưởng bộ
tài chính, ông Phan Anh bộ trưởng bô. Y Tế, đề pḥng
khi điều đ́nh ổn thỏa, sẽ lấy lại các công sở.
Đi lúc bấy giờ rất khó khăn, ngày đêm tàu bay Mỹ sang
đánh phá, phải đêm đi ngày nghỉ. Ra đến Hà Nội được
mấy ngày ông Vũ Ngọc Anh đi về Thái B́nh thăm nhà và xem
những bệnh viện vùng ấy, rồi đến khi trở về gần
Bần Yên Nhân, bị tàu bay Mỹ bắn chết.
Thế là trong nội các mất một ông bộ trưởng rất tận
tâm về việc nước, và chúng tôi mất một người bạn
ḥa nhă và trung thành.
Tôi đến Hà Nội hôm trước, hôm sau đến gặp ông
Tsuchi-Hashi Yuitsu, tổng tư lệnh nhật, quyền chức toàn
quyền của Pháp ở Đông Dương, rồi bắt đầu nói
chuyện. Trong cuộc nói chuyện chỉ có viên tổng tư lệnh,
viên cố vấn và tôi. Viên tối cao cố vấn phiên dịch
tiếng Việt ra tiếng Pháp. Nói câu nào, trước khi phiên
dịch ra tiếng Pháp hay tiếng Nhật, viên ấy biên lấy
những câu hỏi và những câu đáp lại.
Trước hết tôi nói: "Quân đội Nhật đă đánh quân
đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho
nước VN. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó
khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm
việc một ḷng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc
giúp nước Nhật, thế mà thấy nhiều người nói nọ nói
kia rất khó chịu. Nếu các ông cho tôi là người làm
việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự
của tôi, tôi sẵn ḷng xin lui".
Tổng tư lệnh Nhật nói:
"Bao giờ người Nhật cũng giữ lời hứa hẹn nên những
việc nội trị trong nước VN là không can thiệp đến. C̣n
những việc chưa giải quyết được là v́ cần phải có
th́ giờ để thu xếp cho ổn thỏa. Cụ đừng nghe người
Nhật hay người VN nói nhảm không có căn cứ ǵ. Vả tôi
phụng mệnh Thiên Hoàng sang đây, việc ǵ cũng trách cứ
ở tôi, cụ đừng ngại."
"Ngài đă nói thế, phận sự của chính phủ chúng tôi là
phải thu lại mấy thành thị Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng
và toàn hạt đất Nam Bộcho nước VN. Nếu việc ấy không
xong, th́ chúng tôi đối với quốc dân không có nghĩa lư
ǵ cả."
|