Đất Việt

Đất Việt kính chào bạn độc .....  Vận động và hổ trợ tinh thần Đa Nguyên

PHÂN TÁCH VÀI PHẢN ỨNG Ở HẢI NGOẠI
ĐỐI VỚI ÔNG NG. CAO KỲ

ĐẶNG VĂN NHÂM

( tiếp theo )

 

CHUYỆN CON MÈO CỦA  SCHRODINGER!
 
    Trong bài trước, tôi đă tŕnh bày sơ lược các tin tức thời sự  cùng với một số phản ứng nóng bỏng trong cộng đồng người Việt Nam  hải ngoại đối với chuyến về thăm quê hương của ông Ng. Cao Kỳ. Bây giờ, nơi đây, tôi thấy cần phải tóm tắt các điểm chính, để bạn đọc nào chưa có dịp ghé mắt vào bài trước vẫn không bị hụt hẫng. Riêng các bạn đă đọc bài trước rồi, nay đọc tiếp vẫn không cảm thấy bị gián đoạn, lạc lơng.
    Trước hết, về phần tin tức báo chí, kể cả Việt ngữ lẫn ngoại văn, cũng như  các phản ứng trên mặt báo, gồm phỏng vấn, thông cáo, hoặc tuyên bố trong các cuộc biểu t́nh, hội thảo... của một số nhân vật có chút máu mặt trong giới tị nạn, ta thấy hầu hết  đều chỉ ước đoán mơ hồ về nguyên nhân thầm kín của chuyến đi này.
    Ngoài những lời tuyên bố công khai trước báo chí và công luận trong nước của ông Kỳ về sự quân b́nh thế lực giữa 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc đối với Việt Nam, người Việt ở hải ngoại đă bị thiệt tḥi một cách đáng tiếc là không có cơ hội được nghe chính  ông Kỳ nghiêm túc trút cạn những  uẩn khúc trong vấn đề nghiêm trọng này của đất nước.
    Giới báo chí và truyền thông hải ngoại, mặc dù đă được luật pháp các nước Âu-Mỹ bảo đảm tuyệt đối quyền tự do phát biểu quan điểm, nhưng không ngờ đă nhất loạt tự động khóa mồm, và tự bịt miệng của ḿnh trước một biến cố quan trọng như thế. Không một tờ báo hay một  cơ quan truyền thông nào khai triển sự thật, nhất là đă không dành cho ông Kỳ, nhân vật chủ chốt, hàng đầu, vài phút phát biểu ư kiến trực tiếp. Những người làm báo, làm truyền thông, vốn tự nhận vai tṛ lănh đạo dư luận, nhưng thực ra vẫn không tránh khỏi căn bệnh khiếp sợ dư luận và thường phải vuốt ve dư luận đến mức đáng chê trách. Thực quả đúng như lời Pascal đă nói: Dư luận là chúa tể của nhân loại. Ngoài ra, một vài tờ báo, hay đài phát thanh c̣n  đăng những  thông cáo kêu gọi biểu t́nh, hay những bài nhận định, phỏng vấn, có  tính cách chửi bới, rủa sả ông Kỳ vô tội vạ của một vài người có mục tiêu cá nhân, chẳng hạn như : để thỏa măn ḷng thù hận, đố kỵ, để tỏ ra rất giỏi về chính trị, để tỏ ra thông thái, có nhân cách hơn ông Kỳ, và nhất là để biểu dương tấm ḷng son sắt trung với nước hiếu với dân, nhắm mắt chống Cộng bằng mồm đến kỳ cùng!
     Theo tôi nhận xét, dường như hầu hết những người có kiến thức và ưu tư thực sự trước viễn ảnh tương lai không mấy sáng sủa và ổn định của đất nước vẫn ao ước muốn được nghe những bộc bạch chính thức và trực tiếp của ông Kỳ, để có thêm dữ kiện hầu lượng giá t́nh h́nh  chính trị, xă hội Việt Nam cho chính xác hơn. Với bản chất ngang tàng và bộc trực, người ta tin, ông Kỳ có đủ bản lĩnh để nói toang những sự thật c̣n nằm im sau bức màn nhung chính trị cho chúng ta nghe. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến chuyện tranh luận của một số khoa học gia về  cuộc thử nghiệm một con mèo của Schrodinger. Chuyện này  như sau:
     Một con mèo bị nhốt trong một cái hộp kín mít, tối om. Bất th́nh ĺnh người ta câu vào  cái hộp ấy một gịng điện lực đủ mạnh, có thể giết chết con mèo trong đó, rồi ngưng ngay.
    Từ sự việc này, câu hỏi đặt ra: Máy phát điện kia có chuyền luồng điện nguy hiểm chết người vào cái hộp đó hay không?
     Và một câu hỏi then chốt nhất được nêu lên:Con mèo trong hộp đó c̣n sống hay chết?
    Trước nghi vấn này, theo các nhà khoa học vật lư cổ điển, th́ chỉ có một cách duy nhất là mở cái hộp ra và kiểm chứng. Nhưng đối với nhà cơ học lượng tử (physicien quantique) th́ sự ước đoán sẽ là: tỷ lệ sống sót của con mèo đó chỉ có 50%. C̣n  con mèo đó đă chết là  50%. Như thế tức thị, khi cái hộp chưa mở ra, người ta có thể coi như con mèo trong hộp chỉ c̣n phân nửa (50 %) cơ  may sống sót mà thôi.
     Xuyên qua cuộc thảo luận vừa kể của giới khoa học cổ điển và cơ học lượng tử, ta rút ra ngay được một chân lư: khi cái hộp c̣n đóng kín mít, chưa mở ra, không một ai có thể biết được chính xác con mèo kia đă chết hay c̣n sống. Như vậy, kết luận, trong lúc các nhà khoa học thông thái đang bàn hiêu tán vượn, suy luận lung tung th́ chỉ có một ḿnh con mèo kia ở trong cái hộp ấy mới biết được nó c̣n sống hay đă chết mà thôi!
 
    Kể giai thoại ngắn ngủi trên đây, tôi muốn ngầm xin các bậc đại nhân chuyên đoán ṃ chuyện thiên hạ sự và hay chơi tṛ đấm bóp thời cuộc bằng lưỡi, cũng như những người đă nông nổi ồn ào nhục mạ ông Kỳ không cần thiết, hăy để cho ông Kỳ có cơ hội tŕnh bày nghiêm túc những kinh quá và nhận xét của ông trong chuyến về thăm quê hương vừa qua. Theo tôi, trong vụ này, chỉ có lời nói của ông Kỳ, dù hay dù dở, dù đúng dù sai (nên nhớ: rất tương đối!), mới đáng để cho mọi người lóng tai nghe, và  cần phải nghe, để suy ngẫm và phán đoán t́nh h́nh.
    C̣n tiếng nói của các ông tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh , cựu tướng Nguyễn Khánh, cựu thủ tướng giờ cuối cùng Nguyễn  Bá Cẩn, cựu tướng Lê Văn Tư và nhà báo Hồ Văn Đồng th́ sao? Có chút giá trị nào không và có đóng góp được chút ích lợi ǵ cho việc chống Cộng lúc sẩm tối, hay cho việc mở mang dân trí trong giai đoạn này không?
 
CẦN PHẢI TỐ ÔNG KỲ CHO ĐÍCH XÁC!
 
      Xuyên qua các văn bản báo chí và các buổi phát thanh, truyền h́nh của các ông ấy, tính cách lợi ích đâu không thấy, ai cũng nhận ra ngay một điểm chung rất nổi bật là: ông nào cũng hàm hồ suy diễn, và đă nôn nả sắn tay áo mượn gió bẻ măng, lợi dụng chuyện ông Kỳ về Việt Nam để chửi bới, chê trách, hạ nhục ông Kỳ, vùi dập ông Kỳ xuống tận cùng cấp bực của con người trong xă hội cho hả ḷng đố kỵ hờn ghen, và nhất là để trả mối tư thù, hiềm khích cá nhân đă tích lũy từ lâu trong ḷng họ.
    Chưa đủ! Mấy nhân vật này c̣n thẳng tay kết tội ông Kỳ là bôi nhọ danh dự và phản bội dân tộc, bán đứng tập thể đồng bào tị nạn hải ngoại, và ghê gớm hơn hết là tội đâm sau lưng chiến sĩ!...Tất cả các thứ đại tội ấy, những ai có chút suy tư, chẳng cần phải là tiến sĩ, cựu tướng lănh, hay thủ tướng vài giờ cuối cùng trong buổi chợ chiều tháng Tư Đen, cũng đều có thể nhận ra tính cách khiên cưỡng và lố bịch của nó. Nếu kết tội ông Kỳ là phản bội dân tộc th́  trên 75 triệu người Việt Nam trong nước mới là dân tộc. Ông Kỳ chẳng qua chỉ là một viên cựu tướng lưu vong, vô quyền hành, về nước trong một thời gian ngắn như một du khách, làm sao cho là đă phản bội dân tộc ấy được?
     Nên nhớ rằng cái khu Bolsa nhỏ bé tí teo của bang Cali, với một dúm vài trăm ngàn người Việt Nam tạp nhạp tị nạn không phải là dân tộc Việt Nam! C̣n chuyện bán đứng khoảng 2 triệu người tị nạn tản mát khắp thế giới này  th́ thử hỏi ông Kỳ đă bán  bằng cách nào, và bán cho ai? Ông Kỳ đă đem tên tuổi của một người tị nạn ở hải ngoại về Việt Nam bán cho  nhà cầm quyền CS chưa?
     Riêng tội đâm sau lưng chiến sĩ, nếu ai thốt ra câu đó mà c̣n chút liêm sỉ tối thiểu, tất không khỏi xấu hổ với ḿnh. V́ thực tế đă chứng minh hùng hồn: ngay sau khi ông tổng thống đại tướng Dương Văn Minh, tổng tư lệnh tối cao của quân đội Việt Nam CH, đă lên đài phát thanh dơng dạc kêu gọi ba quân hăy buông súng đầu hàng CS vô điều kiện, và các tướng tá lớn nhỏ lẫn binh sĩ đă vội vă cởi bỏ quân phục vứt súng bừa băi đầy đường, chen nhau chạy tháo thân qua Mỹ kiếm ăn, th́ bây giờ 28 năm sau, c̣n ai là chiến sĩ nữa đâu để mà bị đâm sau lưng?!
    Dưới đây, xin kiểm điểm một vài phản ứng của mấy nhân vật có chút máu mặt trong cộng đồng tị nạn ở hải ngoại.
 
NGUYỄN XUÂN VINH VÀ VẤN ĐỀ ...CHÍNH DANH!
 
    Đáng chú ư nhất có lẽ là hành động muộn màng đội lốt tập thể chiến sĩ Việt Nam CH (!) của GS Nguyễn Xuân Vinh. Với chức vụ và thứ quyền lực hăo huyền ấy, ông Vinh lại c̣n dám  lên gân đ̣i loại trừ ông Kỳ ra khỏi hàng ngũ người Việt quốc gia tị nạn CS . Không kể đến những lời thóa mạ, nhằm hạ nhục ông Kỳ cho hả ḷng tị hiềm đố kỵ cá nhân đầy rẫy trong bản tuyên cáo vớ vẩn, chỉ nội một lời kêu gọi ngắn ngủi trên đây, ai cũng thấy ông Ng. Xuân Vinh đă tỏ ra quờ quạng đến buồn cười. Ông Vinh đă lầm tưởng cái chức Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam CH Hải Ngoại  của ông ngày nay ở Bolsa là một thứ siêu quyền lực ghê gớm, vượt cả lên trên quyền lực của cảnh sát Mỹ. Ngày xưa, ở trong nước, tướng Khánh đă dám tuyên bố quân đội là cha của dân, th́ bây giờ với chức chủ tịch, chắc ông Vinh cũng dám nghĩ đă là cha của cả cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi hải ngoại, và ông có quyền muốn cho ai ở hay loại trừ ai ra cũng được !
    Hiển nhiên, ông Vinh là người có học vị tiến sĩ, nhưng không ngờ ông lại hồ đồ đến thế!
     Nơi đây, tôi xin hỏi ông Vinh một câu đơn giản: Hiện giờ, theo tôi biết ông Kỳ c̣n đang ở Thái Lan, chưa về Mỹ. Nhưng mai mốt, chắc chắn ông Kỳ sẽ về Mỹ. Vậy khi đó ông làm cách nào để loại trừ ông Kỳ ra khỏi hàng ngũ những người quocá gia tị nạn CS? Ông sẽ ra lịnh cho đám tàn quân của ông đốt nhà và bắn giết vợ con ông Kỳ, như MT kháng chiến bịp HCM đă làm, để ông Kỳ sợ hăi phải chuồn êm đến một chân trời hẻo lánh nào tuyệt không có bóng dáng một người Việt Nam tị nạn nào hết? Hoặc giả ông sẽ họp hội đồng của ông để ra thông cáo khai trừ ông Kỳ ra khỏi tập thể người Việt tị nạn ở Cali? Hay là ông sẽ nhân danh chức Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Chiến Sĩ Việt Nam CH Hải Ngoại của ông để gửi thông điệp cho TT Hoa Kỳ yêu cầu trục xuất ông Kỳ và gia quyến của ông về Việt Nam cho sống luôn với CS?...
   Giúp ông trả lời những câu hỏi trên mà không sợ làm tṛ cười cho thiên hạ, tôi xin mách nhỏ cho ông Vinh biết rằng hàng ngũ người quốc gia tị nạn CS mà ông nói đó  không phải là một đơn vị quân đội đang tại ngũ dưới quyền ông, càng không phải là một hội đoàn hay đảng phái nào cả. Ngay cả cái tổ chức mà ông đang đóng vai tuồng chủ tịch cũng chỉ là một hội tư, tự nhận danh nghĩa chiến sĩ. Bởi theo từ nguyên Hán tự, danh từ chiến sĩ dùng để trỏ: người đánh giặc ( chữ CHIẾN, bộ Qua, 16 nét). Nếu hiểu tinh nghĩa của 2 chữ   chiến sĩ( người đang đánh giặc trên chiến trường) như tôi đă nói, và nếu ông Vinh có chút liêm sỉ trí thức, thiết tưởng ông chỉ nên xưng danh là cựu quân nhân hay cựu chiến binh(vétéran) và cái hội mà ông làm chủ tịch ấy chỉ là hội cựu quân nhân hay hội cựu chiến binh th́ nghe nó  mới có được chút danh chánh ngôn thuận, và bớt cường điệu, ít lố bịch phần nào. Ngày xưa, khoảng trước ngày 30. 4. 75, một số người có thể đă là chiến sĩ. Nhưng kể từ khi những người lính chiến ấy đă buông súng đầu hàng, chạy ra ngoại quốc. Hơn 28 năm rồi, họ đă sống cuộc đời dân sự ăn tiền trợ cấp xă hội của Mỹ. Nhiều người trong số đó đă mang quốc tịch Mỹ, đă trở nên lăo nhược, hoặc thuộc thành phần bất khiển dụng, tức thị không c̣n là chiến sĩ nữa!... Riêng cá nhân ông chủ tịch Ng. Xuân Vinh lại can tội đào ngũ và đào tẩu ra nước ngoài trong thời chiến th́ làm ǵ có tư cách chiến sĩ . Bản thân ông Vinh đă không có tư cách chiến sĩ mà lại đóng vai chủ tịch cho cái hội đồng đại diện các chiến sĩ không c̣n là chiến sĩ nữa. Vậy mà ông Vinh c̣n muốn cố vực 2 chữ chiến sĩ đă thối rữa dậy, để làm ngoáo ộp hù dọa ông Kỳ th́ coi sao được?!
     Ôi, cái cộng đồng Việt Nam tị nạn CS ở hải ngoại này, từ 28 năm qua, sao mà đă gặp nhiều thứ tai họa ẩm ương đến thế?! Hết kháng chiến bịp, đến chánh phủ ma, bây giờ lại nảy sinh thêm ra cái hội đồng của một ông chiến sĩ đào ngũ nữa... Những thứ thảm họa quái gở ấy măi đến bao giờ mới hết cho hở trời?!...
  Cổ nhân đă dạy vắn tắt: danh chính ngôn thuận. Điều này ông Vinh chưa hề nghe ai  nói đến sao? Một tổ chức đă không có chính danh ngay trên danh xưng th́ c̣n làm ăn ǵ được, và c̣n ai dám đặt tin tưởng vào cái tổ chức ấy nữa!... Tôi mỉm cười một ḿnh và thầm nghĩ đến ông Freud, tổ sư  khoa phân tâm học. Chức chủ tịch của ông  Ng. Xuân Vinh và bản tuyên cáo  mượn danh nghĩa chiến sĩ nặng mùi thù hiềm đố kỵ cá nhân kia,- ông Freud ơi! -, phải chăng là một  cái lỗ x́ an toàn (soupape de sureté) của một chiếc nồi hơi (chaudière) đă căng cứng áp suất của một kiếp người suốt mấy chục năm trường phải nhọc nhằn kéo lê cuộc đời tủi nhục âm thầm đầy mặc cảm trong gia đ́nh nhà vợ ?!
CỰU THỦ TƯỚNG NGUYỄN BÁ CẨN
 
    Nh́n qua phản ứng của cựu thủ tướng Ng. Bá Cẩn, người đọc lại càng thêm thất vọng năo nề và chán ngán hơn nữa. Lời tuyên bố của ông Cẩn vừa hời hợt, ấu trĩ, lại c̣n mang tính cách bao đồng, khái quát hóa và quan trọng hóa mọi thứ, mọi việc, mọi người... với mùi vị cải lương ca dạo ṿng quanh lối xóm không ngửi được!
    Đây các bạn hăy nghe ông Cẩn trả lời phỏng vấn của tờ Việt Báo:  Lẽ ra không nên nói v́ ông Kỳ đă chứng tỏ ông là người thế nào đối với bạn bè, đàn em, và đồng bào cũng như đồng đội nhiều rồi...Điều đó có thể gây hiểu lầm đối với nhân dân và chính quyền các nước trên thế giới cũng như của phong trào nhân dân trong và ngoài nước...Ông Kỳ đă không hiểu ǵ về chính trị, ăn nói hồ đồ  và hành động phản bội...Ông Kỳ đă phản bội cả quốc gia dân tộc...(nguyên văn).
    Cuối cùng, hứng chí ông Cẩn c̣n lớn tiếng kêu gọi các lực lượng tôn giáo, đảng phái, hội đoàn tranh đấu, những hội cựu quân nhân...phất cờ lau khởi nghĩa chống ông Kỳ. Ông Cẩn nói:... hăy lên tiếng về những lời nói hàm hồ, thiếu đạo đức của ông Kỳ để dư luận thế giới nh́n vấn đề sáng tỏ hơn và... (sic!).
    Với tư cách là cựu chủ tịch Hạ Viện, rồi cựu thủ tướng vài giờ trong buổi chợ chiều cuối tháng Tư Đen, chẳng những ông Cẩn đă lèm bèm tố khổ ông Kỳ một cách khơi khơi, vô bằng chứng về nhân cách và lối đối xử với đồng đội, đồng bào, lại c̣n thêm thắt quốc tế hóa mấy lời tuyên bố lem nhem thuộc loại câu chuyện làm quà cho nhà nước CS Việt Nam của ông Kỳ đến mức hết sức ghê gớm gây hiểu lầm đối với nhân dân và chính quyền các nước trên thế giới!
     Chưa đủ! Ông Cẩn c̣n hàm hồ kết tội phăng cho ông Kỳ là: đă phản bội cả quốc gia dân tộc (sic!). Tôi không hiểu khi kết tội ông Kỳ cách gay gắt, nghiêm trọng như thế, ông Cẩn đă đứng trên vị thế nào, và ông quan niệm 4 chữ quốc gia dân tộc ra sao?
    Dù là một tên cu li băng bù, xuất thân làm thợ giặt ủi ở chợ Cần Thơ, hay đi chích dạo, thiết tưởng ngày nay nó cũng cần phải biết rằng Quốc Gia đến muôn vạn kiếp sau vẫn chỉ là quốc gia VIET NAM, địa thể h́nh chữ S, trong vùng trời Đông Nam Á, chớ không đời nào là quốc gia BOLSA , chốn gió tanh mưa máu được! C̣n dân tộc th́ ngàn đời vẫn là dân tộc VIET NAM với trên 75 triệu con người, chớ không phải là dân tộc BOLSA với vài trăm ngàn người tạp nhạp lưu vong tị nạn, trong đó có cả ông Cẩn!
     Nếu ông Cẩn ư thức đứng đắn được như thế, hiển nhiên ông Kỳ đă chẳng hề mắc tội phản bội quốc gia và dân tộc bao giờ!
     Ông Cẩn nên biết rằng dù ông đă từng làm chủ tịch Hạ Viện và làm thủ tướng vài giờ cuối cùng trong buổi chợ chiều ở miền Nam, ông vẫn không được phép nhân danh cả quốc gia dân tộc Việt Nam để công kích, thóa mạ bất kỳ ai. Ông chỉ nên nhân danh cá nhân ông mà thôi!  
     Vả chăng, khi muốn tố khổ ai, với tư cách cựu chủ tịch HV và cựu thủ tướng, ông không nên chửi đổng , chửi hùa theo dư luận chung chung của mấy mụ đàn bà nhà quê dốt nát ngoài chợ, mà ông phải thâm cứu vấn đề thật rành rẽ,  t́m hiểu hành động của đối thủ, cựu thù của ông đến nơi đến chốn, và phải nắm vững được ít lắm một vài sự kiện cụ thể, để làm cơ sở chứng minh cho điều ông nói. Như thế có nghĩa là tôi muốn ông Cẩn phải nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Chớ không phải tôi muốn bênh vực hay bào chữa ǵ cho ông Kỳ. Bởi tôi thiển nghĩ: chỉ như vậy lời  tố khổ của ông Cẩn mới có giá trị thuyết phục phần nào!
    C̣n khi ông Cẩn muốn nêu lên tầm tác hại có tính cách toàn cầu, gây hiểu lầm cả tới toàn thể dân chúng và chính phủ các nước trên thế giới về lời tuyên bố của ông Kỳ, th́ ông phải cho độc giả  biết rằng ông đă căn cứ vào nguồn tài liệu khả tín nào, hay ông đă suy lư kiểu nào, để đạt đến kết luận ấy. Nên biết ngót một chục năm nay, chính tôi đă là nạn nhân của bọn thất học chuyên môn tố khổ khơi khơi như ông Cẩn. Chúng đă vu khống, bịa đặt trên báo chí đủ thứ chuyện hoang tưởng về tôi để hạ nhục tôi, nên tôi rất ghét thói này.
     
KHÔNG AI XÓA BỎ ĐƯỢC DĨ VĂNG!
 
    Tuy tôi đă biết khá nhiều về ông Nguyễn Bá Cẩn, nhưng suốt 28 năm nay tôi không hề viết một chữ nào về người này. Một phần, khi ở trong nước, tôi thấy ông Cẩn chỉ là một thứ hạc gỗ tầm thường, kiến thức lem nhem, hành động vô thưởng vô phạt và chỉ là tay sai rất ngoan ngoăn của TT Thiệu. Một phần khác, v́ trong khoảng thời gian 28 năm qua, ở hải ngoại, ông Cẩn đă im hơi lặng tiếng, khiến tôi lầm tưởng ông ta  là người có chút liêm sỉ trí thức, biết thân biết phận của ḿnh.
    Mới đây tôi nghe tin ông Cẩn đă bắt chước một vài tướng lănh viết hồi kư để xóa bỏ dĩ văng và chạy tội cho ḿnh. Những người này đă dại dột làm  một việc vô ích mà lại phản tác dụng, v́ họ đă không biết rằng trong cơi đời này, từ cổ chí kim chẳng một ai có thể xóa bỏ được dĩ văng. Ngay cả những bậc vua chúa tàn ác lừng danh kim cổ, quyền hành trùm thiên hạ, như: Trụ, Kiệt, Tần Thỉ Hoàng Đế, Vơ Tắc Thiên, hay Néron, Cesar, Stalin, Hitler v.v...cũng không thể nào cạo sửa được dĩ văng để tô lục chuốt hồng cho ḿnh!  
    Thậm chí đến lịch sử của nhân loại cách nay đă tới trên 12 triệu năm mà có người c̣n ṃ ra được, huống chi là lịch của một con người. Nếu là những nhân vật quan trọng th́ cuộc đời họ có ghi trong sử sách. C̣n nếu là dân thường, vô danh tiểu tốt, ở nơi đồng quê xa xôi hẻo lánh, th́ tiểu sử của kẻ ấy cũng được ghi lại trong kư ức của những người đồng hương, đồng thời, và truyền khẩu lâu dài đến các đời con cháu... Bởi thế, học sử ta thấy có 2 lọai sử gọi là: chính sử, hay sử ghi trong sách vở (histoire racontée), và sử truyền khẩu trong dân gian (histoire vécu)...
    Tôi đă nhờ người thân ở Bolsa mua dùm quyển này để xem ông Nguyễn Bá Cẩn đă tô điểm phấn son cho ḿnh như thế nào. Trong khi sách chưa tới, t́nh cờ tôi lại được đọc những lời tố khổ ông Kỳ trên đây của ông Cẩn. Lợi dụng chuyện về Việt Nam của ông Kỳ gây nhiều sóng gió, ông Cẩn đă ngon trớn, mượn gió bẻ măng, không tiếc lời phỉ nhổ nhân cách cuả ông Kỳ đối với bạn bè và chiến hữu, đồng thời c̣n dám chê ông Kỳ không hiểûu ǵ chính trị!
    Đọc những lời thóa mạ hàm hồ, rỗng tuếch của ông Cẩn, tôi cảm thấy dường như bây giờ, sau 28 năm sống lưu vong ở HK, ông Cẩn đă quên mất dĩ văng, hay ông muốn dùng ông Kỳ để xóa bỏ dĩ văng, đồng thời đánh bóng ḿnh một cách gián tiếp, ra điều ta đây nhân cách thanh cao, trung tín với bạn bè và đồng chí, làm chính trị tài giỏi, có ḷng thương yêu quốc gia dân tộc vô bờ bến, và nhất là tinh thần chống Cộng không bao giờ thay đổi!...
     Tôi biết nước Mỹ là một nước tôn trọng tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Một người có quyền chê mọi người. Chẳng ai kiện cáo ǵ được. Bởi thế tôi không thể dùng câu ca dao : trông người lại ngẫm đến ta, thư ûsờ lên trán xem xa hay gần, để can ngăn ông Cẩn . Tôi lại càng không nên chê ông Cẩn tí nào, v́ trong quá khứ ông đă từng đoạt thành tích làm chủ tịch Hạ Viện và làm thủ tướng vài giờ...Nhưng, dù sao tôi vẫn có quyền nói lên cách trung thực những thấy biết của tôi về các thành tích chính trị của ông Cẩn, để đồng bào tùy nghi phán xét sự thực!   
 
THÀNH TÍCH CHÍNH TRỊ VÀ CON ĐƯỜNG CÔNG DANH CỦA ÔNG CẨN
 
     Ông Nguyễn Bá Cẩn sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo khổ, ở Cần Thơ, mới lớn lên đă phải tự lực cánh sinh bằng nghề thợ giặt ủi, sau học lóm nghề y tá, đi chích dạo một thời gian. Cuối cùng ông đă xin được chân thơ kư hành chánh quận. Lúc bấy giờ quân viễn chinh Pháp đang chuyển lần hồi quyền hành chính và quân sự cho người Việt Nam. Trong buổi giao thời đó, về mặt quân đội, nhiều người không đủ điều kiện cấp bằng, chỉ cần có chứng chỉ đệ tứ cũng có thể ghi danh đi học các khóa sĩ quan. Về mặt hành chánh cũng vậy. V́ nhu cầu nhân sự cấp bách, ngay khóa (I) đầu tiên của trường Quocá Gia Hành Chánh, điều kiện bằng cấp cũng không được đặt ra nghiêm chỉnh. V́ thế ông thơ kư hành chánh  Nguyễn Bá Cẩn đă đặc cách lọt được vào khóa này. Sau khi măn khóa, con sâu Ng. Bá Cẩn hốt nhiên nhờ thời cuộc hóa thân thành con bướm vàng, được bổ nhiệm làm quận trưởng hành chánh ở Cái Bè ... rồi đắc cử dân biểu...
          Khoảng năm 1968- 69, ông Nguyễn Bá Lương đang làm chủ tịch Hạ Viện. C̣n ông Nguyễn Văn Ngân đang làm chuyên viên, phụ tá cho ông Thiệu, chủ tịch Ủy Ban Lănh Đạo QG.     Khoảng tháng 6. 68, ông Ngân xin đi du học Mỹ. Ông Thiệu khuyên  ông Ngân  nên ở lại tiếp tay với Ng. Cao Thăng để cai trị Hạ Viện. Biết thế Nguyễn Văn Hướng liền ngầm xui Ng. Cao Thăng đừng xài Ng. V. Ngân. Nhưng  vô hiệu quả. V́ Thiệu đă giới thiệu  ông Ngân với Ng. Cao Thăng rồi.
     Hôm mà ông Thăng và ông Ngân gặp nhau trong nhà hàng La Cave, trên đường Lê Lợi, kế bên nhà thương  Hui Bon Hoa, Sài G̣n, để bàn tính công việc điều hành hạ viện, th́ Ng. Bá Cẩn cũng đă ṃ đến đó để khẩn khoản xin Ng. Cao Thăng cho Cẩn làm chủ tịch Hạ Viện, thay thế ông già Ng. Bá Lương. Trước thái độ ham muốn đến thảm hại của Cẩn, Ng. Cao Thăng đă không đành ḷng phủi tuột, v́ trong thâm tâm Thăng nh́n thấy có thể dùng Cẩn làm một tay sai ngoan ngoăn được. Vả chăng, nếu không dùng Cẩn, một kẻ vốn không ưa Bắc Kỳ, nhưng rất ham thích chức tước, danh vị, hắn sẽ nhanh chóng chạy sang đầu quân  phe Ng. Cao Kỳ, chơi lại Thiệu. Bởi thế , ngay lúc đó N. Cao Thăng đă hóa giải vấn đề, cho biết: đợt đầu tự do!
   Nghĩa là Thăng thả nổi chức chủ tịch, không yểm trợ một con gà nào hết. Tuy nhiên, Thăng cũng nói thẳng vào mặt Cẩn một câu dứt khoát: Nếu đợt đầu anh không thắng, th́ đợt sau tôi sẽ ủng hộ Ng. Bá Lương!
Kết quả ông N. Bá Lương đă lên làm chủ tịch HV.
    Sau đó ít lâu, khi Thăng bị bịnh ung thư nặng phải đi Pháp chữa trị, Ng. Bá Cẩn lại ṃ đến gặp trực tiếp Ng. V. Ngân, để tiếp tục van nài xin cho làm chủ tịch. Giữa lúc này, N. V. Ngân đang ra sức xây dựng cho Ng. Quang Luyện (phó chủ tịch HV) để đưa Luyện lên thay Ng. Bá Lương. Nhưng v́ Luyện bất ngờ bị cháy v́ dính líu nặng nề trong các vụ buôn lậu vàng và ma túy qua đường giây Thái Lan. ( Muốn biết rơ từng chi tiết vụ này, xin đọc thêm  sách Bí Mật Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam, quyển 3, của ĐVN).
    Trong trường hợp này, Ng. Văn Ngân không khỏi lúng túng, nên cần phải tham khảo ư kiến của Thiệu, xin Thiệu chỉ định cho một người làm chủ tịch HV. Thoạt mới nghe qua, Thiệu đă gạt đi ngay, nói: Thôi, thay đổi làm chi cho lộn xộn!
    Lúc bấy giờ bắt buộc Ngân phải tường tŕnh tỉ mỉ hơn, cho Thiệu biết cả ông già Ng. Bá Lương cũng đă bị cháy tiêu rồi. Cuối cùng Thiệu hỏi Ngân có muốn tiến cử ai không ? Ngân đáp: có thể là Ng. Bá Cẩn. Tuy tŕnh độ Cẩn rất kém, nhưng Cẩn ngoan ngoăn , bảo sao làm vậy, không có ư kiến riêng. Đồng thời Ngân kể luôn một vài thành tích gọi dạ bảo vâng của Cẩn cho Thiệu biết. Đáng kể nhất là các vụ: kư giấy giới thiệu cho Ng. V. Thiệu ra tái tranh cử.
    Hôm đó, nhân một chuyến đi công tác miền Tây, Ngân đă ghé tỉnh Định Tường, kêu Lê Minh Đảo gọi Ng. Bá Cẩn, lúc bấy giờ đang đi vận động tái cử dân biểu Định Tường, về gấp để kư giấy giới thiệu cho Thiệu ra tái tranh cử tổng thống. Khi gặp mặt Ng. V. Ngân, Cẩn đă ngoan ngoăn nhanh chóng kư ngay.
    Ngoài ra, lúc bấy giờ Cẩn c̣n đang làm tay chân bộ hạ cho Trần Quốc Bửu, nên Ngân đă sai Cẩn thuyết phục Bửu đi với Thiệu, thay v́ ṭng tam tụ ngũ với đám Ng. Ngọc Huy và Hà Thúc Kư... Ng. V. Ngân cho Thiệu biết thêm: Ngân đă cố thuyết phục Ng. Ngọc Huy, nhưng Huy đă đặt ra nhiều điều kiện nghe nhức đầu lắm...
    Nghe Ng. V. Ngân kể thành tích gọi dạ bảo vâng của Cẩn, Thiệu tỏ ra hài ḷng ngay, nên bảo Ngân ra lịnh cho Cẩn vào dinh tuyên thệ gia nhập đảng Dân Chủ. Khi Cẩn được Ngân báo tin này, sướng quá đến rơi nước mắt và đă nhẩy cẫng lên như con choi choi...
   
      Đến ngày 14.4.75, thấy t́nh h́nh chiến sự đă nguy ngập vô cùng, lại thêm bị chấn động kinh hoàng bởi mấy quả bom của Ng. Thành Trung giáng xuống dinh Độc Lập, Thiệu và Khiêm tuyệt vọng hoàn toàn, mới bàn bạc với nhau t́m đường chuồn êm ra ngoại quốc. Người sẽ thay thế Thiệu được dự tính sẵn là Trần Văn Hương. Nhưng c̣n người thay thế Khiêm th́ khá phức tạp. Tên tuổi một vài nhân vật đă được nêu lên.Nhưng cuối cùng, khi gạn lọc lại chỉ c̣n Lê Phước Sang và Ng. Bá Cẩn. Tuy Thiệu và Khiêm đều nhận thấy LP Sang sáng giá hơn Cẩn về mọi mặt. Nhưng Thiệu và Khiêm vẫn không đủ tin tưởng nơi LP Sang, nhất là c̣n hồ nghi Sang có thể làm việc cho CIA. Riêng về Cẩn, tuy tŕnh độ học vấn lem nhem, xuất thân tầm thường, khả năng chính trị chẳng có ǵ đáng kể, nhưng bù lại có sự ngoan ngoăn và trung thành. V́ thế Thiệu và Khiêm quyết định chọn Cẩn cho lên làm thủ tướng. Nghe tin bất ngờ này, mặc dù giữa cơn dầu sôi lửa bỏng, nhưng Cẩn vẫn tỏ ra sướng quá đến nghẹn ngào. [V́ thế, khi Thiệu chết, đồng bào hải ngoại không lấy ǵ làm lạ thấy Cẩn đă tỏ ra bi thảm c̣n hơn lúc thân phụ qua đời!]
    Lập tức sáng ngày 14. 4. 75,  một lễ bàn giao tẻ nhạt giữa Khiêm và Cẩn đă vội vă diễn ra tại pḥng khánh tiết dinh Độc Lập, trong bầu không khí hoang mang, lo sợ phập phồng...
    Ngày 21. 4. 75, th́nh ĺnh Thiệu triệu tập nội các tỏ ư muốn từ chức. Mới nghe Thiệu nói, Ng. Bá Cẩn đă run lên bần bật, mặt tái xanh, nói năng lắp bắp, cũng vội đứng lên xin Thiệu chấp nhận luôn đơn xin từ chức của anh ta, nhưng Thiệu gạt đi, khiến anh ta hoảng vía, càng run sợ thảm hại hơn.
    Đến tối hôm ấy, quần chúng cả nước thấy Thiệu xuất hiện trên Ti Vi tuyên bố chịu từ chức và trao quyền lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Ngay sau đó,  Thiệu và gia đ́nh liền được người Mỹ hộ tống đưa ra phi trường trong đêm tối, để bay luôn qua Đài Bắc, với  một khối lượng hành lư nặng đến trên 10 tạ.
     Biết Thiệu đă chuồn êm, Ng. Bá Cẩn càng thêm bấn loạn, hoảng hốt. V́ thế, Cẩn  cứ đinh ninh cho rằng Ng. Khắc B́nh đă đưa Thiệu  đi. Cẩn điện thoại liên tiếp cho B́nh rối rít năn nỉ, lạy lục B́nh xin giúp cho Cẩn và gia đ́nh ra đi như Thiệu. Không muốn bị tiếp tục quấy rầy măi, cuối cùng B́nh đành tiết lộ sự thật cho Cẩn biết rằng Mỹ đă đưa Thiệu đi. Nghe B́nh nói, Cẩn nghĩ, như thế th́ Mỹ cũng có thể đưa Cẩn đi được. Lập tức Cẩn liền gọi điện thoại cho Polgar, trùm  xịa ở Sài G̣n lúc bấy giờ, lạy lục xin Polgar giúp đỡ cho Cẩn và vợ con chuồn êm qua Mỹ...
    Như vậy, kể từ ngày 14 đến ngày 21. 4. 75  , Ng. Bá Cẩn đă chẳng làm được tṛ trống ǵ, ngoài  việc lợi dụng danh vị thủ tướng để xin Polgar giúp cho chuồn êm bằng phi cơ Mỹ, không phải vất vả chen lấn chui xuống tàu như một số tướng lănh và tổng bộ trưởng khác!
    Có lẽ tất cả những thứ thành tích chính trị đó đă là lư do để cho Ng. Bá Cẩn dám lớn tiếng chê Ng. Cao Kỳ là không biết ǵ về chính trị, tức là không biết đi cổng hậu, không biết khóc lóc lạy lục để xin xỏ chức tước, và để được chuồn êm!...
 
CHỐNG CỘNG BẰNG LƯỠI GỖ VÀ CẶP MẮT SÀNH!
 
     Tóm lại, theo tôi nhận xét, cho đến nay vẫn chưa có ai tỏ ra đủ khả năng chững chạc, đứng trên  một lập trường vững chắc nào đó, để công kích ông Kỳ một cách vô tư và nghiêm chỉnh. Tất cả đều chỉ núp dưới chiêu bài quốc gia dân tộc và lư tưởng chống Cộng để hàm hồ phát biểu  những ư kiến cá nhân nông cạn, chứa đầy thù hận, ghen tị. Không cần phải tốn chút công sức và th́ giờ điều tra, sưu tầm tài liệu..., chỉ cần một chút quan tâm tối thiểu, với một bộ óc phân tách bén nhậy, khi đọc mấy bài báo loan tin ông Kỳ về Việt Nam, người ta đă có được một số khá đủ yếu tố để suy luận sự việc. Chuyến trở về Việt Nam của ông Kỳ đă được chuẩn bị trên hai năm trước đây, qua sự tiếp xúc kín đáo của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đ́nh Bin. Trong khoảng thời gian dài trên hai năm trời ấy, chắc chắn hai bên đối tác đă phải trăn trở vấn đề này rất kỹ lưỡng, và đă chuẩn bị chuyến về của ông Kỳ khá chu đáo.
     Vậy, những câu hỏi sau dây phải đặt ra: Những vấn đề ǵ đă được đặt ra cho cả hai bên? Ông Kỳ đă đặt ra những điều kiện ǵ cho nhà nước Việt Nam? Ngược lại, đại diện nhà nước CSViệt Nam đ̣i hỏi ông Kỳ phải chấp nhận những điều kiện ǵ, để được nhập cảnh, được báo chí và truyền h́nh, truyền thanh theo dơi loan tin đầy đủ? Hơn thế, ông Kỳ c̣n được nhà nước CSViệt Nam cho phép  mở những cuộc họp báo công khai, trả lời những cuộc phỏng vấn của các phóng viên trong và ngoài nước v.v...
    Nên nhớ kỹ: dưới chế độ CS, dù cho ngày nay Việt Nam đă đổi mới phần nào tư duy và chính sách cai trị đă thoáng hơn xưa; nhưng trong lănh vực truyền thông , báo chí và xuất bản ấn loát phẩm vẫn c̣n phải chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của hệ thống đảng và nhà nước. Chính sách chỉ đạo thông tin, tuyên truyền của nhà nước CSViệt Nam không đặt trên h́nh thức kiểm duyệt ấu trĩ, hời hợt bên ngoài, như  hai thời đệ nhất và đệ nhị CH miền Nam. Ngay từ thời Việt Minh, người CSViệt Nam đă thực hiện chính sách nắm chắc giềng mối chủ trương của đảng và nhà nước ngay từ trong các tế bào nhân sự của mỗi tờ báo, mỗi nhà xuất bản, mỗi đài truyền h́nh, phát thanh. Thậm chí nhà nước c̣n kiểm soát nghiêm ngặt cả đến các nhà in. Dưới chế độ chỉ đạo tư tưởng chặt chẽ như thế, không một tư nhân nào được phép xuất bản báo và in sách. Ngay cả đến những bài báo vô thưởng vô phạt chí đến những bản tin xe cán chó trong các báo hằng ngày, đều phải do những những người cầm bút hay những phóng viên đă được nhà nước chấp nhận, và bút hiệu của những người ấy đă được cầu chứng tại ṭa , tức là đă nằm trong biên chế. Người tổng biên tập của một cơ quan truyền thông chính là một đảng ủy lănh trách nhiệm điều hành. Trên tờ báo chỉ cần xuất hiện một cái tin lạ tai, với một cái tên tác giả chưa được trên chấp nhận, kể như địa vị của người tổng biên tập đă bị xóa sổ rồi! Nói có
Sách, mách có chứng, rút ra từ kinh nghiệm bản thân của tôi. Tôi có một tác phẩm dịch 13 tiểu truyện của đại văn hào Đan Quốc H.C. Andersen sang Việt ngữ, nhà xuất bản THANH NIÊN ở miền Nam đă in nguyên văn, nhưng lột tên tôi ra, thay tên của THẾ PHONG vào. Khi tôi hỏi, người lănh đạo nhà xuất bản trả lời thật vô tư, đơn giản: V́ tên  ĐẶNG VĂN NHÂM không được trên thừa nhận!!!
    Như thế, dưới chế độ này, đồng bào hải ngoại có thể đem bạc triệu về đầu tư vào các ngành chế biến thực phẩm dễ dàng, và trở nên phó tổng giám đốc[ chức tổng giám đốc phải là người của nhà nước!], hay giám đốc của các công ty ấy như chơi. V́ các thứ sản phẩm của họ bán ra cho người dân tiêu thụ, nó đi vào đường ruột, rồi một ngày sau nó theo lỗ hậu môn mà tuồn ra ng̣ai cầu tiêu là xong! Nhưng, ngược lại, dù bạn đem về Việt Nam hàng tỉ MK để đầu tư vào ngành ấn loát và xuất bản sách baó th́ đừng ḥng. V́ người CS sợ bạn sẽ dùng các món ăn tinh thần của bạn, là những thứ không vào bao tử để trôi ra bằng hậu môn được, mà lại tích lũy trong bộ năo để đầu độc tư tưởng quần chúng!
    Từ căn bản đó, bạn sẽ nhận ra việc ông Kỳ đă được các cơ quan truyền thông loan tin ,  phỏng vấn và cho họp báo công khai...chẳng phải là chuyện thường t́nh, mà anh chàng Việt kiều nào về nước cũng được chiếu cố đến.
    Nhưng , dù vậy, ngược lại, tại sao trong dịp Tết Nguyên Đán, chủ tịch nhà nước Trần Đức Lương đă dành một cuộc tiếp tân trọng thể một số đông đảo Việt kiều các nơi trên thế giới về nước lại không có mặt ông Kỳ? Đọc báo, người ta chỉ thấy toàn những tên vô danh tiểu tốt lạ hoắc, nhân danh đại diện Việt Kiều ở Mỹ, Úc, Pháp  v.v...Ngay cả cấp chỉ đạo thấp hơn, là bí thư thành ủy TP HCM,  Nguyễn Minh Triết, khi tiếp  xúc với Việt kiều vẫn không có mặt ông  Ng. Cao Kỳ?
   Mặt khác, ta c̣n phải đặc biệt quan tâm đến hiện tượng báo chí, truyền thông trong nước chỉ loan tin và đăng bài phỏng vấn ông Kỳ sôi nổi trong vài ngày, tuyệt nhiên không có dư âm hay một bài b́nh luận nào, hoặc ư kiến ǵ do một nhân vật đang tại chức tuyên bố hay nhận định về chuyến hồi hương của ông Kỳ. Mặc dù hầu hết các nhân vật lănh đạo cao cấp của chính phủ CSViệt Nam đều tiên liệu được phản ứng ở hải ngoại sẽ vô cùng bất lợi cho ông Kỳ.
   Như vậy, nếu nói chuyến về thăm Việt Nam của ông Kỳ có giá trị như một viên pháo đại nổ đùng chính thức công khai mở màn cho chiến dịch dụ dỗ Việt Kiều hồi hương và đầu tư của nhà nước, th́ sự kiện cắt đứt dư luận cách đột ngột, không tạo một dư âm thuận lợi nào khác cho hành động về nước của ông Kỳ, hóa ra chẳng khác nào như hành động đánh trống bỏ dùi, hay hết xôi rồi việc, hoặc nói một cách văn hoa bóng bảy theo kiểu Nguyễn Du Đuốc hoa c̣n đó mặc nàng nằm trơ! cực tả sự bẽ bàng của nàng Kiều sau khi đă bị thất tiết bởi Mă Giám Sinh?! Như thế, hẳn bên trong phải có điều ǵ đáng kể. Theo tôi điều đó có lẽ chỉ một ḿnh ông Kỳ biết lấy, chẳng khác nào như con mèo của Schrodinger, mà thôi!
     Ngoài ra, muốn t́m hiểu chính xác hơn, người ta c̣n phải so sánh việc trở lại Việt Nam của ông Kỳ với cựu quốc trưởng Nguyễn Khánh. Nên biết tướng Khánh đă muốn trở lại Việt Nam trước hơn cả ông Kỳ. Đạëc biệt nhất là ông Khánh đă xin phép về Việt Nam đến hai lần và đă được phép rồi, nhưng tại sao măi đến nay, ông Khánh vẫn chưa về như ông Kỳ? V́ thế, khi nghe tin ông Kỳ đă về nước, ông  Khánh đă khôn khéo tránh né, không chửi bới ông Kỳ như hai ông Vinh và Cẩn. Ông Khánh chỉ tổ chức một buổi hội thoại truyền h́nh ở San José, mượn việc về Việt Nam của ông Kỳ để tự đề cao ḿnh lên, đánh bóng lư tưởng chống Cộng và t́nh nghĩa huynh đệ chi binh của ông, nhắm lấy ḷng giới cựu quân nhân vốn là một lực lượng đông đảo có khả năng áp đảo, và khủng bố tinh thần dân tị nạn mạnh nhất khắp nơi hải ngoại, đồng thời ngầm bắn tin cho phe bên kia biết là mai sau ông  ta có về nước th́ chẳng phải về như ông Kỳ mà với điều kiện...Đây là thủ đoạn dọn đường về nước khá khôn ngoan, sảo quyệt của ông Khánh!
    Tất cả những hiện tượng sờ sờ trước mắt ấy, mỗi hiện tượng đều mang một ư nghĩa và một dấu hiệu riêng của nó.Vậy, tại sao hai ông: tiến sĩ Nguyễn  Xuân Vinh, chủ tịch của cái Hội Đồng Chiến Sĩ (!) và ông cựu thủ tướng vài giờ Nguyễn Bá Cẩn kia đă không nh́n ra, để khai quang điểm nhăn cho đám tay chân thủ hạ, mà chỉ toàn chửi nhảm, để bia miệng tiếng đời?
     Hai ông Vinh và Cẩn muốn được nghe lời chỉ giáo về chuyện này, xin hăy tuyên bố vứt bỏ chức chủ tịch Hội Đồng Chiến Sĩ Việt NamCH /hải ngoại, và chức thủ tướng lèo kia đi, rồi noi gương Lưu Bị thời Tam Quốc, tam cố Thảo Lư...
    Thực không ai có thể ngờ được rằng tŕnh độ kiến thức và khả năng nhận định chính trị của những người mang danh trí thức, gồm cả một ông cựu thủ tướng lẫn một số cựu tướng tá lại thảm hại đến thế! Hiện tượng này chính là đáp số hoàn hảo nhất cho cuộc thảm bại ê chề cuối tháng Tư Đen năm 1975, và bao gồm luôn cả một quá tŕnh đấu tranh tốn hao hàng triệu sinh mạng oan uổng của đồng bào, suốt trong chiều dài cuộc chiến trên 30 năm  chống Cộng từ thua đến bỏ chạy ở Việt Nam. Vậy thử hỏi bây giờ người dân tị nạn nào ở hải ngoại c̣n đủ can đảm dám đặt một lần nữa cuộc sống yên ổn của ḿnh và tương lai của vợ con ḿnh vào trong tay những người có bộ óc bă đậu với cặp mắt chính trị bằng sành ấy?!

 

ĐẶNG VĂN NHÂM

 

( c̣n tiếp )